1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kỳ lịch sử văn minh thế giới đề bài luật pháp của hai nền văn minh phương tây

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật pháp của hai nền văn minh phương Tây
Tác giả Đoàn An Hải, Dương Quang Huy
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương
Trường học Học viện Ngoại giao Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại
Chuyên ngành Lịch sử Văn minh Thế giới
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Các nhà khảo cổ và sử học đã phát hiện tại các đảo thuộc vùng biển Êgiê và ở bán đảo Pêlônênedơ đã tồn tại một nền văn minh rực rỡ.Văn minh Cret - Myxen Thiên niên kỷ III - thiên niên kỷ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

ĐỀ BÀI: LUẬT PHÁP CỦA HAI NỀN VĂN MINH

PHƯƠNG TÂY

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG Lớp : LSVMTG - TTQT50.LỚP 5

Nhóm sinh viên : NHÓM 7

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử của nhân loại, luật pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và quản lý xã hội Đối với hai nền văn minh phương Tây cổ đại, tức là Hy Lạp cổ đại và Cộng hòa La Mã, hệ thống pháp luật không chỉ là cơ sở cho sự tổ chức

xã hội mà còn là biểu hiện của giá trị, tư tưởng và triết học của họ Trong bối cảnh này, nghiên cứu so sánh giữa hai hệ thống luật pháp này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn

về sự phát triển và ảnh hưởng của luật pháp trong quá khứ, từ đó hiểu thêm phần nào

về bức tranh toàn diện của xã hội cổ đại

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Nguyễn Thái Yên Hương cùng với các trợ giảng đã giao cho chúng em chủ đề “Luật pháp của hai nền văn minh phương Tây” để chúng em có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này

Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức trong việc tham khảo, sưu tầm và triển khai nội dung nhưng bài viết của nhóm chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, nhóm chúng em trân trọng mong thầy cô và các bạn có thể góp ý, phản hồi tính cực mang tính đóng góp để chúng em hoàn thiện hơn ở những bài viết sau

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Các thành viên nhóm 7

Trang 3

I Tổng quan về hai nền văn minh phương Tây cổ đại.

Hi Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều hòn đảo lớn nhỏ Đường bờ biển có nhiều vũng vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương Các dãy núi cao chạy từ lục địa ra biển đã ngăn cách các thung lũng với nhau, tạo thành các đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu là đất ven đồi

Khoảng từ đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân Địa Trung Hải đã bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt Nhờ công cụ bằng sắt, việc sản xuất nông nghiệp phát triển hơn trước, diện tích canh tác tăng hơn Đất đai ở đây thuận tiện cho việc trồng các loại cây lâu năm như: nho, cam, ô liu, chanh,

Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, và nhờ với việc giáp biển Địa Trung Hải, khiến cho việc giao thương hàng hải phát triển, quan hệ thương mại được mở rộng Người Hi Lạp và La Mã đen các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm, đi bán quanh khu vực Địa Trung Hải Tiền tệ được lưu thông rộng rãi để giao thương trong khu vực

và với các nước phương Đông Họ bán các sản phẩm của mình để mua lại lương thực, trong đó nô lệ là hàng hóa đặc biệt

1 Hi lạp cổ đại

1.1 Về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Lãnh thổ của Hi Lạp cổ đại trải rộng trên một vùng đất rộng lớn: miền Nam bán đảo Ban Căng, các vùng ven biển của khu vực Tiểu Á và một số đảo trên vùng biển Địa Trung Hải

Địa hình Hi Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiêu nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm Khí hậu và đất đai nơi đây phù hợp trồng nho, ô liu, Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu tạo nên nhiều vịnh thuận lợi cho việc phát triển hải cảng và giao thương Đặc biệt vùng Tiểu Á nối liền hai lục địa Á - Âu, giúp cho việc kết nối với các nền văn minh phương Đông

1.2 Cư dân Hi Lạp cổ đại

Cư dân Hy Lạp cổ đại bao gồm bốn tộc người chính: Êôlian, Iônian, Akêan và Đôrian, phân bố tại các vùng khác nhau từ vùng Ban Căng, đồng bằng Át tích, phía tây Tiểu Á đến đảo Crét và các đảo biển Êgiê Họ xây dựng nên các thành bang trong lịch sử, cùng tự nhận chung nguồn gốc (thần Hêlen Hellene, gọi quốc gia là Henlát -Hellas), cùng chung tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng

1.3 Các thời kì trong lịch sử Hi Lạp cổ đại

Trang 4

Trong suốt quá trình tiến triển trong lịch sử, Hi Lạp trải qua nhiều thời kì khác nhau Các nhà khảo cổ và sử học đã phát hiện tại các đảo thuộc vùng biển Êgiê và ở bán đảo Pêlônênedơ đã tồn tại một nền văn minh rực rỡ

Văn minh Cret - Myxen (Thiên niên kỷ III - thiên niên kỷ II TCN): Cret - Myxen là một nền văn minh của xã hội có giai cấp và nhà nước, cũng giống như văn minh phư-ơng Đông cổ đại, bị tàn tạ vào thiên niên kỷ II TCN, cùng với những cuộc thiên di của các tộc ngời Hi Lạp từ phía Bắc tràn xuống, chinh phục và định cư Văn minh Cret – Myxen là nền văn minh mở đầu của lịch sử Hi Lạp, nhưng nền văn minh tiếp theo đó không tiếp nối thành tựu của nó

Thời đại Hôme trong lịch sử Hi Lạp (thế kỷ XI - IX TCN): Thời đại Hôme (vì giai đoan lịch sử này được phản ánh chủ yếu trong hai sử thi - anh hùng ca Iliát và Ôđixê tương truyền do Hô-me sáng tác) là thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc - bộ lạc trong cộng đồng những tộc người Hi Lạp (Đôrien và Iônien) thiên di từ phía Bắc xuống Chế nộ nô lệ sơ khai đã ra đời song mang nặng tính chất nô lệ gia trưởng, có nhiều nét giống với xã hội cổ đại phương Đông

Thời kì thành bang (thế kỷ VIII - V TCN): Thời kỳ xuất hiện và phát triển lên đến đỉnh cao của xã hội có giai cấp, nhà nước trong lịch sử Hi Lạp Từ thế kỷ VIII đến thế

kỷ VI TCN, các thành bang Hi Lạp dần hình thành và phát triển, nổi bật là Xpác (Sparte) và Aten (Athen) Sau chiến tranh với đế quốc Ba Tư (thế kỷ V TCN), các thành bang Hi Lạp đạt tới sự phát triển đỉnh cao, trong đó Aten trở thành trung tâm của nền văn minh Hi Lạp, thể hiện đầy đủ những đặc trưng và đỉnh cao của xã hội Hi Lạp thời cổ đại Chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành và phát triển, nền kinh tế Hi Lạp

cổ đại dựa trên cơ sở của nó, với hoạt động chính là thủ công nghiệp và mậu dịch hàng hải Các thành bang Hi Lạp trở thành trung tâm văn minh thời cổ đại với những thành tựu rực rỡ chưa từng có trước đó Thời kì Makêđônia: Thời kỳ này, các thành bang Hi Lạp suy thoái, nhưng văn hóa Hi Lạp được truyền bá rộng rãi trong lãnh thổ của đế quốc Makêđônia , vậy nên gọi là thời kỳ “Hi Lạp hóa”

2 Cơ sở hình thành văn minh La Mã cổ đại

2.1 Điều kiện tự nhiên:

Văn minh La Mã cổ đại, xuất hiện từ năm 753 TCN và tồn tại đến đầu thế kỉ thứ 5 sau CN, là một trong những đế quốc lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử nhân loại Với diện tích khoảng 300,000 km², vượt xa bán đảo Hy Lạp, La Mã có hình dạng giống chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải Phía Bắc giáp dãy núi An-pơ cao và mạnh

mẽ, tạo ranh giới với Châu Âu, trong khi ba phía còn lại tiếp giáp với biển Bán đảo Italia chia thành Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, mỗi phần có điều kiện địa lý và tài nguyên riêng biệt

2.2 Điều kiện kinh tế:

La Mã cổ đại phát triển mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp và công nghiệp khoáng sản, luyện kim nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi của bán đảo Italia Vùng đồng bằng sông Pô và miền Trung ẩm ướt cung cấp đất màu mỡ và điều kiện thích hợp cho

Trang 5

trồng trọt và chăn nuôi gia súc Đồng thời, khu vực đồi núi cung cấp nguồn gỗ phong phú, đồng da, chì và sắt từ các mỏ khoáng sản, tạo ra nền tảng cho việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim

2.3 Dân cư:

Dân cư La Mã cổ đại có nguồn gốc từ các dân tộc di cư, định cư từ thế kỉ II TCN trên lục địa Italia Sự đa dạng văn hóa và dân tộc đã tạo nên một cộng đồng phong phú Với sự di dân từ các bộ tộc Ấn-Âu và các dân tộc địa phương, dân cư La Mã cổ đại ngày càng đa dạng và phát triển Việc phân bố dân cư trên bán đảo Italia thể hiện

sự đa dạng về văn hóa và sắc tộc, từ miền Bắc đến miền Nam

2.4 Điều kiện xã hội:

Văn hóa La Mã cổ đại chịu ảnh hưởng sâu rộng từ Hy Lạp và các nền văn minh phương Đông Sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn minh này thúc đẩy sự phát triển của La Mã, không chỉ về mặt chính trị và kinh tế mà còn về mặt văn hóa Sự thấm nhập của người Hy Lạp vào văn hóa La Mã càng làm cho nền văn minh này trở nên đa dạng và phong phú hơn Các tác phẩm văn học, triết học và khoa học Hy Lạp được giới thiệu và phổ biến rộng rãi trong xã hội La Mã Sự hòa nhập này cũng mở ra cơ hội cho những người có học vấn cao từ Hy Lạp được giới La Mã biết đến và trở thành những học giả nổi tiếng trong nền văn minh La Mã cổ đại

II Luật pháp của Hi Lạp cổ đại

Luật pháp Hi Lạp cổ đại là một phần quan trọng của nền văn minh Hi Lạp, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho các xã hội phương Tây sau này Luật pháp Hi Lạp cổ đại không đồng nhất trên khắp các thành bang khác nhau Mỗi thành bang, như Aten, Sparta, và Corinth, có hệ thống pháp luật riêng, phản ánh đặc điểm và giá trị cụ thể của họ Luật pháp này phát triển qua thời gian, từ các quy định truyền khẩu đến việc ghi chép bằng văn bản

Sparta Cổ đại – cái nôi của chính quyền hợp hiến, ở đó có sự phân chia quyền lực giữa các ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp Sự phân quyền này đã từng tồn tại trong hiến pháp Sparta Luật pháp tại Sparta có những đặc điểm độc đáo, tập trung chủ yếu vào việc duy trì hệ thống xã hội và quân sự mạnh mẽ của thành bang này Luật pháp Sparta được xem là sản phẩm do công cuộc lập pháp của Lycurgus Người ta cho rằng Lycurgus đã dứt khoát cấm ban hành luật thành văn, cho nên, “luật pháp của Sparta” đơn giản là tập hợp những sự tuân phục đã trở thành thông lệ cùng những hình phạt tôn giáo So với Athens, Sparta tập trung nhiều hơn vào quy định xã hội và quân

sự hơn là phát triển pháp luật dân sự Luật pháp ở Sparta được thiết kế để duy trì kỷ luật quân sự và hệ thống xã hội cứng nhắc của họ

Nói tới nền văn minh Hi Lạp cổ đại thì ta không thể không nhắc đến nhà nước Aten – nhà nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật Quá trình dân chủ hóa nhà nước Aten gắn liền với các lối cải thiện của các tầng lớp quý tộc chủ nô

Trang 6

mới Điển hình là luật Đracông, pháp lệnh Xôlông, pháp lệnh của Clixten, pháp lệnh của Ephinantét và Pêriclét

1 Luật Đracông

Trước khi luật Đracông được thiết lập, Athens và nhiều phần khác của Hy Lạp dựa vào truyền miệng và quyết định của các quan chức hoặc vua để giải quyết tranh chấp

Sự không rõ ràng và thiếu nhất quán trong cách áp dụng luật lệ đã dẫn đến mất ổn định xã hội và bất công Khi mới thành lập ra nhà nước Aten, đó là một nhà nước dân chủ Nhưng quyền lực thực tế lại thuộc về tầng lớp quý tộc Với điều kiện hơn hẳn dân thường, họ đã cho vay với lãi suất cao và chiếm đoạt ruộng đất của những người nông dân Những người nông dân mất ruộng đất và phải trở thành nô lệ cho những nhà quý tộc Với quyền lực trong tay, những nhà quý tộc đã lộng quyền và gây bất bình trong

xã hội Vì vậy, yêu cầu đề ra là phải có một luật quy định thành văn

Luật Đracông nổi tiếng với mức độ khắc nghiệt của hình phạt Đối với hầu hết các tội, kể cả những tội nhỏ như trộm cắp, hình phạt cũng là tử hình Câu nói "luật lệ được viết bằng máu" thường được dùng để mô tả sự khắc nghiệt này Mặc dù khắc nghiệt, nhưng một số người ủng hộ cho rằng việc thiết lập luật Đracông là một bước tiến tới

sự công bằng trong xã hội Aten, bởi lẽ mọi người đều bị xử phạt dưới cùng một bộ luật, không phân biệt địa vị xã hội Bên cạnh đó, việc ghi chép luật lệ ra văn bản giúp làm giảm bớt sự chủ quan và tùy tiện trong quá trình xét xử, tăng cường tính minh bạch và công bằng trong hệ thống pháp luật Nguyên văn của bộ luật không được truyền lại, chúng được khắc lên bia đá và được đặt ở những nơi công cộng để tất cả mọi người từ quý tộc tới người dân thường có thể biết và thi hành theo

Sự khắc nghiệt và vô nhân đạo của pháp luật Đracông gây ra rất nhiều tranh cãi và giận dữ trong xã hội Aten Người ta nói rằng chính Đracông đã giải thích cho tính hà khắc này là vì những hình phạt này là phù hợp với các tội ác và ông không đưa ra được các hình phạt nào khác với những người ở tầng lớp cao hơn Luật của Đracông, mặc dù nổi tiếng với sự nghiêm khắc và trừng phạt tàn bạo, đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử khi lần đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa những hành vi không chủ ý và cố ý Trong thời kỳ đó, những người phạm tội vô tình thường bị án phạt nhẹ hơn, thường là án lưu; trong khi những kẻ có ý đồ giết người sẽ phải đối diện với hình phạt nặng nề nhất là án tử hình Điều này đã tạo ra một sự phân biệt rõ ràng trong việc

xử lý tội phạm và định hình cơ sở cho hệ thống pháp luật sau này

Tuy vậy, nhưng bởi những phản ứng trái chiều về nó, bộ luật Đracông không được duy trì lâu và chỉ kéo dài trong ba năm Mặc dù luật Đracông được nhớ đến chủ yếu vì

sự khắc nghiệt của nó, sự tồn tại của bộ luật này đã là một dấu mốc quan trọng trong

sự phát triển của hệ thống pháp luật tại Hi Lạp cổ đại, đặc biệt là trong việc thiết lập một nền tảng cho việc ghi chép và thực thi pháp luật một cách công bằng và nhất quán

2 Những pháp lệnh của Xôlông

Trang 7

Sự hỗn loạn trong các quốc gia thành thị và căng thẳng giữa các phe phái thù địch,

và luật Đracông trước đây không giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội, do đó, người dân tiếp tục đấu tranh, yêu cầu mà nhân dân đặt ra vào thời điểm đó là phải tìm cách giải thoát khỏi gánh nợ, phân chia lại đất đai công bằng, đồng thời cải thiện hệ thống xã hội hiện tại để đem lại sự công bằng và phát triển cho mọi người

Xôlông (638-559 TCN) là một trong bảy nhà hiền triết, nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động nhà nước và hoạt động lập pháp Ông đã tiến hành một loạt cải cách dưới sự nhượng bộ của giới quý tộc nhằm xoa dịu quần chúng nhân dân Về các quy chế của ông, Ăngghen viết: “Vì chế độ thị tộc không thế giúp đỡ nhân dân bị bóc lột, nên nhân dân bị bóc lột chỉ còn cách trông cậy vào nhà nước vừa mới ra đời Và nhà nước đã đến cứu giúp nhân dân bằng các quy chế của Xôlông ”

Những cải cách kinh tế:

Pháp lệnh về ruộng đất: Hoàn trả những phần ruộng đất cho người nông dân

mà trước đây đã phải đặt làm tài sản thế chấp vì không thể trả nợ cho quý tộc Đồng thời, thiết lập quy định về việc sở hữu ruộng đất tối đa mà mỗi người có thể chiếm giữ

Pháp lệnh về việc thừa nhận quyền chuyển nhượng tài sản; về việc cấm xuất khẩu nông phẩm nhưng khuyến khích xuất khẩu rượu nho và dầu ô liu Những cải cách về xã hội:

Pháp lệnh về nô lệ vì nợ: Tái thiết quyền tự do cho người bị nợ, cấm sử dụng bản thân hoặc gia đình để trả nợ, kể cả việc ký kết các văn bản cam kết vay nợ bằng chính bản thân của họ làm tài sản đảm bảo

Pháp lệnh về việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp: Căn cứ theo tài sản, công dân Aten được chia thành bốn đẳng cấp: Đẳng cấp thứ nhất: gồm những người có thu hoạch hàng năm từ 500 mê đim lúa mì trở lên, được giữ các chức vụ cao nhất như quan chấp chính, tham gia Hội đồng trưởng lão, được tham gia kỵ binh, đồng thời có nghĩa vụ phải cung cấp tiền để xây dựng quân đội và tế lễ Đẳng cấp thứ hai: 300 mê đim trở lên và có thể nuôi được một con ngựa chiến, được giữ các chức vụ (trừ quan chấp chính và thành viên Hội đồng trưởng lão) và cũng được tham gia kỵ binh Đẳng cấp thứ ba: 200 mê đim trở lên (trung nông), được giữ một số chức vụ và được sung vào bộ binh trang bị bằng vũ khí nặng Đẳng cấp thứ tư: dưới 200 mê đim (bần nông), được tham gia Đại hội nhân dân, có quyền bầu cử những người giữ các chức vụ công cộng nhưng không được ứng cử; về quân sự họ chỉ được sung vào bộ binh trang bị nhẹ

(Trong đó 1 mê đim = 52,5 lít)

Những cải cách về chính trị:

Pháp lệnh về việc thành lập "Hội đồng 400 người": thành bang Aten gồm 4 bộ lạc, mỗi bộ lạc bầu ra 100 người thuộc đẳng cấp thứ ba trở nên tạo thành “hội đồng 400”, có chức năng giải quyết những công việc hằng ngày giữa các kỳ Đại hội nhân dân

Trang 8

Tòa án nhân dân: Hội đồng trưởng lão có chức năng quản lý chung mọi công việc và đồng thời là tòa án tối cao Bên cạnh đó tòa án nhân dân là cơ quan mà mọi người dân đều có thể tham gia, kể cả dân nghèo

Để người dân giám sát, Xôlông cho khắc nội dung cuộc cải cách lên ván gỗ dựng khắp nơi, nhất là những nơi công cộng, quảng trường Ông trừng trị nghiêm các hành

vi chống đối, phá hoại công cuộc cải cách này

Những pháp lệnh của Xôlông giảm đi sự bất bình đẳng: các cải cách của Solon đã giúp giảm thiểu sự chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, từ đó làm giảm căng thẳng xã hội Bên cạnh đó khuyến khích thương mại: bằng cách cải thiện luật về thương mại và tiền tệ, Xôlông đã khuyến khích sự phát triển của thương mại và kinh

tế Aten Xôlông đã sử dụng thơ ca như một phương tiện để truyền đạt các quy định pháp luật và triết lý chính trị của mình Luật Xôlông không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập công lý và dân chủ ở Aten mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa và chính trị của Hi Lạp cổ đại Các cải cách của ông đã đặt nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng sau này của Aten

3 Những pháp lệnh của Clixten

Bằng sự lập ra các thiết chế mới như Hội đồng Đại biểu Thành quốc ( Hội đồng 400) và một hệ thống tòa án mở rộng quyền tố tụng và quyền được xét xử cho mọi công dân, song song với việc thay đổi cách vận hành của những định chế cai trị cũ, đã đặt chính quyền vào tay các tầng lớp xã hội phi quý tộc Nhưng về giáo dục, việc cải cách của ông chỉ giới hạn vào việc gỡ bỏ thành kiến đối với các nghề, và khuyến khích mỗi gia đình nghèo phải dạy cho con cái một kỹ năng Vào cuối thế kỷ VI TCN, tầng lớp quý tộc một lần nữa nắm quyền kiểm soát, và dưới sự lãnh đạo của Clixten, quần chúng dân chúng đã nổi dậy và khởi nghĩa để lật đổ chính quyền của tầng lớp quý tộc Điều này thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ từ phía những người dân bình thường chống lại sự áp đặt và bạo lực từ phía các quý tộc, đồng thời thể hiện khao khát công bằng xã hội trong xã hội lúc bấy giờ

Cải cách tổ chức hành chính: Clixten đã tái cơ cấu tổ chức hành chính của Aten bằng cách chia thành phố thành 10 bộ tộc, thay vì bốn bộ tộc truyền thống dựa trên dòng họ Mỗi bộ tộc được chia thành ba phần , mỗi phần ba của bộ lạc thuộc một khu vực địa lý khác nhau: trung tâm thành phố, bờ biển, và nội địa Mục đích là để phá vỡ sức mạnh của các gia tộc quý tộc và khuyến khích sự đoàn kết giữa các công dân từ các khu vực địa lý và xã hội khác nhau Pháp lệnh thành lập Hội đồng 500 người: Hội đồng 500 người gồm đại biểu của 10 bộ lạc Mỗi bộ lạc được cử 50 người Tất cả công dân từ 20 tuổi trở lên đều có thể được bầu làm thành viên của Hội đồng Hội đồng 500 người là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, mỗi năm cả mười bộ lạc thay phiên nhau trực công việc của hội đồng

Hội đồng 10 tướng lĩnh: gồm 10 viên tướng do 10 bộ lạc cử ra Hội đồng này lúc đầu chỉ nắm quyền chỉ huy quân sự Người chỉ huy tối cao do 10 tướng lĩnh

Trang 9

thay phiên nhau đảm nhiệm Về sau Hội đồng này nắm cả quyền hành chính cao nhất của nhà nước

Pháp lệnh trục xuất qua việc bỏ phiếu bằng vỏ sò: Một trong những cải cách đặc biệt của Clixten là việc thiết lập “sự lưu đày”, một quy trình mà qua đó mỗi năm, thường vào mùa xuân, công dân Aten có thể bỏ phiếu để quyết định xem

có nên lưu đày một người nào đó khỏi thành phố trong 10 năm hay không Mục đích của công việc này là để ngăn chặn sự tích tụ quyền lực quá mức trong tay một cá nhân, đồng thời giữ cho cộng đồng chính trị được cân bằng và ổn định Pháp lệnh về việc mở rộng số công dân và dân tự do: cho một số kiều dân có công trong quá trình đấu tranh chống chế độ chuyên quyền được trở thành công dân Aten và giải phóng một số nô lệ thành kiều dân

Các cải cách của Clixten đã tạo ra một hệ thống chính trị mà trong đó quyền lực được phân phối rộng rãi giữa công dân, làm giảm sự tập trung quyền lực và khuyến khích sự tham gia của công dân vào quản lý công việc của nhà nước Những cải cách này đã đặt nền tảng cho nền dân chủ Aten phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ tiếp theo

và vẫn còn được coi là một trong những ví dụ sớm nhất và quan trọng nhất của dân chủ trực tiếp trong lịch sử

4 Những pháp lệnh của Ephiantet

Cải cách của Ephiantet, diễn ra khoảng năm 462-461 TCN, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân chủ Aten Ephiantet, một chính trị gia Aten, đã thực hiện những thay đổi sâu rộng trong cấu trúc quyền lực của thành phố nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Hội đồng trưởng lão - một hội đồng quý tộc có quyền lực lớn, bao gồm các cựu lãnh đạo, được coi là một biểu tượng của sự ưu tiên của tầng lớp quý tộc trong chính sách Aten: Quyền lập pháp thuộc về Đại hội nhân dân, quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân Bên cạnh

đó, các nhà lập pháp cần chịu trách nhiệm về kết quả của các quan điểm mà họ đưa ra trước Đại hội Nhân dân, nhằm ngăn chặn những chính sách mạo hiểm từ các nhà đầu

tư chính trị, trong khi công chúng chưa có đủ thời gian để suy nghĩ kỹ trước khi ủng

hộ

Cải cách của Ephiantet không được tất cả mọi người ủng hộ và đã dẫn đến sự phản đối từ các nhóm quý tộc, những người mất quyền lực Cải cách của Ephiantet được xem là một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi Aten từ một hệ thống chính trị

do quý tộc lãnh đạo sang một hệ thống dân chủ mở rộng, nơi quyền lực được chia sẻ rộng rãi hơn giữa các tầng lớp dân cư

5 Những pháp lệnh của Piriclet

Piriclet là một nhà lãnh đạo quan trọng của Athens trong thế kỷ thứ 5 TCN, đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và củng cố nền dân chủ Aten Dưới thời Piriclet, Aten trải qua một thời kỳ phồn thịnh về văn hóa, nghệ thuật và chính trị, thường được biết đến với tên gọi "Kỷ nguyên Vàng của Piriclet." Dưới đây là một số pháp lệnh và cải cách quan trọng được Piriclet đưa ra:

Trang 10

Pháp lệnh bổ nhiệm các chức vụ bằng cách bốc thăm: Ngoại trừ chức Tướng quân, mọi vị trí lớn nhỏ trong hệ thống quan chức, bao gồm cả quan chấp chính, đều được chỉ định thông qua việc rút thăm Điều này có nghĩa là tất cả công dân, không phân biệt đẳng cấp xã hội, đều có khả năng đảm nhận các vị trí trong máy móc nhà nước

Pháp lệnh quy định chức năng của các cơ quan nhà nước:

Đại hội nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất trong nước, thường tổ chức họp từ 2 đến 4 lần mỗi tháng Trong các cuộc họp này, Đại hội thảo luận và quyết định về các vấn đề quan trọng của đất nước và mọi công dân đều có thể tham gia

Hội đồng 500 người gồm những người từ 30 tuổi trở lên do 10 "bộ lạc" bầu ra bằng cách bỏ phiếu và luân phiên nhau điều hành trong một năm Tổ chức này đảm nhiệm các vai trò quan trọng như đối nội, đối ngoại, thi hành quyết định của đại hội nhân dân,

Tòa án nhân dân: là cơ quan tư pháp cao nhất của Aten, gồm 6000 người từ 30 tuổi được bầu tư 10 bộ lạc

Hội đồng tướng lĩnh: hàng năm các thành viên được bầu bởi đại hội nhân dân một cách dân chủ, phân công vào các vị trí tướng lĩnh, là cơ quan có quyền lực rất lớn trong bộ máy nhà nước Aten

Chính sách lương bổng và phúc lợi: Để cho những công dân thuộc tầng lớp dưới có thể thoát li sản xuất, đảm nhiệm các chức vụ và các nghĩa vụ đối với nhà nước Đặc biệt, chính sách này đôi khi còn cấp phát lương thực cho người nghèo

Ta có thể thấy điểm chung của các bộ luật hay pháp lệnh của Hi Lạp cổ đại là đều

ra đời cùng một hoạt cảnh, đó là khi quyền lực rơi vào tay các quý tộc và quần chúng nhân dân chịu nhiều áp bức và bất công Các điều luật và các pháp lệnh đưa ra là nhằm hạn chế quyền lợi của quý tộc và đi với các cuộc cải cách

Có thể nói, luật pháp Hi Lạp cổ đại đã ảnh hưởng đến nền pháp luật La Mã, và qua

đó, ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của các quốc gia phương Tây hiện đại Các khái niệm như dân chủ, công lý, và bình đẳng trước pháp luật có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử Hi Lạp cổ đại Luật pháp Hi Lạp cổ đại là một hệ thống phức tạp và đa dạng, phản ánh giá trị và đặc điểm của từng thành bang Sự phát triển của nó qua thời gian

đã đặt nền móng cho các nguyên tắc pháp lí quan trọng mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay

III Pháp luật La Mã cổ đại

Pháp luật La Mã, một trong những hệ thống pháp luật quan trọng và có tính ảnh hưởng trên thế giới, đã bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ VI TCN Sự phát triển của Luật La Mã đã thể hiện bước chuyển tiếp từ xã hội thị tộc đến xã hội nhà nước chiếm hữu nô lệ

1 Luật 12 bảng

a Khái quát về Luật 12 bảng

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25