Chính vì lẽ đó mà có thể nói rằng tín ngưỡng tôn giáo là một vấn đề mang tính văn hóa, tư tưởng, sự vận động và phát triển của nó gắn liền với sự vận động và phát triển kinh tế, xã hộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG 4
2.1 Khái niệm, bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo 4
2.1.1 Khái niệm của tôn giáo 4
2.1.2 Bản chất của tôn giáo 5
2.1.3 Nguồn gốc của tôn giáo 5
2.1.4 Tính chất của tôn giáo 6
2.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VẬN DỤNG 10
3.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam 10
3.2 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 11
3.2.1 Tích cực 11
3.2.2 Hạn chế 13
3.3 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 14
3.4 Định hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 16
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 18
Tài liệu tham khảo 20
Trang 3CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại và phát triển Ở mỗi tôn giáo có đặc điểm, tín ngưỡng, quan niệm, hệ thống giáo lý riêng nhưng nhìn chung các tôn giáo đều hướng con người đến những giá trị mang tính nhân văn cao đẹp Giá trị lớn nhất của tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách con người Chính vì lẽ đó mà có thể nói rằng tín ngưỡng tôn giáo là một vấn đề mang tính văn hóa,
tư tưởng, sự vận động và phát triển của nó gắn liền với sự vận động và phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa của đất nước Vì vậy mà trong các văn kiện của Đảng ta luôn nhất quán quan điểm tín ngưỡng tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của nhân dân, tôn trọng
và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, mỗi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật Ở nước ta hiện nay những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật Đản, Vu Lan, Noel… không chỉ là ngày lễ của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội lớn của người dân
Có lẽ vì vậy mà trong những năm qua số tín đồ của các tôn giáo ngày một tăng lên không ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới được nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động, sinh hoạt theo đúng quy định pháp luật Điều đáng mừng
ở đây là các tổ chức tôn giáo Việt Nam ở nước ta hiện nay luôn tích cực vận động các chức sắc, tín đồ tham gia vào công tác xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp, tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với đồng bào tôn giáo và góp phần củng cố các mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức giáo hội khác, vận động nhân dân sống “tốt đời đẹp đạo”, ngày càng tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, gắn bó, đồng hành với dân tộc Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước
ta Đặc biệt, những năm gần đây, lợi dụng chính sách đối ngoại và chính sách tôn giáo của ta ngày càng cởi mở hơn, các đối tượng gia tăng lợi dụng vấn đề tôn giáo để tạo sức
ép từ bên ngoài, tìm cách gây mất ổn định an ninh chính trị ở bên trong, nhằm tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Vì vậy hoạt động lợi dụng tôn giáo và vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính
Trang 4trị - xã hội là hoạt động hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền, giữa quần chúng giáo dân và những người không theo tôn giáo, tạo ra những yếu tố phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ thành xung đột xã hội Do đó, chủ động phòng ngừa, đấu tranh
có hiệu quả với hoạt động này có vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác tôn giáo cũng như bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam
Trong phạm vi chuyên đề học tập ở trường đại học, chúng em tiếp cận nghiên cứu
đề tài “Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn
Hi vọng sau đề tài này chúng em sẽ có được những kiến thức bổ ích về vấn đề tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay
1.2 Phạm vi nghiên cứu
Khái niệm, nguồn gốc, bản chất của tôn giáo Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Định hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, giải đáp những vấn đề lý luận về tôn giáo So với thế giới, nhiều vấn
đề lý luận tôn giáo đã được đặt ra và có những thành tựu đáng kể, nhưng với Việt Nam,
lý luận về tôn giáo là một vấn đề còn hết sức mới mẻ Việc nghiên cứu lý luận về tôn giáo về phương diện khách quan “được thực hiện trong hoàn cảnh thế giới đang bắt đầu bước sang thời kỳ hậu công nghiệp, hay thời kỳ của công nghệ tin học và công nghệ sinh học, còn đất nước đang chuyển mình từ một xã hội 80% còn là nông nghiệp, lại mới ra khỏi 30 năm chiến tranh, sang một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tinh thần đổi mới; đời sống tôn giáo đang diễn ra dưới một dạng ngày càng khác hẳn với
nhận thức “truyền thống” trước đây
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp như: phân tích – tổng hợp, lịch sử - logic,
Trang 5so sánh, kết hợp phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn, phỏng vấn sâu, phương pháp
hệ thống cấu trúc, phương pháp liên ngành
Cách tiếp cận chủ đạo của bài luận là cách tiếp cận triết học, dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần Trong đó, để hiểu được xu hướng biến đổi tôn giáo, tác giả đặc biệt vận dụng cặp phạm trù khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết quả làm cơ sở trực tiếp để nghiên cứu về những xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay, đó là cơ sở để đánh giá những tác động của chúng đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Cách tiếp cận Xã hội học tôn giáo giúp cho luận án có thể nhìn nhận, đánh giá được những tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam qua các số liệu, biểu bảng, thống kê…
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng như tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo của Việt Nam
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo và quản lý tôn giáo ở nước ta hiện nay
Trang 6CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG 2.1 Khái niệm, bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo
2.1.1 Khái niệm của tôn giáo
Tôn giáo luôn có tính khép kín và bảo thủ trong từng cộng đồng, mỗi tôn giáo lại
có cách diễn đạt riêng và cách hiểu khác nhau giữa các tín đồ và của người khác đạo
Do vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa cụ thể, khả dĩ đại diện cho các tôn giáo ở tất
cả các quốc gia
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
– Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”
– Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”
– Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”
– Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của Các Mác: “Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”
– Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của P Ăngghen: “Tôn giáo
là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái
mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…”
Tôn giáo là một một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần và những lễ nghi để thể hiện sự sùng bái ấy Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan
Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí, những sức mạnh của thế gian đã trở thành sức mạnh siêu thế gian
Trang 72.1.2 Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội Theo Các Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim… tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội
Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật Mác - xít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau Tuy vậy, những Người Cộng Sản có lập trường Mác - xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin và những Người Cộng Sản, chế
độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
2.1.3 Nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo
Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn Vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó Từ đó, họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng
Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác… tất cả họ quy về số phận và định mệnh Từ
đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu
xa của tôn giáo
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Trang 8Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội
và bản thân mình còn có giới hạn Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tôn giáo
Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào
ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo” Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản… sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” làm họ bị diệt vong… dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại
Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn giáo
2.1.4 Tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo
Con người sáng tạo ra tôn giáo Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo
Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn
Tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới
Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái… bởi vì tôn giáo thường có
Trang 9tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội
Tính chính trị của tôn giáo
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình
Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một
bộ phận của đấu tranh giai cấp
Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; Song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ
2.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất là cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo, bởi vì: ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không như nhau Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt Vì vậy cần phải có quan điểm lịch
sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo
Thứ hai là khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh
ra ảo tưởng ấy Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực
Trang 10không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học… Cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Thứ ba là tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo,
tổ chức giáo hội được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ
Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các Đảng Tuy nhiên, đi đôi với việc tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng phải chống lại những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá Cách Mạng
Thứ tư là cần phân biệt hai mặt nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo Vì có sự phân biệt được hai mặt đó mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử với những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo sẽ còn tồn tại lâu dài, phải được tôn trọng và bảo đảm Mọi biểu hiện vi phạm quyền ấy là trái với
tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 11Trên đây là bốn nguyên tắc quan trọng cần phải chú ý khi giải quyết vấn đề về tôn giáo để có thể giúp đất nước phát triển ổn định và hòa bình