1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ Địa lý kinh tế xã hội việt nam vùng Đồng bằng sông cửu long

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Đỗ Đinh Dân
Người hướng dẫn TS. Trương Phước Minh
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 563,65 KB

Nội dung

Vị trí địa lí - chính trị - kinh tế tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển kinh tế xã hội và quan hệ thương mại với các khu vựckhác, thế mạnh trong nông nghiệp lớn nhất và phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

HỌC VIÊN : ĐỖ ĐINH DÂN

GIẢNG VIÊN : TS TRƯƠNG PHƯỚC MINH LỚP : K45.VNH

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023

Trang 3

A TỔNG QUAN VÙNG KINH TẾ

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đã đượcthành lập theo Quyết định số 492/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ2009/04/16 Đây là khu vực kinh tế quan trọng thứ tư ở nước ta, baogồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau Bài viết này tậptrung vào đánh giá tiềm năng và lợi thế để trở thành khu vực kinh tếquan trọng Vị trí địa lí - chính trị - kinh tế tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển kinh tế xã hội và quan hệ thương mại với các khu vựckhác, thế mạnh trong nông nghiệp lớn nhất và phát triển thủy sảntrong nước, một số khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

du lịch tự nhiên hỗ trợ ngành công nghiệp và phát triển du lịch tươngđối phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống đô thị và thu hút đầu tư cũngnhư lao động

Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông nam bán đảo ĐôngDương, có diện tích đất liền là 331.698 km², kết nối lớn với biểnĐông hướng ra Thái Bình Dương và biển Tây nối liền với vịnh TháiLan, cửa ra Ấn Độ Dương Nếu căn cứ vào Công ước về Luật biển(Liên hợp quốc, 1982) đã được 117 quốc gia và thực thể, trong đó cóViệt Nam thông qua và ký kết vào ngày 10/12/1982, Việt Nam có chủquyền trên một diện tích vùng đặc quyền kinh tế biển rộng xấp xỉ1.000.000 km² (Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môitrường, 2014), chiếm khoảng 29% trên tổng diện tích toàn vùng BiểnĐông là 3.447.000 km2 và gấp 3 lần diện tích vùng đất liền nội địa(Hình 1) Phần diện tích biển lớn nhất thuộc Việt Nam nằm trong khuvực của khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ, khu vực Nam Bộ,trong đó có vùng ĐBSCL Với hơn 4.200 km² diện tích vùng biển nộithủy, hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, baogồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền;gồm 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa Các nhàkhoa học đã phát hiện vùng biển Việt Nam có khoảng 11.000 loài

Trang 4

sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng

đa dạng sinh học biển khác nhau (Viện Chiến lược, Chính sách Tàinguyên và Môi trường, 2014) Kinh tế và an ninh biển Việt Nam đóngmột vai trò vô cùng quan trọng trong xu hướng phát triển của đấtnước lâu dài cho hàng chục thập niên tương lai

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất cực nam của tổquốc, có một bờ biển dài hơn 700 km, với khoảng 360.000 km2 vùngbiển chủ quyền Việt Nam Vùng biển ĐBSCL có hai đảo lớn Việt Nam

là đảo Phú Quốc (589,23 km²) và đảo Côn Sơn (76 km2) cùng với vàichục đảo nhỏ nằm trong vùng Biển Tây nối với Vịnh Thái Lan Vànhđai ven biển tiếp giáp với ĐBSCL rất giàu nguồn lợi thuỷ sản và cótính đa dạng sinh học cao, đặc biệt có 2 khu dự trữ sinh quyển đượcUNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảoKiên Giang – có diện tích hơn 1,1 triệu ha được xem là khu dự trữ lớnnhất Đông Nam Á - và Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - có diệntích 371.506 ha Cả hai khu dự trữ sinh quyển này đều có giá trị rấtlớn về độ phong phú, tính đa dạng, đặc sắc về cảnh quan và hệ sinhthái, rất nhiều tiềm năng để phát triển và thực hiện các dịch vụ hệsinh thái Vùng ven biển ĐBSCL là vùng giao thoa giữa tài nguyênnước ngọt từ sông Mekong và nước mặn từ biển Đông Tính đa dạngsinh học ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm ở ĐBSCL thểhiện qua 239 loài cây, 36 loài thú, 182 loài chim đầm lầy, 34 loài bòsát và 6 loài lưỡng cư (Gia Bảo và Minh Huyền, 2013) Tại vùng biển

và ven biển có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất nhiều loạinhuyễn thể, giáp xác sinh sống Ngoài nguồn lợi sinh học, vùng biểnĐBSCL còn có tiềm năng lớn trong vận tải biển, tuy nhiên năng lựckhai thác vận chuyển đường biển ở khu vực còn hạn chế nếu so sánhvới các khu vực khác của cả nước Vùng biển ĐBSCL còn nhiều hứahẹn với các tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, đặc biệt là dầukhí Khai thác năng lượng gió, năng lượng sóng triều, năng lượng ánhsáng ở vùng biển cũng có nhiều tiềm năng hứa hẹn

Trang 5

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, kể

từ giữa những năm 1990, nước ta đã hình thành 3 vùng kinh tế trọngđiểm (VKTTĐ): Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ Các VKTTĐ đã bướcđầu phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng, có đóng góp lớn vào ngânsách, kim ngạch xuất khẩu, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế

Để tiếp tục hình thành các lãnh thổ trọng điểm, xuất phát từ đòihỏi thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như củavùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), VKTTĐ vùng ĐBSCL đượcthành lập theo quyết định 492/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính phủ VKTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là CầnThơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau

B NỘI DUNG

1 Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL

1.1 Vị trí địa lí

VKTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, AnGiang, Kiên Giang và Cà Mau với diện tích là 16.616,3 km2 (chiếm5,0% diện tích cả nước và 41,0% diện tích vùng ĐBSCL), dân số đếnnăm 2009 là 6.233,7 nghìn người (chiếm 7,2% dân số cả nước và32,6% dân số vùng ĐBSCL)

Về phía Bắc, VKTTĐ vùng ĐBSCL giáp với Campuchia trên chiềudài đường biên giới 260,8 km, về phía Đông Bắc giáp 2 tỉnh ĐồngTháp và Vĩnh Long, phía Đông Nam giáp Hậu Giang và Bạc Liêu, vềphía Đông trông ra vịnh Thái Lan với chiều dài đường bờ biển 347 km

và phía Nam giáp biển Đông với 107 km VKTTĐ vùng ĐBSCL có haihuyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang

Trang 6

VKTTĐ vùng ĐBSCL có thành phố Cần Thơ, đô thị loại 1 trựcthuộc Trung ương, 3 thành phố (Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau) và 3thị xã (Châu Đốc, Tân Châu, Hà Tiên).

VKTTĐ vùng ĐBSCL có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xãhội của vùng ĐBSCL và cả nước, hội tụ các tiềm năng phát triển tolớn, đầu mối giao thương quan trọng bằng đường thuỷ, đường bộ vàđường hàng không với các vùng trong cả nước và với quốc tế

VKTTĐ vùng ĐBSCL là trung tâm kinh tế lớn không chỉ riêng chokhu vực Nam Bộ mà của cả nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vàchế biến nông, lâm, thủy sản; năng lượng và du lịch VKTTĐ này còn

có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển các ngành dịch vụ nhưtài chính – ngân hàng, thương mại, giáo dục – đào tạo, y tế, chuyểngiao công nghệ, vui chơi giải trí không chỉ cho các tỉnh, thành phốtrong VKTTĐ mà cho cả vùng ĐBSCL

VKTTĐ vùng ĐBSCL nằm giữa một khu vực kinh tế năng động vàphát triển, bên cạnh VKTTĐ Nam Bộ, gần các nước Đông Nam Á, giápCampuchia nên còn là cầu nối trong hội nhập kinh tế với các vùngcủa cả nước, với các nước trong khu vực và giữ vị trí quan trọng vềquốc phòng, an ninh của đất nước

1.2 Điều kiện tự nhiên

* Tài nguyên đất và nước phong phú đã tạo cho VKTTĐ tiềm năng lớn về sản xuất lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản.

- Trong tổng số 1.661,63 nghìn ha đất tự nhiên của toàn VKTTĐ(năm 2009) thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản chiếm57,8% (975,0 nghìn ha) và chiếm 66,6% đất nông, lâm, thủy sản.Bốn tỉnh, thành phố An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Cần Thơ códiện tích trồng lúa cả năm năm 2009 là 1.530, 1 nghìn ha, chiếm39,5% diện tích đất trồng lúa cả năm của vùng ĐBSCL và 20,6% của

cả nước Trong đó hai tỉnh Kiên Giang và An Giang có diện tích trồnglúa đứng đầu và thứ 2 cả nước (Kiên Giang: 622,1 nghìn ha và AnGiang: 557,2 nghìn ha), đồng thời cũng là hai tỉnh có sản lượng lúa

Trang 7

đứng đầu cả nước (năm 2009 sản lượng lúa của An Giang là 3,46triệu tấn và Kiên Giang là 3,4 triệu tấn)

- VKTTĐ vùng ĐBSCL tiếp giáp với ngư trường vùng biển TâyNam, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữlượng lớn và đa dạng các loài hải sản Vùng biển và thềm lục địathuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do hai tỉnh Cà Mau

và Kiên Giang quản lí có diện tích khoảng 134 nghìn km2 Tiềm năngnày đã giúp cho ngành khai thác thủy sản nói riêng và sản xuất thủysản nói chung giữ một vị trí quan trọng trong đời sống và kinh tế củanhân dân trong VKTTĐ, cả vùng ĐBSCL và toàn quốc Sản lượng thủysản khai thác của VKTTĐ năm 2009 đạt 542 nghìn tấn, chiếm 58%sản lượng thủy sản khai thác của toàn vùng ĐBSCL và 23,8% của cảnước, trong đó Kiên Giang đứng đầu cả nước với 351,6 nghìn tấn.VKTTĐ vùng ĐBSCL còn có 453,9 nghìn ha (năm 2009) diện tíchmặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 61,5% của vùng ĐBSCL và43,4% của cả nước (trong đó Cà Mau đứng đầu cả nước với 293,2nghìn ha) Sản lượng nuôi trồng đạt 781,9 nghìn tấn, chiếm 41,8%của vùng ĐBSCL và 30,4% toàn quốc Đứng đầu về sản lượng nuôitrồng thủy sản là An Giang (287,2 nghìn tấn, chiếm 11,2% sản lượngnuôi trồng của cả nước)

* Tài nguyên khoáng sản tuy không nhiều, song có một số khoáng sản quan trọng mang tính đặc trưng của đồng bằng, có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế của cả vùng ĐBSCL như đá vôi, sét chịu lửa, dầu khí

- Ở thềm lục địa Tây Nam thuộc vùng biển Cà Mau – Kiên Giang

có nhiều bể trầm tích có trữ lượng đáng kể về dầu khí thiên nhiên,trong đó quan trọng nhất là bể Malay - Thổ Chu Theo đánh giá củaPetro Việt Nam, trữ lượng dầu khí của bể này khoảng 380 triệu m3

quy đổi, riêng trữ lượng khí đã phát hiện khoảng 212 tỉ m3

- Đá vôi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, chiếm 98% trữ lượngvùng ĐBSCL, phân bố ở khu vực Hà Tiên, Kiên Lương Đá Andezit,

Trang 8

granit phân bố chủ yếu tại núi Sam – Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn,Thoại Sơn – An Giang Ngoài ra còn có sét chịu lửa, chiếm 90% trữlượng toàn vùng ĐBSCL, cát xây dựng, than bùn

Những khoáng sản quan trọng này tạo điều kiện cho VKTTĐ vùngĐBSCL phát triển nền công nghiệp đa dạng, quy mô lớn, đặc biệt làcông nghiệp dầu khí và năng lượng, hoá chất, công nghiệp sản xuất

xi măng và các vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng mới và sửa chữatàu thuyền

* Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đặc sắc, cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch.

- VKTTĐ vùng ĐBSCL có diện tích đất rừng 184,4 nghìn ha, chiếm66,7% toàn vùng ĐBSCL, chủ yếu là rừng ngập mặn và chua phènven biển, phân bố tập trung ở hai tỉnh Kiên Giang (38,9% diện tíchrừng của VKTTĐ và 26,0% toàn vùng ĐBSCL) và Cà Mau (tương ứng

là 53,8% và 35,9%) Rừng ngập mặn ở Cà Mau và Kiên Giang là kiểurừng đặc biệt, thuộc loại quý hiếm trên thế giới với hai loài cây gỗchiếm ưu thế là đước và mắm Du lịch sinh thái rừng ngập mặn làsản phẩm đặc trưng của vùng Trong lãnh thổ VKTTĐ có 4 Vườn quốcgia: Phú Quốc, U Minh Thượng (Kiên Giang), Mũi Cà Mau và U Minh

Hạ (Cà Mau) và 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới, đó là khu biển KiênGiang với hệ sinh thái đặc trưng là rừng tràm, rừng ngập mặn, cỏbiển, san hô Tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện củacác loài động, thực vật quý hiếm là điều kiện quan trọng để các vườnquốc gia và khu dự trữ sinh quyển trở thành các điểm du lịch hấpdẫn

- Vùng biển của địa bàn VKTTĐ có đường bờ biển dài 454 km vớimột số bãi biển đẹp, nhiều bãi còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễmnhư bãi Dương, bãi Mũi Nai (Hà Tiên), bãi Giếng, bãi Khem, bãi Thơm,bãi Cửa Cạn (đảo Phú Quốc) Các bãi biển ở Phú Quốc từng đượcchọn vào nhóm “bãi biển sạch và đẹp nhất thế giới” bởi ABC Newsvào cuối tháng 2 năm 2009 Đây là tiềm năng lớn để hình thành các

Trang 9

khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với Pattaya của Thái Lan hayBali của Inđônêxia.

- Vùng biển ở đây còn có nhiều hòn đảo lớn, nhỏ, đại bộ phận làđảo gần bờ như đảo Phú Quốc, hòn Chông, hòn Trẹm, hòn Phụ Tử(Kiên Giang) ; hòn Khoai, hòn Chuối, đảo Đá Bạc (Cà Mau) Trên cácđảo, ngoài các bãi biển đẹp còn có phong cảnh thiên nhiên hữu tình,trong lành và những điều kiện tự nhiện thuận lợi để phát triển cácloại hình du lịch biển, đảo

- Địa hình núi thấp là nét đặc sắc, nổi bật lên giữa vùng đồngbằng mênh mông của miền Tây Nam Bộ ở 2 tỉnh An Giang và KiênGiang thuộc VKTTĐ vùng ĐBSCL Các vùng núi với những cánh rừngxanh tốt, suối thác nên thơ, bãi biển đẹp mở ra khả năng phát triểnloại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như núi Cấm (cao 710 m), núiSam (228 m), núi Sập (110 m) – Ba Thê (221 m) ở An Giang, đặc biệt

là vùng Hà Tiên của Kiên Giang với nhiều núi non, hang động, nhiềuhòn đảo gần xa lại thêm chùa chiền, lăng mộ được ví như Hạ Longthứ hai của Việt Nam

- Các tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng lại được bổ sung, đanxen bởi tài nguyên du lịch nhân văn, các di tích văn hoá - lịch sử, tôngiáo, tín ngưỡng, lễ hội khá hấp dẫn, phong phú, có giá trị cao về

du lịch đã mở ra tiềm năng lớn về du lịch với các loại hình du lịchsinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan các di tích vănhoá - lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và du lịch hội nghị, hội thảo

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

* VKTTĐ vùng ĐBSCL có số dân đông, lao động dồi dào với nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá.

- VKTTĐ vùng ĐBSCL có số dân (năm 2009) là 6.233,7 nghìnngười, chiếm 32,6% dân số của vùng ĐBSCL, trong đó 2 tỉnh AnGiang và Kiên Giang có số dân đứng thứ 1 và 2 ở ĐBSCL Lực lượnglao động toàn vùng năm 2009 là 3.370,9 nghìn người, chiếm 54,1%dân số toàn VKTTĐ Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Trang 10

chủ yếu là khu vực I (55,8%) và khu vực III (34,1%), khu vực II cònthấp (10,1%).

Bảng 1: Dân số, lao động và cơ cấu lao động năm 2009

Người lao động của VKTTĐ vốn cần cù, giàu truyền thống cáchmạng, thông minh sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất hànghoá, có thể thích ứng nhanh nhạy với thay đổi của điều kiện sản xuất

và thị trường trong thời đại khoa học – công nghệ tiên tiến và hộinhập kinh tế quốc tế sâu rộng

* Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng.

Trên lãnh thổ thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, KiênGiang, Cà Mau còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều ditích văn hoá - lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị thu hút khách dulịch như chùa Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, khu lưuniệm Bác Tôn, đồi Tức Dụp (An Giang) ; đền thờ Nguyễn Trung Trực,lăng mộ dòng họ Mạc, nhà lao Cây Dừa – Phú Quốc (Kiên Giang) ;căn cứ Xẻo Đước, đình Tân Hưng (Cà Mau) ; Bảo tàng Quân khu 9,tượng đài Bác Hồ, đình Bình Thủy, chùa Ông, chùa Nam Nhã (Thành phố Cần Thơ)

* Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển.

Về đường bộ: Quốc lộ 1A kết nối tứ giác thành phố Cần Thơ

-An Giang - Kiên Giang - Cà Mau với các địa phương khác trong vùng

Trang 11

ĐBSCL và với vùng Đông Nam Bộ Hiện nay quốc lộ 1A đoạn TP HồChí Minh - Cần Thơ - Cà Mau đã được nâng cấp Hai cầu lớn cuối cùngtrên Quốc lộ 1A (Mỹ Thuận, Cần Thơ) đã hoàn thành Quốc lộ 91 từthành phố Cần Thơ qua thành phố Long Xuyên đến thị xã Châu Đốc

và kết thúc tại cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) dài 142 km cùng vớiquốc lộ 80 từ phía nam cầu Mỹ Thuận, qua Đồng Tháp sang huyệnThốt Nốt, thành phố Cần Thơ, qua Kiên Giang đến thành phố RạchGiá, Hòn Đất, Hà Tiên rồi kết thúc tại cửa khẩu Xà Xía với chiều dài

213 km đã được nâng cấp

Một số tuyến đường quan trọng khác trong VKTTĐ cũng đã hoànthành hoặc đang triển khai như tuyến Nam sông Hậu (vừa hoànthành 9/3/2011), tuyến N1, N2

- Về đường thủy: từ TP Hồ Chí Minh có hai tuyến đường thủychính nối với các địa phương trong VKTTĐ Đó là tuyến TP Hồ ChíMinh – Kiên Lương và TP Hồ Chí Minh – Cà Mau Trên lãnh thổ củavùng còn có hệ thống các cụm cảng như Cần Thơ - Cái Cui (TP CầnThơ), cảng Mỹ Thới (An Giang), cảng Năm Căn (Cà Mau), cảng HònChông và cụm cảng đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Trong đó cụm cảngCần Thơ – Cái Cui là cảng trung tâm của vùng ĐBSCL

- Về đường hàng không: trên địa bàn VKTTĐ có 4 sân bay, đó làCần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Dương Đông (Kiên Giang), trong đósân bay Cần Thơ là sân bay quốc tế Đây cũng chính là 4 sân bay của

cả vùng ĐBSCL

Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy kết hợp với đườnghàng không góp phần khai thác lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh và quốc phòng

* Trong VKTTĐ đã hình thành hệ thống đô thị rộng khắp, trong

đó có thành phố Cần Thơ, đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương và là đô thị trung tâm của toàn vùng ĐBSCL.

Toàn VKTTĐ cho đến nay có 1 thành phố trực thuộc Trung ương,

3 thành phố tỉnh lị (Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau), 3 thị xã (Châu

Ngày đăng: 29/10/2024, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w