Tuyên ngôn "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội.. Qua đó, phân tích những điểm tư
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- - - - - -
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: TUYÊN NGÔN “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ” Ở VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHỦ
NGHĨA NỮ QUYỀN HIỆN ĐẠI.
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Hoa Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Hoàng MSSV : QHQT50C11348 Lớp : LSCTHCT-QHQT50.1_LT
HÀ NỘI – 2023
Trang 2MỤC LỤC
A Mở đầu: 3
I
Lý do chọn đề tài: 3
II
Mục tiêu nghiên cứu: 3
III
Phương pháp nghiên cứu: 3
B Nội dung: 4
CHƯƠNG 1: Nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và ý nghĩa của tuyên ngôn “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 4
I
Nguồn gốc phát sinh: 4
II
Quá trình phát triển: 4
III
Ý nghĩa của tuyên ngôn: 5
CHƯƠNG 2: Tuyên ngôn đặt trong môi trường Việt Nam và trong mối quan hệ với chủ nghĩa nữ quyền hiện đại 6
I
Tình hình lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid 19: 6
II
Liên hệ câu tuyên ngôn với chủ nghĩa nữ quyền hiện đại: 8
C Kết luận 15
I
Những kết quả đạt được: 15
II
Đánh giá tổng quát những mục tiêu đã đạt được: 15
III
Kết luận và ý kiến cá nhân: 15
Trang 3D Tài liệu tham khảo 16
A MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Phụ nữ là một nửa của nhân loại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội Song, vấn đề bất bình đẳng xã hội về giới vẫn luôn là một trong những vấn đề nhức nhối trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đây không phải là vấn đề mới những vẫn chưa có những cách giải quyết triệt để Điển hình là quyền lợi về lao động Người phụ nữ từ xã hội Việt Nam xưa luôn phải dán nhãn nề nếp chỉnh tề, công dung ngôn hạnh, nữ công gia chánh Thân phận của họ thường được coi là phụ thuộc vào những người đàn ông và những công việc họ làm chỉ là thấp hèn May mắn thay, điều này đã được cải thiện nhiều phần khi xã hội bình đẳng, họ
đã nắm trong tay quyền được ngang bằng trong thị trường lao động
Trong những năm qua, vị thế của phụ nữ Việt Nam đã được nâng cao đáng
kể, tuy nhiên những định kiến cổ hủ vẫn luôn vây quanh họ Rất nhiều gia đình vẫn
có lối tư duy bảo thủ, ép người vợ phải đảm nhiệm toàn vẹn cả công việc cơ quan cũng như việc nhà Phụ nữ đang đứng lên để nói lên những tiếng nói đòi quyền bình đẳng, loại bỏ cái nhìn lạc hậu áp đặt lên họ Tuyên ngôn "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội
II Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 4Tiểu luận này nhằm nghiên cứu về tuyên ngôn "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" ở Việt Nam trong mối quan hệ với chủ nghĩa nữ quyền hiện đại Qua đó, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai khái niệm này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác vận động phụ nữ ở Việt Nam cũng như bài trừ những tư tưởng sai lệch trong thời gian tới
III Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp đánh giá
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Tuyên ngôn: “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà”
I Nguồn gốc phát sinh:
Năm 1989, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khởi xướng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” xuất phát từ khát vọng tự lực tự thân, kiến tạo sức mạnh lan tỏa của chị em phụ nữ, giúp các lao động nữ thêm bản lĩnh vươn lên, tự khẳng định mình trong công việc và cuộc sống Nó đã trở thành hoạt động truyền thống của nữ công nhân viên chức lao động trong suốt chiều dài lịch sử và cho đến tận 2016, Hà Nội phát triển phong trào này trong nữ công nhân lao động khu vực ngoài nhà nước
Câu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong gia đình và xã hội Họ là những người phụ
nữ đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình, đồng thời cũng là những người phụ nữ anh hùng, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Trang 5Vào thời kỳ phong kiến, phụ nữ Việt Nam chịu nhiều hạn chế về quyền lợi, nhưng họ vẫn luôn cố gắng vươn lên, thể hiện vai trò của mình trong xã hội Trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp công lao
to lớn, tiêu biểu như: Bà Trưng Trắc, Bà Triệu, Lê Chân,
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên cường Họ đã tham gia tích cực vào cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
II Quá trình phát triển:
Từ ngàn xưa, quan niệm Nho giáo về “tam tòng tứ đức” luôn được xem là thước đo nhân phẩm và bổn phận của người phụ nữ Á Đông trong gia đình Phụ nữ xưa phải tuân theo đạo tam tòng và được đánh giá dựa vào chuẩn mực “tứ đức” là Công – Dung – Ngôn – Hạnh Cũng chính vì thế, đức tính cao đẹp của người phụ
nữ luôn được tôn vinh và trở thành phẩm chất đạo đức truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam Tuy nhiên, thực tế chính điều này vẫn tồn tại rất nhiều mặt tiêu cực đã trở thành “xiềng xích” gò bó người phụ nữ
Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội Trong đó, câu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được coi là một trong những tuyên ngôn quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với phụ nữ
Câu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai trong nhiều năm qua Tuyên ngôn này đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ, đồng thời tạo động lực cho phụ nữ Việt Nam phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của mình trong học tập, lao động, công tác và xây dựng gia đình hạnh phúc
III Ý nghĩa của tuyên ngôn:
Câu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ Việt Nam Tuyên ngôn này khẳng định vai trò của phụ nữ trong cả hai lĩnh vực: gia đình và xã hội Phụ nữ không chỉ là người đảm nhiệm công việc gia đình, mà còn
có thể tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị
Trang 6Tuyên ngôn này đã tạo động lực cho phụ nữ Việt Nam phát huy vai trò của mình trong xã hội và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Cụ thể, phụ nữ Việt Nam đã chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, Phụ nữ Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội,
Tuyên ngôn "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" là một tuyên ngôn tiến bộ, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Tuyên ngôn này đã góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam
hình Việt Nam và thế giới
I Tình hình lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid 19:
Mặc dù những năm gần đầy, tỷ lệ tham gia thị trường lao động ở mức cao đáng kể (ở mức 62,7%) tuy vẫn còn thấp hơn so với nam (75,4%) Mặc dù sự 1
chênh lệch giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam ít hơn so với thế giới, mức chênh lệch này vẫn duy trì ở mức 9,5 điểm phần trăm trong suốt thập
kỷ qua Nếu nhìn vào nhiều điểm sáng, ta phải công nhận rằng phụ nữ ngày càng có
ưu thế trong thị trường lao động và cạnh tranh trực tiếp với nam giới.Tuy nhiên, nếu chỉ xét về mặt số lượng thì có thể thấy là mức độ bất bình đẳng giới tương đối thấp ở Việt Nam, nhưng đó là khi ta chưa đi sâu vào tính chất công việc Thậm chí theo kết quả phân tích, người phụ nữ Việt phải mang “gánh nặng kép” vô cùng bất lợi cùng với nhiều bất bình đẳng có tính chất dai dẳng Xét về mặt bằng chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn nam giới Phụ nữ thường đa phần đảm nhiệm những công việc dễ bị tổn thương, không liên quan đến lao động nặng như công việc gia đình, giáo viên, bác sĩ, Thu nhập trung bình của họ thấp hơn nam giới khá nhiều (5,8 triệu đồng/tháng so với 7,8 triệu đồng/tháng) dù trình độ học vấn và
Trang 7giờ làm có thể xếp ngang bằng nhau Nhìn nhận vào một bức tranh tổng thể, phụ nữ thường không nắm những vị trí chủ chốt, ra quyết định, điều là lợi thế của nam giới
Ngoài ra, theo thống kê, phụ nữ dành thời gian gấp đôi nam giới để phục vụ cho gia đình mình, chẳng hạn là làm những công việc nhà như dọn dẹp, nấu nướng, hay là chăm sóc những thành viên trong gia đình Cũng theo như tổng cục thống kê năm 2020, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ trên tuần để đảm nhiệm việc nhà và chăm sóc con cái, trong khi con số đó của đàn ông chỉ rơi khoảng phân nửa con số trên, thậm chí 20% số nam giới chưa từng hay không bao giờ dành thời gian làm việc nhà Những con số trên được thống kê trong thời điểm Việt Nam cũng như toàn cầu đang trong cơn đại dịch Covid 19, đúng trong thời kỳ khủng hoảng bình đẳng giới khi phụ nữ phải gánh trên vai nhiều áp lực, vừa đến từ công việc vừa đến
từ tổ ấm của mình Đại dịch toàn cầu đã khiến phụ nữ đi hết khó khăn này đến khó khăn khác: tình trạng số giờ làm bị tụt giảm đến mức nghiêm trọng trong quý II năm 2020, tỷ lệ rời hoặc bị trục xuất khỏi thị trường lao động lớn hơn nam giới, trong đó người lao động nữ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đã già thuộc nhóm làm những công việc thiếu ổn định hoặc là có nguy cơ cao bị đào thải khỏi lực lượng lao động Trong khi những người có nguy cơ mất việc cao thì số những người phụ nữ còn duy trì được sự nghiệp phải với năng suất cao hơn với số giờ làm tăng cao hơn mức bình thường Để bù đắp lại khoản thu nhập đã mất đi trong quý
II, nhiều người là động đã nỗ lực làm việc, và trong quý III và quý IV, số giờ làm của phụ nữ phục hồi nhanh hơn so với của nam giới Trong 3 tháng cuối 2020, số giờ làm của phụ nữ đã tăng 0,8% so với cùng kì năm 2019 cho dù số lượng nữ giới trong lực lượng lao động đã giảm đi Nó ngược lại hoàn toàn với các nước trong khu vực Eurozone khi xu hướng giảm giờ làm tăng mạnh
Trang 8Số giờ làm gia tăng đồng nghĩa với việc “gánh nặng kép” về trách nhiệm kinh tế kết hợp việc nhà trở nên nặng nề hơn đối với phụ nữ Khi đại dịch xảy ra, thời gian mà phụ nữ dành cho những công việc nhà không hề giảm dù số giờ làm
đã tăng đánh kể
4
2 https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilo
hanoi/documents/publication/wcms_774433.pdf
3 https://www2.deloitte.com/xe/en/insights/economy/impact-of-covid-on-women.html
4 https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilo-hanoi/documents/publication/
Trang 9Có thể thấy rằng phụ nữ Việt Nam đã thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” rất tốt để cùng chung tay giữ ổn định xã hội trong quá trình phòng chống dịch bệnh, giữ cho Việt Nam có kinh tế phát triển ổn định, thậm chí là trường hợp hiếm có tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia khác gặp làn sóng tăng trưởng âm
II Liên hệ câu tuyên ngôn với chủ nghĩa nữ quyền hiện đại:
Phụ nữ Việt Nam đúng là đang chịu khá nhiều thiệt thòi so với nam giới Cùng là con người với nhau nhưng sức của họ bỏ ra rất nhiều Nhưng cũng chính từ những người chị, người mẹ, người bà tần tảo của chúng ta thì đất nước mới có những bước tiến lớn như vậy trong lịch sử Dần dần thì mọi thứ dần thay đổi để thích hợp với thời đại, phụ nữ đã không còn bất lợi trên một số phương diện
Ta có thể liên hệ sang chủ nghĩa nữ quyền hiện đại, sự đấu tranh của nữ giới đòi bình đẳng giới tính và ủng hộ quyền xã hội, chính trị, kinh tế và tất cả các quyền khác cho phụ nữ, nhất là những vấn đề tương tự trong mối quan hệ với các quyền tương ứng ở nam giới
Chủ nghĩa nữ quyền hiện đại cho phép phụ nữ có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, lối sống và cách thức thể hiện bản thân Trong đó, quyền quyết định với sự nghiệp và gia đình của phụ nữ là một trong những quyền quan trọng nhất
Cụ thể, chủ nghĩa nữ quyền hiện đại cho phép phụ nữ có quyền quyết định những vấn đề sau:
1 Quyền lựa chọn nghề nghiệp: Phụ nữ có quyền lựa chọn nghề nghiệp mà mình yêu thích và có khả năng, không bị giới hạn bởi định kiến giới
2 Quyền lựa chọn mức lương: Phụ nữ có quyền được trả lương bình đẳng với nam giới cho cùng một công việc
3 Quyền thăng tiến: Phụ nữ có quyền được thăng tiến trong công việc dựa trên năng lực và thành tích, không bị phân biệt đối xử về giới
4 Quyền nghỉ thai sản: Phụ nữ có quyền được nghỉ thai sản và hưởng chế độ thai sản đầy đủ
Trang 105 Quyền tham gia vào các hoạt động xã hội: Phụ nữ có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, như nam giới Tuy nhiên, vẫn còn một thuật ngữ là Glass ceiling – một thuật ngữ nói về sự hạn chế hoặc ngăn cản phụ nữ vươn lên vượt quá một điểm nhất định trong một tổ chức hoặc hệ thống phân cấp Nó thường được áp dụng với những tổ chức kinh doanh nơi mà phụ nữ gặp trắc trở để được thuê hay thăng cấp cao hơn, và phụ nữ thường sẽ nhận lương thấp hơn đàn ông cho dù có cùng công việc và bằng cấp Ngoài ra, chủ nghĩa nữ quyền hiện đại cũng đề cao vai trò của nam giới trong việc chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ Theo đó, nam giới có trách nhiệm cùng phụ nữ chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, để phụ nữ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình
Việc phụ nữ có quyền quyết định với sự nghiệp và gia đình của mình là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới Nó giúp phụ nữ có thêm nhiều cơ hội để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách thức mà chủ nghĩa nữ quyền hiện đại
đã giúp phụ nữ có quyền quyết định với sự nghiệp và gia đình của mình:
Việc ban hành các luật pháp và chính sách bảo vệ quyền lợi của phụ nữ: Các luật pháp và chính sách này giúp đảm bảo rằng phụ nữ được hưởng các quyền như quyền bầu cử, quyền được giáo dục, quyền được làm việc, quyền được nghỉ thai sản,
Sự phát triển của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, giúp phụ nữ có quyền lựa chọn nghề nghiệp và mức lương phù hợp
Sự thay đổi về nhận thức xã hội: Xã hội ngày càng có cái nhìn tích cực hơn về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội để tham gia vào các hoạt động xã hội và được chia sẻ công việc gia đình với nam giới
Với những quan niệm trên, chủ nghĩa nữ quyền hiện đại đã góp phần phá vỡ những định kiến truyền thống về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội Câu
Trang 11"giỏi việc nước đảm việc nhà" được nhìn nhận theo một cách mới, không còn là một áp đặt mang tính giới tính mà là một lựa chọn của người phụ nữ
Cụ thể, câu "giỏi việc nước đảm việc nhà" có thể được hiểu theo hai cách sau:
Cách hiểu truyền thống: Phụ nữ cần phải giỏi giang trong cả lĩnh vực công
và việc gia đình
Cách hiểu hiện đại: Phụ nữ có quyền lựa chọn tham gia vào cả lĩnh vực công
và việc gia đình, tùy theo năng lực và mong muốn của bản thân
Cách hiểu hiện đại về câu "giỏi việc nước đảm việc nhà" là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam Nó giúp phụ nữ có thêm nhiều cơ hội để phát huy năng lực và đóng góp cho xã hội Đây là còn chỉ đơn giản là câu nói mà nó còn là một phong trào vô cùng bùng nổ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam khởi xướng và được ủng sự ủng hộ rất lớn đến từ tập thể công nhân viên chức lao động nữ trên khắp đất nước Dưới đây là một đoạn trích trong bài viết “Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong nữ cán bộ, công nhân, viên chức lao động” nói về những thành tựu đã đạt được trong phong trào đó, đăng trên trang mạng chính thức của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam:
“Hưởng ứng phong trào thi đua của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam“ Phụ
nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Tổng Liên đoàn LĐVN đã cụ thể hóa và gắn kết vói phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (GVN – ĐVN) của Tổng Liên đoàn để triển khai sâu rộng trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các cấp
Có thể nói rằng, các nội dung về học tập, lao động và xây dựng gia đình hạnh phúc trong phong trào thi đua của Hội Phụ nữ đều đã được các cấp công đoàn thể hiện bằng những nội dung thiết thực gắn với các đối tượng nữ công chức, viên chức và người lao động một cách sâu sát, cụ thể Trong 5 năm qua, Công đoàn các cấp đã linh hoạt, sáng tạo các hình thức, nội dung của phong trào phù hợp với từng ngành nghề cụ thể như “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” của ngành Giáo dục, Công đoàn Viên chức Việt Nam với phong trào “Trung thành, trách