Chương I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo1.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo1.1.1 Bản chất của tôn giáo- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Tấn Tài
Sinh viên thực hiện :1 Lê Hữu Phước- 1624
2 Phạm Quỳnh Như - 4163 3.Nguyễn Thị Khánh Hòa - 2389 4.Tạ Huy Hoàng - 0006
5 Phạm Thị Hoài My- 0656
6 Nguyễn Thị Tâm Tuyền - 0682
Đà Nẵng, tháng năm
MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU 1
Chương I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo 2
1.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo 2
1.1.1 Bản chất của tôn giáo 2
1.1.2 Nguồn gốc tôn giáo 2
1.1.3 Tính chất của tôn giáo 3
1.2 Nguyên tắc của Mác - Lênin trong vấn đề giải quyết tôn giáo: 5
1.2.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa: 5
1.2.2: Nguyên tắc của Mác - Lênin trong vấn đề giải quyết tôn giáo: 6
Chương II: Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 8
2.1 Ảnh hưởng của tôn giáo Việt Nam hiện nay 8
2.1.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam ( thực tiễn) 8
2.1.2 Ưu điểm của tôn giáo Việt Nam: 10
2.1.3 Hạn chế tôn giáo ở Việt Nam 11
2.2 Quan điểm và chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước hiện nay. .13
2.2.1 Những quan điểm, và chính sách của nhà nước về chính sách tôn giáo trong tình hình mới 15
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi công dân Vấn đề tôn giáo
từ lâu đã là một trong những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới Trong lịch sử Việt Nam, vấn đề tôn giáo đã từng bị lợi dụng cho mục đích chính trị, chống phá cách mạng Việt Nam và ngày nay vẫn còn một số thành phần tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại Nhà Nước
Xã Hội Chủ Nghĩa nước ta Chính vì thế mà mỗi người dân chúng ta cần phải
có những sự hiểu biết thấu đáo và chính xác về tôn giáo để không bị kẻ gian lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo vào những mục đích xấu Xuất phát từ lý do trên và để phục vụ cho việc học tập bộ môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, em quyết định chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin về tôn giáo Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay Ý nghĩa của khẩu hiệu: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội của giáo hội phật giáo Việt Nam ” Là đề tài nghiên cứu để trước hết em cũng như mọi người sẽ nhìn nhận được những quan điểm tôn giáo trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đặc biệt là Phật giáo
Trang 4Chương I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo 1.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
1.1.1 Bản chất của tôn giáo
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo hiện thực khách quan (vào bộ óc của con người) thông qua sự phản ánh đó các lực lượng tự nhiên trở thành siêu nhiên, thần bí,
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra hay nói cách khác là sản phẩm của con người phản ánh sự yếu thế, bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên, xã hội và trước các thế lực trong đời sống
- Tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể ( Công giáo, Tín lành, Phật giáo , ) với các tiêu chí cơ bản sau : có niềm tin sâu sắc về siêu nhiên,tôn thờ thần linh; có hệ thống học thuyết, thế giới quan, nhân sinh, đạo đức, lễ nghi của tôn giáo; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo ; có
hệ thống tin đồ đông đảo
- Về phương diện thế giới quan : các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm , có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng , khoa học của chủ nghĩa Mác-Lenin Những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp 1 xã hội ai cũng mơ ước
1.1.2 Nguồn gốc tôn giáo.
Theo quan điểm CNXH-KH, nguồn gốc của tôn giáo được khái quát bằng 3 nguồn gốc chính
• Nguồn gốc kinh tế - xã hội
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ LLSN còn kém nên con người bất lực trước lực lượng tự phát trong tự nhiên (mưa, gió, bão, lũ, ) Các hiện tượng đó tác động, chi phối cuộc sống con người, do chưa thể giải thích được chúng dẫn đến sự ra đời và phát triển tôn giáo
Trong xã hội phân chia giai cấp, con người không lý giải được nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giai cấp, của áp lực, bóc lột, bất công Từ đó con người hướng niềm tin của mình vào thế giới hư ảo dưới hình thức tôn giáo
Trang 5• Nguồn gốc nhận thức
Xuất phát từ quá trình nhận thức con người đi từ khoảng cách giữa cái biết và cái không biết Cái biết được khoa học giải thích rõ ràng còn cái chưa biết chưa được giải thích rõ ràng, tường tận chính là nguồn gốc để các quan niệm tôn giải thích hiện tượng vô hình, siêu nhiên nào đó tác động
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của con người luôn luôn muốn nhận thức thế giới đầy đủ, sâu sắc hơn thông qua khái niệm, phạm trù, quy luật Con người ngày càng trừu tượng hoá càng xa vời hiện thực khách quan dẫn đến phản ánh sai lệch, không đúng chính là cơ sở xuất hiện, tồn tại của tôn giáo
• Nguồn gốc tâm lý
Chính sự sợ hãi, bất lực của con người trước thế lực xã hội, lực lượng tự phát trong tự nhiên chi phối con người hằng ngày hằng giờ, tác động tiêu cực đến đời sống, họ cầu mong sự che chở từ đó nảy sinh tình cảm với tôn giáo Các tôn giáo lớn chứa các giá trị về văn hoá, tinh thần, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, có thể bù đắp (hư ảo) những hụt hẫng, mất mát của con người trong cuộc sống
1.1.3 Tính chất của tôn giáo
• Tính lịch sử
Tôn giáo hình thành, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định Khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo
• Tính quần chúng
Biểu hiện ở số lượng tín đồ đông đảo, tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân lao động
• Tính chính trị
Xuất hiện khi xã hội có giai cấp, các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ
*Phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Trang 6Tín ngưỡng liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội
Vd: tin thần linh, thượng đế, chúa trời,
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
Tôn giáo gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo
Vd: Đạo phật, thiên chúa giáo, tinh lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồ
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không thấy, không hiểu, tin một cách mù quáng, mê muội, không phù hợp với lẽ tự nhiên làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần, thậm chí dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng
Vd: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,…
Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo từ trước đến nay luôn được Nhà nước ta tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật Còn hoạt động mê tín, dị đoan bị bài trừ bằng nhiều biện pháp như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục; xử phạt…
Cần phải phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan để không mang lại hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người
Trang 71.2 Nguyên tắc của Mác - Lênin trong vấn đề giải quyết tôn giáo: 1.2.1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa:
Các tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài trong các nước xã hội chủ nghĩa là
do nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân nhận thức:
Thế giới khách quan là vô cùng tân, nhiều hiện tượng tự nhiên đến nay con người vẫn chưa giải thích được Do vậy tâm lý sợ hãi, trông chờ và nhờ cậy, tin tưởng vào thần thánh…chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa
- Nguyên nhân tâm lý:
Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội, trong đó tôn giáo lại là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất Tín ngưỡng, tôn giáo đã
in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu của cuộc sống Cho nên, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội… thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà
nó phản ánh
- Nguyên nhân chính trị - xã hội:
Trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa
xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Đó là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo, đáp ứng được nhu cầ hả u tinh thần của một bộ phận nhân dân Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ… còn xảy ra ở nhiều nơi Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo… cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại
- Nguyên nhân kinh tế :
Trang 8Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Sự bất bình đẳng về kinh tế, văn hoá, xẫ hội vẫn là mọt thực tế Đời sống vật chất của người dân chưa cao thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên may rủi Điều đó làm con người có tâm lý thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên
- Nguyên nhân văn hóa:
Do lợi ích đáp ứng mức độ nào đó nhu cầu văn hoá, tinh thần, giáo dục cộng đồng, đạo đức, phong cách lối sống của người dân Vì vậy việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết
1.2.2: Nguyên tắc của Mác - Lênin trong vấn đề giải quyết tôn giáo:
- Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo:
Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không như nhau Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới:
Cụ thể: muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng Điều cần thiết trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nhèo đói và thất học… cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội
- Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân:
Trang 9Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các Đảng Tuy nhiên, đi đôi với việc tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng phải chống lại những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng
- Cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tính ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tính ngưỡng tôn giáo:
Vì có sự phân biệt được 2 mặt đó mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử với những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo Nhu cầu tính ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo sẽ còn tồn tại lâu dài, phải được tôn trọng và bảo đảm Mọi biểu hiện vi phạm quyền ấy là trái với tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 10Chương II: Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 2.1 Ảnh hưởng của tôn giáo Việt Nam hiện nay
2.1.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam ( thực tiễn)
- Giới thiệu về tôn giáo ở Việt Nam:
Tôn giáo có vai trò quan trọng trong cuộc sống và văn hóa của người Việt Nam Đất nước này có một lịch sử lâu đời và đa dạng về tôn giáo, với sự hiện diện của đa số tín ngưỡng chính thống như Phật giáo, Công giáo và đạo Cao Đài, cùng với một số tôn giáo dân gian khác Trong đó, Phật giáo là một tồn tại có có quy mô lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Việt Nam nhất
- Các đặc điểm ở tôn giáo Việt Nam:
Phật giáo là tôn giáo lớn nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam Được giới thiệu vào thế kỷ II, Phật giáo đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa
và tư tưởng của người dân Theo nhiều nguồn nghiên cứu, Việt Nam đã tiếp thu hình thức tôn giáo này từ Ấn Độ, Trung Hoa và sau này một số ít qua Campuchia
Việc tu tập và thực hành các giáo lý Phật giáo được coi là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày Các chùa và ngôi đền Phật giáo được xây dựng khắp nơi trên đất nước, thu hút người dân đến tham gia các hoạt động tôn giáo và tìm kiếm sự bình an và sự giải thoát
Công giáo cũng có một sự hiện diện đáng kể ở Việt Nam Được giới thiệu vào thế kỷ XVI, công giáo đã trở thành một phần của cuộc sống tôn giáo
và văn hóa của người Việt Những giáo đường và nhà thờ công giáo được xây dựng trên khắp đất nước, và các nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo được tổ chức thường xuyên Công giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp giáo dục và dịch vụ y tế cho cộng đồng
Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc đáo và đặc biệt của người Việt Nam Được thành lập vào những năm 1920, Đạo Cao Đài kết hợp các yếu tố từ nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
Trang 11và Đạo Trời Đạo Cao Đài đặt trọng tâm vào sự tôn trọng đạo lý, đức tin và tu tập cá nhân, và có một hệ thống tổ chức chặt chẽ với các tầng lớp và cấp bậc Ngoài các tôn giáo chính thống, Việt Nam còn có một số tôn giáo dân gian khác như đạo Hòa Hảo, đạo Bà Chúa Xứ, đạo Tam Kỳ và đạo Cái Đạo Những tôn giáo này có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống tâm linh và văn hóa của người dân, và có sự tham gia mạnh mẽ từ cộng đồng
- Tôn giáo và văn hóa lịch sử chính trị:
Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là một vấn đề tôn giáo, mà còn liên quan đến văn hóa, lịch sử và chính trị Tôn giáo đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, duy trì giá trị truyền thống và mang lại sự tín ngưỡng và hy vọng cho người dân
- Tôn giáo và sự đa dạng phong phú ở Việt Nam:
Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ có mặt trong các nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo, mà còn được thể hiện thông qua các ngày lễ, truyền thống và tín ngưỡng dân gian Điều này cho thấy sự đa dạng, sự phong phú và sự sâu sắc của tôn giáo ở Việt Nam và vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày của người dân
- Kết luận cho đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam :
Trên đất nước này, chúng ta đã chứng kiến sự hiện diện đa dạng của các tôn giáo chính thống như Phật giáo, Công giáo và Đạo Cao Đài, cùng với sự tham gia mạnh mẽ của các tôn giáo dân gian như Đạo Hòa Hảo, Đạo Bà Chúa
Xứ, Đạo Tam Kỳ và Đạo Cái Đạo Sự đa dạng này đã tạo nên một môi trường tôn giáo phong phú và sâu sắc, phản ánh sự đa dạng và sự thấu hiểu giữa các tôn giáo và cộng đồng người dân
Tôn giáo không chỉ là một phần của cuộc sống tôn giáo hàng ngày, mà còn là một phần không thể thiếu trong các ngày lễ, truyền thống và tín ngưỡng dân gian Tôn giáo đã và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì
và phát triển các giá trị tinh thần và truyền thống văn hóa của người Việt Nam