1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực trạng và giải pháp xây dựng phát triển gia đình việt nam hiện nay

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay
Tác giả Phạm Ngọc Kiều Linh, Tạ Lê Đắc Lộc, Đỗ Thành Lợi, Nguyễn Thị Mỹ Lời, Ngư Thành Long
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Văn Re
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Luật Phòng,chống bạo lực gia đình hiện hành cũng thiếu các chính sách đa dạng hóa nội dung, đốitượng, loại hình thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.Về kết hôn giữa n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP L06 - NHÓM 13 - HK221

NGÀY NỘP 26/09/2022

Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐOÀN VĂN RE

Phạm Ngọc Kiều Linh 2013640

Nguyễn Thị Mỹ Lời 2013702

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Trang 2

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)

Nhóm/Lớp: L06 Tên nhóm: 13 HK 221 Năm học 2022-2023

Đề tài:

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

1 2013640 Phạm Ngọc Kiều Linh Phần 1.1, 1.2, tóm tắt chương 1 20%

3 2011578 Đỗ Thành Lợi Phần 2.2.1, giải pháp phát huy mặt đạtđược 20%

4 2013702 Nguyễn Thị Mỹ Lời Phần 2.2.2, giải pháp khắc phục hạn chế 20%

Họ và tên nhóm trưởng: Tạ Lê Đắc Lộc , Số ĐT: 0835198551 , Email: loc.ta2020@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

ThS Đoàn Văn Re

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Tạ Lê Đắc Lộc

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

I MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Đối tượng nghiên cứu 5

3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của đề tài 5

II NỘI DUNG 6

Chương 1 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình 6

1.1.1 Khái niệm gia đình 6

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

1.2.3 Cơ sở văn hoá

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua

Trang 4

2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1 Những mặt đạt được

2.2.1.2 Nguyên nhân đạt được

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1 Những mặt hạn chế

2.2.2.2 Nguyên nhân hạn chế

2.3 Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới

III KẾT LUẬN

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1 Những mặt hạn chế

a Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới

Thứ nhất, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền từng lúc chưa được đổi mới, đi vào chiều sâu, nội dung hình thức tuyên truyền chưa được phong phú, phù hợp với từng đối tượng

Thứ hai, việc tuyên truyền, triển khai chủ trương, nghị quyết chỉ đạt ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu; tài liệu tuyên truyền còn hạn chế, nội dung chưa đáp ứng cho các đối tượng cần được tuyên truyền; một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức cho công tác tuyên truyền, còn có quan niệm chung chung trong chỉ đạo tập trung vào thực hiện

Thứ ba, phương thức tuyên truyền còn nặng một chiều, ít chú ý trao đổi, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên và nhân dân

b Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

Vẫn tồn tại những bất cập của chính sách pháp luật về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Điển hình như:

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chỉ quy định mục đích, yêu cầu, nội dung

và hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình (tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11) mà chưa có quy định về nguyên tắc của công tác này Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành cũng thiếu các chính sách đa dạng hóa nội dung, đối tượng, loại hình thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

Về kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có

họ trong phạm vi ba đời Quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu

về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi áp dụng tại các vùng dân tộc thiểu số cho thấy tính khả thi còn chưa cao, vẫn còn tình trạng kết hôn cận huyết;

có địa phương còn xảy ra tình trạng nam nữ chỉ kết hôn với những người cùng dòng họ

Trang 6

c Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển

Thứ nhất, gia đình ở nước ta hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục như: mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ; con cái hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội

Thứ hai, tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật… Bạo lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em

Thứ ba, vẫn còn hiện tượng làm mẹ ở tuổi vị thành niên Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên sinh con chiếm tỷ trọng 3,3‰, trong đó cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰), cao hơn 8,5 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng (1,1‰) Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 10 - 17 tuổi sinh con cao thứ hai (6,8‰) Tình quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn là vấn đề xã hội nhức nhối Các tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm vẫn đặt nhiều gia đình trước nguy cơ đổ vỡ

d Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm, văn bản hướng dẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

Thứ hai, nguồn ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa được quan tâm đúng mức

Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở địa phương còn thiếu, đặc biệt

ở cấp xã thiếu, không ổn định; không có đội ngũ cộng tác viên

Trang 7

e Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hoá, phát triển lĩnh vực gia đình

Thứ nhất, bên cạnh kết quả đạt được đáng khích lệ, vẫn còn một số hạn chế, bất cập mà dư luận xã hội rất quan tâm “Văn hóa, đạo đức xã hội, có mặt xuống cấp” -nhận định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Hậu quả là đã xuất hiện một

số cán bộ, đảng viên, thậm chí cả những người có chức có quyền, sống xa dân, vô cảm với đời sống của nhân dân Chính họ là những người hoặc đề xuất một số chủ trương chính sách sai lầm, hoặc làm méo mó các chủ trương chính sách vốn đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn tới hậu quả làm thất thoát tài sản của Nhà nước, gây bao phiền

hà không đáng có cho người dân Lòng tin của người dân đối với công lý, đối với Đảng bị giảm sút Có lẽ đây là vấn đề lớn, vấn đề đầu tiên, vấn đề có tính then chốt cần tập trung giải quyết nhằm khắc phục tất cả những yếu kém, những khó khăn thách thức đang diễn ra, trong đó có vấn đề đạo đức xã hội

Thứ hai, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của kinh tế hộ vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng hộ tăng nhanh nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng với sự gia tăng; hầu hết các hộ quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, còn mang tính tự phát

2.2.2.2 Nguyên nhân hạn chế

a Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới

Thứ nhất, trình độ, năng lực, kỹ năng của cán bộ làm công tác tuyên truyền, là những báo cáo viên, tuyên truyền viên của Mặt trận, đoàn thể cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế Cụ thể, năng lực truyền đạt và chất lượng đội ngũ báo cáo viên chưa cao; một số vấn đề, thông tin chưa đáp ứng tốt nhu cầu và trình độ ngày càng cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu thực tế (hội trường cơ sở chật hẹp, tài liệu, máy móc âm thanh, máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu, … rất hạn chế; báo cáo viên chỉ nói một chiều làm cho người dân rất khó nhớ) Và trên thực tế, nhiều tổ chức đoàn, hội cơ sở còn rất lúng túng trong việc tổ chức tuyên truyền học tập cho cán bộ đoàn viên, hội viên và nhân dân Việc nắm và

Trang 8

quản lý cũng chưa được chặt chẽ, chỉ tập trung vào một bộ phận tích cực, nên việc tuyên truyền chưa được đều khắp

Thứ hai, một số cấp ủy, người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên

b Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

Sự bất cập, hạn chế ngay chính trong cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật ho đến hiện nay, mặc dù chúng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng về cải cách bộ máy nhà nước, về phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước song vẫn còn

có sự chồng chéo, bất hợp lý về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Xây dựng chính sách, pháp luật vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng chính sách và soạn thảo văn bản pháp luật của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu

c Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển

Thứ nhất, những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha

mẹ mải lo làm ăn, công tác, không có thời gian quan tâm giáo dục con cái

Thứ hai, do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu hoá, nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình chưa đầy đủ vì thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm, chưa thấy hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình

d Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình

Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình mới được thành lập nên kinh nghiệm, nhân lực làm công tác quản lý còn nhiều hạn chế

Thứ hai, hiện nay trong danh mục mã số ngành kinh tế và các hoạt động xã hội không thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch

Trang 9

Thứ ba, việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nghị quyết của Đảng còn chậm Công tác kiểm tra ở một số nơi chưa thường xuyên, quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm; công tác giám sát còn hẹp về phạm vi, đối tượng, kết quả chưa thực chất Một số nơi, người đứng đầu chưa phát huy hết trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa gương mẫu, còn thụ động, né tránh, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên là chủ yếu

e Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hoá, phát triển lĩnh vực gia đình

Thứ nhất, những lối sống mới xa lạ, đua đòi, những phong cách thời trang, nghệ thuật không phù hợp với chuẩn mực đạo đức dân tộc đã khiến cho xã hội trở nên hỗn loạn hơn, và đó cũng là nguyên nhân của sự xuống cấp đạo đức trong xã hội xét từ cách nhìn văn hóa

Thứ hai, chưa đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong giải quyết các vấn đề, để có giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa phù hợp trên tinh thần “suy nghĩ phải kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc ấy”

2.3 Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới

2.3.1 Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới

Thứ nhất: Công tác tuyên truyền phải đi vào vấn đề cụ thể, nội dung cụ thể và đối tượng cụ thể: như cần xác định đối tượng quần chúng để biên soạn nội dung cho phù hợp Nội dung tuyên truyền cần phải có trọng tâm, trọng điểm cho thật dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói… để nó trở nên gần gũi, thiết thực trong đời sống, để họ dễ dàng nhận thức được, nhận diện được và làm được Thực hiện công tác tuyên truyền đối với người đứng đầu tổ chức, thành phần tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư như vậy sẽ có sức lan tỏa và chính họ tác động hiểu quả hơn Ví dụ như trong lĩnh vực tôn giáo, chức sắc là người có uy tín sẽ ảnh hưởng lớn đến tín đồ Tiếng nói của chức sắc có sức thuyết phục lớn tác động, quyết định đến lập trường và thái độ của tín đồ Do vậy đối

Trang 10

với công tác tôn giáo thì việc tuyên truyền vận động chức sắc các tôn giáo là rất quan trọng

Thứ hai: Củng cố kiện toàn tổ chức, xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác tuyên truyền của Mặt trận, đoàn thể tại cơ sở: có kỹ năng, được tập huấn, nhiệt tình Đồng thời người cán bộ làm công tác tuyên truyền phải lấy sự gương mẫu làm phương thức để vận động tuyên truyền quần chúng nhân dân có hiệu quả

Thứ ba: Lựa chọn, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp có chất lượng cao, là lực lượng sắc sảo, nhạy bén và tinh nhuệ trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa của Đảng Kiên quyết thực hiện nguyên tắc chỉ lựa chọn những đồng chí có năng lực trình độ, năng lực, kỹ năng truyền đạt tốt, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín vào đội ngũ báo cáo viên Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; có cơ chế cung cấp thông tin bảo đảm thường xuyên

và kịp thời để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền miệng ở mọi lúc, mọi nơi Thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên theo quy định Tăng cường công tác kiểm tra biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền miệng và kịp thời kiện toàn thay thế những báo cáo viên không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ 2.3.2 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

Xác định đầy đủ, rõ ràng, hợp lý hơn về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, loại bỏ sự chồng chéo, bảo đảm thực hiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng pháp luật Đây là giải pháp rất căn bản để góp phần khắc phục những hạn chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo chất lượng các văn bản pháp luật Mặc dù quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật là điều kiện quan trọng, song nếu chỉ dừng lại ở quy trình, thủ tục thì vẫn chưa có thể khắc phục hoàn toàn được những hạn chế

Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gắn với việc rà soát, đánh giá, xem xét, dự kiến bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm kịp thời loại bỏ những quy định lạc hậu, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động của chính sách,

pháp luật “Hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ

Trang 11

chức thi hành pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới” 1

2.3.3 Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn

xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển Xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị

kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất

là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định

và phát triển của gia đình Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững"

Thứ hai: Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình;

có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng

xa, vùng khó khăn Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, t.1, tr.284-285, nội dung cốt lõi của chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức ti hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Ngày đăng: 13/06/2024, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w