tiểu luận cuối kỳ lịch sử thế giới cổ trung đại chủ đề 2 chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử ấn độ

29 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận cuối kỳ lịch sử thế giới cổ trung đại chủ đề 2 chế độ đẳng cấp và những ảnh hưởng của nó trong lịch sử ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ nhân của nền văn minh này là ngườiĐraviđa, qua nghiên cứu các hiện vật tìm được và tìm hiểu cấu trúc củahai thành phố này cho thấy: đây là thời kỳ xã hội người Đraviđa đã có sựphân h

Trang 1

Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học Giáo Dục

TIỂU LUẬN CUỐI KỲLỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI

CHỦ ĐỀ 2: CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓTRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ

Mã số sinh viên21010296

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Nhật Linh Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu môn học thầy đã rất nhiệt tình và tâm huyết dạy bảo cũng như chỉ dẫn chúng em Thầy không chỉ giúp đỡ chúng em tích lũy kiến thức mà còn dạy cho chúng em thêm nhiều bài học về kinh nghiệm sống, giúp chúng em có cái nhìn sâu sắc hơn về con người và cuộc sống Từ những bài giảng của thầy đã giúp em có được những câu trả lời về cuộc sống nói riêng cũng như trong lĩnh vựchọc tập chuyên ngành nói riêng để có thể trở thành một nhà giáo trong tương lai sau này

Kiến thức là một rừng trời bao la và vô tận, khả năng tiếp thu những kiến thức ấy của mỗi người đều sẽ có giới hạn nhất định Vậy nên, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này em cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em mong thầy sẽ thông cảm và cho em những lời nhận xét để bài làm của em được hoàn thiện và tốt hơn.

Lời cuối, em kính chúc thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và sẽ luôn nhiệt huyết với công việc trồng người gây dựng tương lai mai sau Chúc thầy luôn thành công trên con đường giảng dạy của mình.

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤCMở đầu

Lý do chọn đề tài

Chương I: Sơ lược về Ấn Độ và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ 4

1. Sơ lược về Ấn Độ cổ trung đại 4

2. Sơ lược về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ 8

Chương II: Chế độ đẳng cấp Varna 9

1.Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp Varna 9

2.Nội dung của chế độ đẳng cấp Varna 13

a Sự phân biệt về kinh tế 10

b Sự phân biệt về chính trị 16

c Sự phân biệt về tôn giáo 16

d Sự phân biệt về hôn nhân, gia đình 17

e Sự phân biệt về cách đặt tên, ăn mặc, giao tiếp 18

Chương III: Chế độ đẳng cấp Jati 19

1 Nguồn gốc của chế độ đẳng cấp Jati 19

2 Nội dung của chế độ đẳng cấp Jati 20

Chương IV: Vai trò của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ 211.Vai trò về kinh tế 21

2.Vai trò về chính trị- xã hội 22

Chương V: Kết luận……… 23

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

Mở Đầu1 Lý Do Chọn Đề Tài

Như chúng ta đã biết văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của thếgiới Ấn Độ đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của nhiều nướcvà nhiều khu vực trên thế giới Những ảnh hưởng đó đã góp phần và thúc đầy sự đadạng và phong phú trong văn hóa của nhiều nước Nhưng hiện nay, có thể thấy sựphát triển của Ấn Độ không thực sự tương xứng với những gì mà Ấn Độ đang có.Một trong những nguyên nhân khiến Ấn Độ bị kìm hãm sự phát triển đó chính là“chế độ đẳng cấp” một trong những nét đặc trưng của lịch sử Ấn Độ khi mà chúng tanhắc đến nó Phân biệt đẳng cấp có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với xã hội Ấn Độ, nóđã tồn tại dai dẳng trong suốt chiều dài lịch sử Ấn Độ Và việc lựa chọn phân tích“chế độ đẳng cấp” ở Ấn Độ là một điều hết sức cần thiết để có thể hiểu rõ về xã hộicủa quốc gia này cũng như những hạn chế mà đất nước này còn chưa thể giải quyết.

I Sơ lược về Ấn Độ và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.1 Sơ lược về Ấn Độ cổ trung đại.

Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trongđó có dãy Himalaya nổi tiếng Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc Miền Bắc ẤnĐộ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) tạo thành haiđồng bằng màu mỡ – cái nôi của văn minh cổ Ấn Độ [1] Trước khi đổ ra biển, sôngẤn chia làm năm nhánh, và biến lưu vực của mình thành đồng bằng Pungiáp Đốivới người Ấn Độ, sông Hằng là dòng sông linh thiêng có thành phố Varanadi(Beenarét) bên bờ, nơi đây từ ngàn xưa, người Ấn Độ cử hành lễ tắm truyền thốngmang tính chất tôn giáo…

Trong lịch sử có thời điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khác nhau vớihàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôn giáo [2] Nền vănhoá Ấn Độ được thể hiện qua các truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc cũng nhưđời sống tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi Cư dân Ấn Độ rất phứctạp với nhiều bộ tộc khác nhau Những chủng tộc chính là người Dravidian cư trúchủ yếu ở miền Nam và Arya chủ yếu ở sông Hồng miền Bắc.

Nhìn chung, đất nước Ấn Độ có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt và phức tạp.Vừa có nhiều núi non trùng điệp, nhiều sông ngòi và những đồng bằng trù phú; cóvùng mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, có vùng lại bị tuyết phủ quanh năm, lại có nhữngvùng sa mạc khô khan nóng bức “Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiênvà khí hậu ở Ấn Độ luôn là những thế lực đè nặng lên đời sống và in đậm nét trongtâm trí của người Ấn Độ cổ” [3]

Trang 5

Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho tới khi bị thực dân Anh chinh phục, lịchsử cổ trung đại Ấn Độ chia thành các thời kỳ:

- Thời kỳ cổ đại

● Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỉ III đến giữa thiên kỉ IITCN) hay còn gọi là thời kỳ văn hóa Haráppa và Môhenjô Đarô (do việcphát hiện ra hai thành phố Haráppa và Môhenjô Đarô bị chôn vùi dướiđất ở vùng lưu vực sông Ấn) Chủ nhân của nền văn minh này là ngườiĐraviđa, qua nghiên cứu các hiện vật tìm được và tìm hiểu cấu trúc củahai thành phố này cho thấy: đây là thời kỳ xã hội người Đraviđa đã có sựphân hoá giai cấp, nhà nước đã hình thành.

● Thời kì Vêđa (từ giữa thiên kỉ II đến giữa thiên kỉ I TCN): Lịch sử Ấn Độthời kỳ này được phản ánh trong bộ kinh Vêđa, bộ kinh Thánh của đạoBàlamôn nên được gọi là thời kỳ Vêđa Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là ngườiAryan (nghĩa là “người cao quý”) mới di cư từ Trung Á vào Ấn Độ (vàokhoảng năm 1500 TCN) Trước khi vào Ấn Độ, người Aryan còn đang ởtrong thời kỳ tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc, sống cuộc sống du mục, chưađịnh cư, tức là ở trình độ văn minh thấp hơn so với người Đraviđa Khi vàoẤn Độ, người Aryan học tập kỹ thuật làm nông nghiệp của người Đraviđa,bắt đầu sống định cư, dần dần xây dựng các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ.Trong quá trình đó, người Aryan đã xây dựng chế độ đẳng cấp, để bảo vệ chếđộ đẳng cấp họ dùng luật pháp (luật Manu) và tôn giáo (đạo Bàlamôn) Dovậy, trong thời kỳ này ở Ấn Độ xuất hiện 2 vấn đề có ảnh hưởng rất quantrọng và lâu dài trong xã hội đó là chế độ đẳng cấp Vácna và đạo Bàlamôn.● Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV TCN: là thời kỳ hình thành các quốc

gia sơ kỳ Đây cũng là thời kỳ các vương quốc ở Ấn Độ tranh giành quyền báchủ ở lưu vực sông Hằng, trong đó vương quốc Magađa là vương quốc lớnmạnh nhất ở vùng Bắc Ấn.

● Ấn Độ từ thế kỷ IV đến thế kỷ II TCN: Vương triều Môrya (321 – 187 TCN)do Sanđra Gúpta, biệt hiệu là Môrya (chim công) lập nên sau khi đánh thắngquân Makêđônia, giải phóng đất nước Đây là triều đại huy hoàng nhất tronglịch sử Ấn Độ cổ đại, đặc biệt giai đoạn cường thịnh là thời Asôca (273 – 236TCN) Đạo Phật trở thành quốc giáo.

● Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ IV sau công nguyên: Sau khi Asôca chết,vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần dần

Trang 6

tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt trầmtrọng Tộc Cusan từ Trung Á vào chiếm miền Tây Bắc Ấn Độ, thành lậpnước Cusan Dưới thời vua Canixca (78 – 123) - vốn là một người tôn sùngđạo Phật, nên Phật giáo thời kỳ này cũng rất hưng thịnh Sau khi Canixcachết, nước Cusan ngày càng suy yếu, đến thế kỷ V thì bị diệt vong.

- Thời kỳ trung đại

● Vương triều Gúp ta (từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI): đây là thời kỳ xác lập chếđộ phong kiến ở Ấn Độ Giai đoạn này được xem là “Thời đại cổ điển” tronglịch sử Ấn Độ Các phương diện chính trị - xã hội và nền văn hóa được địnhhình, trở thành bản sắc của Ấn Độ.

● Vương triều Hác sa (thế kỷ VII đến thế kỷ XII): là thời kỳ tồn tại chế độphong kiến phân tán ở Ấn Độ Trong thời kỳ này, có một giai đoạn dưới thờitrị vì của Hác sa, Ấn Độ trở thành một vương quốc tương đối hùng mạnh ởmiền Bắc Ấn Độ, đến năm 648, khi Hác sa chết, quốc gia do ông dựng lêncũng tan rã theo Từ đó cho đến thế kỷ XII là thời kỳ Ấn Độ liên tiếp ngoạitộc xâm chiếm Đến năm 1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vàoÁpganixtan.

● Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 – 1526): Đây là thời kỳ thống trị của ngườiHồi giáo Năm 1206, viên tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đãtách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm vua (xuntan), đóngđô ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (hay vương triều Hồi giáo Đêli).

● Vương triều Môgôn (1526 – 1857): là thời kỳ Ấn Độ bị Mông Cổ xâm lượcvà thống trị Từ giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ,đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn bị biến thành thuộc địa của Anh, vương triềuMôgôn tồn tại đến năm 1857 thì bị diệt vong.

Khoảng 10.000 năm TCN dân từ Trung Á tràn xuống vùng Ngũ Hà (Punjab) chủyếu là người Aryan chinh phục người dân địa phương Dravidian, bắt họ làm nô lệ.Người Dravidia có màu da sạm đen, thân hình nhỏ thấp, tóc dài và xoăn, mặt hơidài, mũi thấp rộng, mắt đen [4] Người Aryan có thân hình cao lớn, mặt vuông,nhiều râu, mũi nhỏ và cao, mắt đen, màu da trắng Đặc biệt là người ta cho giốngngười Dravidian là dân địa xưa nhất và nổi bậc nhất trong các dân tộc đất Ấn, làchủ của nền văn hóa Indus Người Dravidian sống theo chế độ mẫu hệ, họ quy tụthôn xóm thành gia tộc, rồi dần phát triển thành bộ tộc và thờ duy nhất một tôngiáo Họ thờ nữ thần sáng tạo đất đai và dân tộc Người Dravidian tồn tại thời đại

Trang 7

đồ đồng, đến thời đại đồ sắt thì người Aryan xâm nhập Tây Bắc Ấn Độ rồi dần dầnlàm chủ cả bán đảo này Tuy về sau người Dravidian bị người Aryan đồng hóa haybắt làm nô lệ, những người Aryan đã ảnh hưởng rất lớn về tín ngưỡng, văn minh,kỹ thuật, trồng trọt của người Dravidian Nền văn hóa sớm nhất của Ấn Độ cổ lànền văn minh sông Indus, là công cuộc khai quật di tích cổ của vùng hạ lưu sôngIndus như: Môhenjô- Darô và Harappa vào những năm hai mươi của thế kỷ, do nhàsử học Anh Sir John Marshall và hai cộng sự Ấn Độ là R.D Banerji, D.R Sani, đãchứng tỏ điều đó.

Nền văn minh Ấn Độ cũng có rất nhiều thành tựu lớn như:

+ Chữ viết: là một biểu hiện của văn minh Chữ viết xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ từnền văn minh sông Ấn Tại các di chỉ thuộc nền văn minh sông Ấn, người ta đãphát hiện được hơn 3000 con dấu khắc chữ đồ hoạ, nhưng đáng tiếc cho đến ngàynay người ta vẫn chưa tìm ra cách giải mã loại chữ này Có thể coi dân tộc Ấn làdân tộc có chữ viết vào loại sớm nhất thế giới.

+ Văn học: rất phong phú, rất đặc sắc, giàu tính sáng tạo, thấm đậm tinh thần nhânvăn, tinh thần Hinđu giáo Các tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ như:

● Kinh Vêđa: là bộ kinh cầu nguyện nhưng đồng thời nó cũng là một tác phẩmvăn học cổ xưa nhất của Ấn Độ.

● Bramana (Phạn thư), Upanisát (sách nghĩa sâu)…nhưng giá trị văn họckhông đáng kể, chủ yếu là những bài cầu nguyện, thần chú, những nghi thứccúng bái…

● Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana có sức ảnh hưởng rộng lớn của ẤnĐộ

+ Tôn giáo: Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo, là quê hương của hai trong sốnhững tôn giáo lớn nhất thế giới như đạo Hinđu, đạo Phật, ngoài ra còn có các đạoJain, đạo Xích Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo vẫn giữ một vai trò lớn trong đờisống tâm linh của con người Ấn Độ.

Trang 8

2 Sơ lược về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong giai đoạn Cổ- Trung đại.

Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số các tôn giáo lớn trênthế giới có xuất xứ từ Ấn Độ đó là Đạo Phật và Đạo Hindu Trong lịch sử Ấn Độ,tôn giáo đã và vẫn có những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Trong bộ luật Manu những quy định về tôn giáo được đề cậptương đối nhiều và khá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi vàtrách nhiệm của mỗi đẳng cấp trong xã hội Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cánhân đều thuộc một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phậnthuộc về đẳng cấp mình Ở khía cạnh luật pháp Manu đã đưa ra những quy định vềtôn giáo với từng đẳng cấp rất rõ ràng.

Đạo Hindu ở Ấn Độ đã được hình thành qua một quá trình phát triển lâu dài baogồm các giai đoạn đạo Vêda (Vedism), đạo Balamôn (Brahmanism) và cuối cùnglà Ấn Độ giáo hoàn chỉnh (Hinduism) Giáo lý cơ bản của đạo Hindu được thể hiệnqua bộ kinh Vêda gồm bốn quyển và các kinh sách khác Nền tảng của Manu dựatrên kinh Vêda - chứa đựng những yếu tố căn bản nhất của Hindu giáo, do vậyquan niệm của Manu gần như là quan niệm của Hindu giáo về xã hội và con người.Theo Manu xã hội được phân chia theo đẳng cấp và giới tính, các đẳng cấp có trậttự trên dưới rõ ràng Xã hội là một hệ thống chặt chẽ vì mỗi người đều có nhữngdharma của riêng của mình và cố gắng thực hiện dharma như là một trách nhiệmbắt buộc nhằm duy trì trật tự xã hội Manu chấp nhận một xã hội mà ở đó kháiniệm Varna được tồn tại một cách hoàn chỉnh Veda nói rằng sự tồn tại của vũ trụlà dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp Nguồn gốc của họ thể hiện vị trí của họtrong xã hội Đẳng cấp Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma, đẳng cấpKsatra được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaishra được sinh ra từ bắp đùi vàShudra được sinh ra từ bản chân của thần.

Trang 9

Ấn Độ tuy có nhiều tôn giáo nhưng chỉ có tôn giáo của người Aryan là chínhthống, tức là tư tưởng và tín ngưỡng nhất quán từ Veda (Rig-Veda, Sama-Veda,Yayur- Veda, Atharva-Veda) Do đó, việc phân chia giai cấp cũng xuất hiện khingười Aryan đến Ấn Độ Họ dựa vào thế lực và giáo điển Veda để thiết lập môhình công xã nông thôn đã hình thành bốn đẳng cấp bốn giai cấp.

Ấn Độ cổ đại không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do mối quan hệ bất công và sự bóclột hà khắc của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ, mà cònbóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc, còn gọi là chế độ đẳngcấp nghiệt ngã gây nên Ngay trong bộ luật của xã hội Ấn Độ cổ như Dhamashàs(Pháp điển), Manousmtri (Bộ luật Manu) cũng đã thừa nhận và bảo vệ hệ thốngphân chia đẳng cấp này [5] Để bảo vệ địa vị và quyền lợi bất di bất dịch chonhững đẳng cấp bên trên, các bộ luật cổ Ấn Độ còn đặt ra những điều luật rấtnghiêm ngặt, nhằm quy định quyền lợi, nghĩa vụ cho đẳng cấp xã hội mà Bàlamôncho đó là trật tự an bài có tính tiền định theo ý chí của thần thánh.

II Chế độ đẳng cấp Varna.1.Nguồn gốc

Xã hội Ấn Độ cổ đại không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ bất công và sựbóc lột nặng nề của giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ mà còn bịbóc lột bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc.

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Hindu giáo được coi là tôn giáo lớn nhất, mang đậmbản sắc văn hóa Ấn Độ Đạo Hindu ở Ấn Độ được hình thành và hoàn thiện quamột quá trình phát triển lâu dài bao gồm 3 giai đoạn gồm: Vêđa, Bàlamôn vàHindu Giáo lý cơ bản của Hindu giáo tập chung trong bộ kinh Vêđa và các kinhsách quan trọng khác cùng những quan điểm trong hai bộ sử thi Mahabrahata vàRamayana.

Trong Ấn Độ giáo có sự phân chia đẳng cấp khác nhau Bao gồm bốn đẳng cấp.Bốn đẳng cấp truyền thống trong xã hội người Aryan này được ghi chép trong bộkinh Rig Veda là những phần thân thể của Thần Ngã (Purusha), được hình thànhlâu đời từ lúc khai thiên lập địa Khi đó con người đầu tiên là Purusha được hiến tế.Miệng, cánh tay, bắp đùi và bàn chân của Purusha trở thành 4 đẳng cấp (Varna)khác nhau:

Brahmana (hoặc Brahmin) là giai cấp tu sĩ Bà La Môn, là giai cấp cao nhất trong 4

Trang 10

đẳng cấp Tương truyền rằng Brahman xuất phát từ miệng của thần Purusha nên họ

Trang 11

hát những lời kinh thiêng liêng Khả năng hát kinh đóng vai trò rất quan trọng củaẤn Độ giáo vì kinh kệ chỉ được lưu truyền bằng khẩu ngữ Tầng lớp này được xemlà cao quý nhất, có trách nhiệm giáo dục giảng kinh cho các dòng dõi quý tộc,được xem trọng và được hưởng nhiều quyền lợi nhất Các tầng lớp dưới phải phụcvụ đẳng cấp này.

Kshatriya là giai cấp chiến binh, được hình thành từ cánh tay của Thần Purushanên tầng lớp này dùng đôi tay của mình để chiến đấu bảo vệ đất nước và nhân dân.Tầng lớp này cũng được mọi người xem trọng và có nhiều quyền lợi.

Vaishya là giai cấp thương buôn và nông dân bình thường, được sinh ra từ bắp đùicủa Thần Purusha, do đó có trách nhiệm nâng đỡ cuộc sống của mọi người và làmnhiều công việc đòi hỏi những kỹ năng Có rất ít quyền lợi, trong đó quyền đượcbỏ phiếu bầu cử.

Shudra là giai cấp nô lệ và nông dân nghèo không có ruộng đất được sinh ra từ bànchân của Thần Purusha do đó được coi là dơ bẩn phải làm việc nặng nhọc và hầuhạ những người khác, không có bất kỳ quyền lợi gì.

Đạo Bà La Môn tuyên truyền cho học thuyết vạn vật trong vũ trụ là vĩnh viễn, bấtdi bất dịch, cũng có nghĩa là xã hội có giai cấp và chế độ chủng tính là không thểthay đổi [7] Đạo đó lại còn tuyên truyền thuyết luân hồi, cho rằng sau khi chết,người sẽ biến ra kiếp khác Kẻ có nhiều tội lỗi về sau sẽ đầu thai vào súc vật Nhưvậy giáo lý đó uy hiếp tinh thần của nô lệ và quần chúng bị áp bức, bóc lột, khiếncho họ không dám chống lại nền thống trị đó là làm điều ác, mà làm điều ác tức làkiếp sau sẽ hóa thân làm loài cầm thú Tuân theo lời dạy của tầng lớp Bà La Môntức là làm điều thiện, mà làm điều thiện thì có hy vọng kiếp sau sẽ hóa thân thànhchủng tính cao cấp Sở dĩ ngày nay người Shudra và người nô lệ chịu khổ sở là vìhọ phạm tội lỗi ở kiếp trước, không nên oán trách ai, giáo lý Bà La Môn rõ ràng làphục vụ cho chế độ chủng tính đầy tội ác của xã hội Ấn Độ cổ đại.

Vào khoảng trên dưới 2000 năm trước Công nguyên, một số bộ lạc thuộc chủngngười Aryan từ miền núi Hindu Kush và cao nguyên Pamir bắt đầu xâm lược miềnTây Bắc Ấn Độ [6] Người Aryan lúc này đang sống dưới chế độ công xã thị tộcmạt kỳ, gồm nhiều bộ lạc du mục Các bộ lạc đó liên kết với nhau thành liên minhbộ lạc, đứng đầu có “vua” (Raja) – thực chất là tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự.Nhưng quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về đại hội các thành viên nam giới của bộ lạc.Trong tập kinh Rigveda (hay còn gọi Rig Veda) có gọi các bộ lạc thổ dân sống ởphía Bắc của Ấn Độ là: “Dasa” – có nghĩa là kẻ thù Về sau, chữ “Dasa” dùng đểchỉ nô lệ.

Trang 12

Điều đó chứng tỏ rằng người Aryan đi chinh phục đã biến đại bộ phận người thổdân bị chinh phục ở miền Bắc Ấn Độ thành nô lệ.

Chế độ đẳng cấp Varna trong tiếng Ấn Độ còn có nghĩa là “màu sắc” Lúc đầu đólà sự phân biệt về màu da, chủng tính, chủ yếu giữa người Aryan- kẻ đi trinh phụccó trình độ văn minh thấp hơn người Dravidian- kẻ bị chinh phục nên người Aryanđặt ra chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc để thống trị người bản địa Sauđó người Bồ Đào Nha đến Ấn Độ đã dịch chữ varna thành “casta” nghĩa là thuầntúy, không pha trộn để chỉ những tầng lớp đặc biệt trong xã hội bản xứ Đầu tiên sựphân chia đẳng cấp dựa theo màu da: một bên là giống người mũi cao với một bênlà giống người mũi tẹt; một bên là dân tộc Aryan với một bên là dân tộc Naga vàDravidian phải theo quy tắc kết hôn với người cùng dòng giống.

Như vậy, chế độ Varna đầu tiên là dựa trên sự phân chia về màu da, chủng tộc,dòng giống nhưng sau đó cùng với sự biến đổi của xã hội, chế độ Varna được mởrộng ra bằng sự phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kỵ hôn nhân, Theothánh điển của đạo Bàlamôn và bộ luật Manu, người ta đã phân chia trong xã hộiẤn Độ thành rất nhiều chủng tính Nhưng có thể quy thành 4 chủng tính lớn vàcùng với đó là 4 đẳng cấp chính của xã hội Ấn Độ cổ đại:

● Đẳng cấp Brahma (là những tăng lữ, quý tộc, tu sĩ Bàlamôn).● Đẳng cấp Ksatrya (là những vương công, võ sĩ).

● Đẳng cấp Saishya (là những thương nhân, điền chủ, người tự do).

● Đẳng cấp Sudra (là những người thấp kém trong xã hội, đa số là tiện dân và nô lệ).

Trang 14

tinh túy nhất của cơ thể thần, do được ra đời đầu tiên và do hiểu biết kinh Vêđa,Brahman đã được quyền là chúa của toàn bộ tạo vật”.

2 Nội dung của chế độ đẳng cấp Varna

Để bảo vệ địa vị và quyền lợi bất di bất dịch cho đẳng cấp trên các bộ luật cổ ẤnĐộ còn đặt ra những điều luật rất nghiêm khắc nhằm quy định quyền lợi và nghĩavụ cho mỗi đẳng cấp trong xã hội mà đạo Bàlamôn cho rằng đó là trật tự an bài cótính tiền định theo ý chí của thần thánh Theo phân tích ở mục trên, chúng ta có thểnhận thấy từ nguồn gốc ra đời của các Varna đã quyết định địa vị của họ trong xãhội Từ đó, sự phân tầng đẳng cấp trong trật tự Varna thể hiện rõ thứ bậc cao thấptương đương với các thuộc tính, phẩm chất của từng đẳng cấp phân tích sự phânbiệt giữa các đẳng cấp trong chế độ Varna trên các lĩnh vực cụ thể như chính trị,pháp luật, kinh tế, hôn nhân gia đình, tôn giáo, các phương diện khác (ăn, mặc,ở, ):

a Sự khác biệt về mặt kinh tế:Nghề nghiệp của các Varna:

Brahma Dạy (Vêđa); nghiên cứu;hiến tế cho mình; hiến tế chonhững người khác; dạy họcvà nhận (quà biếu) củanhững người trong sạch.

Thầy dạy học, thầy tu,nhà chiêm tinh, thầythuốc, chủ lễ hiến tế,

Ksatrya Cúng lễ, nghiên cứu kinhVêđa, phân phát của bố thí,chiếm đóng quân sự và bảovệ sự sống, bảo vệ nhân dântrong vùng mình cai trị.

Vương công, võ sĩ, ngườicúng lễ,

Saishya Buôn bán, cho vay lãi, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc,

Thợ luyện kim, thợ rèn,thợ gốm, thợ làm cungtên, thợ làm mũi tên, thợmộc, thợ khắc đá, thợkim hoàn, cho

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan