1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kỳ học phần văn hiến việt nam đề tài triết lý âm dương ứng dụng ngũ hành trong đời sống

34 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

lOMoARcPSD|9234052 ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA: QTKD – ĐPH – NN – KHXH-TT – KT-QT TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: VĂN HIẾN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG-ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG GVHD: TS Nguyễn Thành Đạo N12 – 3 – 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01, năm 2022 Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA: QTKD – ĐPH – NN – KHXH-TT – KT-QT TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: VĂN HIẾN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG-ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG GVHD: TS Nguyễn Thành Đạo N12 – 3 – 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022 1 Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 Mục Lục MỞ ĐẦU 3 I Khái niệm tín ngưỡng 4 1 Khái niệm 4 2 Nguồn gốc 4 3 Phân loại .4 1 Nguồn gốc: 5 2 Biểu hiện .6 2.1 Tục thờ bà Trời, bà Đất, bà Nước: .6 2.2 Thờ động vật, thực vật: 7 3 Ý nghĩa : .7 III Tín ngưỡng sùng bái con người .7 1 Nguồn gốc 9 2 Thờ cúng tổ tiên 9 3 Thổ công 11 4 Thần làng ( thành hoàng ) 12 5 Vua tổ 14 6 Tứ bất tử 15 IV Tín ngưỡng phồn thực: 16 1 Nguồn gốc: 16 2 Biểu hiện: 17 2.1 Thờ sinh thực khí 17 2.2 Biểu hiện qua kiến trúc 19 2.3 Biểu hiện qua lễ hội 20 2.4 Tín ngưỡng phồn thực qua một số phong tục 25 3 Kết luận .27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 BẢNG ĐÁNH GIÁ 31 Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của Triết học là lịch sử đấu tranh giữa Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Một trong những hình thức biểu hiện sinh động của Chủ nghĩa duy vật chất phát và biện chứng ngây thơ ở phương Đông cổ đại là học thuyết Âm Dương Học thuyết Âm Dương ra đời đánh dấu bước tiến bộ của tư duy lý tính nhằm thoát khỏi sự khống chế về mặt tư tưởng do các quan niệm duy tâm thần bí truyền thống mang lại Học thuyết này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả phương diện bản thể luận và nhận thức luận, ảnh hưởng đó không chỉ đến người Trung Quốc mà còn cả đến các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa ấy, trong đó có Việt Nam Có thể nói, từ khi hình thành và phát triển đến nay, thuyết Âm Dương đã thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần người Việt, nó được thể hiện khá sâu sắc không chỉ trong nhận thức, đánh giá của tư duy logic, mà còn cả trong đời sống sinh hoạt thường nhật của các cộng đồng dân cư, trong lĩnh vực đời sống tinh thần và phương thức giao tiếp Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì yêu cầu thỏa mãn các giá trị về mặt tinh thần càng được coi trọng, trong đó văn hóa được xem là mục tiêu, động lực cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Theo dòng thời gian, học thuyết Âm Dương không hề mất đi giá trị mà chỉ được người Việt tiếp thu có chọn lọc và kế thừa, ứng dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện sống, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của mình Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn “Triết lý âm dương” làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kì của nhóm Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 I Khái niệm tín ngưỡng 1 Khái niệm Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì tín ngưỡng được định nghĩa là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cán h ân và cộng đồng Hay Đào Duy Anh đã từng nói rằng tín ngưỡng là “lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.Dù có thể tồn tại nhiều khái niệm khác nhau ta đều thấy được sự thiêng hóa, sùng bái, sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí 2 Nguồn gốc Tín ngưỡng được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người Nó không chỉ giải thích các hiện tượng tự nhiên- xã hội mà còn là sản phẩm văn hóa được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên- môi trường xã hội và với chính bản thân mình Từ xa xưa, do phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu, thiên tai luôn đe dọa, chưa hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh nên con người phải tìm hiểu, khám phá tự nhiên.Từ đó tín ngưỡng xuất hiện, lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người Ví dụ như người Việt quan niệm rằng trên trời là không gian sinh sống của các vị thần, dưới đất là địa phủ, nơi linh hồn của những người đã mất cư trú Mỗi hiện tượng nắng, mưa, sấm sét, bão tố đều do thần tiên điều khiển, nên người Việt luôn thắp hương cầu khấn mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu 3 Phân loại Ở Việt Nam – là một quốc gia nông nghiệp, người làm nông đòi hỏi cần phải tập hợp nhiều các yếu tố phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, khí hậu thời tiết, nên đặc trưng tín ngưỡng của người Việt có tính tổng hợp, dung hợp cao và theotín ngưỡng đa thần (người Việt thờ rất nhiều các vị thần linh khác nhau) Vậynên tín ngưỡng của người Việt cũng có rất nhiều loại hình khác nhau: Tin ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sung bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 II Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 1 Nguồn gốc: - Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người Với người Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự gắn bó, phụ thuộc với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt - Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần, tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu → tục thờ thần Mẫu https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fm.youtube.com %2Fwatch%3Fv%3DWje4uP- fbbs&psig=AOvVaw2m6zTOPInZhX0lFO4LRN3w&ust=1701619728844000 &source=images&cd=vfe&opi=89978449&ved=0CBEQjRxqFwoTCIDIls6R8 YIDFQAAAAAdAAAAABAQ Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 2 Biểu hiện 2.1 Tục thờ bà Trời, bà Đất, bà Nước: - Bà Trời, bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, Tuy nhiên các bà vẫn song song tồn tại : bà trời Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ , ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana) Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài) Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất,bà nước dưới tên gọi bà thủy, Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch Bà Đất còn tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) → ba bà này tồn tại dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ - Tiếp theo trời- đất- nước là các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp – những hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước Đến khi đạo Phật vào Việt nam, nhóm nữ thần Mây-Mưa-Sấm- Chớp này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc… - Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian Thần không gian được hình dung thco nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và bốn hướng; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm thco Tí, Sửu, Dần, Mão,…) Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười Hai Bà Mụ Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 2.2 Thờ động vật, thực vật: - Chim, rắn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, và do vậy, thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu Người Việt có câu : nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng : Tiên, Rồng Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” - Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa : khắp nơi – dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc – đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,…Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,… 3 Ý nghĩa : - Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước III Tín ngưỡng sùng bái con người Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần Cái tinh thần trừutượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm "linh hồn", và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á còn tách linh hồn ra thành hồn và vía Người Việt cho rằng con người có 3 hồn, nhưng vía thì nam có 7, còn nữ có 9 Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 - Hồn vía chẳng qua chỉ là sản phẩm của trí tuệ bình dân với những con số ước lệ 3-7-9 quen thuộc Dần dần người sau tìm cách giải thích ý nghĩa của những con số này Ba hồn, theo một cách giải thích uyên bác, gồm tinh, khí vàthân Vía là khái niệm trung gian giữa xác cụ thể và hồn trừu tượng, là cái làmhoạt động các quan năng - những nơi cơ thể tiếp xúc với môi trường xungquanh Đàn ông có 7 vía cai quản 7 lỗi trên mặt: hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi vàmiệng Phụ nữ thì có thêm 2 vía cai quản nơi sinh đẻ và nơi cho con bú Như vậy, từ xác đến vía, từ vía đến tinh, từ tinh đến khi, từ khí đến thần là cả mộtchuỗi xích với mức độ trừu tượng và tầm quan trọng tăng dần Hồn vía được người xưa dùng để giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết Trong hồn và vía thì vía phụ thuộc vào thể xác: có người lành vía, người dữ vía, có người yếu vía, người cứng vía.Cho nên, khi gặp người có vía độc, khi chạm vía thi phái đôi vía, trữ vía, giảivía Hồn trừu tượng hơn nên được xem là độc lập với thể xác Hiện tượng ngủmê được giải thích là hồn lâm thời lìa thế xác để đi chu du Khi ốm nặng ngất đibất tỉnh nhân sự thì có tục gọi hồn, ha hồn Hồn của người này (đã chết lâu) có thể nhập vào xác của người kia (mới chết), sinh ra chuyện Hồn trương Ba,da hàng thịt Khi chết thi hồn vía đều lìa khỏi xác mà ra đi Chết tức là cơ thể từ trạng thái động trở thành tĩnh, cho nên theo triết líâm dương thì hồn đi từ cõi Dương (Dương gian, Dương thế) sang cõi Âm (Âmti, Âm phủ) Đó là một thế giới bên kia, ở vùng nông nghiệp sông nước này thì"thế giới bên kia" cũng là nơi sông nước, ngăn cách chúng ta bằng chín suối (9 -con số lẻ ước lệ biểu thị số nhiều); tới đó phải đi bằng thuyền: Thời Đông Sơn,người chết được chôn trong những quan tài bằng thân cây đẽo theo hình thuyền.Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và suốt miền duyên hải Trung Bộ còn lưu giữ nghi lễ106"chèo đưa linh" - hội các bà múa điệu chèo đò và hát những câu tiễn đưa linhhồn người chết về nơi chín suối 1 Nguồn gốc Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 + Do quan niệm trong con người có thể xác và linh hồn Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á để chia linh hồn thành hồn và vía Hồn vía là sản phẩm của trí tuệ bình dân với những con số 3-7-9 ước lệ (sản phẩm của truyền thống coi trọng những con số lẻ của người Việt) Có 3 hồn là tinh, khí và thần “Tinh” là sự tinh anh trong nhận thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại) “Khí” là khí lực, là năng lượng làm cho cơ thể hoạt động “Thần” là thần thái, là sự sống nói chung Đàn ông có bảy vía là 7 lỗ trên mặt: hai tay, hai mắt, 2 lỗ mũi và một cái miệng Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ sinh sản và chổ cho con bú.+ Người xưa đã thần thánh hóa linh hồn và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết Vía phụ thuộc vào thể xác,có người lành vía, yếu vía, dữ vía, cứng viết, độc vía, vía nặng, vía nhẹ.Khi chạm vào độc vía nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác người khác) 2 Thờ cúng tổ tiên Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và là nét đặc thù của vùng văn hóa này (Đinh Gia Khánh,1993), nhưng, theo quan sát của nhà dân tộc học người Nga G.G Stratanovich(1781 thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt.Ở người Việt, nó gầnnhư trở thành một thứ tôn giáo (nhiều nơi gọi là Đạo Ông Bà); ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà Khác với người phương Tây coi trọng ngày sinh, trong tục thờ cúng cúng tổtiên, người Việt Nam coi trọng hơn cả là việc cúng giỗ vào ngày mất (kị nhật),bởi lẽ người ta tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng Ngoài ngàygiỗ thì việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào các ngày mồng Một,ngày Rằm; dịp lễ tết và bất kì khi nào trong nhà có việc (dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử,…) Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com) lOMoARcPSD|9234052 xem là biểu thị vua Pôklông Garai, là sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền Không chỉ có linga mà biểu tượng yoni trong tín ngưỡng phồn thực của người Chăm cũng rất đa dạng từ khối hình vuông, hình khối tròn và có cả khối hình chữ nhật nhưng loại này thì ít hơn Trong điêu khắc chăm, bên cạnh những linga và yoni rời thì biểu tượng linga - yoni đi liền với nhau rất thường gặp Đa số trên mỗi bệ yoni lại được thể hiện một linga, chúng tạo thành một khối thống nhất thể hiện sự kết hợp hài hòa âm dương làm cho mọi vật được sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tạo hóa được tái sinh Và biểu tượng này chúng ta thấy được thờ tại nhiều hệ thống tháp của người Chăm như bên trong lòng tháp Nam của cụm tháp Hòa Lai, trong lòng tháp chính Poshanu cũng như tháp Nam, tháp Đông Nam, tháp Tây Bắc của cụm tháp Bà Ponagar hay tại Khu Đền tháp Mỹ Sơn Bên cạnh đó cũng có những trường hợp trên một bệ yoni lại có nhiều linga ví như tại Thánh địa Mỹ Sơn có một linga đôi nằm trên bệ yoni Đặc biệt nhất có lẽ phải kể tới là biểu tượng linga được thay thế bằng hình ảnh vị thần ngồi trên bệ yoni Tiêu biểu cho kiệt tác về điêu khắc này là bộ yoni ở tháp chính Ponagar Nha Trang Tượng nữ thần Pô Inư Nagar được tạc bằng đá hoa cương màu đen nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề Với bố cục như trên thì linga chính là tượng thờ còn yoni là bệ thờ đã tạo nên một bộ linga - yoni hoàn chỉnh, là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm Như vậy từ thực tiễn trên cho thấy tín ngưỡng phồn thực của dân tộc Chăm gắn liền với tôn giáo, mang tính tôn giáo đậm nét do đó nó chi phối mọi mặt đời sống của người Chăm Đồng thời, nó cũng không đơn thuần mang tính bản địa mà có sự giao lưu, tiếp biến sâu sắc với văn hóa khu vực và đặc biệt là văn hóa Ấn cho nên tín ngưỡng phồn thực của dân tộc Chăm có nhiều nét độc đáo, riêng biệt so với các dân tộc khác ở nước ta từ sự phong phú về số lượng, đa dạng về Downloaded by Heo Út (quangutbin@gmail.com)

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w