Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng trường đại học thương mại

76 2 0
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng trường đại học thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp và thu thập dữ liệu từ 201 sinh viên đại học ngành CNTT tại Hoa Kỳ.Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, có 5 yếu tố quan trọng ảnh

Trang 1

Phạm Hương Giang – K58SN1 – 22D192022Quế Thị Thùy Dương – K58SN2 – 22D192021Đinh Thị Ngọc Diễm – K58SN2 – 22D192018Trần Ngọc Dũng – K58SN2 – 22D192020BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

TỚI QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CỦA SINH VIÊN

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Ngọc Ánh - K58SN1 – 22D192012

Triệu Tiến Chung – K58SN1 – 22D192016

Đào Linh Chi – K58SN2 – 22D192014

Nguyễn Đăng Cường – K58SN1 – 22D192017

Trang 2

14 Triệu Tiến Chung Nội Dung 15 Nguyễn Đăng Cường

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 14h ngày 04/02/2023 2 Địa điểm: Google Meet

II Thành viên tham gia

- Có mặt: 9/9 - Muộn: 0 - Vắng: 0

III Nội dung

1 Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành HTTTQL của sinh viên đại học Thương mại

2 Nội dung thảo luận

- Các thành viên gặp mặt, trao đổi thông tin - Cùng phân tích đề tài, nêu ý kiến, lập dàn ý

- Căn cứ vào đề tài ra nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2023

Nhóm trưởng Cường Nguyễn Đăng Cường

Trang 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 20h ngày 01/03/2023 2 Địa điểm: Google Meet

II Thành viên tham gia

- Có mặt: 9/9 - Muộn: 0 - Vắng: 0

III Nội dung

1 Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành HTTTQL của sinh viên đại học Thương mại

2 Nội dung thảo luận

- Tổng hợp bài đọc và phân tích hoàn thiện những chương đã xong - Tổng hợp bài phỏng vấn và nêu kết quả định tính

- Lên kế hoạch đi khảo sát và chạy SPSS

- Nhóm trưởng giao công việc các chương tiếp theo

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2023 Nhóm trưởng

Cường Nguyễn Đăng Cường

Trang 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 14h ngày 09/03/2023 2 Địa điểm: Google Meet

II Thành viên tham gia

- Có mặt: 9/9 - Muộn: 0 - Vắng: 0

III Nội dung

1 Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành HTTTQL của sinh viên đại học Thương mại

2 Nội dung thảo luận

Trang 6

MỤC LỤC 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 - Bối cảnh nghiên cứu và đề tài nghiên cứu

1.2 - Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 - Đề tài nghiên cứu trong nước

1.2.2 - Đề tài nước ngoài

1.2.3 - Khoảng trống

1.3 - Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

1.3.1 - Mục tiêu nghiên cứu

1.3.2 - Đối tượng nghiên cứu

1.4 - Câu hỏi nghiên cứu

1.5 - Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 - Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

2.2 - Cơ sở lý thuyết

2.2.1 – Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

2.2.2 – Thuyết hành vi có kế hoạch

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 - Tiếp cận nghiên cứu

3.2 - Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí số liệu

3.3 - Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.1 - Nghiên cứu định tính

Trang 7

3.3.2 - Nghiên cứu định lượng

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 - Phân tích kết quả nghiên cứu định tính

4.2 - Phân tích kết quả định lượng

4.2.1 – Phân tích thống kê mô tả

4.4.2 - Kiểm định Cronbach’s Alpha

4.4.3 – Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.4 – Kiểm định Cronbach’s Alpha biến mới

4.4.5 – Phân tích hồi quy đa biến

4.3 – Kết quả chung

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 – Kết luận

5.2 - Hạn chế của bài nghiên cứu

5.3 - Kiến nghị, đề xuất giải pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Thống kê mô tả theo sở thích và năng lực cá nhân Bảng 2 Thống kê mô tả theo điểm chuẩn của ngành Bảng 3.Thống kê mô tả theo tác động từ gia đình và bạn bè

Bảng 4 Thống kê mô tả theo tác động từ nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng Bảng 5.Thống kê mô tả tác động từ tài chính

Bảng 6 Thống kê mô tả quyết định chọn ngành HTTTQL

Bảng 7: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Sở thích và năng lực cá nhân” Bảng 8: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Sở thích và năng lực cá nhân”

Bảng 9: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Điểm chuẩn của ngành” Bảng 10: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Điểm chuẩn của ngành”

Bảng 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Điểm chuẩn của ngành”2 Bảng 12: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Điểm chuẩn của ngành”2

Bảng 13: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tác động từ gia đình và bạn bè” Bảng 14: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tác động từ gia đình và bạn bè”

Bảng 15: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng”

Trang 9

Bảng 16: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng”

Bảng 17: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tài chính”

Bảng 18: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tài chính” Bảng 19: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tài chính”2

Bảng 20: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tài chính”2 Bảng 21: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc “Quyết định chọn ngành HTTTQL”

Bảng 22: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Quyết định chọn ngành HTTTQL”

Bảng 23: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett Bảng 24: Bảng Total Variance Explained Bảng 25: Bảng Rotated Component Matrixa Bảng 26: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 2 Bảng 27: Bảng Total Variance Explained 2 Bảng 28: Bảng Rotated Component Matrix 2a Bảng 29: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 3 Bảng 30: Bảng Total Variance Explained 3 Bảng 31: Bảng Rotated Component Matrix 3a Bảng 32: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett Bảng 33: Bảng Total Variance Explained

Bảng 34: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha với nhóm biến quan sát VLTN Bảng 35: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha với nhóm biến quan sát GDBB Bảng 36: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha với nhóm biến quan sát DC

Trang 10

Bảng 37: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha với nhóm biến quan sát TC Bảng 38: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary Bảng 39: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA Bảng 40: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficients a

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 - Bối cảnh nghiên cứu và đề tài nghiên cứu

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là nền tảng để nâng cao chất lượng lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế Để đáp ứng nhu cầu về cả số lượng và chất lượng cho thị trường hiện nay nền giáo dục phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy Và giáo dục bậc đại học chính là nền móng vững chắc, nơi cung cấp những kiến thức cốt lõi nhất cho quá trình làm việc sau này Với hơn 500 trường đại học trải dài trên các tỉnh thành, đào tạo đa dạng về các lĩnh vực khác nhau như y học, kinh tế, công nghiệp, ngoại giao, quốc phòng

.Mỗi lĩnh vực lại chia thành các ngành khác nhau Vì vậy, việc chọn ngành nghề phải có sự cân nhắc, suy tính kỹ càng Công tác định hướng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng đối với việc chọn đúng ngành nghề Ngành HTTTQL đã xuất hiện xuất hiện từ khá sớm, đến nay trong môi trường số hóa, ngành trở nên phổ biến hơn và dần khẳng định được tầm quan trọng của mình trong xã hội Ngành HTTTQL đang được nhiều trường mở với số điểm đầu vào ở mức khá, dao động từ 15 - 27,3 điểm Ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) kết hợp kinh tế và công nghệ thông tin Cụ thể hơn, lĩnh vực này tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu, làm cầu nối giữa các bên liên quan trong kinh doanh và hệ thống thông tin Trong sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế, việc quản lý hệ thống thông tin rất quan trọng đối với bất cứ tổ chức, công ty, doanh nghiệp nào Mục đích chính là phân tích nhu cầu khách hàng hay điểm mạnh - yếu nhằm đề xuất những biện pháp cải thiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn Với các thông tin điều được mã hóa và lưu trữ trên máy tính trong kỉ nguyên số ngày nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Hệ thống thông tin quản lý là rất lớn để đảm nhiệm công việc quản trị thông tin Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) có thể đảm nhận các chức vụ như chuyên viên, quản lý hệ thống thông tin kinh tế, quản trị về kinh doanh và thông tin của công ty, doanh nghiệp, tổ chức Cụ thể là các vị trí sau đây:

● Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống thông tin: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu các thông tin liên quan đến hệ thống trong doanh nghiệp, tổ chức.

● Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst): Đi sâu vào từng vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, và phân tích chính xác điểm mạnh yếu nghiệp vụ, cuối cùng đưa ra giải pháp hiệu quả.

● Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst), nhà khoa học dữ liệu (Data scientist), kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): Làm việc với dữ liệu kinh doanh và dữ liệu ngành phục vụ cho nhu cầu của công ty, doanh nghiệp.

● Chuyên viên đào tạo: Lên các kế hoạch đào tạo về chuyên môn hệ thống thông tin cho tổ chức, đoàn thể Đồng thời, triển khai phần mềm phục vụ lợi ích cho lãnh đạo, quản lý.

Trang 12

● Chuyên viên tư vấn ERP: Tư vấn, thiết kế các dự án hệ thống thông tin, dự án hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử.

● Chuyên viên Digital Marketing: Việc am hiểu công nghệ và kinh tế, hệ thống thông tin marketing là một thuận lợi lớn cho những bạn xuất thân từ ngành này.

● Kiểm toán viên: Kiểm toán hệ thống thông tin trong các công ty kiểm toán.

● Quản lý cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Tiến hành triển khai các phương án quản lý, bảo vệ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty Ví dụ như: Quản lý cơ sở dữ liệu nội bộ về kiểm tra, đánh giá, tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng, theo yêu cầu của lãnh đạo.

● Giảng viên cho một số học phần thuộc ngành hệ thống thông tin, công nghệ thông, khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng.

Trong xu hướng phát triển kinh tế số hiện nay, đây là ngành học giúp doanh nghiệp quản lí dữ liệu thông tin, nhân sự Các kiến thức ngành này được ứng dụng để doanh nghiệp kết nối với mọi thứ trong tổ chức bao gồm con người, quy trình kinh doanh, các hoạt động quản lí, hệ thống máy tính, thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm nhằm giúp tổ chức vận hành và hoạt động hiệu quả hơn

Tuy nhiên, hiện nay sự hiểu biết về ngành này còn khá thấp, nhiều thí sinh băn khoăn trước công việc sau này của ngành HTTTQL, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chọn ngành của họ Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chiến lược truyền thông và hướng hoạt động trong tương lai cho ngành trở nên khó khăn đối với các trường đại học.

Liệu ngành có đáp ứng được những kỳ vọng , nhu cầu tất yếu của bản thân sinh viên hay

trong quá trình theo học có những vấn đề gì khó khăn là câu hỏi cần được giải đáp Chúng tôi - những sinh viên năm nhất của trường Đại học Thương Mại đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý của sinh viên trường Đại học Thương Mại” Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên Đại học Thương Mại như thế nào Qua đó góp phần đưa ra một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về ngành này, các nhân tố quyết định đến việc lựa chọn ngành HTTTQL để nghiên cứu, từ đó góp phần cải thiện công tác tuyển sinh cho khoa HTTT Kinh tế và TMĐT trong thời gian sắp tới.

1.2 - Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 - Đề tài nghiên cứu trong nước

1. Theo “Ảnh hưởng lên quyết định chọn ngành HTTTQL tại một số trường đại học ở Việt Nam" của tác giả Lê Việt Hà Dựa trên kinh nghiệm làm marketing học đường của Chapman (2008) và kết quả nghiên cứu của Marvin (2006) , Nguyễn Thanh Phong (2013) , Trần Minh Đức (2015) , Trần Văn Quý và cộng sự (2009) , nghiên cứu đã đưa ra bộ mô hình cơ bản cho những nhân tố ảnh hưởng lên việc lựa

Trang 13

chọn ngành HTTTQL với nhân tố 1 Yếu tố cá nhân, 2 Đặc điểm chính của nhà 6 : trường, 3 Đặc điểm của ngành đào tạo, 4 Đặc điểm ngành, 5 Đặc điểm nghề nghiệp, 6 Người thân và bạn bè Mô hình này rất có ý nghĩa cho những trường đại học thực hiện chiến lược đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá nhiều hơn để hút sinh viên vào ngành HTTTQL Kết quả điều tra sẽ giúp cho những trường đại học có ngành HTTTQL có thêm cơ sở để thống kê một cách toàn diện, chính xác và dự đoán đúng số sinh viên lựa chọn ngành này nhằm lên phương án đào tạo thích hợp

2. Dựa trên những kết quả nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp định hướng cho học sinh lựa chọn ngành học phù hợp, các lý thuyết như Thuyết hành động hợp lý TRA, thuyết hành vi có kế hoạch TPB, thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Hosman, bài nghiên cứu “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” của tác giả Đồng Thị Bích đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên ĐH KTQD bao gồm Sở thích cá nhân; Năng lực cá nhân; Định hướng gia đình; Trường : học (trường THPT đã học); Nhu cầu xã hội và việc làm trong tương lai; Sự đa dạng và hấp dẫn của ngành học Kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Kết quả nghiên cứu thu được 33 biến ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên trường ĐH KTQD, trong đó 6 nhân tố mô hình được đề cập đều ảnh hưởng thuận chiều Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng đề tài vẫn còn nhiều hạn chế như đề tài chỉ tập trung vào sinh viên hệ chính quy tại trường và số mẫu điều tra còn ít chưa mang tính khái quát, do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp Bài nghiên cứu chỉ xét đến việc đưa ra quyết định chọn ngành học khi chọn trường trước khi thi đại học mà chưa xét đến trường hợp học sinh đủ điểm vào trường nhưng không đủ điểm vào ngành và phải chọn lại ngành cho phù hợp với điểm thi

3. Theo nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng” của Ths Mai Thị Quỳnh Như đã đề ra mô hình về điều này gồm (H1) : Yếu tố về sự quảng bá thông tin của nhà trường (H2) : Ảnh hưởng của người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô (H3) : Yếu tố về chất lượng dạy và học cao hơn những trường khác (H4) :Năng lực của bản thân (H5) : Tỷ lệ có việc làm, việc làm có thu nhập cao của sinh viên sau khi tốt nghiệp hoặc cơ hội việc làm cao hơn những trường khác Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh THPT tại TP Đà Nẵng, gồm: chất lượng dạy và học, sự quảng bá thông tin của nhà trường, công việc trong tương lai, khả năng đậu vào trường.

4. Theo “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (2021)” của Đỗ Thị Thu Trang - Đại học Kinh tế quốc dân đã đề ra các nhân tố sau (H1) Nhân tố thuộc về người học: quan điểm về học đại học, quan điểm về chọn trường,quan điểm về chọn nghề (H2) Nhân tố thuộc về môi trường: lời khuyên của mọi người (H3) Nhân tố thuộc về trường học: chi phí, chương trình học, cơ hội việc làm ra trường, danh tiếng của trường, các hoạt động ngoại khóa, cơ sở vật chất-nguồn lực-môi trường, mạng lưới cựu sinh viên.

Trang 14

1.2.2 - Đề tài nước ngoài

5. Bài nghiên cứu “Factors that Influence a College Student’s Choice of an Academic Major and Minor (1/2019)” của Paul A Stock và Eileen M Stock Dựa trên các nghiên cứu trước đó: Freedman (2013), Sheehy (2013), College Board, Simon (2012) và cuộc khảo sát thu thập thông tin yêu cầu những người tham gia cung cấp 5 yếu tố hàng đầu quyết định đến sự lựa chọn của họ trong ngành chính, mô hình chỉ ra 5 giả thuyết: 1 Sở thích bản thân 2 Tác động của phụ huynh 3.Tiềm năng thành công 4 Tiềm năng thu nhập 5 Kinh nghiệm làm việc trước đó Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố hàng đầu tác động vào quyết định chọn ngành của người lựa chọn là: Sở thích cá nhân (35,0%) , Cha mẹ (18,9%) , Tiềm năng thành công (10,1%) , Thu nhập tiềm năng (9,1%) và Kinh nghiệm làm việc trước đây (5,2 %) Yếu tố hàng đầu với ngành là lợi ích bản thân Yếu tố quan trọng thứ hai là tác động của phụ huynh với ngành Yếu tố quan trọng tiếp theo đối với việc lựa chọn ngành là tiềm năng thành công của ngành và thu nhập tiềm năng Yếu tố kinh nghiệm làm việc không ảnh hưởng nhiều tới quyết định chọn ngành của sinh viên.

6. Tại công trình nghiên cứu "Choosing Information Systems as a Major: Factors that Influence Selection" sử dụng nền tảng lý thuyết nghiên cứu dựa trên nguyên lý của thuyết hoạt động hợp lý, thuyết hành vi có kế hoạch và thuyết lựa chọn hợp lý, Carole L Shook (University of Arkansas, Fayetteville) đã nghiên cứu và tạo nên mô hình những yếu tố dẫn tới quyết định lựa chọn HTTTQL cho ngành gồm 5 nhân tố ảnh hưởng là: (H1) Sở thích cá nhân đối với ngành, (H2) Năng lực của sinh viên trong ngành, (H3) Mức lương và cơ hội phát triển của ngành, (H4) Ảnh hưởng bên ngoài của nhiều người xung quanh, (H5) Kinh nghiệm học tập về ngành Qua việc áp dụng phương pháp phân tích định lượng khi thực hiện một cuộc điều tra để lấy ý kiến từ sinh viên đại học đến năm cuối ngành hệ thống thông tin, kết quả khảo sát cho biết hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong quyết định lựa chọn ngành HTTTQL là sở thích cá nhân và mức thu nhập, cơ hội phát triển của ngành Bên cạnh đó, yếu tố năng lực của sinh viên trong ngành cũng có ảnh hưởng không ít trong quyết định lựa chọn ngành của sinh viên Cuối cùng, yếu tố ảnh hưởng bởi người xung quanh và kinh nghiệm học tập dường như không tác động nhiều tới quyết định của sinh viên.

7. Theo nghiên cứu của James P Downey, Ronnie McGaughey tại University of Central Arkansas và David Roach tại Arkansas Tech University & Russellville, AR 72801, USA tại 4 trường ĐH ở Hoa Kỳ

Kết quả chỉ ra rằng những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với cả sinh viên MIS và CS là sự quan tâm đến công nghệ và bồi thường bằng tiền Tuy nhiên, ngành MIS bị ảnh hưởng nhiều hơn đáng kể bởi những người khác, đặc biệt là giảng viên đại học, cha mẹ, bạn bè và mong muốn tương tác với những người khác Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh Mặt khác, các ngành CS quan

Trang 15

tâm nhiều hơn đến bản thân công nghệ và có xu hướng chọn CS làm ngành ở trường trung học hoặc ngay sau đó.

8. Bài nghiên cứu của Kamel Rouibah “Factors in the Choice of MIS as a Major: The Role of Subjective Norms from the Perspective of an Arab Country” đã điều tra các yếu tố có khả năng tác động đến việc lựa chọn ngành hệ thống thông tin quản lý thông qua việc điều tra 600 học sinh ở Kuwait Cuộc khảo sát đã sử dụng bảng câu hỏi dùng thang đánh giá từ 1 đến 5 với 1 nghĩa là không đồng tình và 5 là rất đồng tình Kết quả chỉ ra những yếu tố tác động quan trọng nhất đối với việc chọn ngành MIS là: danh tiếng của giảng viên, sự đảm bảo về việc làm, sự dễ dàng về ngành, tỉ lệ sinh viên học MIS và khả năng sử dụng máy tính tốt.

9. Theo bài nghiên cứu “Majoring in Information Systems: Reasons Why Students Select (or not) Information Systems as a Major” gồm 4 giả thuyết: sở thích cá nhân, thu nhập, khả năng có việc làm, ảnh hưởng từ mọi người, Johny Snyder và Gayla Jo Slauson đã khảo sát 196 người về những lý do lựa chọn ngành hệ thống thông tin Kết quả cho thấy yếu tố chính để sinh viên theo học ngành IS là sở thích cá nhân, khả năng có việc làm và thu nhập Đáng ngạc nhiên, ảnh hưởng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè dường như có rất ít tác động đến việc lựa chọn ngành của sinh viên tại đây.

10.Trong bài nghiên cứu “A Study on Main Factors Influencing Major Choice of Nanjing Audit University Students”, Yikun Liu và các cộng sự đã khảo sát 217 sinh viên từ năm 1 đến năm 4 đến từ trường đại học Kiểm toán Nam Kinh về những lý do khiến họ chọn ngành qua ba yếu tố: cá nhân, gia đình và sự nghiệp Kết quả cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định việc chọn ngành là yếu tố sự nghiệp với những lý do chủ yếu vì mức thu nhập cao và khả nắng thăng tiến trong công việc Tiếp theo là yếu tố cá nhân với lý do điểm thi phù hợp với điểm xét tuyển của ngành, cuối cùng là yếu tố gia đình với lý do là định hướng của cha mẹ.

11.Mỗi khi quyết định lựa chọn, con người thường chịu ảnh hưởng của các tác nhân xung quanh hoặc đặc điểm riêng của mỗi người Vì mỗi người có mạng lưới xã hội riêng (rộng hay hẹp), hay mức độ tác động nhiều hay ít do vậy các quyết định có thể xảy ra hoặc không, quyết định cũng có thể đúng hoặc sai nhưng đều thể hiện khát vọng và nhận thức riêng về môi trường xung quanh mà học tự đánh giá và lựa chọn (Bourdieu & Passeron, 1990) Như vậy, quyết định lựa chọn ngành học của mỗi cá nhân sẽ được dựa trên những nhận thức riêng của mỗi người như đặc điểm vốn có của họ (sở thích, khả năng, phong cách, năng lực ) và những tác động từ mạng lưới quan hệ xung quanh của cá nhân như lời khuyên của bố mẹ, thầy cô, ban bè, sự ủng hộ, tán dương của những người quan trọng

12.Theo 1 nghiên cứu của Gan Connie, Abdul Rahman bin S Senathirajah, Parameswaran Subramanian, Rahiza Ranom, Zahir Osman đã nêu ra 13 giả thuyết: (H1) :Mối quan hệ giữa chương trình học và việc lựa chọn trường học (H2) : Mối quan

Trang 16

hệ giữa danh tiếng trường và việc lựa chọn trường học (H3) :Mối quan hệ giữa cơ hội việc làm và việc lựa chọn trường học (H4) :Mối quan hệ giữa học phí và việc lựa chọn trường học (H5) :Mối quan hệ giữa an toàn và việc lựa chọn trường (H6) :Mối quan hệ giữa giáo dục,cơ sở vật chất và việc lựa chọn trường (H7) :Mối quan hệ giữa sự kiện,câu lạc bộ và việc lựa chọn trường (H8) :Mối quan hệ giữa vị trí địa lý và việc lựa chọn trường (H9) :Mối quan hệ giữa bạn bè và việc lựa chọn trường (H10) :Mối quan hệ giữa sự khuyên bảo,tư vấn và việc lựa chọn trường (H11) : Mối quan hệ giữa chương trình và sự lựa chọn của trường đại học được kiểm duyệt theo giới tính (H12) : Mối quan hệ giữa giá cả và lựa chọn trường đại học được kiểm duyệt theo giới tính (H13) : Mối quan hệ giữa các cơ sở và sự lựa chọn của trường cao đẳng được kiểm duyệt tích cực theo giới tính.

13.Nghiên cứu "Factors influencing undergraduate students’ decision to major in information systems" của Dang D Nguyen và Zhongju Zhang được thực hiện để tìm hiểu những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên chọn học ngành hệ thống thông tin Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp và thu thập dữ liệu từ 201 sinh viên đại học ngành CNTT tại Hoa Kỳ.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, có 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên chọn học ngành hệ thống thông tin, đó là:

- Quan tâm đến công nghệ thông tin : Sinh viên có xu hướng chọn học ngành hệ thống thông tin nếu họ quan tâm và có kiến thức về công nghệ thông tin.

- Lợi ích về nghề nghiệp : Sinh viên chọn học ngành hệ thống thông tin nếu họ tin rằng việc học ngành này sẽ giúp họ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và thu nhập cao hơn.

- Giáo viên và môn học : Sinh viên được ảnh hưởng bởi sự hỗ trợ của giáo viên và môn học đối với ngành hệ thống thông tin, bao gồm sự quan tâm, trợ giúp, và chất lượng giảng dạy.

- Thông tin về ngành học : Sinh viên cần có đủ thông tin về ngành học để có thể đưa ra quyết định chọn học, bao gồm cả thông tin về chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp.

- Gia đình và bạn bè : Sinh viên cũng ảnh hưởng bởi quan điểm và lời khuyên của gia đình và bạn bè đối với việc chọn học ngành hệ thống thông tin.

Nghiên cứu này có thể giúp các trường đại học hiểu rõ hơn về những yếu tố cần được tập trung để thu hút sinh viên vào ngành hệ thống thông tin.

1.2.3 - Khoảng trống

Trong các bài nghiên cứu trước đã tìm ra nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành tại các trường đại học ở Việt Nam.Tuy nhiên, các bài nghiên cứu chưa đi sâu vào các yếu tố gây ảnh hưởng tới 1 ngành, hay cụ thể là ngành hệ thống thông tin quản lý Bài nghiên cứu của nhóm sẽ nghiên cứu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành Hệ thống thông tin quản lí của sinh viên đại học Thương mại.

Trang 17

Nhiều nghiên cứu trước trên đã phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng trong việc lựa chọn ngành Hệ thống thông tin quản lí nhưng các nghiên cứu chỉ là thực hiện ở quy mô nhỏ Một số bài nghiên cứu tiến hành tại Việt Nam, các cơ sở đại học khác nhau nên có những khác nhau giữa bối cảnh và môi trường giáo dục hay các chương trình đại học với nhau Các bài nghiên cứu ở Việt Nam có quy mô còn hạn

chế nên những yếu tố tác động cũng chưa thực sự sắc nét và có nhiều yếu tố chưa liên quan đến ngành Hệ thống thông tin quản lý.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy các yếu tố gây ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành Hệ thống thông tin quản lí của sinh viên đại học Thương mại như: Năng lực và sở thích cá nhân, Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng, Tác động từ gia đình và bạn bè,….Đây là các yếu tố mà nhóm tìm được từ việc khảo sát và nghiên cứu các tài liệu trước.

Vì thế, bài nghiên cứu sẽ đi nghiên cứu 5 yếu tố chính tác động đến quyết định chọn ngành Hệ thống thông tin quản lí của sinh viên đại học Thương mại, bao gồm:

► Sở thích và năng lực cá nhân: đã được đề cập trong các bài nghiên cứu trước.

► Điểm chuẩn của ngành đã được đề cập trong các bài nghiên cứu khác nhưng khảo sát với nhiều phương thức xét tuyển của ngành

► Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng : đã được đề cập trong các bài nghiên cứu trước.

► Tác động từ gia đình và bạn bè: đã được đề cập trong các bài nghiên cứu trước.

► Tài chính (mức học phí) - yếu tố mới

1.3 - Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu1.3.1 - Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành hệ thống thông tin quản lí của sinh viên Trường ĐH Thương mại.

Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lí của sinh viên Trường ĐH Thương mại.

- So sánh, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của sinh viên trường ĐH Thương mại.

- Định hướng, đề xuất hướng giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu từ đó giúp cho học sinh đưa ra quyết định phù hợp hơn trong việc chọn ngành cũng như hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lí của trường ĐH Thương mại trở nên hiệu quả.

1.3.2 - Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành hệ thống thông tin quản lí của sinh viên Trường ĐH Thương mại.

Trang 18

1.4 - Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi chung: Các yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành của sinh viên ĐH Thương mại

Câu hỏi riêng:

° Sở thích và năng lực cá nhân có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại không ?

° Điểm chuẩn của ngành có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại không ?

° Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại không ?

° Tác động từ gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại không ?

° Tài chính (mức học phí) có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại không ?

1.5 - Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu tại các quốc gia, trường đại học về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của sinh viên, nghiên cứu này thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của sinh viên trường đại học Thương Mại, các giả thuyết trong bài sẽ dựa trên các nghiên cứu trước và chọn lọc những biến được nghiên cứu lặp lại nhiều lần hoặc chưa đầy đủ và yếu tố mới để khảo sát đối với sinh viên trường đại học Thương Mại Cụ thể, các biến nghiên cứu có kết quả tác động đến quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý và được lặp lại nhiều lần trở lên sẽ được đưa vào nghiên cứu

1.5.1 Giả thuyết-

► Sở thích và năng lực cá nhân:

- “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”

- “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng”

- “Factors that Influence a College Student’s Choice of an Academic Major and Minor (1/2019)” của Paul A Stock và Eileen M Stock - "Choosing Information Systems as a Major: Factors that Influence

Selection"

Trang 19

- “Majoring in Information Systems: Reasons Why Students Select (or not) Information Systems as a Major”

- "Factors influencing undergraduate students’ decision to major in information systems" của Dang D Nguyen và Zhongju Zhang.

Trong các bài nghiên cứu trên đã chỉ ra yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý.

Sinh viên có thể quan tâm đến sở thích và sự phù hợp với năng lực của bản thân đối với ngành hệ thống thông tin, bao gồm khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, sự thú vị trong việc làm việc với máy tính và công nghệ, và sự đóng góp của ngành vào xã hội Như vậy giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H1: Năng lực và sở thích cá nhân có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại.

►Điểm chuẩn của ngành

- “A Study on Main Factors Influencing Major Choice of Nanjing Audit University Students”

Trong các bài nghiên cứu trên đã chỉ ra yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý.

Điểm thi đầu vào thể hiện điều kiện cần đạt được để có thể đỗ được ngành hay trường đại học, do đó điểm số cao có thể tạo ra cơ hội nhiều hơn cho sinh viên để lựa chọn các ngành học cao cấp hoặc các trường đại học uy tín Điểm thi của ngành có thể giúp sinh viên dễ dàng chọn được ngành nghề phù hợp đối với điểm thi THPT hay điểm Đánh giá năng lực của bản thân.Như vậy giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H2: Điểm thi đầu vào có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống

thông tin quản lý của ĐH Thương mại.

► Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng:

- “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”

- “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng”

- “Factors that Influence a College Student’s Choice of an Academic Major and Minor (1/2019)” của Paul A Stock và Eileen M Stock.

- "Choosing Information Systems as a Major: Factors that Influence Selection"

- “Factors in the Choice of MIS as a Major: The Role of Subjective Norms from the Perspective of an Arab Country”

Trang 20

- “Majoring in Information Systems: Reasons Why Students Select (or not) Information Systems as a Major”

- “A Study on Main Factors Influencing Major Choice of Nanjing Audit University Students”

- "Factors influencing undergraduate students’ decision to major in information systems" của Dang D Nguyen và Zhongju Zhang.

Trong các bài nghiên cứu trên đã chỉ ra yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý.

Sinh viên có thể quan tâm đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp và mức lương tiềm năng khi tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin Các sinh viên có thể quan tâm đến lợi ích nghề nghiệp của việc học hệ thống thông tin, như khả năng làm việc ở các công ty công nghệ, mức lương cao, tiềm năng thăng tiến trong sự nghiệp.Như vậy giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H3: Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng có ảnh hưởng tới quyết định

chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại.

° Tài chính (mức học phí) có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại không ?

► Tác động từ gia đình và bạn bè:

- Theo “Ảnh hưởng lên quyết định chọn ngành HTTTQL tại một số trường đại học ở Việt Nam"

- “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”

- “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng”

- “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (2021)”

- “Factors that Influence a College Student’s Choice of an Academic Major and Minor (1/2019)” của Paul A Stock và Eileen M Stock.

- "Choosing Information Systems as a Major: Factors that Influence Selection"

Trang 21

- “A Study on Main Factors Influencing Major Choice of Nanjing Audit University Students”

- "Factors influencing undergraduate students’ decision to major in information systems" của Dang D Nguyen và Zhongju Zhang Trong các bài nghiên cứu trên đã chỉ ra yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới quyết định chọn ngành hệ thống thông tin quản lý.

Quyết định của sinh viên có thể bị ảnh hưởng từ tác động của gia đình và bạn bè Gia đình hoặc những người đi trước có kiến thức về công việc và các nghề nghiệp khác nhau, nhận thức được các nguồn lực nghề nghiệp hoặc cơ hội giáo dục và đào tạo để định hướng cho con cái Tuy nhiên, sự kiểm soát quá mức của cha mẹ đối với việc ra quyết định nghề nghiệp của thanh thiếu niên sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực Như vậy giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H4: Tác động từ gia đình và bạn bè có ảnh hưởng tới quyết định chọn

ngành hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại.

►33Tài chính (mức học phí)-yếu tố mới

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra yếu tố không xuất hiện trong các bài nghiên cứu trước đây Yếu tố này có thể là yếu tố mới ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành Hệ thống thông tin quản lí của sinh viên đại học Thương mại.

Không chỉ chịu sự tác động của bản thân và gia đình, mức học phí cũng là 1 nỗi lo không hề nhỏ đối với các sinh viên, mức học phí có thể khiến sinh viên băn khoăn

thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H6: Tài chính (mức học phí) có ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành hệ

thống thông tin quản lý của ĐH Thương mại.

1.5.2 - Mô hình nghiên cứu

Trang 22

1.6 – Mục đích nghiên cứu

° Kết quả nghiên cứu sẽ giúp những học sinh có ý định lựa chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý hiểu thêm về quyết định lựa chọn của mình và dựa vào các yếu tố đưa ra quyết định chọn ngành một cách phù hợp nhất.

° Qua góc nhìn của nghiên cứu, Trường đại học Thương Mại có thể nắm bắt được tâm lý của học sinh khi chọn ngành để đưa ra những giải pháp đúng đắn nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và lên chiến lược đẩy mạnh công tác quảng bá truyền thông hơn nữa nhằm thu hút sinh viên học ngành Hệ thống thông tin quản lý.

° Kết quả của nghiên cứu cũng sẽ giúp cho Trường đại họcThương Mại có thêm thông tin để đánh giá được đầy đủ, khách quan và dự báo được số lượng sinh viên chọn ngành học để xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù hợp.

° Nghiên cứu cũng giúp các bậc phụ huynh biết hiểu được lý do chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý của con mình từ đó có những tác động tích cực giúp định hướng con lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

1.7 - Thiết kế nghiên cứu

1.7.1 - Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Đề tài sẽ tập trung thu thập ý kiến của sinh viên khoa Hệ thống thông tin quản lý, trường đại học Thương Mại

+ Thời gian : 2/2023 - 3/2023 1.7.2 - Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng)

Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu:

-Chọn đối tượng phỏng vấn/khảo sát là sinh viên HTTT-Đại học Thương Mại (…

Trang 23

-Nghiên cứu tài liệu để thu thập dữ liệu thứ cấp

-Sử dụng bảng hỏi khảo sát và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:

-Sử dụng phương pháp tổng hợp thủ công, xử lí dự liệu thu được qua phỏng vấn -Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng

hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm yếu tố.

-Sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích hồi quy đối với từng nhóm yếu tố thu được từ cuộc khảo sát, phần mềm SPSS dùng để thực hiện xử lý số liệu.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 - Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

- Hệ thống thông tin: là tập hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể Các yếu tố này vô cùng đa dạng, tạo nên khối dữ liệu khổng lồ và cấu thành từng lĩnh vực hệ thống thông tin nhất định Các tành phần gồm phần tử vật chất (máy móc, thiết bị, nhân sự,…) và phần tử phi vật chất (data, quy tắc xử lí, thủ tục, quy trình thu thập thông tin, ).

- Hệ thống thông tin quản lý (Managetment Infomation Systems): là ngành có sự kết hợp giữa kinh tế và công nghệ thông tin Tập trung và thu thập và phân tích dữ liệu, làm cầu nối giữa kinh doanh và hệ thống thông tin Là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng máy tính, việc cập nhật, tổng hợp thông tin trở nên nhanh chóng Nắm bắt kịp thời thị trường, giúp cái thiện chiến lược kinh doanh, đóng phần đề xuất những biện pháp cho hoạt động công ty hiệu quả.

- Ngành: là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực hoạt động,

nghề nghiệp nhất định.

- Năng lực và sở thích cá nhân: Sinh viên có thể quan tâm đến sở thích và sự phù hợp

với năng lực của bản thân đối với ngành hệ thống thông tin, bao gồm khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, sự thú vị trong việc làm việc với máy tính và công nghệ, và sự đóng góp của ngành vào xã hội.

- Điểm chuẩn của ngành Điểm thi đầu vào thể hiện khả năng học tập và năng lực của

sinh viên, do đó điểm số cao có thể tạo ra cơ hội nhiều hơn cho sinh viên để lựa chọn các ngành học cao cấp hoặc các trường đại học uy tín Điểm thi của ngành có thể giúp sinh viên dễ dàng chọn được ngành nghề phù hợp đối với điểm thi THPT hay điểm Đánh giá năng lực của bản thân.

- Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng: Sinh viên có thể quan tâm đến tiềm năng

tuyển dụng trong ngành hệ thống thông tin và khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Các sinh viên có thể quan tâm đến lợi ích nghề nghiệp của việc học hệ thống

Trang 24

thông tin, như khả năng làm việc ở các công ty công nghệ, mức lương cao, tiềm năng thăng tiến trong sự nghiệp.

- Tác động từ gia đình và bạn bè: Quyết định của sinh viên có thể bị ảnh hưởng từ tác động của gia đình và bạn bè Gia đình hoặc những người đi trước có kiến thức về công việc và các nghề nghiệp khác nhau, nhận thức được các nguồn lực nghề nghiệp hoặc cơ hội giáo dục và đào tạo để định hướng cho con cái Tuy nhiên, sự kiểm soát quá mức của cha mẹ đối với việc ra quyết định nghề nghiệp của thanh thiếu niên sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực.

-Chất lượng ngành học : Ngành học được thiết kế và triển khai một cách tốt, đảm bảo

mang lại cho sinh viên những kiến thức cơ bản, thực hành, kỹ năng mềm, và kết hợp với cơ hội thực tập và tham gia dự án, thì sinh viên sẽ có sự chuẩn bị tốt để đáp ứng yêu cầu của công việc trong lĩnh vực hệ thống thông tin Đây cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên khi đưa ra quyết định chọn ngành.

-Tài chính (mức học phí): Không chỉ chịu sự tác động của bản thân và gia đình, mức

học phí cũng là 1 nỗi lo không hề nhỏ đối với các sinh viên, mức học phí có thể khiến sinh viên băn khoăn giữa việc lựa chọn ngành HTTTQL với mức học phí của các ngành khác.

Các lý thuyết

Nghiên cứu khoa học (Scientific research):Nghiên cứu khoa học là hoạt động

khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự

nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu khoa học: là quá trình được sử dụng để thu thập

thông tin và dữ liệu phục vụ cho các quyết định nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu có thể bao gồm nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn, khảo sát và các nghiên cứu kỹ thuật khác; và có thể bao gồm cả thông tin hiện tại và quá khứ.

Phân loại Nghiên cứu khoa học: Gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định

lượng:

“Nghiên cứu định tính” là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên

cứu và phương pháp được tiến hành Là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mô tả như những câu viết, những hành vi xử sự của con người được quan sát Với mục đích nghiên cứu những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc Phương pháp gắn liền với câu chữ hơn là các con số.

“Nghiên cứu định lượng” Burns & Grove định nghĩa: “Nghiên cứu định lượng là

một quy trình nghiên cứu chính thức, khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số được sử dụng để thu thập thông tin về thế giới” và “đó là một phương pháp được sử

Trang 25

dụng để mô tả và kiểm định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả” Phương pháp gắn với thu thập và xử lý dữ liệu dưới dạng số, để kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được suy ra từ lý thuyết đã có

2.2 - Cơ sở lý thuyết

2.2.1 – Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Sau khi nghiên cứu những lý thuyết liên quan đến hành vi của con người, nhóm đã đi đến kết luận sẽ sử dụng “Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý” để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn hợp lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động Các tác giả tiêu biểu bao gồm: Max Weber, Georg Simmel, George Homans, Peter Blau.

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Tức là, trước khi quyết định 1 hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn hành động thì sẽ không hành động Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.

Thuyết bao gồm bốn khía cạnh về các lĩnh vực khác nhau như nhân học, tâm lý học, kinh tế học hiện đại, chính trị học - xã hội học chính trị Ở lĩnh vực nhân học, thuyết nhấn mạnh sự ràng buộc, ích lợi của việc trao - nhận quà và hình thức khác của sự trao đổi xã hội Quan hệ trao đổi là một loại quan hệ quyền lực trong đó người nhận quà muốn thoát khỏi sự ràng buộc thường tìm cách trao lại món quà khác với giá trị tương đương Trong tâm lý học, mà cụ thể là thuyết tâm lý học hành vi đã có những đóng góp quan trọng với sự phát triển của thuyết lựa chọn hợp lý nói chung và thuyết trao đổi nói riêng Quy luật hiệu quả của tâm lý học hành vi cho biết trong tương tác xã hội cá nhân có xu hướng lặp lại những hành vi nào đem lại cho họ sự thỏa mãn Ở lĩnh vực kinh tế học hiện đại, các yếu tố như chi phí, giá cả, lợi nhuận, ích lợi sẽ giải thích cho hành vi kinh tế Từ cách giải thích về hành vi kinh tế người ta sẽ lý giải cho hành vi xã hội Lĩnh vực Chính trị học – XHH chính trị, những chủ đề nghiên cứu như

Trang 26

chính sách công, hàng hóa công, hành vi bầu cử, sự lựa chọn chính sách sẽ thu hút chú ý quan tâm của các nhà chính trị, phân tích, các chuyên gia về hoạt động bầu cử Lý thuyết lựa chọn hợp lý có một số biến thể về lý thuyết trao đổi xã hội được phát triển bởi 2 tác giả George Homans và Peter Blau Lý thuyết trao đổi xã hội do George Homans xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu hành vi xã hội ở cấp vi mô là cá nhân và nhóm nhỏ Lý thuyết trao đổi xã hội của Peter Blau lại đưa ra trên cơ sở phương pháp tiếp cận cấu trúc xã hội ở cấp độ vĩ mô – nhóm lớn.

Về lý thuyết trao đổi xã hội do George Homans xây dựng, ông cho rằng hành vi xã hội cơ bản con người lặp đi lặp lại phụ thuộc vào việc đó có được ý thức hay không Hành vi xã hội cơ bản là cơ sở của sự trao đổi giữa hai hay nhiều người Theo Homans, hành vi xã hội bị chi phối bởi 6 nguyên tắc, định đề: định đề thành công, định đề kích thích, định đề giá trị, định đề duy lý, định đề thiếu hụt - chán chê và định đề bất mãn - hài lòng Tất cả những định đề này đều nhấn mạnh con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và chọn lựa hành động Con người có tính toán mức độ, tính khả thi của hành động Con người có thể lựa chọn hành động có giá trị thấp những tính khả thi Lý thuyết lựa chọn hợp lý giải thích các yếu tố tác động tới việc chọn ngành HTTTQL của sinh viên đại học Thương mại Bởi con người luôn hành động theo sự tính toán hợp lý Mọi người sẽ dựa trên hoàn cảnh, sở thích, năng lực, nhu cầu việc làm, mức lương, v.v để lựa chọn có chọn ngành HTTTQL để theo học hay không Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành hệ thống thông tin quản lí của sinh viên Trường ĐH Thương mại Nhóm đã đề xuất 5 giả thuyết bao gồm các yếu tố như sở thích và năng lực cá nhân, điểm chuẩn của trường, tác động từ gia đình và bạn bè, nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng, tài chính là các yếu tố tác động tới quyết định chọn ngành HTTTQL của sinh viên đại học Thương mại.

2.2.2 – Thuyết hành vi có kế hoạch

Thuyết hành vi có kế hoạch còn gọi là thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB).TPB được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA, giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó Thuyết này có thể áp dụng để làm NCKH cho đề tài “Nghiên cứu các tác động đến việc lựa chọn ngành MIS của sinh viên trường Đại học Thương Mại” Theo TPB có 3 yếu tố cấu thành đến thực hiện hành vi:

- “Thái độ”: là yếu tố cá nhân, chỉ cảm giác tích cực hay tiêu cực, thiện chí hay không thiện chí đối với việc thực hiện hành vi cụ thể Thái độ được hình thành qua kiến thức, định kiến, niềm tin của cá nhân về kết quả của hành vi đó Chẳng hạn như trước khi trở thành sinh viên MIS các bạn trẻ đã quan tâm tích cực đến ngành học này để tìm ra sự phù hợp của ngành đối với bản thân cũng như những lợi ích từ ngành mang lại.

Trang 27

- “ Nhận thức kiểm soát hành vi”: là nhận thức của một cá nhân về mức độ mà ta có thể kiểm soát trong việc thực hiện hành vi cụ thể Điều này phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta về các yếu tố bên trong (khả năng, sự quyết tâm, ) và các yếu tố bên ngoài (nguồn lực, hỗ trợ sẵn có, )

- “Chuẩn mực chủ quan”: là áp lực của xã hội lên cá nhân, điều này xem xét cách ta xem thái độ lên hành vi cụ thể của người khác, là nhận thức của ta về thái độ của những người xung quanh, đó có thể từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp….Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của người khác lên cá nhân ta trong việc tuân theo các chuẩn mực để đáp ứng mong đợi của họ Giống như “hiệu ứng đám đông” có nhiều bạn thay vì tìm hiểu kỹ càng về ngành học thì họ lại quyết định chọn ngành ngay lập tức chỉ vì những lý do ngớ ngẩn như bạn bè, người quen mình cũng học ngành này.

Mô hình Thuyết hành vi có kế hoạch

Vì vậy, nếu một người có thái độ tích cực đối với một ngành học, cảm thấy có kiểm soát đủ để theo đuổi nó và được hỗ trợ bởi những người xung quanh, thì họ có thể có khả năng cao sẽ lựa chọn ngành học đó Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sở thích, năng lực, khả năng tài chính, cơ hội việc làm, v.v.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 - Tiếp cận nghiên cứu

► Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Nghiên cứu hỗn hợp là loại hình nghiên cứu sử dụng các dữ liệu, kỹ thuật, và phương pháp thuộc cả hai trường phái định tính và định lượng Thực hiện phương

Trang 28

pháp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng nhiều hình thức kết hợp này cũng cung cấp sự hiểu biết tốt hơn mở thu thập dữ liệu và đưa ra báo các có kết quả mang tính khách quan về những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý của sinh viên đại học Thương mại Phương pháp nghiên cứu định tính► : Là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mô tả như những câu viết, những hành vi xử sự của con người được quan sát Với mục đích nghiên cứu những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc Phương pháp gắn liền với câu chữ hơn là các con số

Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý của sinh viên đại học Thương mại Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ xoay quanh các yếu tố cần nghiên cứu, sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa đổi và bổ sung những câu hỏi chưa đầy đủ Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh, phiếu phỏng vấn sau khi hoàn thành sẽ tiến hành khảo sát đối với sinh viên khoa S để đưa ra kết quả nghiên cứu định tính ► Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp gắn liền với thu thập và xử lý dữ liệu dưới dạng số, để kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được suy ra từ lý thuyết đã có.

Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp khảo sát, sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu (Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan).

3.2 - Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí số liệu

Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ bằng định tính rồi nghiên cứu chính thức bằng định lượng Nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành HTTTQL của sinh viên Trường đại học Thương Mại Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát.

►Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định tính

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua phương pháp khảo sát Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

►Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

Với đề tài này, chúng tôi quyết định sử dụng mẫu nghiên cứu là tập hợp 200 sinh viên đang học khoa Hệ thống thông tin quản lý của Trường Đại học Thương mại và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để đảm bảo tính khả thi của nghiên cứu Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết.

Trang 29

Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè, người quen của các thành viên trong nhóm nghiên cứu Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (phương pháp quả cầu tuyết) Ưu điểm của phương pháp này là tiếp cận được sinh viên trong khoa một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

►Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: ° Phương pháp thu thập số liệu:

Dữ liệu được thu thập thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu về vấn đề phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành liên quan đến HTTT, CNTT hoặc ngành có liên quan đến công nghệ (cả trong và ngoài nước) Kế thừa và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành HTTTQL của sinh viên trường Đại học Thương Mại Từ đó, xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề.

Với nghiên cứu định tính nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi có cấu trúc gồm các câu hỏi chuyên sâu và cụ thể về sự những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành HTTTQL của sinh viên ĐH Thương Mại Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê

Với nghiên cứu định lượng nhóm sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Email, Facebook của các mẫu khảo sát chủ yếu là sinh viên khoa IS Trường đại học Thương Mại Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

° Xử lý dữ liệu:

Sử dụng phương pháp tổng hợp thủ công, phần mềm SPSS 20 với công cụ phân tích thống kê mô tả.

Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm yếu tố.

Phân tích tương quan và phân tích hồi quy để nhập và phân tích dữ liệu đã thu được.

3.3 - Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.1 - Nghiên cứu định tính

Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên khoa Hệ thống thông tin quản lý và Thương mại điện tử (chủ yếu là sinh viên ngành S) của đại học Thương mại

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu này Số người được phỏng vấn: 15 người

Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin

Trang 30

+ Mã hoá dữ liệu

Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này

+ Tạo nhóm thông tin

Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin + Kết nối dữ liệu

Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này

3.3.2 - Nghiên cứu định lượng

Số phiếu phát ra 204 phiếu, số phiếu thu về 204 phiếu, số phiếu hợp lệ là 200 Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất không kế thừa từ các nghiên cứu trước

Thang đo: Biến độc lập: 23 ❖

Sở thích và năng lực cá nhân :

- Tôi lựa chọn ngành này do phù hợp với sở thích của bản thân - Tôi cảm thấy hứng thú với các môn học của ngành HTTTQL - Tôi thấy đam mê công nghệ trong ngành HTTTQL.

- Tôi có điểm thi đại học phù hợp để theo học ngành HTTTQL.

- Tôi tự tin vào khả năng giao tiếp và kỹ năng tin học văn phòng sẽ giúp tôi thuận lợi trong công việc ngành HTTTQL

Điểm chuẩn của ngành

- Tôi đã tìm hiểu điểm chuẩn trung bình của ngành học HTTTQL.

- Tôi đã tìm hiểu điểm chuẩn của ngành các năm trước trước khi chọn ngành HTTTQL.

- Tôi không đủ điểm vào ngành khác và chọn ngành cho phù hợp với điểm thi - Điểm thi của tôi phù hợp với điểm đầu vào của ngành HTTTQL hơn so với các ngành khác.

Tác động từ gia đình và bạn bè:

- Tôi chọn ngành này theo định hướng của gia đình.

- Tôi chọn ngành này dựa trên khả năng tài chính của gia đình.

- Tôi nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ từ gia đình để theo đuổi ngành HTTTQL - Tôi chọn ngành này vì bạn bè cùng chọn ngành HTTTQL.

Nhu cầu việc làm và thu nhập tiềm năng

- Sinh viên ngành HTTTQL sẽ tìm được việc ngay sau khi tốt nghiệp.

- Tôi nhận thấy ngành HTTTQL có tỷ lệ việc làm cao hơn so với những ngành khác - Tôi tin rằng sau khi tốt nghiệp ngành HTTTQL, tôi sẽ được làm việc theo đúng chuyên môn.

- Tôi chọn ngành HTTTQL vì nghề nghiệp này có cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong tương lai.

- Sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và kinh tế của ngành HTTTQL giúp tôi có nhiều hướng đi trong tương lai

Trang 31

Tài chính

- Tôi có cân nhắc đến mức học phí khi lựa chọn ngành học - Tôi đủ khả năng tài chính để theo đuổi ngành HTTTQL.

- Tôi chọn ngành vì sự chênh lệch mức học phí của ngành HTTTQL so với các ngành khác.

- Mỗi năm, học phí của ngành tăng lên không quá nhiều, điều đó làm tôi cảm thấy thoải mái về tài chính.

- Ngành có nhiều chính sách học bổng, giảm học phí và hỗ trợ học phí.

Biến phụ thuộc ❖

- Tôi thấy hài lòng với quyết định lựa chọn ngành HTTTQL.

- Tôi thấy ngành HTTTQL có nhu cầu nhân sự và thu nhập cao trong tương lai - Tôi thấy ngành HTTTQL có nhu cầu nhân sự và thu nhập cao trong tương lai - Tôi sẵn sàng giới thiệu ngành học HTTTQL tới những người quan tâm đến ngành - Các kỹ năng về giao tiếp và tin học văn phòng sẽ giúp ích cho tôi khi học ngành HTTTQL.

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra

Các phân tích chuyên sâu khác Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha

Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu

Phân tích hồi quy: Là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập).

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 - Phân tích kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý của sinh viên ĐH Thương Mại” kết quả thu được cho thấy 100% người tham gia phỏng vấn là

Trang 32

sinh viên khoa Hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương Mại (15/15 người) Đa số người trả lời phỏng vấn là nữ (10 người ), còn lại nam (5 người) Và nhóm phỏng vấn được 5 sinh viên năm nhất, 4 sinh viên năm hai, 3 sinh viên năm ba và 3 sinh viên năm tư.

Khi được hỏi về từng nghe về ngành hệ thống thông tin quản lý trước khi đăng ký chương trình đào tạo, đa số mọi người đều đều đã từng nghe qua và nghĩ rằng ngành này thuộc bên Công nghệ thông tin Số ít còn lại là chưa từng nghe cho đến khi tìm hiểu để đăng ký nguyện vọng.

Về vấn đề “Ngành học có ảnh hưởng tới tương lai” thì tất cả đều khẳng định là có và cho rằng ngành học hiện tại quyết định lớn đến tương lai sau này về nhiều phương diện sau này Theo tổng hợp lại những yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định chọn ngành học bao gồm sở thích, điểm thi đầu vào, chất lượng ngành học, định hướng gia đình, tài chính, danh tiếng của nhà trường, tiềm năng việc làm và thu nhập, tác động từ bạn bè và xã hội, năng lực cá nhân, hoạt động truyền thông của nhà trường,… và rất nhiều những yếu tố khác.

Điều đặc biệt là khi được hỏi “Hệ thống thông tin quản lý có phải NV1 của bạn khi đặt nguyện vọng không?” thì câu trả lời là chỉ 8/15 sinh viên nói là NV1 của mình, số khác cho biết vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện tại mình là sinh viên khoa Hệ thống thông tin quản lý quản lý của ĐH Thương Mại.

Khi được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của những “Sở thích năng lực cá nhân” đến chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương Mại, 9/15

người tham gia phỏng vấn đều đồng ý năng lực và sở thích có ảnh hưởng tới Các năng lực và sở thích cá nhân bao gồm kỹ năng máy tính, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm, sự sáng tạo và nhiều yếu tố khác

Nếu một người có năng lực và sở thích liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, họ sẽ có xu hướng lựa chọn các ngành học liên quan đến CNTT như Hệ thống thông tin quản lý Họ yêu thích và có niềm quan tâm lớn đến Hệ thống thông tin và họ nghĩ rằng chọn ngành học này là bước đầu để tiếp cận và chạm tới đam mê của họ Họ cho rằng nếu có khả năng làm việc độc lập và giải quyết vấn đề tốt, đây là một lợi thế lớn trong việc học tập và làm việc trong lĩnh vực này.

Đối với mức độ ảnh hưởng “Điểm chuẩn của ngành” đến quyết định lựa chọn ngành học Hệ thống thông tin quản lý Điểm chuẩn của ngành là ngưỡng điểm tối thiểu được xác định để đảm bảo chất lượng giảng dạy và đánh giá năng lực của sinh viên để xét tuyển vào ngành học Điểm chuẩn càng cao thì cơ hội được nhận vào ngành học càng thấp và ngược lại Tuy nhiên, chỉ 7/15 sinh viên cho rằng yếu tố này thật sự có ảnh hưởng.

Trang 33

Tất cả các sinh viên đều đã từng tham khảo điểm chuẩn của ngành các năm trước để áng chừng việc đặt nguyện vọng của bản thân Ngành Hệ thống thông tin quản lý của trường ĐH Thương Mại cũng là một trong số những ngành hot hiện nay vậy nên điểm khá cao và nằm trong điểm top, việc quan tâm tới điểm chuẩn cũng là vấn đề được mọi sinh viên chú trọng

Khi được hỏi “Nếu điểm thi của bạn không đủ, bạn sẽ chọn chuyên ngành khác phù hợp với số điểm hay là tiếp tục thi lại để có thể được học chuyên ngành này” có 14/15 sinh viên có chung quan điểm sẽ chọn ngành khác trong trường hoặc trường khác Và chỉ duy nhất 1 sinh viên sẽ tiếp tục ôn thi lại cho tới khi đỗ chuyên ngành này.

Mức độ ảnh hưởng của "Nhu cầu làm việc và thu nhập tiềm năng" đến quyết định lựa chọn ngành học Hệ thống thông tin quản lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên Việc chọn ngành học không chỉ phải đảm bảo sở thích và năng lực của bản thân mà còn phải đáp ứng nhu cầu về tương lai sự nghiệp và thu nhập của sinh viên.

Hệ thống thông tin quản lý là một ngành học đang có nhu cầu cao về nhân lực trên thị trường lao động hiện nay Ngành này cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng thu nhập cao Ngoài ra, các công việc trong lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý cũng đòi hỏi sự chuyên môn cao và có tính ứng dụng cao trong thực tế, điều này đảm bảo cho sinh viên có khả năng phát triển và tiến xa trong sự nghiệp.

Và có 13/15 sinh viên chọn ngành vì đây là một ngành học có tiềm năng lớn về nhiều mặt trong tương lai Đa số họ đều mong muốn một mực thu nhập cao khi quyết định chọn ngành học này Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu về các hệ thống thông tin quản lý đã trở nên ngày càng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức và cả trong ngành công nghiệp sản xuất Đặc biệt, trong thời đại 4.0, sự phát triển của các hệ thống thông tin quản lý được coi là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tăng cường sức cạnh tranh và tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hưởng của "Tác động từ gia đình và bạn bè" đến quyết định lựa chọn ngành học Hệ thống thông tin quản lý cũng có thể rất lớn đối với một số sinh viên Gia đình và bạn bè có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và động viên sinh viên trong quá trình lựa chọn ngành học Những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm từ những người thân quen, bạn bè đã học hoặc đang học ngành Hệ thống thông tin quản lý cũng có thể giúp cho sinh viên có quyết định chính xác hơn.

Sau khi phỏng vấn về vấn đề này xuất hiện một vài ý kiến trái chiều và có thể thấy điều này xuất phát từ truyền thống và cách nhìn nhận từ mỗi cá nhân và

Trang 34

gia đình Nhiều gia đình khá áp đặt con mình phải học ngành gì theo sở thích của bố mẹ mặc kệ con em họ có nguyện vọng như nào! Hay đôi khi sự tác động từ bạn bè cũng làm bản thân xao nhãng và đưa ra quyết định theo đám đông.

Khi được phỏng vấn có 2/15 sinh viên đã nói rằng bản thân học ngành này vì gia đình định hướng và gia đình đã có người nâng đỡ trong ngành này nên yên tâm theo học Và cũng có 2/15 sinh viên chọn ngành học này vì bạn thân hay người yêu đang theo học ngành hoặc trường này

“Tài chính” luôn đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi kế hoạch, vậy nên khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của tài chính đến lựa chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý của ĐH Thương Mại, đa số người tham gia phỏng vấn đều cho rằng tài chính ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành này.

Tất cả những người sinh viên phỏng vấn đều đã có tham khảo mức học phí trước khi quyết định đặt nguyện vọng vào trường nói chung và vào ngành nói riêng Họ cảm thấy mực học phí của ngành không quá cao, cũng không quá thấp, điều đó làm họ yên tâm khi đặt nguyện vọng vào ngành này.

Khi đưa ra câu hỏi “Nếu học phí của ngành tăng gấp đôi hiện tại thì bạn có lựa chọn ngành học này không?” thì 13/15 sinh viên lựa chọn sẽ tham khảo một ngành khác hay một trường khác Họ cho rằng học phí đi đôi với chất lượng tuy nhiên nếu học phí quá cao họ không đồng ý bỏ số tài chính đó ra vì nhiều lý do khác nhau.

Bên cạnh đó, mỗi người lại có cách chi tiêu khác nhau nên tuỳ vào mức thu nhập cũng như tuỳ hoàn cảnh gia đình mỗi người có thể sẵn sàng chi trả cho học phí hay những chi phí phát sinh trong quá trình học tập.

4.2 - Phân tích kết quả định lượng

4.2.1 – Phân tích thống kê mô tả STT Tên biến Giải thích

1 STNL1 Tôi lựa chọn ngành này do phù hợp với sở thích của bản thân 2 STNL2 Tôi cảm thấy hứng thú với các môn học của ngành HTTTQL 3 STNL3 Tôi thấy đam mê công nghệ trong ngành HTTTQL.

4 STNL4 Tôi có điểm thi đại học phù hợp để theo học ngành HTTTQL 5

STNL5 Tôi tự tin vào khả năng giao tiếp và kỹ năng tin học văn phòng sẽ giúp tôi thuận lợi trong công việc ngành HTTTQL

6 DC1 Tôi đã tìm hiểu điểm chuẩn trung bình của ngành HTTTQL.

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan