Các quan điểm khác nhau về bản chất của con người và mối quan hệ củacon người với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và tư tưởng nho giáo

13 0 0
Các quan điểm khác nhau về bản chất của con người và mối quan hệ củacon người với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và tư tưởng nho giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO---***---TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN HỌC: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊĐỀ TÀI:Các quan điểm khác nhau về bản chất của con

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-*** -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊĐỀ TÀI:

Các quan điểm khác nhau về bản chất của con người và mối quan hệ củacon người với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự

do, chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Nho giáo.

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện

Trang 2

2 Mối quan hệ của con người với xã hội 4

II CHỦ NGHĨA TỰ DO 6

1 Bản chất con người 6

2 Mối quan hệ của con người với xã hội 6

III CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 8

1 Bản chất con người 8

2 Mối quan hệ của con người và xã hội 9

IV TƯ TƯỞNG NHO GIÁO 9

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học Marx cho rằng: “Con người là một thực thể trong sự thống nhất

biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội” Để hiểu rõ bất kì chủ nghĩa hay hệ tư tưởng nào, điểm khởi đầu cần thiết chính là tìm hiểu về bản chất con người Bởi vậy, từ lâu, con người đã luôn là đề tài nghiên cứu được quan tâm của các học thuyết Ta thấy rằng, mỗi chủ nghĩa đều thể hiện những quan điểm khác nhau về bản chất con người và mối quan hệ của con người với xã hội, có thể là góc nhìn tích cực hay thậm chí tiêu cực, tùy thuộc vào sứ mệnh mà các chủ nghĩa hướng tới

Với tư cách là một tân sinh viên đang học tập bộ môn Lịch sử các học thuyết chính trị, em mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này thông qua đề tài: “Phân tích và đối chiếu các quan điểm khác nhau về bản chất của con người và mối quan hệ của con người với xã hội từ các góc nhìn của chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Nho giáo” Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc đối chiếu và kiểm tra các thông tin được đưa vào tiểu luận, nhưng với trình độ và năng lực còn hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất hy vọng nhận được lời nhận xét, góp ý cũng như động viên của thầy và bạn đọc Em xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Trang 4

NỘI DUNG

I CHỦ NGHĨA BẢO THỦ

1 Bản chất con người

Chủ nghĩa bảo thủ dựa trên tiền đề về sự bất toàn của con người (human imperfection), bao gồm sự tham lam và ích kỷ Vì học thuyết này coi con người nói chung là hẹp hòi và tư lợi, do đó không thể đạt được những gì được coi là những giấc mơ không tưởng.

Con người có tính hạn chế và bị phụ thuộc về mặt tâm lý, lo sợ bất ổn và bị cô lập, thích sự an toàn và cái quen thuộc Hơn nữa, mục đích của con người, theo chủ nghĩa bảo thủ, là tìm kiếm sự an ninh, sự an toàn và chắc chắn Bởi vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu con người hoạch định một xã hội hoàn toàn mới, tách rời khỏi các chuẩn mực và truyền thống đã được thiết lập vốn gắn liền với sự khôn ngoan và kinh nghiệm để tồn tại

Nhìn chung, chủ nghĩa bảo thủ có cái nhìn tiêu cực về bản chất con người, nghĩa là con người không hoàn hảo và không thể hoàn hảo

2 Mối quan hệ của con người với xã hội

Xã hội như một cơ thể sống, có tính chất hữu cơ: cá nhân không thể tách rời xã hội mà phải có cội nguồn, gốc rễ trong xã hội Cội nguồn, gốc rễ xã hội tạo cho cá nhân an ninh và ý nghĩa đời sống.

Học thuyết này nhấn mạnh sự tự nguyện chấp nhận trách nhiệm và bổn phận xã hội Theo một nhà lý thuyết học chính trị người Ireland theo Đảng Bảo Thủ Edmund Burke, con người được coi là một phần của cộng đồng xã hội rộng lớn, nên mỗi người phải đóng góp vào một hệ thống phân cấp có trật

Trang 5

tự và sự ổn định này là cần thiết để những mặt tích cực của bản chất con người được phát triển Gia đình là thiết chế cơ bản nhất của xã hội, được hình thành qua một quá trình tự nhiên, đảm bảo giá trị căn bản: yêu thương, chăm sóc và trách nhiệm.

Vì chủ nghĩa bảo thủ có cái nhìn bi quan vào khả năng lý trí và phẩm chất đạo đức của cá nhân nên chủ trương duy trì trật tự xã hội với những đẳng cấp và thể chế đã qua thử thách với một nhà nước mạnh, một chính quyền cai trị từ bên trên và một hệ thống pháp luật nghiêm minh

Có thể lấy ví dụ là chế độ quân chủ - một chế độ vẫn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay Chế độ quân chủ là thể chế hình thức chính quyền mà vua hoặc nữ hoàng là người đứng đầu Tuy hiện nay, mọi quyền lực để chi phối, kiểm soát xã hội không còn tập trung vào vua hay nữ hoàng mà do nghị viện, thủ tướng dân bầu chấp chính nhưng chế độ này vẫn đang phát huy vai trò kể cả trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hiện trên thế giới có khoảng 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ (Vua Anh là vua của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác ngoài Anh) Chế độ quân chủ thời hiện đại có nhiều lợi thế Một mặt, sự lựa chọn vị trí cao nhất trong chế độ quân chủ không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bất kì một đảng phái chính trị nào, truyền thông hay tài sản tài chính mà vai trò của các vương triều thường nổi trội hơn các chính sách Mặt khác, chế độ quân chủ có thể ngăn chặn sự hình thành các chính phủ cực đoan bằng cách điều chỉnh cán bộ của chính phủ Bởi lẽ, tất cả các chính khách chính trị buộc phải thực thi vai trò theo đúng luật của người đứng đầu vương triều 1

II CHỦ NGHĨA TỰ DO

1 Kim Hùng “Vì sao chế độ quân chủ vẫn phát triển?” Công an Thành phố Đà Nẵng, 17/07/2014

https://cadn.com.vn/vi-sao-che-do-quan-chu-van-phat-trien-post117220.html

Trang 6

1 Bản chất con người

Trái với chủ nghĩa bảo thủ, những người theo chủ nghĩa tự do có cái nhìn lạc quan đối với bản chất con người

Theo chủ nghĩa tự do, mỗi cá nhân đều sở hữu những đặc tính riêng biệt, không hoặc ít phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử và xã hội Con người có tính tự chủ (autonomous), có khả năng phát triển cá nhân thông qua giáo dục, có tính tư lợi và tìm kiếm lợi ích (self interested and self -seeking) Cụ thể, mỗi người đều được tự do chọn con đường của riêng mình trong cuộc sống bất kể xã hội coi điều gì là “chuẩn mực” hay “không đạt chuẩn” Những người theo chủ nghĩa tự do tin rằng con người nên được phép thể hiện bản thân một cách trọn vẹn theo sự hướng dẫn bởi ý chí tự do của chính mình

2 Mối quan hệ của con người với xã hội

Khế ước xã hội bắt nguồn từ bản chất của cá nhân, và mỗi cá nhân biết rõ nhất về lợi ích của chính mình

Con người sinh ra là tự do nhưng bị kiềm chế bởi các thiết chế xã hội như Jean – Jacques Rousseau đã viết trong cuốn The Social Contract: “Man is born free but everywhere he is in chains” Cụ thể, trong một xã hội, thường tồn tại 5 loại thiết chế cơ bản làm nền móng cho toàn xã hội: gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế và nhà nước (chính trị) Mỗi một thiết chế đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng của nó Các thiết chế này tồn tại trong mọi xã hội, nhưng hình thức của các thiết chế này khác nhau trong các xã hội khác nhau 2

Mục đích của nhà nước phải là tạo ra và vận hành xã hội mà ở đó các công dân có thể thực hiện các quyền tự do và được ấm no, hạnh phúc.

2 Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh “Thiết chế xã hội là gì? Quan niệm về thiết chế xã hội?” Luật Minh Khuê, 03/03/2022

https://luatminhkhue.vn/thiet-che-xa-hoi-la-gi-quan-niem-ve-thiet-che-xa-hoi.aspx

Trang 7

Theo chủ nghĩa xã hội, bản chất của con người ích kỷ, nhiều ham muốn nên cần phải có một thiết chế quản trị điều chỉnh để duy trì Luật của tự nhiên (Natural Law) Khác với luật thành văn, luật tự nhiên là một hệ thống những

nguyên tắc chính trị, đạo đức được con người đồng thuận và chấp nhận rộng rãi Khi nói đến một trận đấu, người ta thường nói đến “chơi đẹp” (fair play), khi nói về một cuộc bầu cử, người ta thường nói đến yêu cầu “công bằng và minh bạch” (fair and square), trong công tác tư pháp xét xử, người ta nói đến “công lý” (justice), trong quản lý xã hội, người ta nói đến đạo lý, lương tri (common sense), tất cả những giá trị đó đều gợi mở về các nguyên tắc của luật tự nhiên 3

Khế ước xã hội đã ra đời để bảo vệ quyền tự nhiên của mỗi người, nhà nước chỉ cần quyền lực hạn chế Cách kiểm soát quyền lực nhà nước tốt nhất là chia ra thành các nhánh, mỗi nhánh có quyền hạn riêng đủ cần thiết để thực hiện chức năng của mình (lập pháp: quyền làm ra luật, hành pháp: thực thi luật, tư pháp: quyền xét xử) Nếu 3 quyền trên tập trung vào 1 người sẽ tạo ra chế độ chuyên chế Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế Châu Âu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV – Louis Đại đế (1643 – 1715) Ông đã chọn Mặt trời là biểu tượng cho quyền lực của mình và tuyên bố "Ta Là Đất Nước" nhằm thể hiện việc nắm quyền lực tuyệt đối, không chia sẻ với

Trang 8

Theo chủ nghĩa xã hội, con người là sinh vật có tính xã hội, có khả năng vượt qua các vấn đề kinh tế và xã hội bằng năng lực hành động tập thể Những đặc tính của con người như ích kỷ, tham lam, hám lợi không phải bản chất tự nhiên của con người mà do các điều kiện xã hội tạo ra, cụ thể là các cơ chế của chủ nghĩa tư bản như thị trường, động cơ theo đuổi lợi nhuận Những cuộc canh tranh không lành mạnh như tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh, ép buộc, đe dọa khách hàng, đánh giá sai sự thật sản phẩm kinh doanh của đối thủ, nhằm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp đều đều được sinh ra từ thị trường với các cơ chế của tư bản chủ nghĩa

Trong góc nhìn của những người theo chủ nghĩa xã hội, đặc tính chung của con người là hợp tác, không phải cạnh tranh Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân ta cùng nhau đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ, chống ngụy, giành độc lập trọn vẹn cho dân tộc, thống nhất đất nước Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và mở rộng quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để giành và giữ vững nền độc lập, thống nhất đất nước Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta lãnh đạo đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó chú trọng hợp tác quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định để bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa 4

Tóm lại, bằng năng lực hoạt động tập thể, con người đã có thể vượt qua những khó khăn và thử thách về kinh tế, xã hội trong quá khứ, để rồi hợp tác cùng nhau cải thiện phát triển trong tương lai

4 PGS, TS Tạ Việt Hùng, Trần Ngọc Hân “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sơm, từ xa” Tạp chí Cộng Sản, 26/01/2023

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/827006/tang-cuong-hop-tac-quoc-te-ve-quoc-phong-dap-ung-yeu-cau-bao-ve-to-quoc-tu-som%2C-tu-xa.aspx

Trang 9

2 Mối quan hệ của con người và xã hội

Theo chủ nghĩa xã hội, nguồn gốc của xã hội là sở hữu tư nhân dẫn đến phân hóa xã hội, phân chia giai cấp thành kẻ giàu, người nghèo, chủ nô và nô lệ, thành kẻ giàu có đi bóc lột và kẻ nghèo khó bị bóc lột, tức là thành những lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào tay một số ít người, một lực lượng xã hội nào đó

Chủ nghĩa xã hội có chủ đề trung tâm là cam kết về tính xã hội của con người, có năng lực hành động tập thể để cải biến xã hội Bởi thế, khi kẻ giàu bóc lột người nghèo dã man, sự tích tụ mọi quyền lực chỉ vào tay một số người nắm quyền, ắt giai cấp vô sản sẽ vùng lên Ví dụ như cuộc cách mạng tháng Hai vào tháng 2/1917 tại Nga, cuộc cách mạng dân chủ tư sản này đã bùng nổ với nhiều cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể Phong trào nhanh chóng chuyển từ bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang, khiến chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ

IV TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

Nho gia là học phái tư tưởng lớn nhất thời Đông Chu Từ thời Hán, Nho gia trở thành một học thuyết hoàn chỉnh nhờ những bổ sung, phát triển, cải biến của Đổng Trọng Thư, được coi là Nho giáo Người sáng lập học phái5

này là Khổng Tử (551 – 479 TCN) 1 Bản chất con người

Với Khổng Tử, ông chưa thật sự đi sâu nghiên cứu bản chất con người Tuy vậy, khi bàn về bản chất con người, Khổng Tử đã cho rằng, bản tính con người là thiện và gần giống nhau ở tất cả mọi người Ông nói: “Tính tương

5 Nguyễn Văn Ánh, 2020 Lịch sử văn minh thế giới, 152

Trang 10

cận dã, tập tương viễn dã” Nghĩa là, con người khi mới sinh ra đều có cái tính trời phú cho là gần giống nhau, nhưng do quá trình tiếp xúc, học hành mà làm cho họ có sự khác nhau, có kẻ trí, người kém khôn Phẩm chất con người là chất phác, chân thực và đó là điều kiện thuận lợi để trau dồi đức nhân và tất cả các đức khác cũng từ đức nhân mà ra Bản tính của con người là thiện nhưng vì con người quen thói đời, mê vật dục nên mới thấy điều nhân xa mình Vì vậy, khi con người đã có nhân thì phải luôn giữ lấy điều nhân, đừng bao giờ xa rời nó, dù chỉ trong một khoảnh khắc thời gian 6

Tư tưởng về bản chất con người được thể hiện rất rõ trong quan niệm của Mạnh Tử khi ông cho rằng, con người sinh ra đã mang sẵn bản tính lương thiện (thuyết tính thiện) Nếu có người nào đó không trở thành thiện nhân thì không phải do nhân tính có gì sai lạc mà vì người đó không lo bồi dưỡng nội tâm nên đánh mất bản tính Tuy nhiên Mạnh Tử lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan khi cho rằng, nguyên lý của muôn vật có sẵn ở nội tâm con người, chỉ cần phát huy bản năng đạo đức trong nội tâm là có thể biểu hiện bản tính của mọi vật, thấu hiểu được trời, được mệnh 7

2 Mối quan hệ của con người với xã hội

Theo Khổng Tử, sở dĩ xã hội thời Đông Chu bị rối loạn là do lễ, nhạc bị băng hoại, đạo nhân của con người bị phai nhạt, vì thế cần phải bồi đắp, tu dưỡng lại đạo nhân Ông cho rằng, nhân và lễ gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó nhân là nội dung, là chuẩn tắc để quy định lễ, còn lễ là hình thức thể hiện

6 Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh “Tìm hiểu về bản chất con người theo tư tưởng Nho giáo” Luật Minh Khuê,20/04/2022.

https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-ve-ban-chat-con-nguoi-theo-tu-tuong-nho-giao.aspx 7 Nguyễn Văn Ánh, 2020 Lịch sử văn minh thế giới, 157

Trang 11

bên ngoài của nhân và là phương tiện thực hiện nhân Sở dĩ Khổng Tử đề xướng việc khôi phục lễ vì cuối thời Chu, lễ bị xem thường, thậm chí bị phá bỏ nên mới dẫn đến việc chư hầu chiếm ngôi, vượt vị Thiên tử, tôi giết vua, con giết cha, vợ giết chồng, Chỉ cần mọi người tu dưỡng lấy đạo nhân và không làm điều trái lễ thì xã hội sẽ được ổn định, những cảnh hỗn loạn trong quan hệ vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn, đều không thể nảy sinh được Đối với đương thời, việc đề cao chữ “nhân” và “lễ” có ý nghĩa tích cực, mang tính nhân bản Nhưng mặt khác, quan niệm của Khổng Tử về “nhân” và “lễ” cũng bao hàm sự thừa nhận chế độ đẳng cấp và quan hệ tông pháp Theo ông, đạo nhân chỉ có ở người quân tử (giai cấp thống trị) chứ không có ở kẻ tiểu nhân (quần chúng lao động): “Người quân tử mà bất nhân cũng có thể có, kẻ tiểu nhân mà có đạo nhân thì chưa bao giờ có vậy” Do vậy, tư tưởng của Khổng Tử về “nhân” và “lễ” còn nhiều hạn chế

Mạnh Tử tiếp tục phát triển tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử trong lĩnh vực chính trị - xã hội Ông chủ trương nhân chính (chính sự dựa trên đức nhân) mà nội dung đại thể bao gồm: giảm hình phạt, giảm thuế khóa, tạo điều kiện để dân được an cư lạc nghiệp, tăng gia sản xuất 8

KẾT LUẬN

Dưới góc nhìn của mỗi chủ nghĩa và hệ tư tưởng, bản chất con người và mối quan hệ của con người với xã hội lại được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác biệt Nếu như chủ nghĩa bảo thủ có cái nhìn tiêu cực về bản chất con người, cho rằng con người không hoàn hảo và không thể hoàn hảo, luôn tham

8 Nguyễn Văn Ánh, 2020 Lịch sử văn minh thế giới, 156

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan