Sang đến thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên Xã hội chủ nghĩa, vai trò của người phụ nữ đã ngày càng quan trọng hơn: Họ vừa là hậu phương chăm lo con cái, quán xuyến gia đình,
Trang 1Có ý kiến cho rằng: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn là tuyên ngôn củaphụ nữ Việt Nam hiện đại Hãy phân tích nguồn gốc phát sinh, quá trìnhphát triển và ý nghĩa của tuyên ngôn này Đối chiếu với tư tưởng nữ quyền
để đánh giá?
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị HoaSinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu PhươngMã sinh viên : QHQT49A41380
Lớp : LSCHTCT-49-QHQT.1_LTMã đề :09
Hà Nội, 2023
Trang 2II ĐỐI CHIẾU TUYÊN NGÔN “GIỎI VIỆC NƯỚC-ĐẢM VIỆC NHÀ” VỚI TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN 6
1.Tư tưởng nữ quyền 6
Trang 3MỞ ĐẦU
Những đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn được đề cao và coi trọng từ ngàn đời xưa Tuy nhiên trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những quan niệm về phẩm chất của người phụ nữ cũng có sự thay đổi Trong thời đại phong kiến: “Tam tòng, tứ đức” là thước đo nhân phẩm và bổn phận của người phụ nữ, họ được mặc định là người giữ gìn nề nếp gia phong, đảm đang, quán xuyến việc nhà và nuôi dạy con cái Sang đến thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên Xã hội chủ nghĩa, vai trò của người phụ nữ đã ngày càng quan trọng hơn: Họ vừa là hậu phương chăm lo con cái, quán xuyến gia đình, vừa tham gia các hoạt động xã hội, bởi vậy năm 1989 Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam đã phát động phong trào thi đua phụ nữ: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” với mục tiêu đặt ra cho người phụ nữ là phải vừa “giỏi” lại vừa phải “đảm” để gánh vác những nhiệm vụ trong thời kì đổi mới.
Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, khi mà làn sóng Nữ quyền diễn ra trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam thì vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm và hưởng ứng Người phụ hiện đại đang ngày càng phát huy và khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của xã hội Bởi vậy vấn đề đặt ra là: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có còn là tuyên ngôn của người phụ nữ Việt Nam hiện đại hay không?
Để làm rõ vấn đề, ta cần phân tích nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và ý nghĩa của tuyên ngôn trên, đồng thời đối chiếu với quan điểm của tư tưởng Nữ quyền để xem xét tính phù hợp và thích đáng.
Trang 4NỘI DUNG
I.TUYÊN NGÔN “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ” 1 Nguồn gốc phát sinh.
Những quan niệm về “Tam tòng, tứ đức” đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện đại Suốt chiều dài lịch sử phong kiến, do ảnh hưởng của Nho giáo cho nên người phụ nữ Việt Nam bị bó buộc trong thuyết “tam tòng, tứ đức” Theo đó, Người phụ nữ Việt Nam không được coi trọng Thân phận và địa vị của họ luôn thấp kém hơn người đàn ông, họ bị áp bức, bóc lột lại “phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứ tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố Chức năng đáng giá nhất của họ là sinh con, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc.” Vai trò duy nhất của họ là ở nhà nội trợ, chăm lo con cái gia đình, không được tham gia vào các công việc của xã hội Những tư tưởng Nho giáo này đã giam hãm, ngăn cản người phụ nữ được thể hiện đúng vai trò, khả năng của bản thân.
Xét trên bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện đại những quan niệm Nho giáo về vai trò phụ nữ đã không còn phù hợp Năm 1945 chế độ phong kiến Việt Nam chấm dứt hoàn toàn, cả dân tộc đang trong cuộc chiến dành lại độc lập, tự do cho dân tộc Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, Người đã chỉ rõ rằng “Bất kể đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Trong bối cảnh bấy giờ, người phụ nữ được coi là một trong những lực lượng chính trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, họ được đặt ngang hàng với người đàn ông, được nhìn nhân đúng về khả năng và vai trò của mình
Đồng thời, phong trào nữ quyền trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ Làn sóng nữ quyền đã đặt cơ sở cho sự bình đẳng về mặt chính trị, kinh tế và những quyền lợi xã hội và pháp lí cho phụ nữ, chống phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.
2
Trang 5Trước sự thay đổi tình hình thế giới và Việt Nam bấy giờ, những quan điểm về “tam tòng, tứ đức” đã không còn phù hợp với phụ nữ Việt Nam Bởi vậy, đã xuất hiện phong trào phụ nữ thi đua “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” như một lời khẳng định yêu cầu và vai trò của người phụ nữ trong công cuộc xây dựng đất nước: vừa làm tròn bổn phận trong gia đình, vừa có trách nhiệm với xã hội.
2 Quá trình phát triển
“Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” đã trở thành tuyên ngôn của người phụ nữ Việt Nam Quá trình phát triển của tuyên ngôn được thể hiện rõ nhất qua hai giai đoạn: Giai đoạn đấu tranh giải phóng Dân tộc và giai đoạn cả nước bước vào thời kì mới.
Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng Dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dưới thời kháng chiến chống Pháp đã vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện nhiều phong trào như: Phụ nữ học cày bừa; phụ nữ tăng gia sản xuất đảm bảo cho bộ đội “ăn no đánh thắng”; mua công phiếu kháng chiến; “Diệt giặc dốt”; “Diệt giặc đói”; “Đời sống mới”; tham gia Hội mẹ chiến sĩ… Trong 18 chiến dịch lớn của cả nước, phụ nữ đã đóng góp 9.578.000 ngày công.
Cũng trong giai đoạn này, lực lượng phụ nữ tham gia dân quân du kích ngày càng nhiều Chị em đã ngày đêm vượt suối, băng ngàn, làm mọi công việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, đạn dược, tải thương, thổi cơm, đưa nước cho bộ đội, làm hầm, chữa cầu đường… Có thể nói, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực vận động chị em phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cùng với đó, năm 1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với vai trò tập hợp phụ nữ miền Nam Việt Nam đoàn kết trên mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Tổ chức Hội phụ nữ hai
Trang 6miền Nam Bắc thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với từng miền và cùng hướng tới mục tiêu chung là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước Trên khắp miền Nam, phụ nữ giải phóng luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị trực diện, hình thành nên một “Đội quân tóc dài” hùng hậu, nổi tiếng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Phụ nữ miền Nam đã anh dũng thi đua giết giặc, trong gian nan vẫn một lòng trung kiên, bất khuất Họ đã khẳng định trí tuệ, sự sáng tạo và tinh thần kiên cường, quật khởi của các tầng lớp phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp-Mỹ cứu nước.
Khi đất nước bước vào thời bình, cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, người phụ nữ lại càng thể hiện được vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, sản xuất công nghiệp, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng
Trước sự thay đổi của xã hội trong thời kì Cách mạng 4.0 tuyên ngôn "giỏi việc nước, đảm việc nhà" của người phụ nữ Việt Nam hiện đại vẫn được thực hiện và phát huy Bên cạnh vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình, người phụ nữ còn tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển của xã hội Có thể khẳng định rằng, phụ nữ Việt Nam có mặt trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn, chủ động tham gia các hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại
Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 bùng lên, phụ nữ Việt Nam đã để lại dấu ấn mạnh mẽ qua các chiến dịch cộng đồng như “đi chợ giúp dân”; “gian hàng không đồng”; “bếp cơm mùa dịch"; “chuyến xe yêu thương vì miền Nam ruột thịt”… Tại các địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ là lực lượng chủ lực trong công tác hậu cần cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng như tại các khu vực cách ly tập trung.
Như vậy có thể khẳng định phụ nữ là nhân tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng gia đình hạnh phúc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp
4
Trang 7phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế Lịch sử đã chứng minh rằng, phụ nữ Việt Nam dù ở thời đại nào họ vẫn luôn làm tốt “trách nhiệm và bổn phận” của mình
Trong thời đại ngày nay, nhờ những thành tựu của công cuộc giải phóng phụ nữ, người phụ nữ không chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong gia đình mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy trọng trách đặt lên vai người phụ nữ là rất nặng nề Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ của thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào giúp người phụ nữ giảm bớt sức lao động của họ trong công việc gia đình nhưng về cơ bản phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
3 Ý nghĩa
Thứ nhất, phong trào thi đua “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” đối với người phụ nữ Việt Nam có ý nghĩa như một lời động viện, khuyến khích người phụ nữ: dám can đảm thể hiện khả năng, vai trò của mình trên các lĩnh vực kinh tế-chính trị- văn hóa Đồng thời mở ra cho họ những cơ hội để phát triển bản thân và mưu cầu hạnh phúc Họ được tự do chọn nghề nghiệp và làm những công việc có ích, đóng góp giá trị cho xã hội.
Thứ hai, Phong trào đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ Việt Nam Tuyên ngôn này đề cao vai trò của người phụ nữ, nó đã công nhận người phụ nữ có quyền được tham gia vào các công việc chung của đất nước Từ đây vai trò của người phụ nữ không còn bị bó hẹp trong gian bếp giống như thời phong kiến Điều đó đã bác bỏ hoàn toàn những quan điểm Nho giáo cổ hủ, lỗi thời coi thường vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội
Thứ ba, đây là tuyên ngôn thể hiện được nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời xưa “Đảm việc nhà” là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ, họ có thể là hậu phương vững chắc để cho chồng chăm lo các công việc
Trang 8trọng đại, có thể đảm đương, quán xuyến việc nhà, chăm lo con cái, làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ trong gia đình “Giỏi việc nước” thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, họ không ngại xông pha, không ngại tham gia vào những công việc trọng đại được cho là chỉ dành cho đàn ông Lời tuyên ngôn đã khẳng định cả 2 nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam vẫn đang được giữ gìn và phát huy hơn nữa
Thứ tư, tuyên ngôn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” khuyến khích người phụ nữ vừa có trách nhiệm với cộng đồng, vừa có trách nhiệm vơi gia đình Đồng thời cho thấy tinh thần trách nhiệm và nỗ lực của phụ nữ trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước và đảm bảo sự hạnh phúc và ổn định trong gia đình.
II ĐỐI CHIẾU TUYÊN NGÔN “GIỎI VIỆC NƯỚC-ĐẢM VIỆC NHÀ” VỚI TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN.
1.Tư tưởng nữ quyền
Nữ quyền (Feminism) là hành động đấu tranh cho sự bình đẳng về quyền và cơ hội cho mọi giới Nữ quyền là phong trào chính trị - xã hội, nhằm khẳng định và đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình và cá nhân Phong trào nữ quyền đấu tranh cho mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới hiện tại, đòi hỏi sự bình đẳng về cơ hội việc làm, học tập, tham gia chính trị, xã hội và đời sống gia đình và cá nhân của người phụ nữ Như vậy, về bản chất, nữ quyền là sự công bằng, bình đẳng giữa nam giới và nữ giới.
2 Đối chiếu2.1Giống nhau
So sánh tuyên ngôn “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” của phụ nữ Việt Nam với nội dung của tư tưởng nữ quyền, có thể thấy có điểm tương đồng.
6
Trang 9Chúng đều là tư tưởng tiến bộ đề cao vai trò của người phụ nữ Ở đó, người phụ nữ có quyền hạn ngang hàng với đàn ông về mặt chính trị và cơ hội làm việc Họ được quyền tham gia quản lí nhà nước, được thể hiện bản thân trong các lĩnh vực xã hội
2.2Khác nhau
Tư tưởng Nữ quyền nhấn mạnh sự công bằng và bình đẳng về mọi mặt, mọi người được cho là có trách nhiệm như nhau trên mọi vực từ chính trị, kinh tế, đến gia đình Tư tưởng này cho rẳng cả đàn ông và phụ nữ có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc con cái, cùng các công việc nội trợ Trong xã hội phụ nữ có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, khuyến khích những người phụ nữ tự do hướng đến sự phát triển cá nhân
Trong khi đó tuyên ngôn “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” lại đòi hỏi ở người phụ nữ đồng thời phải có đủ có 2 yếu tố: vừa phải đảm đương trọng trách, nghĩa vụ và công việc ngoài xã hội lại vừa phải chăm sóc con cái, làm các công việc nội trợ Dù họ đã có các quyền lợi ngang với người đàn ông, thế nhưng họ lại được khuyến khích đảm nhận thêm trách nhiệm chăm sóc gia đình Như vậy trong xã hội, người phụ nữ vẫn được mặc định là giới sinh ra để vun vén hạnh phúc, đảm đương các công việc nội trợ Ngoài vai trò truyền thống thì người phụ nữ bấy giờ còn phải gánh vác thêm trọng trách mới, thêm một gánh nặng trên vai Ngoài việc họ được phát triển bản thân, thì họ lại có thêm những áp lực mới Trong xã hội, họ không được thua kém đàn ông về kinh tế, họ phải tài giỏi, phải có sự nghiệp thế nhưng khi về nhà họ vẫn phải xắn tay áo làm các công việc nội trợ Một người phụ nữ đáp ứng được yêu cầu của thời đại phải là người có đủ hai yếu tố trên.
Trang 10III ĐÁNH GIÁ
Đứng trước câu hỏi liệu tuyên ngôn “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” có còn phù hợp với phụ nữ Việt Nam hiện đại hay không, ta cần xem xét dựa trên tình hình thực tế.
Chúng ta phải khẳng định rằng “giỏi việc nước-đảm việc nhà” là truyền thống đẹp của người phụ nữ Việt Nam Cũng không thể phủ nhận rằng ngày nay phụ nữ Việt Nam có rất nhiều người vừa có thể đảm đương cả “việc nước” lẫn “việc nhà” Hàng ngày họ vẫn đi làm kiếm tiền và tan ca thì lại về nhà làm công việc nội trợ
Thế nhưng, trong thời đại Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, trước tình hình thế giới và Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi, thì tuyên ngôn “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà” cũng đã dần không còn phù hợp hoàn toàn.
Vì thứ nhất, để cân bằng giữa “Việc nước” và “việc nhà” là điều không hề dễ dàng Thời gian người phụ nữ phải ra ngoài làm việc kiếm tiền là ngang với đàn ông Thế nhưng thời gian làm công việc nhà lại có sự chênh lệch lớn Theo kết quả báo cáo nghiên cứu được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam công bố năm 2021, phụ nữ dành trung 20,2 giờ/tuần để làm việc nhà và chăm sóc con cái, nam giới chỉ dành 10,7 giờ cho những công việc này Hầu hết phụ nữ dành một quỹ thời gian nhất định để làm việc nhà, trong khi đó có tới gần 1/5 nam giới thậm chí không hề dành thời gian nào cho việc nhà Với khối lượng công việc như vậy thì rõ ràng để cân bằng giữa hai vế là điều khó khăn.
Thứ hai, với tư tưởng người phụ nữ phải đủ hai yếu tố thì mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại, điều đó vô hình trung đã đặt lên vai người phụ nữ những áp lực Nếu như họ không ra ngoài tham gia vào các công việc xã hội hoặc họ không đảm đương tốt công việc nhà thì bị cho là không đáp ứng được như cầu của thời đại Họ phải chạy theo cùng lúc hai thứ, trong khi đàn ông chỉ cần giỏi kiếm tiền Ngày nay phụ nữ cũng phải chịu áp lực về mặt kinh tế, nếu họ sống phụ thuộc vào người đàn ông thì có thể sẽ không có tiếng nói trong gia đình.
8
Trang 11Thứ ba, tư tưởng phụ nữ phải “giỏi việc nước-đảm việc nhà” mới chỉ là sự nới lỏng về quy chuẩn của người phụ nữ trong xã hội chứ họ chưa thực sự được tự do Rõ ràng tư tưởng này được sử dụng để giới hạn quyền lựa chọn sự phát triển của phụ nữ, họ mặc định rằng phụ nữ phải đảm nhận trách nhiệm chăm sóc gia đình và con cái.
Thứ tư, ngày nay phụ nữ đã có mặt và khẳng định vai trò của mình trong hầu hết các lĩnh vực Họ có thể đảm đương các công việc tương đương với đàn ông từ chính trị, kinh tế, văn hóa Một số tấm gương tiêu biểu như là bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội), Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (nữ doanh nhân Việt nằm trong top 1000 người giàu nhất thế giới năm 2022) Họ có thể làm tốt công việc ngoài xã hội giống người đàn ông vậy thì tại sao họ còn phải một mình gánh vác công việc nhà?
Như vậy dưới góc nhìn chủ quan cá nhân, em cho rằng tuyên ngôn “giỏi việc nước-đảm việc nhà” dù vẫn phản ánh phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, tuy nhiên thời điểm hiện tại không thể cho nó là một tiêu chuẩn buộc người phụ nữ phải tuân theo Ngày nay bản thân người phụ nữ đã có đủ năng lực, trình độ để có thể đảm đương trọng trách ngoài xã hội, họ có nhiều lựa chọn để phát triển bản thân Bởi vậy ta không thể ràng buộc người phụ nữ vào quy chuẩn mà xã hội quy định khi mà họ cùng lúc phải đảm đương hai vai trò Họ cần được tự do lựa chọn: hoặc là “giỏi việc nước” hoặc là “đảm việc nhà”