1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học thuyết chính trị của chủ nghĩa tự do

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Thuyết Chính Trị Của Chủ Nghĩa Tự Do
Tác giả Nhóm 2
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Chính Trị Quốc Tế
Thể loại Học Thuyết
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 552,69 KB

Nội dung

Khái niệm :- Chủ nghĩa tự do liberalism bắt nguồn từ tiếng latin “liberalis” tự do là một trong những trường phái quan trọng nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế xuất hiện từ thời kỳ cải

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Trang 2

NỘI DUNG :

A CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TỰ DO: 3

1 Phân kì lịch sử: 3

2 Sự xuất hiện của các giai cấp mới: 3

B KHÁI NIỆM VÀ XU HƯỚNG CỦA CÁC CHỦ NGHĨA TỰ DO: 3

1 Khái niệm : 3

2 Đặc điểm chung của chủ nghĩa tự do : 4

3 Các xu hướng chủ nghĩa tự do: 4

C CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO: 6

D QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI LÀ GÌ VÀ TẠI SAO XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI LẠI CẦN CÓ NHÀ NƯỚC? 9

1 Quan điểm của CNTD về bản chất con người: 9

2 Một số học thuyết chứng minh cho nhận định trên: 9

3 Học thuyết chính trị của Mill: tự do – phạm trù trung tâm 10

4 Tại sao xã hội loài người lại cần có nhà nước ? 10

E PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHẬN ĐỊNH: 12

1 Khái Quát: 12

2 Phân tích: 13

Trang 3

A CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TỰ DO:1 Phân kì lịch sử:

Các học thuyết chính trị của chủ nghĩa tự do ra đời ở phương Tây thời Cận đại (TK XVII – cuối TK XIX) Từ 1640 – 1871 là thời kì cách mạng tư sản vs sự hình thành chủ nghĩa tư bản và mô hình này giành thắng lợi ở Châu Âu và Bắc Mĩ Từ 1871 đến cuối thế kỉ XIX là chủ nghĩa đế quốc Tư sản dựa chủ yếu vào buôn bán tự do, đòi hỏi nhiều thị trường tiêu thụ lớn, dẫn đến sự thay đổi thể chế chính trị: từ tư bản thành đế quốc, mang quân đi xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường.

2 Sự xuất hiện của các giai cấp mới:

- Tư sản: xuất thân từ thị dân và cũng có thể từ địa chủ (quý tộc mới: quý tộc nhưng thay đổi tư duy cấp tiến) Giàu có và nắm tư liệu sản xuất thương mại chính, thuê công nhân lao động

- Vô sản: từ nhiều tầng lớp (nông dân, thợ thủ công, buôn bán) bị mất tư liệu sản xuất, bần cùng hoá và phải làm thuê cho giai cấp tư sản Sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lên nắm quyền và xây dựng một hình thái kinh tế xã hội mới: Chủ nghĩa tư bản Tư bản là sở hữu cá nhân về của cải vật chất, nhà nước tư bản lập nên bởi nhà tư sản, các nhà tư sản thành công trong cách mạng tư sản lên nắm quyền, họ muốn có sở hữu cá nhân về tài sản, vì thế họ phải bảo vệ tự do cá nhân, nhấn mạnh về tự do cá nhân Thời kì này cần sự tự do về thị trường, buôn bán, sản xuất, từ đó ra đời chủ nghĩa tự do

B KHÁI NIỆM VÀ XU HƯỚNG CỦA CÁC CHỦ NGHĨA TỰ DO:1 Khái niệm :

- Chủ nghĩa tự do (liberalism) bắt nguồn từ tiếng latin “liberalis” (tự do) là một trong những trường phái quan trọng nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế xuất hiện từ thời kỳ cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ở Châu Âu.

- Chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của các cá nhân, hạn chế vai trò của nhà nước, nhấn mạnh nguyên tắc thượng tôn pháp luật đồng thời bảo vệ các quyền tự do dân sự cá nhân, quyền sở hữu tư nhân…

Trang 4

2 Đặc điểm chung của chủ nghĩa tự do :

Trong tất cả các hình thức của chủ nghĩa tự do kể trên đều có một niềm tin chung là cần có sự cân bằng giữa trách nhiệm của nhà nước và tư nhân, và nhà nước cần được hạn chế chỉ trong phạm vi những nhiệm vụ mà tư nhân không thể làm tốt Tất cả các hình thức của chủ nghĩa tự do đều tuyên bố bảo vệ phẩm cách và sự tự quyết của mỗi cá nhân trước luật pháp, tất cả đều tuyên bố rằng tự do hành động cho cá nhân sẽ mang lại một xã hội tốt nhất Chủ nghĩa tự do lan rộng trong thế giới hiện đại đến mức gần như tất cả các nước phương Tây đều chí ít cũng nói mồm rằng tự do cá nhân là nền tảng của xã hội.

3 Các xu hướng chủ nghĩa tự do:

● Chủ nghĩa tự do chính trị là niềm tin rằng các cá nhân là cơ sở nền tảng

của luật pháp và xã hội, và rằng xã hội cùng các thể chế của nó tồn tại là để nâng cao cải thiện mục đích cuối cùng của các cá nhân mà không ưu tiên những người có vị thế cao hơn trong xã hội Magna Carta là một ví dụ về một văn kiện chính trị đã xem quyền của các cá nhân thậm chí cao hơn cả đặc quyền của vua chúa Chủ nghĩa tự do chính trị nhấn mạnh đến khế ước xã hội Quan điểm này dựa trên niềm tin cho rằng các cá nhân là những người biết rõ nhất về những gì là tốt nhất cho họ Chủ nghĩa tự do chính trị công nhận quyền bầu cử cho tất cả các công dân đủ tuổi trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc và tình trạng kinh tế Chủ nghĩa tự do chính trị nhấn mạnh đến vai trò của pháp trị và ủng hộ nền dân chủ tự do.

● Chủ nghĩa tự do văn hóa tập trung vào quyền của các cá nhân được duy

trì cách sống và lương tâm của mình, bao gồm cả các vấn đề như tự do tình dục, tự do tôn giáo, tự do nhận thức, và được bảo vệ khỏi sự can thiệp của chính phủ vào cuộc sống riêng của cá nhân John Stuart Mill đã diễn tả thấu đáo chủ nghĩa tự do văn hóa trong bài luận On Liberty (Bàn về tự do) của mình, ông viết:

“Mục đích cuối cùng duy nhất, mà vì nó con người (cá nhân hay tập thể) được phép can thiệp vào quyền tự do hành động của bất

Trang 5

cứ một hay một nhóm người khác, là sự tự bảo vệ Do vậy, lý do duy nhất cho việc thi hành quyền lực một cách đúng đắn đối với bất cứ một thành viên nào trong một cộng đồng văn minh, đi ngược lại với ý muốn của anh ta, là để ngăn chặn sự xâm hại đến người khác Điều tốt lành cho riêng anh ta, dù về thể chất hay đạo đức, không phải một lý do đủ xác đáng.”

John Stuart Mill Chủ nghĩa tự do văn hóa thường chống lại các luật lệ của chính phủ về văn học, nghệ thuật, học thuật, cờ bạc, tình dục, mại dâm, phá thai, kế hoạch hóa gia đình, quyền được chết (để chấm dứt đau đớn bệnh tật), rượu và ma túy và các loại chất kích thích khác Nhiều nhà theo chủ nghĩa tự do chống lại một số hay thậm chí tất cả mọi can thiệp của nhà nước trong các lĩnh vực kể trên

● Chủ nghĩa tự do kinh tế, còn gọi là chủ nghĩa tự do cổ điển hoặc chủ

nghĩa tự do Manchester, là một hệ tư tưởng ủng hộ quyền tư hữu và tự do khế ước Theo chủ nghĩa này, nếu thiếu một trong hai quyền đó thì việc thực hiện các quyền tự do khác sẽ là không thể Chủ nghĩa này ủng hộ chủ nghĩa tư bản laissez-faire, có nghĩa là việc gỡ bỏ các rào cản pháp lý về thương mại và chấm dứt những ưu đãi của chính phủ như bao cấp hay độc quyền Chủ nghĩa tự do kinh tế quan niệm giá trị của hàng hóa và dịch vụ nên được quyết định bởi sự lựa chọn tự do của các cá nhân, tức là theo các động lực của thị trường Chủ nghĩa tự do kinh tế chấp nhận sự bất bình đẳng kinh tế xuất phát từ vị trí thỏa thuận không cân bằng (unequal bargaining position), do nó là kết quả tự nhiên của cạnh tranh, miễn là không có sự cưỡng bách Hình thức chủ nghĩa tự do này đặc biệt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do Anh vào giữa thế kỷ 19 Chủ nghĩa tư bản chính phủ ít can thiệp (minarchism) và chủ nghĩa tư bản vô chính phủ là các hình thức khác của chủ nghĩa tự do kinh tế.

● Chủ nghĩa tự do xã hội, còn được biết đến với tên gọi chủ nghĩa tự do

mới (new liberalism, khác với tân chủ nghĩa tự do – neoliberalism) và còn gọi là chủ nghĩa tự do cải lương, phát triển từ cuối thế kỷ 19 tại nhiều nước phát triển, do ảnh hưởng của thuyết vị lợi của Jeremy Bentham và John Stuart Mill Một số nhà tự do đã chấp nhận một phần hoặc tất cả học thuyết của chủ nghĩa Marx và những người theo chủ nghĩa xã hội về sự bóc lột và các phê phán của các nhà tư tưởng kinh điển này về "động cơ

Trang 6

lợi nhuận ", và kết luận rằng nhà nước cần sử dụng quyền lực của mình để sửa chữa những tồn tại đó Chủ nghĩa tự do xã hội ủng hộ một số hạn chế đối với cạnh tranh kinh tế như việc ban hành luật chống độc quyền hoặc kiểm soát giá cả cho phù hợp với tiền lương ("luật về lương tối thiểu") Chủ nghĩa tự do xã hội cũng trông chờ nhà nước cung cấp một mức phúc lợi cơ bản lấy từ tiền thuế, với mục đích tạo cơ hội cho việc sử dụng tốt nhất tài năng trong dân chúng, để tránh xảy ra cách mạng, hoặc đơn giản là "vì lợi ích cộng đồng".

Một số nhà tự do kinh tế không thấy nhà nước có chức năng thích đáng nào, trong khi một số khác (minarchists) muốn hạn chế vai trò của nhà nước trong phạm vi tòa án, cảnh sát, quốc phòng Ngược lại, các nhà tự do xã hội cho rằng nhà nước có vai trò lớn trong việc nâng cao phúc lợi chung, cung cấp một số hoặc tất cả các dịch vụ sau: cái ăn chốn ở cho những người không thể tự kiếm được, chăm sóc y tế, trường học, lương hưu, chăm sóc trẻ em và người tàn tật và người già không thể tự lao động, hỗ trợ các nạn nhân thiên tai, bảo vệ các nhóm thiểu số, phòng ngừa tội phạm, và hỗ trợ khoa học và nghệ thuật Điều này đồng nghĩa với việc xa rời ý tưởng về một nhà nước hạn chế Cả hai hình thức trên của chủ nghĩa tự do đều hướng đến cùng một đích chung – tự do – nhưng lại bất đồng sâu sắc về phương cách nào là tốt nhất và đạo đức nhất để đạt được tự do.

C CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO:● Chủ nghĩa tự do cổ điển:

- Xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX cùng với ra đời của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) Nó chống lại chế độ chuyên chế cùng với những đặc quyền phong kiến và ủng hộ một nhà nước lập hiến → giải quyết sự bất công xã hội, chán cảnh nghèo, người giàu thì càng trở nên giàu hơn → tìm ra cách trở nên công bằng hơn, tự do hơn.

- Cơ sở của chủ nghĩa tự do là chủ nghĩa cá nhân, đề cao tính cá nhân hơn, cho rằng mỗi người là 1 bản thể độc lập, độc đáo, có thể tự quyết định được mọi việc mà mình làm, vai trò của bản thân mình là được ưu tiên nhất (quan trọng hơn tập thể ) CNTD xây dựng 1 xã hội mà ở đó mọi người đều có thể tự do phát triển, lựa

Trang 7

chọn, theo đuổi những điều mình cho là lý tưởng mà ko có sự can thiệp của xã hội và nhà nước.

- Tư tưởng tự do chủ nghĩa lúc đầu được các nhà triết học và kinh tế học tư sản thế kỷ XVII-XVIII, như Giôn Lôccơ (John Locke, 1632-1704), Giăng Giăccơ Rutxô (Jean Jacques Rousseau, 1712-1778), Ađam Xmit (Adam Smith, 1723-1790), I Cantơ (Immanuel Kant, 1724-1804) … đưa ra.

+ Trong lĩnh vực kinh tế: là tư tưởng ủng hộ quyền tự do tư hữu, tự do hợp đồng kinh tế, đòi nhà nước không can thiệp vào công việc kinh doanh của cá nhân cũng như vào thị trường và cạnh tranh tự do Nhà nước chỉ có trách nhiệm đảm bảo cho sự tự do kinh doanh của cá nhân này không xâm hại đến quyền tự do của cá nhân khác (Vì Adam Smith lập luận rằng nền kinh tế thị trường tự do sẽ tự điều tiết một cách tự nhiên, và sẽ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn một nền kinh tế với thị trường bị kiểm soát Adam Smith được coi là cha đẻ của tư tưởng thị trường tự do tư bản chủ nghĩa hiện đại.)

+ Trong lĩnh vực văn hoá: tập trung vào quyền cá nhân về tư tưởng và lối sống, tự do tín ngưỡng, tôn giáo… bảo đảm nhà nước không xâm phạm cuộc sống riêng tư của cá nhân Theo đó mọi người đều được tự do làm những điều mình muốn, kể cả điều có thể làm hại chính mình, miễn là hành vi của người này không làm tổn hại đến người khác và xã hội (John Stuart Mill)

(Tức là CNTD cổ điển đề cao vai trò của cá nhân một cách tuyệt đối và muốn loại bỏ vai trò của nhà nước)

● Chủ nghĩa tự do mới:

- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 CNTD đã có những sự thay đổi nhất định hình thành 1 chủ nghĩa tự do mới Nguyên nhân do những năm 30, 40 sự phát triển của phát xít dẫn đến sự tập trung tiềm lực cho chính trị và kinh tế của nhà nước và sự ra đời của các nhà nước XHCN với quan niệm về một nhà nước chăm lo mọi mặt của đời

Trang 8

sống nhân dân đã làm thay đổi cách nhìn của các nhà tự do chủ nghĩa về vai trò của nhà nước và của cộng đồng Họ lý giải sự xuất hiện hiện tượng này là do sự nghèo khổ của khối đông đảo quần chúng đã buộc quần chúng phải chấp nhận giải pháp chế độ chuyên chế, trong đó nhà nước có trách nhiệm bảo vệ phúc lợi kinh tế của công dân.

- Mục đích của việc này là qua sự quản lý và bảo vệ phúc lợi kinh tế của nhà nước sẽ làm giảm nhẹ sự suy thoái kinh tế Trong đó đòi hỏi nhà nước phải can thiệp trực tiếp vào kinh tế để giải quyết các vấn đề như tạo việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, môi trường,

(CNTD cổ điển bị bắt buộc phải thừa nhận vai trò của sự can thiệp của nhà nước trong việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho sự tồn tại của cá nhân.)

● CN tân tự do:

- Từ thập kỷ 1970, CNTD lại có xu hướng khôi phục lại lập trường cổ điển của nó khi nó chủ trương giảm thiểu vai trò của nhà nước và ủng hộ việc sử dụng các nguyên tắc thị trường tự do

- Chủ nghĩa tân tự do tuy không phủ nhận hoàn toàn vai trò của nhà nước nhưng chủ trương một nhà nước tối thiểu; nhà nước phải giảm bớt sự can thiệp vào kinh tế, gỡ bỏ các rào cản kinh tế, để các tập đoàn tư bản phải được hoàn toàn tự do kinh doanh.

● Kết luận thực tiễn:

- Ngày nay những nhà tổng thống của Mỹ từ Bill Clinton đến G.W Bush tuy chưa từ bỏ những ảo tưởng của chủ nghĩa tân tự do nhưng đều buộc phải thừa nhận vai trò của một “Chính phủ lớn” (Big government) thay cho quan niệm về “sự can thiệp giảm thiểu của chính phủ” trước đây - Khách quan mà nói, CNTD nói chung có điểm hợp lý không thể chối

bỏ được, đó là sự đánh giá cao vai trò của cá nhân Theo Einstein, sự lành

mạnh của một xã hội phụ thuộc vào mức độ xã hội tôn trọng tính độc lập của cá nhân và sự gắn kết của cá nhân với xã hội về mặt chính trị - *Tuy nhiên, CNTD có cách nhìn phiến diện về mối quan hệ giữa cá

nhân và xã hội, cá nhân và nhà nước Trong khi tuyệt đối hóa tự do cá

Trang 9

nhân, CNTD quên rằng trong một xã hội có giai cấp, có kẻ thống trị người bị trị, có kẻ mạnh người yếu, thì sự tự do của giai cấp này là sự mất tự do của giai cấp khác, tự do của kẻ mạnh là sự mất tự do của người yếu, hoặc như I Beclin trong “Hai quan niệm về tự do” viết: “Tự do cho con sói có nghĩa là cái chết của con cừu”.

Do đó, vai trò của sự can thiệp nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội là không thể thiếu được trong những điều kiện nhất định

D QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI LÀ GÌ VÀ TẠI SAO XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI LẠI CẦN CÓ NHÀ NƯỚC?

1 Quan điểm của CNTD về bản chất con người:

- Chủ nghĩa tự do đề cao bản chất của con người và coi mỗi cá nhân đều có giá trị và quyền tự do Theo quan điểm này, con người được xem là có khả năng tự quyết định và hướng dẫn các hành động của mình Các tư duy, ý thức, ý chí và sự lựa chọn độc lập của con người được coi là quan trọng và không nên bị hạn chế.

- Chủ nghĩa tự do tin rằng con người có quyền tự do trong việc tìm kiếm hạnh phúc và phát triển tiềm năng riêng của mình Điều này bao gồm quyền tự do biểu đạt, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do kinh doanh và quyền tự do lựa chọn các hoạt động cá nhân.

- Chủ nghĩa tự do cũng cho rằng con người có trách nhiệm cá nhân và không được lạm dụng quyền tự do của mình như là cớ để xâm phạm quyền tự do của người khác Họ thường ủng hộ việc thiết lập các quy tắc và luật pháp công bằng để bảo vệ quyền tự do và đảm bảo an ninh xã hội.

- Tóm lại, chủ nghĩa tự do coi con người là có giá trị tuyệt đối và quyền tự do cá nhân là một yếu tố cốt lõi trong cuộc sống Bản chất của con người được xem là sự độc lập, có khả năng lựa chọn và có trách nhiệm cá nhân.

2 Một số học thuyết chứng minh cho nhận định trên:

● Học thuyết chính trị của Rousseau: tự do – điểm xuất phát- “Tự do là từ bản chất con người mà có Luật đầu tiên của tự do là mỗi

người phải được chăm lo sự tồn tại của mình Những điều quan tâm đầu tiên là phải quan tâm đến bản thân Ở tuổi lí trí, con người phải tự mình

Trang 10

định đoạt các phương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự mình làm chủ lấy mình”

- Quan niệm của Rousseau về tự do :Tự do là thuộc tính bản chất của con người: “Từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và nghĩa vụ làm người”

- Tiêu chí quan trọng nhất của tự do là con người làm chủ chính mình - Tự do không phải là phẩm chất tự nhiên, mà là kết quả của quá trình xã

hội hóa của con người

- Tự do không do lực lượng siêu nhiên nào ban tặng, mà chính con người đã tạo ra những tiền đề (điều kiện) để thực hiện tự do

“Tự do và bình đẳng là những quyền thiêng liêng của con người”

3 Học thuyết chính trị của Mill: tự do – phạm trù trung tâm

- Vấn đề quyền tự do cá nhân phải được đặt trong quan hệ với xã hội (với cộng đồng), được ông xem xét trên nhiều khía cạnh: quan hệ giữa tự do mỗi người với tự do của người khác; quan hệ giữa sự kiểm soát xã hội với độc lập của cá nhân

- Tự do của mỗi người không được ngăn cản hay xâm phạm đến tự do của người khác

- Tự do dân sự hay tự do xã hội: tức là bản chất và các giới hạn của quyền lực mà xã hội có thể thực thi một cách chính đáng với cá nhân (chính đáng: quyền lực xã hội phải bảo vệ quyền của cá nhân)

- Chế độ dân chủ là mô hình tốt nhất trong thực tế có thể đảm bảo tự do của con người và của mọi người

- Quyền tự do của cá nhân là nền tảng của xã hội dân chủ, gồm các quyền cơ bản: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lựa chọn lối sống (hành vi, hành động), quyền tự do lập hội.

- Tự do như là hơi thở của nên dân chủ, nhưng dân chủ và tự do ko phải là những cái tiên nhiên, cần được xây dựng, nuôi dưỡng và hoàn thiện

4 Tại sao xã hội loài người lại cần có nhà nước ?

● Sự chuyển biến kinh tế và xã hội :

- Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất: công cụ lao động bằng đồng, sắt thay thế công cụ bằng đá.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w