1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quan điểm hồ chí minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng và liên hệ với việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức của bản thân

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬNMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐề tài: Quan điểm Hồ Chí Minh về các chuẩn mựcđạo đức cách mạng và liên hệ với việc rèn luyện,t

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Quan điểm Hồ Chí Minh về các chuẩn mựcđạo đức cách mạng và liên hệ với việc rèn luyện,

tu dưỡng đạo đức của bản thân

Học viên: Hoàng Phan Minh ThưMã sinh viên: 2158020070Lớp: TH01001_K41.

Hà Nội - 2022

Trang 2

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 10

1.2.2.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 12

1.2.3.Yêu thương con người, sống có tình nghĩa 15

1.2.4.Tinh thần quốc tế trong sáng 16

Chương 2: LIÊN HỆ VỚI VIỆC RÈN LUYỆN, TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng Với Người, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng Hồ Chí Minh nói “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được dân” Thời kỳ đấu tranh giành độc lập tự đi qua nhưng thời kỳ đưa đất nước phát triển toàn diện không bao giờ dừng lại, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 hiện nay Con người phải trang bị những kiến thức và phẩm chất đạo đức và các phẩm chất khác để hoàn thiện bản thân, góp phần hoàn thiện xã hội Vì vậy, mỗi con người trong xã hội đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải nắm rõ và rèn luyện theo các chuẩn mực Người đã đưa ra Ngoài ra thực trạng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân thế hệ trẻ cũng là điểm cần được chú ý để tìm ra những hạn chế và đưa ra những giải pháp khắc phục.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Làm rõ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức Cách mạng và liên hệ thực trạng học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng của bản thân

- Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích trên, tiểu luận cần giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Phân tích nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng - Liên hệ thực trạng việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của bản thân

Trang 4

- Đưa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng:

Tiểu luận tập trung nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng và việc rèn luyện đạo đức cách mạng cá nhân - Phạm vi nghiên cứu:

Phân tích một số nội dung cơ bản trong quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và thực trạng rèn luyện đạo đức cách mạng của cá nhân

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cở sở lý luận:

Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin Ngoài ra có sự kế thừa chọn lọc kết quả của những nghiên cứu trước đó.

- Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích và tổng hợp các tư liệu tìm kiếm, thu thập được.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Làm rõ các nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng để nâng cao tri thức, đạo đức cá nhân Đồng thời làm rõ thực trạng việc rèn luyện đạo đức của thế hệ trẻ từ đó đề ra các giải pháp khắc phụ các hạn chế còn tồn tại.

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương và 4 tiết.

Trang 5

Đạo đức phản ánh tồn tại xã hội trong ý thức xã hội, là một hình thái ý thức xã hội phản ánh riêng biệt biệt một lĩnh vực tồn tại trong xã hội con người – đời sống đạo đức xã hội, mang tính chất của kiến trúc thượng tầng Những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện từ rất sớm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại

Danh từ đạo đức (Molaris) bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos – lề thói, vậy nên, khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định trong sự giao tiếp cộng đồng loài người hàng ngày Những lề thói và tập tục hình thành nên khuôn phép và quy tắc hành vi nhất định Chúng được nhóm giai cấp hay xã hội thừa nhận.

Ở Phương Đông, cách lý giải về đạo đức có khác với phương Tây nhưng nhìn chung đều hướng về cùng một nghĩa Từ cách hiểu về “đạo” của mình, các nhà tư tưởng cổ đại đã tạo ra các học thuyết về đạo đức Vì vậy, “đạo” là một phạm trù vô cùng quan trọng Đạo có nghĩa là con đường, đường đi tự nhiên, hay còn là đường sống của con người trong xã hội Nguồn gốc của khái niệm “đức” là từ Kinh văn thời nhà Chu, nó trở nên phổ biến trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại Nói đến “đức” ta nghĩ ngay tới đạo Đức là biểu hiện của đạo, đó là đạo lý, luân lý Nhìn chung “đức” là nhân đức, đức tính Bởi vậy mà người

Trang 6

Trung Quốc cổ đại quan niệm đạo đức là những nguyên tắc được xã hội đặt ra mà con người phải tuân theo.

Trước kia, khi quan niệm về đạo đức của C.Mác và Ph.Ăngghen chưa được ra đời, nguồn gốc và bản chất của đạo đức chưa được lý giải đúng đắn Các nhà tư tưởng cho rằng, đạo đức xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối”, là những điều được bề trên tối cao trên bầu trời đưa ra chứ không phải từ điều kiện sinh hoạt vật chất của hiện thực xã hội Các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen ra đời đã làm sáng tỏ được về đạo đức để có được khái niệm như ngày nay: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội” Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người VI Lênin đã nói: “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”.

Đạo đức được sinh ra như một phương thức tối ưu để điều chỉnh hành vi của con người bên cạnh những phương thức điều chỉnh hành vi phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật Điều chỉnh được hành vi của đạo đức là điều chỉnh hành vi con người một cách bao quát nhất Bởi trong hành vi của con người có sự tồn tại của đạo đức, chúng chịu sự chi phối của đạo đức Đạo đức có những quy tắc, chuẩn mực giữ con người không vượt qua ranh giới ác ác, cái nhục, cái phi nghĩa mà ở cái thiện, cái vinh, cái nghĩa Đó là lương tâm, bổn phận, nghĩa vụ, tính lương thiện, sự công bằng, hay giá trị tích cực như: điều thiện, cái tốt, sự hạnh phúc, những giá trị tiêu cực: cái ác, xấu, bất hạnh, Đạo đức không phải cái sẵn có như chúa trời ban cho mà được hình thành từ khi có loài người và song hành cùng sự tồn tại của loài người Từ quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với người khác, đối với xã hội từ đó là cơ sở cho hành

Trang 7

vi đạo đức cá nhân Đạo đức dựa vào các điều kiện kinh tế-xã hội để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người, ngoài ra còn dựa sự tự ý thức về niềm tin cá nhân, về dân tộc, về giai cấp theo những lý tưởng và định hướng xã hội nhất định Vì vậy, đạo đức có tính độc lập tương tối Trong xã hội có giai cấp, vậy nên, đạo đức mang tính giai cấp Nó hiện những lợi ích của một giai cấp nhất định, thường là giai cấp cầm quyền, những chuẩn mực hành vi này được đề ra và được xã hội, dân tộc thừa nhận Ngoài tính giai cấp biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức còn có tính nhân loại Sự khác biệt về về sinh hoạt vật chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hay những nhân tố tự nhiên: địa lý, khí hậu, nơi cư trú của các dân tộc, tộc người quy định dân đến sự khác nhau trong quan niệm đạo đức Mặc dù mang tính giai cấp nhưng đạo đức cũng có cả tính nhân loại Nó được biểu hiện ở những quy tắc thông thường, những cũng trong cả những giá trị tiến bộ trong quan niệm của nhân loại trong từng gia đoạn đi lên của lịch sử.

Hồ Chí Minh lại không đưa ra định nghĩa đạo đức là gì, nhưng theo cách sử dụng của người có thể hiểu đạo đức theo ba nghĩa Theo nghĩa rộng, đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng Theo nghĩa hẹp, đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống Theo nghĩa rất hẹp, đó là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành động cá nhân thể hiện quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù không lặp lại Người chủ yếu bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹp với ba mối quan hệ cơ bản của con người( với mình, với người và với việc).

Trang 8

1.1.2 Đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đạo đức của người cách mạng từ rất sớm Trong phần đầu tác phẩm Đường Kách mệnh năm 1927, Người đã viết 23 điều về tư cách của một người cách mệnh, gồm một loạt phẩm chất cần có trong việc ứng xử đối với bản thân, đối với cách mạng, đối với dân tộc Có thể nói, từ đây chính là khái niệm xuất phát của khái niệm đạo đức cách mạng Yêu cầu khách quan của tiến trình vận động đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên Chủ nghĩa xã hội chính là tiền đề cho sự xuất hiện cho đạo đức của người làm cách mạng Bởi vậy, đạo đức chính là gốc của người làm cách mạng Sau này, khi đến cuộc đấu tranh giải phóng miền nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm biểu thị đạo đức cách mạng – đó là đạo đức của cán bộ, đảng viên như một sự phân biệt với quan niệm chung về đạo đức của người Việt Nam Ngày nay, khi nói đến đạo đức cách mạng cũng là nói tới đạo đức của cán bộ, đảng viên của Đảng ta.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do suốt đời của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Người quan tâm giáo dục, bồi dưỡng đảng viên và cán bộ Người thường nói: đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, to lớn Vì vậy đạo đức cách mạng là nền tảng để hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phong kiến để xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.

Lý giải về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng đây là đạo đức mới Nó kế thừa và phát triển những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những giá trị tinh hoa của nhân loại theo quan điểm của chủ nghĩa

Trang 9

Mác-Lênin Những người làm cách mạng, có đạo đức cách mạng là những người tiên tiến, là những người dám hi sinh vì quyền lợi chung của dân tộc, của xã hội Đạo đức cách mạng chính là tự nguyện đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, đấu tranh để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Người cán bộ Đảng viên phải suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Đảng, vì cách mạng, luôn đặt lợi ích của dân và Đảng lên trên hết Theo Hồ chủ tịch, việc này không có gì là khó cả, tất cả do lòng mỗi người mà ra Nếu lòng chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, thì sẽ chí công vô tư Mà đã được như vậy thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, nhường chỗ cho những cái tốt như cần, kiệm, liêm, nhân, trí, nghĩa, dũng, ngày càng phát triển thêm Người đảng viên và cán bộ có đạo đức cách mạng là dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng kiên quyết, giữ đúng theo quan điểm và đường lối của Đảng; làm gương cho quần chúng; không được nói trái, làm trái nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Bởi vì nếu cán bộ, đảng viên nói trái, làm trái nghị quyết của Đảng, làm sai luật pháp, chính sách của Nhà nước là không làm được gương cho quần chúng, nhân dân Vậy nên dù đường lối, chính sách, pháp luật có đúng, có hay đến mấy cũng sẽ không được quần chúng ủng hộ và thực hiện.

Kẻ địch chống lại cách mạng rất nhiều, chúng chia ra làm 3 loại: Thứ nhất là Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc Chúng là những kẻ địch vô cùng nguy hiểm và dai dẳng.

Thứ hai là thói quen và truyền thống lạc hậu Nó ngấm ngầm cản trở sự phát triển của cách mạng Thay vì áp chế, ta phải cái tạo nó một cách cẩn trọng và lâu dài.

Thứ ba là chủ nghĩa cá nhân Nó là kẻ địch tiềm tàng, chờ dịp để ngóc đầu dậy.

Trang 10

Gốc của đạo đức cách mạng là đạo đức bởi vậy, để bồi dưỡng đạo đức cách mạng trước hết phải bồi dưỡng đạo đức cho đảng viên và cán bộ Người cách mạng là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng đầy khó khăn, lâu dài và gian khổ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời khỏi đấu tranh thắng lợi từ bỏ chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với chủ nghĩa tập thể Phải gắn liền bồi dưỡng với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân – nguyên nhân trực tiếp của các bệnh quan liêu, lãng phí, tham nhũng, Những người mắc bệnh này đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc Họ dùng công việc của mình để phục vụ cho lợi ích của bản thân, để theo đuổi những mục đích cá nhân hẹp hòi, ích kỷ của mình Tất cả xuất phát từ lòng tham, bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc, bịt mắt.

Như vậy, tất cả những gì đạo đức hướng tới là xóa bỏ những cái xấu, những cái cũ không còn phù hợp với thực tiễn thời đại, tất cả vì mục đích chấm dứt, xóa áp bức, bóc lột; giải thoát con người khỏi cái nghèo nàn, lạc hậu hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp, bình đẳng và giàu tình yêu thương con người với con người, con người với xã hội Đạo đức cách mạng gắn liền với nhiệm vụ đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nó được hun đúc từ tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và trong quá trình lao động xây dựng, phát triển đất nước Đạo đức cách mạng là một trong những giá trị văn hóa về mặt tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc ta, nó luôn được thử thách, bồi đắp, bổ sung qua từng thế hệ và giữ được tính bền vững của mình Hồ Chí Minh từng nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

1.2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cáchmạng

Trang 11

Là người cả cuộc đời hết lòng vì dân, vì nước, chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giáo dục và rèn luyện đạo đức được Người vô cùng xem trọng và đề cao Bởi đạo đức là cái gốc, cái nguồn của đạo đức cách mạng Tư tưởng về đạo đức của người xuất phát từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, kế thừa các tư tưởng đạo đức tốt đẹp của phương Đông, những giá trị tinh hoa đạo đức của nhân loại đặc biệt là của chủ nghĩa Mác-Lênin Đạo đức cách mạng thừa kế những tư tưởng đi trước không có nghĩa đạo đức cách mạng là đạo đức cũ Nó vẫn truyền tải những nội dung mới, vì vậy đó là đạo đức mới.

Đạo đức là gốc, là nền tảng xây dựng đạo đức cho người cách mạng như là gốc của cây, nguồn của nước Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”.Coi trọng “đức” không có nghĩa là Người xem nhẹ ‘tài” Người cho rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Bởi vậy, phải cân bằng, rèn luyện, kết hợp cả hai mặt tài và đức để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Những chuẩn mực cơ bản trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng:

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Đây là tư tưởng được chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa từ truyền thống đạo đức có sẵn của Việt nam và Phương Đông Người đã chắt lọc và sửa đổi nội dung cho phù hợp với thực tiễn thời đại mới Đây là quan điểm bao trùm, chi

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w