1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

24 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả Nhóm 36
Người hướng dẫn Đoàn Đức Hiếu
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: "Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội" .1Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

Trang 3

1 Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2

2 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3

Trang 4

3 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 6

4 Đặc điểm thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội 8

4.1 Trên lĩnh vực kinh tế 8

4.2 Trên lĩnh vực chính trị 8

4.3 Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa 9

CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1 Thuận lợi 10

2 Khó khăn 10

3 Cơ hội 11

4 Thách thức 13

5 Xu thế hiện nay 17

Kết luận 18

Tài liệu tham khảo 19

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hiện nay, thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới vẫn nói chungđang tiếp diễn và con đường “phát triển quáđộ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chếđộ tư bảnchủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở lịch sử, thực tiễn sâu xa,vững chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn toàn khả thi Việt Nam trong

xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quáđộ lên chủ nghĩa xã hội Đây là quátrình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề nàynhưng ở mỗi tài liệu thì mới đề cập đến một khía cạnh của con đường quáđộ lên chủnghĩa xã hội Là một sinh viên đang theo học trong lĩnh vực kinh tế em muốn đi tìm hiểunhững vấn đề chung, khái quát về con đường quá độ của nước ta Việc nghiên cứu đề tàinày sẽ cung cấp cho em thêm những thông tin quý báu về tình hình kinh tế, chính trị, xãhội trong nước để bước đầu hình thành cho mình những tư duy kinh tế Cùng với việc tíchluỹ những kiến thức trong những năm tiếp theo tại trường em mong muốn sau này sẽ gópđược phần nhỏ bé của mình để hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế của thời kì quá độ Vì

vậy nhóm em đã chọn đề tài :” Phân tích đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi lên của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ những nội dung trên cho người đọc hiểu rõ hơn về

quá trình đi lên của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1

Trang 6

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự biến đổi

và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Máckhẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phươngthức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật khách quan của lịch sự và thời đạingày này chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Thấm nhuầnquan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: "Theo quy luật tiến hóa của lịch sử,loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội" (1)

Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới là

vì, thực tiễn lịch sử cho thấy, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thành công ởnước Nga năm 1917, nhân loại đã thực sự bước vào một giai đoạn phát triển mới - giaiđoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hiện nay, mặc dù hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới đã

bị sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa nhìn chung đang trong giai đoạn thoái trào

" nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiênđịnh mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thắng lợi to lớn,tiếp tục trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có nhữngbước phục hồi Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chấtvẫn là chế độ áp bức bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa

tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuấtvới chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được màngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra.Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân laođộng quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản" (2)

Mặc dù sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tựnhiên, nhưng sự thay thế ấy bao giờ cũng trải qua một quá trình biến đổi, chuyển đổi lâudài Đó là thời kỳ quá độ Sở dĩ phải có thời quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội, trước hết là do chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản khác nhau một cách căn bản Xãhội tư bản dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xã hội phân chia thành giai cấp, ápbức, bóc lột giai cấp và tồn tại sự đối kháng giai cấp, còn xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độcông hữu về tư liệu sản xuất, không phân chia thành giai cấp, không có bóc lột, áp bứcgiai cấp và đối kháng giai cấp Rõ ràng, hai xã hội khác nhau như thế nên để từ xã hội nàychuyên đổi sang xã hội kia, dĩ nhiên, cần phải có một khoảng thời gian chuyến đổi lâudài Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất là nền sản xuất đại công nghiệpvới trình độ cao làm cơ sở vật chất cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội, tuynhiên, cần phải có thời gian lâu dài để tổ chức, sắp xếp lại, quản lý và điều tiết nền đạicông nghiệp đó cho phù hợp với điều kiện của chủ nghĩa xã hội Thứ ba, chủ nghĩa tư bản

đã mở đường và tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất xã hội nhưngquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành "xiềng xích" kìm hãm sự phát triển của nó

2

Trang 7

vì vậy phải có một thời gian nhất định để xóa bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất cũ và xâydựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất Thứ tư, xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc hoàn toàn mới mẻ, khó khăn,phức tạp, chưa có tiền lệ, vì vậy, việc xây dựng này phải được thực hiện một cách thậntrọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh Hơn nữa, việc cải tổ sản xuất thayđổi căn bản mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một công việc vừa phức tạp, vừa phải đấutranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa các lực lượng xã hội có lợi ích và quyền lợiđối lập nhau vì lẽ đó, thực trạng này sẽ diễn ra một cách lâu dài trong đời sống xã hội

Đó là những nét cơ bản nhất của tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Dĩ nhiên, tính tất yếu này được qui định một cách cụ thể bởi những đặc điểm văn hóa,những đặc thù của xuất phát điểm của các nước, các chế độ xã hội khác nhau khi tiến lênchủ nghĩa xã hội Chính đặc điểm văn hóa và đặc thù của điểm xuất phát khi bước vàothời kỳ quá độ sẽ qui định nội dung, đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và độ dài của thời kỳquá độ của mỗi quốc gia Điều này cũng có nghĩa, mỗi quốc gia sẽ có thời kỳ quá độ từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc riêng của mình

2 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Phạm trù thời kỳ quá độ được C.Mác nêu ra trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnhGôtha là:"Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cảibiến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá

độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là gì khác hơn là nền chuyên chínhcách mạng của giai cấp vô sản"(3) Đây là một định nghĩa nổi tiếng về thời kỳ quá độ.Trong tác phẩm này, C.Mác chỉ rõ thời kỳ quá độ có một số điểm đáng lưu sau: xã hộithời kỳ quá độ là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó, mọi mặt của nóđều mang dấu ấn sâu sắc của xã hội tư bản chủ nghĩa; Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biếncách mạng một cách sâu sắc từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa;Công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước, đó là nhà nước chuyên chính cách mạngcủa giai cấp vô sản; Thời kỳ quá độ là thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn (4)

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác, V.I Lênin đã nói một cách cụ thểhơn về thời kỳ quá độ: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó

có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của

cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có” Và,(5)V.I Lênin, nói rõ hơn: về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản

và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thể không baogồm những đặc điểm hoặc những đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội ấy Thời kỳquá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bảnđang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủnghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phátsinh nhưng vẫn còn rất non yếu” (6)

Trên cơ sở quan điểm của C.Mác, V.I.Lênin đã chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản của thời kỳquá độ là:

3

Trang 8

Thứ nhất, đó là thời kỳ, xét về mọi mặt của đời sống xã hội, đều do nhiều thành phầnkhông thuần nhất tạo nên Đó là thời kỳ có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau giũa chủ nghĩa

tư bản và chủ nghĩa xã hội Theo V.I Lênin, trong thời kỳ này một mẩu nhỏ của chủ nghĩa tư bản và một mẩu nhỏ của chủ nghĩa xã hội tồn tại cạnh nhau

Thứ hai,đó là thời kỳ, sự phát triển của cái cũ, của những trật tự cũ đôi khi lấn átnhững mầm mống của cái mới, những trật tự mới V.I Lênin cho rằng những mảnh vụncủa trật tự cũ đôi khi chất đống lại một cách nhanh chóng, trong khi những mầm mốngcủa cái mới có khi lại phát triển chậm chạp và không phải bao giờ cũng thấy rõ ngayđược

đó là thời kỳ xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của tính tự phátThứ ba,

tiểu tư sản, là thời kỳ chứa đựng mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa tính kỷ luậtnghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tưsản V.I Lênin khẳng định, mâu thuẫn giữa tính tự phát tiểu tư sản và tính kỷ luật nghiêmngặt của giai cấp vô sản là một trong những đặc điểm nổi bật của giai đoạn quá độ

đó là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều lầnThứ tư,

thử nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, những hướng đi đúng đắn; tuy nhiên, trong quátrình thử nghiệm ấy có thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng V.I Lênin từngnói, chúng ta biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấutranh vô cùng khó khăn Nhưng chúng ta sẵn sàng chịu hàng nghìn khó khăn, thực hiệnhàng nghìn lần thử, và, khi chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta

sẽ thực hiện cái lần thử thứ một nghìn lẻ một (7)

Đồng thời, V.I Lênin, cũng đã có sự phân chia quá trình hình thành và phát triển củachủ nghĩa cộng sản thành 3 giai đoạn cụ thể như sau: giai đoạn những cơn đau đẻ kéo dài;giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa; và giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủnghĩa(8) Theo V.I Lênin "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa” chính là xã hội xãhội chủ nghĩa còn thời kỳ những cơn đau đẻ kéo dài" chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội (Trong tác phẩm Cương lĩnh quân sự của cách mạng vôsản năm 1916, lần đầu tiền V.I Lênin dùng khái niệm: "thời kỳ quá độ từ xã hội tư sảnsang xã hội xã hội chủ nghĩa") Như vậy, thời kỳ quá độ là một giai đoạn độc lập có vị tríriêng biệt nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Điều này cũng có nghĩa thời kỳquá độ chưa phải là chủ nghĩa xã hội và cũng không nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩacộng sản Xác định đúng và làm rõ vị trí của thời kỳ quá độ có ý nghĩa lý luận và thực tiễnquan trọng bởi nó giúp ta xác định được đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ cũng như mụcđích của thời kỳ này

Độ dài của thời kỳ quá độ bao giờ cũng bị qui định bởi đặc trưng văn hóa và xuất phátđiểm khi bước vào thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia cụ thể V.I Lênin cho rằng, cần phải

có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Ông còn nói

cụ thể hơn: " tất yếu phải có một thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển, thì thời kỳ đó càng dài) tiến lên xã hội cộngsản chủ nghĩa” Như vậy theo V.I Lênin, bản thân những nước có điểm xuất phát khi(9)bước vào thời kỳ quá độ là từ chủ nghĩa tư bản đã cần phải có độ dài của thời kỳ quá độ làkhá lâu dài thì đối với những nước có điểm xuất phát thấp hơn chủ nghĩa tư bản - tiền tưbản chủ nghĩa, thì càng chắc chắn rằng sẽ có thời kỳ quá độ còn phải lâu dài hơn gấp

4

Trang 9

nhiều lần Bởi lẽ, về mặt khách quan, chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở của sự phát triểnchủ nghĩa tư bản; hay nói cách khác, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của mình, chủnghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề hiện thực (cả vật chất và tinh thần) cho sự ra đời của chủnghĩa xã hội Đó không chỉ là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất,nền đại công nghiệp, phương pháp quản lý, tổ chức sản xuất và xã hội mà còn cả sự pháttriển toàn diện của văn hóa, xã hội và con người Đó chính là tiền đề hiện thực của sự rađời của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Trong di sản quý báu của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ

có rất nhiều nội dung phong phú và đa dạng, cũng có những nội dung các ông đề xuất khi

đó đến nay không còn phù hợp, nhưng nhìn chung về cơ bản tư tưởng của các ông về thời

kỳ quá độ cũng như đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ của nó hầu như vẫn giữ nguyên giátrị và vẫn hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại Có thể nêu một số nộidung chủ yếu sau:

Thứ nhất, về xã hội: Trong thời kỳ quá độ, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là

sự đan xen lẫn nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, giữa cái mới và cái cũ,trong khi cái cũ vẫn còn rất mạnh mẽ thì cái mới còn ở dạng mầm mống, yếu ớt, pháttriển chậm chạp

Thứ hai, về chính trị: Thời kỳ quá độ là thời kỳ đầy khó khăn, phức tạp, trải qua

nhiều bước trung gian, nhiều cuộc thể nghiệm, và đặc biệt là luôn luôn vấp phải sự phảnkháng nhằm phá hoại, lật đổ chế độ mới, phục hồi, giành lại chính quyền của giai cấp tưsản vì vậy, nếu không tỉnh táo, sáng suốt và quyết liệt giai cấp công nhân có thể bị thấtbại và mất chính quyền công nông

Thứ ba, về tâm lý - ý thức Đó là tâm lý phục thù, khôi phục lại chính quyền cũ củagiai cấp tư sản; tâm lý vô chính phủ, tập quán tản mạn, tự do buôn bán, hoang mang, daođộng của tầng lớp tiểu tư sản; lối sống thiếu văn hóa, không tuân thủ pháp luật, tệ tham ô,hối lộ, quan liêu; thói kiêu ngạo cộng sản, tâm lý thỏa mãn, hưởng thụ, lười biếng của một

bộ phận trong xã hội Với thực trạng đó nó rất dễ tạo nên một xã hội hỗn tạp và rối loạn

về xã hội và tâm lý xã hội

Thứ tư, về kinh tế: Đó là sự cùng tồn tại đan xen, hợp tác và cạnh tranh quyết liệt với

nhau của các thành phần, yếu tố kinh tế, quan hệ kinh tế cả tư bản, tiền tư bản và xã hộichủ nghĩa Đặc biệt, việc xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải trải qua quá trình lâu dài, dần dần có lộ trình vớinhững bước đi thích hợp và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn của từng giai đoạn phát triển

Thứ năm, về chế độ chính trị: Phải xây dựng và thực hiện chế độ tập trung dân chủ.

Đổi mới xã hội chủ nghĩa đó là sự thống nhất giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm phù hợp và đápứng kịp thời những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của thời kỳ quá độ Đồng thời, quantâm xây dựng, củng cố và nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng nhằm đưa các tổchức này thiết thực góp phần xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa và bảo vệ lợi íchchính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

5

Trang 10

Thứ sáu, về văn hóa, khoa học, kỹ thuật: Đối với việc xây dựng nền văn hóa và

khoa học, kỹ thuật mới xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ cần phải trên cơ sở kế thừa,tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa và khoa học, kỹ thuật với tư cách là những thành tựu mànhân loại đã sáng tạo và tích lũy được hàng nghìn năm qua, nhất là những thành tựu củathời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa (10)

3 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thấm nhuần những tư tưởng căn bản của các nhà kinh điển về thời kỳ quá độ Đảng takhẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã ở nước ta " .là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trêntất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dàivới nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen"(11) Chỉ với mộtđoạn văn ngắn, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những thành tựu về lýluận cũng như thực tiễn có được trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước ta mấy chục năm qua, nhất là trong 25 năm đổi mới, Đảng ta đã đưa ra sự kháiquát về thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Theo sự khái quát của Đảng, thời kỳ quá độ đó là một quá trình cách mạng sâu sắc,triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới Có thể hiểu cái cũ ở đây không chỉ lànhững tàn dư của xã hội tiền tư bản mà xã hội ta mới thoát ra mấy chục năm qua, mà cái

cũ ở đây còn là những yếu tố tư bản chủ nghĩa đang và sẽ hiện diện trong đời sống kinh tế

- xã hội Những nhân tố này có thể là mới so với thực trạng xã hội ta (chẳng hạn như sởhữu tư nhân, kinh tế thị trường ) nhưng lại cũ so với những nhân tố xã hội chủ nghĩa màchúng ta đang xây dựng; đó là để tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Sự biến đổi về chất nghĩa là sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản,toàn diện khác với sự biến đổi về lượng, sự biến đổi của từng bộ phận Nghĩa là trong thời

kỳ quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản và toàn diện

ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; và, quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiềubước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen: Đó là do xuất phát điểmcủa nước ta thấp và xã hội ta cũng chưa trải qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vì vậy,thời kỳ quá độ phải diễn ra lâu dài là một tất yếu lịch sử Đồng thời, với sự lâu dài đó, thời

kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước phát triển khác nhau với nhiều hình thức tổ chức kinh

tế, xã hội cùng phát triển hội nhập, đan xen nhau Có thể khẳng định, khi bước vào thời kỳquá độ, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn Đó là do, đất nước ta mới trải qua hai cuộc chiếntranh nên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều bị tàn phá, chưa kinh qua thời kỳ pháttriển tư bản chủ nghĩa nên hầu như chưa có những tiền đề thực tiễn cơ bản cho sự ra đờicủa chủ nghĩa xã hội, hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã và phong trào xã hội chủnghĩa và công nhân quốc tế đang ở thời kỳ thoái trào Bên cạnh đó, "các thế lực thù địchtiếp tục chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội" Trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng

ta vẫn lạc quan khẳng định, "Chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo đúng đắncủa Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnhchính trị vững vàng và dày dặn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng;nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù laođộng và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta đã từngbước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa

6

Trang 11

học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức cùng với quátrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển” (12)

Nhận thức đúng những thời cơ và thách thức đang đặt ra để thực hiện được mục tiêutổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, Đảng ta chỉ rõ chúng ta phải quán triệt và thực hiệntốt các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; Phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; Xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ vàcông băng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xãhội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và pháttriển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất;Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Đặc biệt, trong Đại hội XI, vấn đề mô hình phát triển xã hội - mô hình chủ nghĩa xãhội Việt Nam đã được Đảng ta trình bày một cách vừa cụ thể vừa hết sức sâu sắc, toàndiện Đảng ta khẳng định, "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xãhội: Dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phùhợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nambình đẳng đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; cóquan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” (13)

Đây là mô hình chủ nghĩa xã hội đặc thù Việt Nam mang tính định hướng trong suốtthời kỳ quá độ Sở dĩ nói định hướng là vì, như đã nêu trên, thời kỳ quá độ là một giaiđoạn phát triển mang tinh độc lập và nằm trong giai đoạn chuyên đổi từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, xã hội trong thời kỳ quá độ chưa phải là xã hội xã hội chủnghĩa mà chỉ là xã hội quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội

Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta khái quát trên phản ánhthực trạng xã hội ta hiện nay với tư cách là những bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ.Khác với những nước tư bản phát triển, khi tiến lên chủ nghĩa xã hội, họ trực tiếp thựchiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản, Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ chúng tachưa trải qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dĩ nhiên, chúng ta có đủ cơ sở thực tiễnkhách quan và chủ quan như Đảng ta đã chỉ rõ để thực hiện thành công sự quá độ tiến lênchủ nghĩa xã hội

Những đặc trưng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang tính chấtđịnh hướng lâu dài vừa mang tính chất những nhiệm vụ cụ thể cần đạt tới trong từng bước

đi, từng giai đoạn, từng thời kỳ của cả thời kỳ quá độ Điều này mang ý nghĩa phươngpháp luận rất quan trọng không chỉ đối với thực tiễn mà cả lý luận Về mặt thực tiễn, môhình chủ nghĩa xã hội không phải là một hệ chuẩn cố định, cứng nhắc, bất biến mà là một

7

Trang 12

hệ thống giá trị phổ quát, sinh động luôn vận động và biến đổi cùng với sự vận động vàbiến đổi của thực tiễn lịch sử Về mặt lý luận, nhận thức là một quá trình và do đó, chân lýcũng là quá trình Nhận thức về chủ nghĩa xã hội với tư cách là nhận thức về một thực thểđang hình thành, đang vận động và phát triển càng là một quá trình phức tạp với nhiều bấtngờ, mới mẻ Do đó, nhận thức vê mô hình chủ nghĩa xã hội càng phải tuân thủ cácphương pháp nhận thức biện chứng duy vật Quan điểm của Đảng ta về mô hình chủnghĩa xã hội xã hội Việt Nam chính là thành tựu to lớn về tư duy lý luận của Đảng ta mấychục năm lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là hai mươi lăm năm đổimới vừa qua Nhưng có thể khẳng định rằng, đó là mô hình tổng quát, trong thời kỳ quá

độ, nhiều đặc trưng mới, cụ thể và phù hợp hơn với thực tiễn, với chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản chắc chắn sẽ được Đảng ta tiếp tục bổ sung và hoàn thiện

4 Đặc điểm thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cái biến cách mạng từ xãhội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa Xã hội củathời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạođức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩacủa chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sởcủa chính nó Về nội dung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cáchmạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghiễn trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần củachủ nghĩa xã hội Đó là thời kỳ thu dài, giảm khó bắt đầu từ khi giai cấp công nhân vànhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưsau:

4.1 Trên lĩnh vực kinh tế

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tấtyếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập Để cập tới đặctrưng này, V1Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh

tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận,những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừanhận là có Song không phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thànhphần của kết cấu kinh tế- xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào? Mà tất cảthen chốt của vấn để lại chính là ở đó Tương ứng với nước Nga V.I Lênin cho rằng thời

kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng; kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế

tư bản, kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xã hội chủ nghĩa

4.2 Trên lĩnh vực chính trị

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, làviệc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sẵn mà thực chất của nó là việc giải cấp côngnhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một

xã hội không giai cấp Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chứcnăng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyênchính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp

8

Ngày đăng: 08/04/2024, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w