So sánh và đánh giá các quan điểm khác nhau về vai trò của nhà nướcvà mối quan hệ của nhà nước đối với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảothủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng pháp trị và tư tưởng Nho giáo

16 0 0
So sánh và đánh giá các quan điểm khác nhau về vai trò của nhà nướcvà mối quan hệ của nhà nước đối với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảothủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng pháp trị và tư tưởng Nho giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN

MÔN : LỊCH SỬ HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Đề bài :So sánh và đánh giá các quan điểm khác nhau về vai trò của nhà nướcvà mối quan hệ của nhà nước đối với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảothủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng pháp trị và tư tưởng Nhogiáo Lấy các ví dụ cụ thể phân tích

Sinh viên thực hiện: Ngũ Hành Sơn

Trang 2

II Chủ nghĩa tự do 7

III Chủ nghĩa xã hội 9

IV Tư tưởng pháp trị 11

V Tư tưởng nho giáo 14

KẾT LUẬN 16

CÁC NGUỒN THAM KHẢO. 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do và mục đích chọn đề tài.

Trong bối cảnh hiện nay khi thế giới luôn có những biến động về mọi mặt, các tư tưởng chính trị và nhà nước đóng vai trò quan trọng, là yếu tố định hướng sự vận động của xã hội đóng một vai trò quyết định trong việc vận hành,duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội Ở mỗi thời kỳ và nền văn minh, nhà nước luôn nắm vai trò quan trọng và luôn gắn với vận mệnh mỗi quốc gia Tuy nhiên mỗi học thuyết chính trị lại có góc nhìn khác nhau về nhà nước và vai trò của nhà nước đối với xã hội có thể là góc nhìn tích cực hay thậm chí tiêu cực, tùy thuộc vào quan điểm của các chủ nghĩa

Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phải làm rõ các vấn đề trên, bài tiểu luận với đề tài :” Quan niệm về nhà nước và vai trò của

Trang 3

nhà nước đối với xã hội trong một số hoc thuyết chính trị” ra đời Từ trước đến nay đã và đang có rất nhiều học thuyết nhưng bài tiểu luận này sẽ tập trung vào quan điểm của các học thuyết : của chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng pháp trị và tư tưởng Nho giáo đối với nhà nước và vai trò của nước đối với xã hội

Nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về quan niệm nhà nước và vai trò của nhà nước trong xã hội thông qua quan điểm các học thuyết chính trị Đánh giá về góc nhìn của các học thuyết đối với các nhà nước cũng như là so sánh nhà nước trong từng học thuyết.

2 Khái quát đề tài.

Trước hết ta phải hiểu về một số khái niệm:

Nhà nước : là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội

Học thuyết chính trị :là chính sách, lập trường hoặc nguyên tắc được ủng hộ, giảng dạy hoặc áp dụng liên quan đến việc đạt được và thực thi

Trang 4

quyền cai trị hoặc quản lý trong xã hội Thuật ngữ học thuyết chính trị đôi khi bị đồng nhất sai với hệ tư tưởng chính trị Tuy nhiên, học thuyết này thiếu khía cạnh hành động của hệ tư tưởng Nó chủ yếu là một diễn ngôn lý thuyết, trong đó đề cập đến một tổng thể mạch lạc các khẳng định liên quan đến một chủ đề cụ thể nên là gì Học thuyết chính trị dựa trên một tập hợp các giá trị được xây dựng một cách hợp lý, có thể đi trước sự hình thành bản sắc chính trị, nó liên quan đến các định hướng triết học ở cấp độ siêu lý thuyết.

Trang 5

NỘI DUNGI.Chủ nghĩa bảo thủ.

Chủ nghĩa bảo thủ (conservastism) xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỷ XIX là chủ nghĩa chủ trương bảo vệ, duy trì những giá trị truyền thống, những tập quán, những thiết chế xã hội đã tồn tại và được thử thách qua hàng ngàn năm Những người thuộc đảng bảo thủ dựa trên kinh nghiệm hơn là lý trí, đối với họ điều lý tưởng đi đôi với thực tiễn Cho dù chủ nghĩa bảo thủ được hiểu là sự trình bày rõ ràng mang tính ý thức hệ của một xu hướng phản động nhằm bảo vệ cơ chế và đặc quyền xã hội hay chỉ đơn thuần là sự thận trọng nhằm tránh những rủi ro và thái độ hoài nghi đối với các kế hoạch lớn nhằm cải thiện xã hội, thì nó đã kết hợp thành một khối tư tưởng không thể tách rời khỏi câu hỏi làm thế nào để quản lý sự thay đổi Đối với những đảng phái đi ngược với nó, chủ nghĩa bảo thủ bảo vệ, duy trì những yếu tố đã lạc hậu, lỗi thời, chống lại tiến bộ lịch sử.

Theo William F Buckley Jr : Trong số những niềm tin của chúng tôi: Nhiệm vụ của chính phủ là bảo vệ cuộc sống, quyền tự do và tài sản của công dân Tất cả các hoạt động khác của chính phủ đều có xu hướng làm giảm sự tự do và cản trở sự tiến bộ phải được đấu tranh không ngừng nghỉ Những người theo đảng bảo thủ thường nhấn mạnh rằng xã hội phức tạp đến mức không có mối liên hệ đáng tin cậy và có thể dự đoán được giữa những gì chính phủ cố gắng làm và những gì thực sự xảy ra ví dụ, trong nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát tiền lương, giá cả hoặc tiền thuê nhà.

Những người thuộc đảng bảo thủ ủng hộ việc hạ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế Như Alexis de Tocqueville đã lưu ý, có niềm tin rằng vai

Trang 6

trò lớn hơn của chính phủ trong nền kinh tế sẽ khiến mọi người cảm thấy ít trách nhiệm hơn đối với xã hội Những trách nhiệm này sau đó sẽ cần phải được thực hiện bị chính phủ tiếp quản, yêu cầu thuế cao hơn Theo các nhà bảo thủ, các chương trình của chính phủ tìm cách cung cấp dịch vụ và cơ hội cho người nghèo khuyến khích sự lười biếng và phụ thuộc đồng thời làm giảm khả năng tự lực và trách nhiệm cá nhân phản đối các chương trình phúc lợi nhằm phân phối lại thu nhập để hỗ trợ người nghèo

Vậy đối với chủ nghĩa bảo thủ, nhà nước không nên có vai trò quá lớn vì sẽ dễ ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, đặc biệt là về kinh tế Họ có xu hướng đặt câu hỏi về khả năng của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội Họ tin rằng niềm tin vào sức mạnh của chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề này là không hợp lý Họ kêu gọi có thêm thông tin tốt hơn về những gì chính phủ có thể mong đợi rằng chính phủ có thể làm việc một cách hợp lý và tốt.

II Chủ nghĩa tự do.

Chủ nghĩa tự do hiện đại bắt nguồn từ khoảng thế kỷ XVI ở Châu Âu Những người theo chủ nghĩa tự do thường khẳng định rằng con người tự nhiên ở trong “Trạng thái Tự do hoàn hảo để ra lệnh cho Hành động của mình…khi họ cho là phù hợp…mà không cần xin phép, hoặc tùy thuộc vào Ý chí của bất kỳ Người nào khác Một cách khái quát, chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến quyền cá nhân Nó đi tìm kiếm một xã hội có đặc điểm là tự do tư tưởng, quyền dân sự và chính trị cho mỗi cá nhân, và hạn chế quyền lực cai trị (nhất là của nhà nước và tôn giáo), pháp trị, tự do trao đổi tư tưởng, một nền kinh tế thị trường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự do, và một hệ thống

Trang 7

chính phủ minh bạch trong đó các quyền của công dân được bảo vệ Trong xã hội hiện đại, người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ một nền dân chủ tự do có bầu cử công bằng và công khai mà mọi công dân đều được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật và có cơ hội thành công như nhau Chủ nghĩa tự do nhận ra nhà nước là cần thiết để bảo vệ các cá nhân khỏi những mối hiểm nguy bên ngoài hoặc đến từ những cá nhân khác Tuy nhiên, quyền lực ấy của nhà nước cũng có thể vi phạm tới chính sự tự do của các cá nhân.

Những người theo chủ nghĩa tự do coi chính phủ theo một cách lạc quan là “một cái ác cần thiết.” Cần có luật pháp, thẩm phán và cảnh sát để bảo đảm tính mạng và tự do của cá nhân, nhưng quyền lực cưỡng chế của họ cũng có thể chống lại cá nhân Khi đó, vấn đề là tạo ra một hệ thống trao cho chính phủ quyền lực cần thiết để bảo vệ quyền tự do cá nhân nhưng cũng ngăn cản những người cai trị lạm dụng quyền lực đó Theo chủ nghĩa tự do hiện đại, nhiệm vụ chính của chính phủ là loại bỏ những trở ngại ngăn cản các cá nhân sống tự do hoặc phát huy hết tiềm năng của mình Những trở ngại đó bao gồm nghèo đói, bệnh tật, phân biệt đối xử Mục đích của những người theo chủ nghĩa tự do ban đầu là hạn chế quyền lực của chính phủ đối với cá nhân trong khi buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý

Những người theo chủ nghĩa tự do có xu hướng đặt câu hỏi về khả năng của thị trường trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội thay vì chỉ trích chính phủ Họ chỉ ra những hạn chế quan trọng của hệ thống thị trường và cho rằng chính phủ có thể làm rất nhiều việc để khắc phục những hạn chế này Chính phủ có thể điều tiết hoạt động kinh tế tư nhân Nó cũng có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp tư nhân sản xuất ra quá ít Những người theo chủ nghĩa tự do có xu hướng ít quan tâm hơn

Trang 8

những người bảo thủ về tác động lên tự do cá nhân khi chính phủ can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế.

Vậy đối với chủ nghĩa tự do, nhà nước mang vai trò là bảo vệ quyền lợi cá nhân như quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và chiếm hữu tài sản, bình đẳng việc làm cũng như là quyền lợi của các công ty tư nhân và lợi ích kinh tế Những vẫn sẽ có hạn chế vai trò của nhà nước đối với kinh tế, mà họ tin rằng sẽ giúp thị trường công bằng và hoạt động trơn tru hơn và chỉ nên khi và chỉ khi có khủng hoảng lớn hay là khi đảm bảo công bằng trên thương trường Những người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ nhà nước pháp quyền, trong đó chính phủ phải tuân theo luật pháp Điều này đảm bảo rằng các hành động của chính phủ phù hợp với các nguyên tắc pháp lý đã được thiết lập và các cá nhân được đối xử công bằng và chính đáng.

Ví dụ cho chủ trương của chủ nghĩa tự do là nhà nước đối với quyền tự do ngôn luận Quyền tự do ngôn luận là quyền mà các cá nhân, tổ chức có thể lên tiếng, phát biểu ý tưởng của mình về các chủ đề mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý Điều này thể hiện chủ trương bảo vệ sự phát triển tự do của cá nhân trong chủ nghĩa tự do Tuy nhiên ở Việt Nam và một số các quốc gia khác, quyền tự do ngôn luận vẫn bị hạn chế trong phạm vi nhất định, như ý kiến ấy mang tính chống phá chính phủ hay kích động nổi loạn, gây mất cân bằng xã hội.

III.Chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội ra đời vào thế kỷ thứ XIX, được coi là sự đối lập của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế và chính trị dân túy dựa trên quyền sở hữu tập thể, chung hoặc công cộng đối với các phương tiện sản xuất Đối lập với chủ nghĩa tư bản, theo đó các chủ doanh nghiệp kiểm soát các phương tiện sản xuất và trả lương cho người lao động để sử dụng những phương tiện đó, chủ nghĩa xã hội hình dung ra quyền sở

Trang 9

hữu và kiểm soát chung giữa giai cấp lao động.Những phương tiện sản xuất đó bao gồm máy móc, công cụ, nhà máy được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của con người Chủ nghĩa xã hội sẽ sử dụng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Tức là mọi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, sẽ được nhà nước phân phối, quyết định sản xuất dựa vào sự thiếu hụt hay dư thừa số lượng thay vì phụ thuộc vào giá cả thị trường thay đổi do thay đổi của cung – cầu như trong kinh tế thị trường.

Trong một hệ thống xã hội chủ nghĩa thuần túy, mọi quyết định về sản xuất và phân phối đều do tập thể đưa ra, do cơ quan kế hoạch trung ương hoặc cơ quan chính phủ chỉ đạo Tuy nhiên, hợp tác xã công nhân cũng là một hình thức sản xuất xã hội hóa Các hệ thống xã hội chủ nghĩa có xu hướng có hệ thống phúc lợi và mạng lưới an toàn xã hội mạnh mẽ để các cá nhân dựa vào nhà nước về mọi thứ, từ thực phẩm đến chăm sóc sức khỏe Chính phủ quyết định sản lượng và mức giá của những hàng hóa và dịch vụ này Mọi quyết định sản xuất và phân phối hợp pháp đều do chính phủ đưa ra trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Chính phủ cũng xác định tất cả các mức sản lượng và giá cả, đồng thời cung cấp cho công dân của mình mọi thứ từ thực phẩm đến chăm sóc sức khỏe Các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giao thông công cộng được chính phủ quản lý miễn phí và tài trợ thông qua thuế Các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa vào chính phủ hoặc các hợp tác xã công nhân để thúc đẩy sản xuất và phân phối Tiêu dùng được quản lý nhưng vẫn một phần tùy thuộc vào cá nhân Nhà nước xác định cách sử dụng các nguồn tài nguyên chính và đánh thuế tài sản cho những nỗ lực tái phân phối

Tuy nhiên vẫn cần phân biệt chủ nghĩa xã hội và cộng sản Cả hai tư tưởng đều đi ngược lại với tư sản, đều là những hệ thống học thuyết kinh tế, chính trị ủng hộ cho tài sản công Nhưng chủ nghĩa xã hội xuất hiện trước cả

Trang 10

chủ nghĩa cộng sản Dưới chế độ cộng sản, mọi tài sản đều thuộc sở hữu chung; tài sản riêng không tồn tại Dưới chủ nghĩa xã hội, cá nhân vẫn có thể sở hữu tài sản riêng Và theo học thuyết cộng sản, người lao động phải được cung cấp những gì họ cần, trong khi theo học thuyết xã hội chủ nghĩa, họ sẽ được đền bù xứng đáng với mức độ đóng góp của mình cho nền kinh tế Vậy có thể dễ thấy rằng đối với chủ nghĩa xã hội, nhà nước cùng lúc nắm nhiều vai trò quan trọng, đặc biệt liên quan đến việc điều phối thị trường Nhà nước có vai trò sở hữu những tư liệu sản xuất, sau đó sẽ quản lý và phân bố những tư liệu sản xuất ấy đến người lao động một cách công bằng Tiếp đó, là vai trò phân bố các sản phẩm, mặt hàng, dịch vụ công, các phúc lợi xã hội theo chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước còn có nhiệm vụ tái phân phối tài sản xã hội nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, bằng những biện pháp như ban hành thuế luỹ tiến, các chương trình phúc lợi xã hội và nhiều cách khác Thêm vào đó, nhà nước phải đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân, người lao động được thực hiện một cách chính xác

Ví dụ về vai trò của nhà nước chủ nghĩa xã hội có thể đề cập đến giáo dục Mọi người dân đều được hưởng chế độ giáo dục chất lượng cao được ban hành bởi nhà nước Những hộ gia đình thuộc diện nghèo khó sẽ được nhận quyền lợi và trợ cấp Và còn rất nhiều chính sách khác nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng của người dân trong việc tiếp cận các quyền lợi mà nhà nước ban cho mọi người.

IV.Tư tưởng pháp trị

Pháp trị ( hay pháp gia) là một những trường phái triết lý ở thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc gần cuối thời nhà Chu từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN) có mục đích tiếp cận tới cách phân tích các vấn đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn

Trang 11

bản pháp luật ứng dụng, ví dụ như một hiến pháp, pháp chế, hay quy tắc dựa theo phong tục tập quán, hơn là nhắm tới xã hội, kinh tế, hay tình huống chính trị Nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu "khi thời đại thay đổi, những đường lối cũng thay đổi" làm nguyên tắc chính của mình, hơn là một triết học về luật Trong hoàn cảnh đó, "Pháp gia" ở đây có thể mang ý nghĩa "triết lý chính trị tán thành sự cai trị của pháp luật" và vì thế, khác biệt so với ý nghĩa của Pháp gia phương Tây Đại diện nổi bất nhất cho tư tưởng học thuyết Pháp trị phải nhắc tới Hàn Phi Ông là một triết gia, học giả sống ở thời Chiến Quốc khi nhà Tần Hàn Phi không phải là người khai sinh ra tư tưởng Pháp trị nhưng lại là người có đóng góp quan trọng trong việc tổng hợp lại những nghiên cứu của những Pháp gia trước đó thành một thể thống nhất Hàn Phi Tử tin rằng pháp trị là sự kết hợp của ba quy tắc “thế”, “thuật”, “pháp” :

Pháp trong luật pháp: phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng, ban bố rộng dãi để người dân hiểu rõ thưởng phạt, cái gì được và không được làm Pháp luật sẽ là chuẩn mực cho những hành vi của con người và hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị Nếu có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh mẽ Hàn Phi không cho rằng dùng đạo đức để răn đe con người là một cách hiệu quả để khiến con người hướng thiện mà phải dùng quyền lực, cưỡng chế bằng luật pháp để kẻ ác sợ mà không dám làm việc ác, người thiện thì lại càng hướng thiện.Ông cho rằng luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan