đề tài quan điểm của hồ chí minh về văn hóa đời sống và sự vận dụng vào xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay

30 0 0
đề tài quan điểm của hồ chí minh về văn hóa đời sống và sự vận dụng vào xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNGĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY4.1 Đổi mới con người với tư cách chủ thể sáng tạo của văn hóa………..21 4.2 Vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Hồ Chí M

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬNMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG

VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

HỌC VIÊN: MÃ SỐ SINH VIÊN:

LỚP TÍN CHỈ:

Hà Nội, năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu……… ……4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… ……… 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ………… 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………5

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……… 5

6 Kết cấu đề tài……….6

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA……… 7

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓAĐỜI SỐNG 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa……… ………9

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống……….10

2.2.1 Đạo đức mới………10

2.2.2 Lối sống mới……… 12

2.2.3 Nếp sống mới……… 13

CHƯƠNG 3 TẠI SAO PHẢI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINHVÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thực trạng văn hóa hiện nay……… 15

3.2 Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay……… 18

3.2.1 Các thành tựu……… 18

3.2.2 Một số nhược điểm và yếu kém……… 19

3.3 Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nay………20

Trang 3

CHƯƠNG 4 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNGĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

4.1 Đổi mới con người với tư cách chủ thể sáng tạo của văn hóa……… 21 4.2 Vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Hồ Chí Minh về văn hóa trong giao lưu, hội nhập với thế giới, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc………… 25 4.3 Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới trên các lĩnh vực vủa đời sống……….27

CHƯƠNG 5 TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONGXÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGÀY NAY……….28KẾT LUẬN……….29TÀI LIỆU THAM KHẢO……….30

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác Lê-nin là kim chỉ nam cho Đảng và nhà nước Việt Nam xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả về mặt chính trị, tư tưởng lẫn mặt văn hóa

Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời luôn cho rằng văn hóa không hề kém quan trọng hơn so với các mặt kinh tế, chính trị và xã hội Chúng phải có mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau mới có thể xây dựng xã hội một cách toàn diện nhất

Vì văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội nên chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển đời sống văn hóa là góp phần phát triển xã hội một cách vững mạnh Đặc biệt, đối với nước Việt Nam, việc nghiên cứu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống và vận dụng quan điểm ấy vào xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, cùng với đó là làm rõ hiện trạng thực tế của đời sống văn hóa ở Việt Nam ngày nay để có thể vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh Giúp sinh viên nói chung và bản thân nói riêng có thêm phần hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị tinh thần văn hóa của xã hội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết những nội dung sau đây:

Trang 5

5 - Khái niệm về đời sống văn hóa.

- Nghiên cứu, đánh giá và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống.

- Thực tế đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay, vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa.

- Nhận thức và trách nhiệm của bản thân về việc xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam ngày nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống và vận dụng vào xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là Việt Nam trong thời đại ngày nay.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tế ở Việt Nam hiện nay 4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sử dụng phương pháp thống nhất logic và lịch sử, phân tích – tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

Đề tài nhằm giải quyết vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay dựa trên quan điểm Hồ Chí Minh.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 6

Đề tài phân tích, nêu ra các giải pháp để giải quyết tốt vấn đề xây dựng đời sống văn hóa – vấn đề quan trọng không thể thiếu để xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bền vững thông qua thực tiễn xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giúp sinh viên có thêm kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với giá trị của văn hóa tinh thần với việc xây dựng, phát triển đất nước.

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận được kết cấu gồm 5 chương 8 tiết.

Trang 7

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Đây là một định nghĩa chung nhất đã được nhiều người thừa nhận Tuy nhiên, khi đã hình thành rồi thì văn hóa có thể tồn tại trong con người và cũng có thể tồn tại ngoài con người Theo sự phân chia tương đối, văn hóa vật chất thường tồn tại bên ngoài con người (như những sản phẩm vật chất mà con người sáng tạo ra: công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt, công trình nghệ thuật tồn tại ở dạng vật chất …), văn hóa tinh thần thường tồn tại bên trong con người (như lễ nghi, tập tục, các hình thức văn hóa ngôn từ )

Đời sống văn hóa nằm trong phạm vi của văn hóa tinh thần Tuy vậy, không phải toàn bộ văn hóa tinh thần là đời sống văn hóa Có những bộ phận (hoặc yếu tố) của văn hóa tinh thần không tham gia vào đời sống văn hóa Ví dụ, tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận của văn hóa tinh thần Song, đối với những người không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào thì trong đời sống văn hóa của người đó không có sự chi phối (hay tham gia) của tôn giáo, tín ngưỡng ấy Ví dụ, không phải mọi người đều theo đạo Tin Lành mặc dù đạo này đã hiện hữu ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX (khoảng 1884) Trong đời sống văn hóa của đa số người dân Việt Nam hơn một thế kỷ qua, không hiện hữu đạo Tin Lành

Như vậy, muốn có đời sống văn hóa ở một phương diện nào thì con người phải tác động vào các yếu tố văn hóa ở phương diện ấy hoặc bị các yếu tố văn hóa ở phương diện ấy tác động, nghĩa là con người phải tham gia vào các hoạt động văn hóa thì mới có đời sống văn hóa Chỉ khi con người tác động vào các thành tố nhất định của văn hóa thì mới tạo nên những hiệu ứng trở lại và chính những hiệu ứng này làm nên đời sống văn hóa Ví dụ trên là nói tới một yếu tố văn hóa tinh thần.

Trang 8

Qua đây, ta cũng thấy có sự khác biệt giữa văn hóa và đời sống văn hóa Cùng với văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, tuy tồn tại ngoài con người nhưng không phải vì thế mà không tham gia vào đời sống văn hóa Nếu con người tác động vào một bộ phận nào đó của nó thì lập tức, những yếu tố tinh thần của bộ phận này cũng trở thành phương diện tương ứng của đời sống văn hóa Ví dụ, một thiết chế văn hóa (như đình, đền, thư viện, bảo tàng v.v…), nếu đứng độc lập với con người, không có mối liên hệ nào với con người thì mặc dù ở rất gần con người, cũng không thể trở thành đời sống văn hóa; tuy nhiên, nếu những thiết chế này được con người sử dụng hoặc tham gia vào những hoạt động của chúng thì chúng trở thành những yếu tố của đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa, nếu quan niệm theo nghĩa rộng thì đó là toàn bộ những yếu tố văn hóa hiện hữu trong đời sống con người Hiểu theo nghĩa biện chứng hơn, đời sống văn hóa chính là sự tương tác giữa văn hóa và con người (quá trình con người tác động vào văn hóa và quá trình văn hóa tác động, thâm nhập vào con người) Khi con người tác động vào văn hóa là lúc con người sáng tạo ra văn hóa và làm biến đổi văn hóa; khi văn hóa tác động vào con người là lúc hình thành nhân cách Như vậy, đời sống văn hóa là sự gắn bó giữa văn hóa và con người theo mối quan hệ hai chiều Điều đó cũng có nghĩa là những yếu tố văn hóa không gắn với con người (kể cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) thì không trở thành đời sống văn hóa Như vậy, con người không gắn với toàn bộ văn hóa nói chung mà thường gắn với một môi trường văn hóa cụ thể.

Tóm lại, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội của con người, thể hiện chất lượng sống của con người.

Trang 9

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm về văn hóa được đề cập đến ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Theo nghĩa rộng văn hóa được Hồ Chí Minh định nghĩa là: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhữngcông cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó được gọi là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinhra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Theo đó, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất đó là toàn bộ những giá trị vật chấtvà tinh thần mà loài người đã sáng lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn, đồngthời cũng là mục đích sống của con người Và muốn xây dựng nền văn hóa của dân tộc thì phải xây dựng trên tát cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức,tâm lý con người, Theo nghĩa hẹp, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đòi sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến thức thượng tầng của xã hội Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám 1945.Nền văn hóa nước ta theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mang hai đặc điểm cơ bản sau:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của quần chúng nhân dân phát triển kinh tế-xã hội: Văn hóa phản ánh một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống cá nhân và cộng đồng diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại, trải qua nhiều thế kỉ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị về hệ thống thẩm mỹ và lối sống mà trên đó mỗi dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình Nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của mỗi dân tộc

Trang 10

luôn được chưa đựng trong văn hóa dân tộc Sự phát triển đó luôn hướng tới cái mới, tiếp nhận và tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn dân tộc mà luôn phải phát triển dựa trên cội nguộn và phát triển trên chính cội nguồn Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chính là văn hóa

- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Đó là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà cốt lõi là tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Theo xu hướng hòa nhập nhưng không hòa tan.

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống

Việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ rất sớm ngay khi mới giành được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

Văn hóa đời sống là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện trong đời sống thường ngày qua lời ăn, tiếng nói, cách đối nhân xử thế của mỗi người, Văn hóa đời sống giáo dục con người cách ứng xử nhân đạo, khoa học, văn minh giữa người với người trong cuộc sống thường ngày.

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Chủ Tịch Hồ Chí Minh nếu ra với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới Ba nội dung này có quan hệ mật thiết, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu Bởi vì chỉ có dựa trên đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới Kể cả đạo đức mới cũng chỉ có thể biểu hiện trong nếp sống mới và lối sống mới.

2.2.1 Đạo đức mới

Thực hành đạo đức mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.Đạo đức mới theo chủ tịch Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân: cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong sáng Đó là bốn phẩm chất chung và cơ bản nhất Hồ Chí Minh viết: “Thực hành

Trang 19

với sự phát triển của xã hội Dân trí nhân dân ngày càng được nâng cao, cả đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đều được củng cố và nâng cao hơn trước nhiêù lần

Những chuẩn mực nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đang từng bước được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới với sự phát triển văn hóa dân tộc.

Một thành tựu nữa phải kể đến là đời sống văn hóa nghệ thuật báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình,…sôi động và khởi sắc hơn

3.2.2 Một số nhược điểm và yếu kém

Sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra trạng thái dao động, hoài nghi, giảm sút niềm tin ở một số người, kể cả một số không nhỏ cán bộ Đảng viên Thêm vào đó sự suy thoái đạo đức lối sống trong một bộ phận không ít cán bộ có chức, có quyền như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân, kèn cựa địa vị, bè phái mất đoàn kết, ăn chơi sa đọa, chạy chức chạy quyền, mua quan bán chức,…đang gây bất bình trong nhân dân, làm tổn thương đến uy tín của Đảng và Nhà nước, đến sự an nguy của chế độ.

Nhiều tệ nạn xã hội phát triển như buôn lậu, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, nhiều hủ tục cũ, mới lan tràn,…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục, chà đạp lên đạo lý tình nghĩa và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đời sống văn hóa –nghệ thuật còn nhiều bất cập: thiếu những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có xu hướng đi vào tâm tư tủn mủn có hiện tượng sa vào chủ nghĩa hình thức, tách rời văn nghệ với nhiệm vụ chính trị của đời sống, chạy theo xu hướng “ thương mại hóa ”, chạy theo thị hiếu thấp kém Đời sống văn hóa của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ còn nghèo nàn, thiếu thốn.

Xét nguyên nhân sâu xa của tình trạng yếu kém và nhược điểm này có nhiều nguyên nhân khác nhau cả về khách quan và chủ quan trong đó có những

Trang 20

nguyên nhân chính như: những di sản vô giá của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chưa được quan tâm khai thác đúng mức của nó, chưa trở thành nền tảng văn hóa của xã hội, và chưa có hệ thống giải phóng đồng bộ cả về cơ chế, chính sách và luật pháp trên lĩnh vực đời sống xã hội văn hóa phải phát huy hơn nữa những tư tưởng đúng đắn khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam: dân tộc khoa học và đại chúng.

3.3 Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng có ý nghĩa giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam hiên nay Tư tưởng về văn hóa của Người đặc biệt có ý nghĩa to lớn với việc xây dựng một nền văn hóa mới Nền văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát triển dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh đã mở đường thực tế để huy động đông đảo nhân dân tham gia hoạt động văn hóa và tạo dựng nền văn hóa có chất lượng có bản sắc mới và chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa mà ở đó các quan hệ lao động sẽ dần dần thoát khỏi ách áp bức bóc lột, nạn thất nghiệp, tiến tới lao động có kỹ thuật cao Trên lĩnh vực giao tiếp giữa dân tộc tộc người, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế, nó thực hiện sự bình đẳng các giá trị trên cơ sở một chủ nghĩa bao dung Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ luôn là kim chỉ nan cho mọi hành động, là nền tảng tư tưởng cho công cuộc xây dựng đất nước đặc biệt là trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước ta.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan