1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài gia đình trong thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình việt nam hiện nay

46 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH TRONG THỜI LỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY

DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY.

Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học - 37 Nhóm thực hiện: Nhóm 6

TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI……… ………5

Trang 2

I Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình……… 5

1 Khái niệm gia đình……….5

2 Vị trí của gia đình trong xã hội……… 5

3 Chức năng cơ bản của gia đình……… 8

II Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội……….11

1 Cơ sở kinh tế - xã hội……… 11

2 Cơ sở chính trị - xã hội……….12

3 Cơ sở văn hóa……… 12

4 Chế độ hôn nhân tiến bộ……… 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI……….14

I Các vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay……… 14

1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội……….14

2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng gia đình……… 15

3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình……… 19

II Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay……… 19

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO………32

MỞ ĐẦU

Gia đình, một khái niệm quen thuộc gắn với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta Nó không chỉ là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên mà còn là nơichia sẻ yêu thương, hỗ trợ và xây dựng những kỷ niệm đáng nhớ Gia đình là hình ảnh phản ánh của một xã hội thu nhỏ Trải qua nhiều thời kỳ phát

Trang 4

triển của xã hội, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với nhiềuthế hệ con người và những chuẩn mực đạo đức có giá trị cao quý

Gia đình là một nền tảng không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân con người Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nên nhân cách, lối sống, suy nghĩ, cách đối nhân sử thế Qua các thời kỳ, cấu trúc và quan hệ trong gia đình có sự thay đổi nhưng các chức năng cơ bản của gia đình vẫn luôn tồn tại Chính vì thế, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng, cần được hiểu rõ và tiếp nhận một cách sâu sắc hơn Xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại chính là tạo nên gia đình văn hóa.

Trong bối cảnh hiện tại, công nghệ và cuộc sống hiện đại đã tác động mạnh mẽ vào các gia đình Sự phát triển của công việc, áp lực từ xã hội và sự kiểm soát của các thành viên trong gia đình có thể gây ra căng thẳng và xung đột Vấn đề gia đình hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức và khó khăn Hơn nữa, vấn đề kinh tế, sức khỏe và giáo dục cũng có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của gia đình.

Đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta thời gian qua chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như tồn tại những mặt hạn chế Xuất phát từ tình hình thực tế, nhóm 6 chúng em xin được lựa chọn đề tài “Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay” để phân tích và làm rõ một số vấn đề trên.

Trang 5

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,

duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ củacác thành viên trong gia đình.

Gia đình là một cộng đồng đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội C Mác và Ph Ăngghen cho rằng: “Quan hệ thứ batham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con gnười bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái Đó là gia đình”.

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng), quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái) Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảysinh từ quan hệ hôn nhân Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau Ngoài hai mối quan hệcơ bản còn có các mối quan hệ khác như quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu,…

Các quan hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.

2 Vị trí của gia đình trong xã hội

2.1 Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Ph Ăngghen đã nêu rõ: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người,

Trang 6

là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”.

Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mớitốt Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào từng bản chất của chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗihình thức của gia đình trong lịch sử Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển Sự yên ổn hạnh phúc của gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực Gia đình cung cấp cho chúng ta sự ủng hộ và yêu thương Khi gặp khó khăn hay thất bại, gia đình luôn sẵn lòng để chia sẻ vàgiúp đỡ.

Gia đình cũng tạo ra môi trường an toàn để phát triển cá nhân Chúng tacó thể tự do biểu hiện bản thân, phát triển kỹ năng và quan tâm tới những

Trang 7

điều quan trọng trong cuộc sống Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.

2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc kết nối cá nhân với xã hội Gia đình không chỉ là nơi chúng ta sinh sống và tương tác hàng ngày, mà còn là một cầu nối giữa cá nhân và xã hội lớn hơn.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnhhưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ gia đình mới thể hiện được các quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái,… mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng xã hội thông qua lăng kính gia đình sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân Xã hội nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình.

Chính vì vậy, ở bất cứ xã hội nào giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố giađình Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ.

Trang 8

Tóm lại, gia đình không chỉ là nơi chúng ta sinh sống mà còn là một liên kết quan trọng giữa cá nhân và xã hội Gia đình giúp chúng ta phát triển kỹ năng xã hội, mang lại sự ủy thác, an toàn và truyền dạy các giá trị xã hội.

3 Chức năng cơ bản của gia đình

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Tái sản xuất ra con người là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Tái sản xuất ra con người liên quan đếnviệc duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình, nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội Bởi vì, thực hiện chức năng này quyết định đến mật độ dân cư, nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội Chức năng này còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội mà chức năng nàyđược thực hiện theo xu hướng khuyến khích hay hạn chế.

Nhìn chung, chức năng tái sản xuất ra con ngươi không chỉ là một quá trình sinh học, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và phát triểnxã hội, đảm bảo bình đẳng giới và quyền tự quyết của cá nhân trong việc sinh con.

3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình có có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục đóng vai trò quan trọng và mục tiêu rất rõ ràng:

- Nuôi dưỡng: Bao gồm việc cung cấp cho con người các điều kiện sống tốtnhằm đảm bảo sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý và xã hội Nó liên quan

Trang 9

đến các yếu tố như chăm sóc sức khỏe, an toàn và môi trường sống Xã hội cần đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau và mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển đầy đủ tiềm năng của mình.

- Giáo dục: Là quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị xã hội từ thế hệ trước sang thế hệ sau Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy, trí tuệ và phẩm chất của cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân phát triển và đóng góp vào xã hội.

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách,đạo đức, lối sống của mỗi người Những hiểu biết đầu tiên mà gia đình đemlại thường để lại dấu ấn sâu đậm và bền vững Vì vậy gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục, trong môi trường này mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, là khách thể chịu sự giáo dụccủa các thành viên khác trong gia đình.

Chức năng này có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của mỗi thành viên từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành và tuổi già Gia đình góp phần đào tạo thế hệ tương lai, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội và ngược lại Giáo dục gia đình là một bộ phận hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục xã hội nói chung Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài cộng đồng cần được kết hợp với nhau trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh

Trang 10

tế khác không có được ở chỗ gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.

Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đờisống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay cả ở một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy môsản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất, phân phối Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình Đồng thời, gia đình đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội Gia đình có thể phát huy một cách hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, về sức lao động, tay nghề của người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội.

3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn

nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm, vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm mỗi người Trong quá trình sống của con người, nhiều vấn đề tâm – sinh lý thuộc giới tính, thế hệ luôn diễn ra trong phạm vi gia đình mà trước hết là quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái Nên sự hiểu biết tâm – sinh lý, sở thích cá nhân để ứng xử

Trang 11

phù hợp, tế nhị, chân thành, tạo nên không khí tinh thần lành mạnh, ổn định, hài hòa là vấn đề quan trọng mà gia đình phải đảm nhận.

Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựavề mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đìnhrạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa (lưu giữ, sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội, truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng),chức năng chính trị (tổ chức thực hiện và hưởng lợi từ chính sách, pháp luật của nhà nước và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật)…

II Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội1 Cơ sở kinh tế - xã hội

Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng với trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Điều này dần xóa đi nguồn gốc của sự áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong gia đình và xã hội, tạo cơ sở kinh tế choviệc xây dựng các mới quan hệ bình đẳng trong gia đình, đặc biệt là giải phóng phụ nữ khỏi chế độ bất bình đẳng giới.

Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữanam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư

Trang 12

liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện trên cơ sở tìnhyêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.

2 Cơ sở chính trị - xã hội

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên tronglịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình, không có sựphân biệt giữa nam và nữ Nhà nước cũng chính là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu đè nặng lên vai người phụ nữ, đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thành là cơ sở cho việc xây dựng gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội điều này được thể hiện trong vai trò của hệ thống pháp luật nhà nước về Luật hôn nhân và gia đìnhcùng với đó là hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội,

Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Khi hệ thống pháp luật, chính sách chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình vẫn còn nhiều hạn chế.

3 Cơ sở văn hóa

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đời sống văn hóa tinh thần không ngừng biến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước chi phối các nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời bài trừ, loại bỏ những tập tục, quan niệm lạc hậu của lối sống cũ Trình độ dân trí được nâng cao, mở rộng nguồn tiếp cận kiến thức khoa học, công nghệ thông qua hệ thống

Trang 13

giáo dục, đào tạo phát triển; cung cấp cho các thành viên trong gia đình đa dạng kiến thức, quan điểm mới làm nền tảng xây dựng những giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội mới nhằm điều chỉnh các mối quan hệ gia đình một cách có hiệu quả trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Cơ sở văn hóa gắn liền với cơ sở kinh tế, chính trị sẽ đảm bảo cho việc xây dựng gia đình đi đúng hướng một cách hiệu quả.

4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

Ngày nay, khi xã hội có những bước tiến mới – một xã hội tự so, dân chủ và bình đẳng, mỗi cá nhân có quyền tự do hợp pháp trong việc lựa chọn cho mình Đây là một sự tiến bộ tích cực trong hôn nhân tạo cơ sở, nền tảng cho một gia đình bền vững và hạnh phúc.

4.1 Hôn nhân tự nguyện

Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện Đây là bước phát triển tất yếu của tình yêu nam nữ Hôn nhân tự nguyện đảm bảo cho nam và nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt Trong hôn nhân, sự tự nguyện thể hiện ở hai vấn đề: kết hôn và ly hôn Những người yêu nhau tự nguyện và được tự do kết hôn theo đúng pháp luật quy định; quyền tự do ly hôn chính đáng của các cặp vợ chồng cũng được đảm bảo bằng pháp luật Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt là con cái.

4.2 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồngthời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

Trang 14

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Sự chung thủy trong hôn nhân là điều kiện cần thiết để duy trì sự ổn định, bền vững và tin tưởng lẫn nhau trong gia đình cũng như trong quan hệ vợ - chồng Điều này còn thiết lập cho đôi vợ chồng một sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ với mọi mặt đời sống gia đình, là tiêu chí để xây dựng gia đình mới hiện nay với sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

4.3 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

Xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn phải dựa trên cơ sở pháp luật Nhà nước, chuẩn mực của xã hội hiện tại Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình, xã hội và ngược lại.

Thực hiện thủ tục pháp lý cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình Nó không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I Các vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại Gia đình đơn (còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ

Trang 15

biến ở các đô thị và cả ở nông thôn – thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước kia.

Quy mô gia đình ngày nay tồn tại hướng thu nhỏ hơn, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng chung sống: cha mẹ - con cái, số con trong ga đình cũng không nhiều như trước, phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ Gia đình Việt Nam với quy mô ngày càng thu nhỏ, đáp ứng nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra Sự bình đẳng nam – nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống.

Tuy nhiên, quá trình thay đổi cũng gây ra những phản chức năng như tạo sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở ngại trong việc giữ gìn tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo các ông việc của riêng mình, các thành viên ít quan tâm, lo lắng và ít giao tiếp với nhau hơn, mối quan hệ gia đình cũng vì thế mà trở nên rời rạc, lõng lẽo…

2 Sự biến đổi trong thực hiện các chức năng gia đình

2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người.

Tuy đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn cho rằng tái sản xuất ra con người là một chức năng quan trọng của gia đình, sự thay đổi nhận thức rõ rệt về hôn nhân, sinh sản và số con đã xuất hiện, nhất là trong các gia đình nông thôn Việt Nam Nếu như trước kia do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp , nhu cầu về con cái thường thể hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phảicó con trai nối dõi Trên cơ sở đó, dường như việc dựng vợ gả chồng và quan hệ hôn nhân chủ yếu chỉ để phục vụ chức năng duy trì nòi giống, tạo nguồn nhân lực lao động.

Trang 16

Nhưng ngày nay xã hội hiện đại đã mang đến nhận thức mới, thể hiện ở việc giảm mức sinh ở phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng Trong gia đình hiện đại, sựbền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm,kinh tế, chứ không phải chỉ là yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như những gia đình ngày xưa.

2.2 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyểnmang tính bước ngoặt: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hànghóa, tức là một đơn vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của giađình thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay xã hội Thứ hai, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinhtế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại.

Kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinhtế quốc dân Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại Sự phát triển kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng trong xã hội Các gia đình Việt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”

Những biến đổi mạnh mẽ của thời đại đã thay đổi ít nhiều tư duy truyền thống về người đàn ông là trụ cột kinh tế của gia đình Giờ đây, người phụ nữ cũng có vai trò bình đẳng trong việc quyết định thu nhập và mức sống của gia đình Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa khiến cho giađình và nơi làm việc tách rời nhau về mặt không gian khiến chức năng sản

Trang 17

xuất của gia đình cũng suy giảm hoặc hoàn toàn mất đi; thay vào đó chức năng tiêu dùng lại được tăng cường.

2.3 Chức năng giáo dục

Nếu như trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội, thì ngày nay giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục tiêu, những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình.

Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chínhcủa gia đình cho giáo dục con cái tăng lên Giáo dục giờ đây đã trở thành một trách nhiệm nặng nề mà gia đình phải gánh vác Quá trình biến đổi xã hội nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều xáo trộn về chức năng dưỡng dục con cái (góc nhìn từ bên trong) và xã hội hóa Nội dung của giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xóm mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới.

Thế giới hiện đại với những phát triển của kinh tế, xã hội đã đem lại những nhận thức, tư duy đổi mới dường như đến từng ngóc ngách của đất nước Cùng với sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà trường làm cho sự kỳ vọng và niền tin của các bậc cha mẹ vào hệthống giáo dục xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em cảu họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây.

Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn đứng cơ hội truyền thụ những hiểu biết về nuôi dạy con cái từ thế hệ ông bà Thế hệ trẻ mới lập gia đình dù nhận được sự hỗ trợ từ bố mẹ nhưng vẫn có những bất dồng thế hệ xungquanh việc nuôi dạy con cái vì giới trẻ hiện nay có cơ hội tiếp cận với tri thức nhân loại một cách khoa học và chuyên môn hơn, có xu hướng giáo dục con cái theo khoa học hơn là sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế từ thế hệđi trước Cũng do guồng quay cuộc sống hối hả và nhu cầu ổn định kinh tế,

Trang 18

theo đuổi sự nghiệp mà hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại dâm,… cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm

Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình mà còn bị chi phối bởi các mối quan hệ tình cảm, sự đảm bảo hạnh phúc cánhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.

Nhịp sống hối hả với vòng quay của công việc khiến cho những thành viên trong gia đình thu hẹp thời gian dành cho nhau, mối liên hệ tình cảm gia đình cũng bị suy giảm Những bữa cơm gia đình hiếm khi đông đủ, mỗingười trở về phòng riêng với những bộn bề công việc, cá nhân trở nên sốngkhép kín, ngại ngần tâm sự, chia sẻ với chính gia đình mình, thậm chí nhiềugia đình không còn là nơi chốn ấm áp mà mọi người khao khát tìm về sau những ngày mệt mỏi nữa mà trở thành một nơi trống rỗng Sự phổ biến hơncủa lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ súy cho tư tưởng tự do phát triển cá nhân,… cũng là nguy cơ làm mai một, xói mòn niều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Chức năng này là một yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là chăm sóc, bảo vệ trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức Đặc biệt, trong tương lai gần khi mà tỷ lệ gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống tâm lý – tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm của anh, chị em trong cuộc sống gia đình.

3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình.

Trang 19

Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, biến đổi lớn Do sự tác động của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa gia đình chịu nhiều mặt trái mang tính tiêu cực, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ,

Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực đều thuộc về người đàn ông Thì trong gia đình hiện nay, ngoài mô hình người đàn ông – người chồng làm chủ gia đình thì còn ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại Đó là mô hình người vợ - người phụ nữ làm chủvà mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình Thách thức lớn nhất đặtra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ do sự khác biệt về mặt tuổi tác khi chung sống cùng nhau.

II Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay

Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn Bên cạnh những tác động tích cực như phá vỡ hình ảnh gia đình truyền thống với những hủ tục, lạc hậu, bất bình đẳng nhưng vẫn duy trì, phát huy những giá trị nhân văn mang bản sắc dân tộc từ lâu đời thì cũng đã có những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong vấn đề gia đình, hôn nhân ở Việt Nam.

1 Thực trạng

1.1 Gia đình là giá trị quan trọng hàng đầu

- Có thể thấy, gia đình và hôn nhân là một giá trị quan trọng ở Việt Nam và là thiết chế xã hội phổ biến Phần lớn những người được hỏi vẫn khẳng định tầm quan trọng của hôn nhân, theo đó, thanh niên đến tuổi trưởng thành nhất thiết cần lập gia đình.

- 80.5% số người chưa kết hôn cho rằng họ sẽ “kết hôn, có gia đình” trong tương lai

Trang 20

- 46.2% người được hỏi cho rằng, “thanh niên đến tuổi trưởng thành phải lập gia đình”

1.2 Gia đình Việt Nam trong quá trình bảo lưu giá trị truyền thống, tiếp thu yếu tố hiện đại

- Trong số các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá cao nhất

- Kết quả khảo sát cho thấy, có 41,6% người được hỏi coi chung thủy là quan trọng, và 56.7% coi chung thủy là rất quan trọng trong hôn nhân - Một vài nghiên cứu cho thấy rằng, hiện tượng bảo lưu những tiêu chuẩn kép khắt khe với phụ nữ và xu hướng vị tha hơn cho nam giới trong chung thủy (giá trị chung thủy là quan trọng hơn so với phụ nữ có tỉ lệ đồng ý 66.2%)

- Giá trị tình yêu là một giá trị đảm bảo cho sự bền vững của hôn nhân,nhất là hôn nhân hiện đại khi 89.7% số người được hỏi cho rằng tình yêu trong hôn nhân là “quan trọng” và “rất quan trọng”

- Thực tế chỉ ra rằng, phụ nữ vẫn chưa thực sự bình đẳng với nam giới.Các gia đình được khảo sát tại vùng Đông Nam Bộ có chỉ số lắng nghe, chia sẻ giữa vợ chồng cao nhất cả nước Ngược lại, ở nhóm dân tộc thiểu số, có mức sống và học vấn thấp thì tỉ lệ cao cho rằng nữ giới bị bạn đời coithường, đánh giá thấp những đóng góp hàng ngày của họ

1.3 Mức độ cởi mở dần với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới -Với những thay đổi lớn về kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, những hình hức hôn nhân gia đình mới ủng hộ tính cá nhân có xu hướng tăng:+Nghiên cứu cho thấy 38.5% số người được hỏi chấp nhận sống độc thân –mức độ này cao hơn ở nữ giới và nhóm xã hội có đặc điểm hiện đại

+28.4% người có nhu cầu, mong muốn sống thử trước khi kết hôn, trong khi 58.3% số người được khảo sát phản đối chuyện này.

Trang 21

-Hôn nhân đồng tính mới chỉ được chấp nhận dè dặt, với 27.7% người được hỏi đồng tình với quan điểm này

2 Thành tựu.

2.1 Về số lượng.

Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, tốc độ gia tăng về tỷ lệ hộ gia đình qua các cuộc tổng điều tra dân số cho thấy: Số hộ gia đình vào ngày

1/4/1989 là 12.927.297 tăng 3,1% so với cuộc tổng điều tra ngày

1/10/1979 Vào ngày 1/4/2019, số hộ gia đình cả nước là 26.870.079, tăng 1.8% so với cùng thời điểm của năm 2009 Như vậy, sau 30 năm, từ 1989 đến 2019, số lượng hộ gia đình ở nước ta tăng khoảng 2.07 lần

2.2 Về kinh tế.

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình Từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người ở nước ta tăng 2.7 lần, đạt trên 2700 USD vào năm 2019, với hơn 45 triệu người dân thoát nghèo, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ởcơ sở phát triển Ngày càng có nhiều gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa, cụm dân cư văn hóa gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

2.3 Về chính sách pháp luật.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình nghèo,đặc biệt khó khăn, có công với cách mạng; công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em đạt được những thành tích đáng kể Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày càng được nâng cao Việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và lấy ngày 28-6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình

Trang 22

đối với sự phát triển của xã hội và sự quan tâm của xã hội đối với gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

2.4 Về độ tuổi kết hôn trung bình

Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 25,2 tuổi, tăng 0,7 tuổi so với năm 2009 Trong đó, tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơn nữ giới 4,1 tuổi (tương ứng là 27,2 tuổi và 23,1 tuổi) Như vậy, sau 10 năm, độ tuổi kết hôntrung bình lần đầu của nam và nữ đều tăng: trong đó nam tăng 1,0 tuổi và nữ tăng 0,3 tuổi Điều này cho thấy sự khác biệt giới trong độ tuổi kết hôn và khác về mức độ gia tăng độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ.

3 Hạn chế.

Do quá trình đo thị hóa, nông dân di cư ra thành thị và phi nông nghiệp

hóa nông thôn diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với trước đây Những tác động này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn Cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ gia đình sẽ có sự thay đổi theo Quá trình này làm xuất hiện nhiều loại hình gia đình mới, không theo truyền thống, một số chức năng của gia đình truyền thống bị suy giảm

3.1 Bạo lực gia đình

Nguyên nhân ly hôn do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi chiếm tỷ lệ lớn cho thấy bạo lực là vấn đề rất nghiêm trọng trong đời sống

đình và nó cũng lý giải vì sao phụ nữ là người chủ yếu đứng đơn xin tòa áncho ly hôn.

Số liệu điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam cho thấy, có 58.3% phụ nữ tham gia khỏa sát đã trải qua ít nhất một hình thức bạo hành về thể chất, tinh thần hoặc tình dục, trong đó có 27% đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra

Trang 23

Trong khi đó, hầu hết các vụ bạo lực gia đình vẫn diễn ra âm thầm, thiếu đisự can thiệp của Nhà nước và các tổ chức xã hội.

3.2 Vấn đề ly hôn

Số liệu thống kê chỉ ra rằng, số lượng các cuộc ly hôn đang gia tăng từng năm và tỷ lệ nữ đứng đơn ly hôn ngày càng nhiều so với nam giới Số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60000 vụ/năm, tương đương 0.75

vụ/1000 dân Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa rằng cứ 4 cặp vợchồng đi đăng ký kết hôn sẽ có 1 cặp ly hôn Tỷ lệ ở góa, ly hôn, ly thân là 2,7% đối với nam và 13% đối với nữ Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn là mâu thuẫn về kinh tế, bạo lực gia đình, ngoại tình,…

2.3 Hàng triệu cuộc hôn nhân không đăng ký

Chưa đăng ký kết hôn có nghĩa là cuộc hôn nhân ấy không có tính pháp lý Hiện tượng sống chung đang là một hiện tượng xã hội xuất hiện trong khu vực sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp tập trung và các đô thị Điều không rõ ràng này là một thực tế còn tồn tại khá dài và cũng chưa thể nói ngay rằng nó sẽ vận động như thế nào trong tương lai Vấn đề này làm dẫn đến tình trạng quan hệ trước hôn nhân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiện tượng làm mẹ ở tuổi vị thành niên Tình trạng quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân tăng để lại hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội.

3.4 Trọng nam khinh nữ

Một số bộ phận người dân vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, làm mất cân bằng giới khi sinh Theo kết quả Điều tra thanh niên và vị thành niên Việt Nam có 12,6% thanh niên ở lứa tuổi từ 14 đến 25 cho rằng phải có con trai Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đâng có xu

hướng tăng, vào năm 2009 tỷ lệ này là 110,5 bé trai/100 bé gái thì đến năm 2022 con số này đã tăng lên 112 bé trai/100 bé gái và chắc chưa dừng lại ở đó.

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w