Một số câu hỏi ôn thi học sinh giỏi Địa lý 12 chủ đề Địa lí dân cư Việt Nam, một số câu hỏi vận dụng các ngành kinh tế
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM
A ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Giải thích về số lượng và quy mô đô thị vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
a) Số lượng đô thị: TD&MNBB có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước (DC)
Giải thích:
- Là vùng có diện tích lớn nhất (DC), nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước (15 tỉnh)
- Lịch sử phát triển của các đô thị sớm, công nghiệp phát triển mạnh ở miền Bắc sau
1954 gắn với các mỏ khoáng sản
b) Quy mô đô thị: Chủ yếu là các đô thị nhỏ, quy mô dân số nhỏ (DC)
Giải thích
- Trình độ phát triển kinh tế thấp, chủ yếu là ngành nông -lâm nghiệp, ngành công nghiệp nặng không cần nhiều lao động và hiện nay không còn được ưu tiên phát triển, chức năng đô thị chủ yếu là chức năng hành chính nên không thu hút dân cư
- Dân số ít, mật độ dân số thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người
Giải thích tại sao đô thị nước ta có quy mô chủ yếu vừa và nhỏ, tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển?
- Quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa nước ta còn hạn chế nên ít có đô thị lớn
- Đồng bằng và ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quần cư đô thị và phát triển kinh tế (DC) Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh tế
Giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ thiếu việc làm thấp, tỉ suất nhập cư cao còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì ngược lại?
- Đông Nam Bộ:
+ Tỉ lệ thiếu việc làm thấp do kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh nên khả năng tạo việc làm lớn
+ Tỉ suất nhập cư cao do dễ tìm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống nên thu hút dân cư
- ĐBSCL:
+ Tỉ lệ thiếu việc làm cao do nền kinh tế chính vẫn là nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa đa dạng
+ Tỉ suất nhập cư thấp vì khó tìm việc làm, thu nhập, mức sống thấp
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta.
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai trên 100
bé gái, đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ
Nguyên nhân:
- Về văn hóa: Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc Khổng giáo, Nho giáo, hệ thống cấu trúc xã hội mang đậm nét phụ hệ, tâm lý ưa thích trai với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “nối dỗi tong đường” ngự trị tạo nên áp lực thiết phải có trai ở người phụ nữ
Trang 2- Về kĩ thuật, phát triển khoa học, kĩ thuật chpo phép cung cấp dịch vụ tư vấn, nhiều phương pháp kỹ thật vừa rẻ tiền vừa sinh theo ý muốn Đặc biệt nước ta gia tăng nhanh chóng số lượng, chất lượng sở y tế công, tư nhân với kỹ thuật chẩn đoán từ sớm giới tính thai nhi, dịch vụ phá thai dễ dàng Hiện nay, mặc dù luật pháp nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính khi sinh, nhưng trong thực tế, việc bảo đảm quy định này hiệu quả chưa cao
- Về kinh tế: nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, cần nhiều lao động nhiều thể lực Năng suất lao động thấp nên cha mẹ thường không có tích lũy để dành cho tuổi già nên hết khả năng lao động hoàn toàn phải dựa vào con, chủ yếu là trai Gái lấy chồng Việt Nam phần lớn sống khu vực nông thôn và hoạt động trong khu vực nông-lâm-thủy sản với xu hướng chuyển đổi kinh tế làm cho hành vi sinh sản cặp vợ chồng mang theo toan tính có tính kinh tế, dễ dẫn tới việc tìm cách lựa chọn có trai
- Nguyên nhân khác: giảm sinh và hạn chế mức sinh Ở Việt Nam, mỗi gia đình thường chỉ sinh hai con, ở một số đô thị lớn, nhiều phụ nữ ngại sinh con Ví dụ như tại TP.HCM, tỷ suất sinh giảm xuống thấp, thậm chí 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không sinh đủ 2 con Hay có những gia đình, nếu bé đầu là con gái và bé thứ hai – được coi là lần sinh cuối - cũng được xác định là con gái, thì cặp vợ chồng có thể nghĩ tới việc phá thai
Phân tích thuận lợi và khó khăn của nguồn lao động nước ta trong bối cảnh hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Thuận lợi
+ Nguồn lao động trẻ, giá nhân công rẻ, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động, khả năng tiếp thu KHKT tốt
+ Cần cù, có kinh nghiệm sản xuất các ngành truyền thống, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao
-> Là cơ sở để thu hút đầu tư, nâng cao trình độ, chuyển giao công nghệ, phát triển các ngành có hàm lượng KHKT cao
- Khó khăn
+ Quy mô nguồn lao động lớn, tốc độ tăng khá cao, trình độ, năng suất lao động còn thấp so với thế giới và các nước trong khu vực
+ Thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật chưa cao, ngoại ngữ hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được với yêu cầu xu thế mới
-> Sức ép đến phát triển kinh tế, khả n ăng cnahj tranh thấp, nguy cơ bị tụt hậu, đào thải trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0
Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm nước ta.
- Khái quát về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ
- Ảnh hưởng đến việc làm:
+ Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản dẫn đến chuyển dịch lao động, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự túc tự cấp lên sản xuất hàng hóa, phát triẻn ngành nghề dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm nông thôn, tỉ lệ lao động thiếu việc làm có xu hướng giảm
+ Phát triển công nghiệp, dịch vụ nhất là các ngành cần nhiều lao động góp phần tạo nhiều việc làm giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị
Trang 3+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ giúp phân bố lại dân cư theo vùng, góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động xã hội
Tại sao tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế so với tổng số dân ngày càng có xu hướng tăng lên?
Do các nhân tố tác động đến tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế so với tổng dân số có nhiều thay đổi
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi: xu hướng giảm sinh phổ biến nhiều nước trên thế giới, tuổi thọ trung bình tăng lên, cơ cấu dân số đang chuyển sang già hóa hoặc cân đối hơn, vì vậy số người trong độ tuổi lao động tăng lên, dân số hoạt động kinh tế tăng lên
- Đặc điểm kinh tế- xã hội của thê giới cũng thay đổi: sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ thu hút lao động nhiều và tạo ra việc làm thường xuyên hơn
- Khả năng tạo việc làm cho người lao động tốt hơn và đa dạng hơn (diễn giải)
- Sự phát triển của giáo dục, làm cho chất lượng nguồn lao động tăng lên, cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn
Phân tích mối quan hệ giữa dân số- lao động- việc làm ở nước ta hiện nay.
* Tác động trực tiếp của dân số đối với nguồn lao động và giải quyết việc làm
- Dân số tác động đến nguồn lao động
+ Dân số nước ta đông nên nguồn lao động dồi dào
+ Dân số tăng nhanh dẫn đến nguồn lao động bổ sung lớn (DC)
+ Hiện nay, dân số đnag có xu hướng già hóa nhanh chóng nên tương lai sẽ thiếu lao động và lao động bổ sung
- Lao động tác động lên việc làm
+ Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển nên việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội lớn ở nước ta hiện nay
+ Nguồn lao động phân bố chưa hợp lí càng làm bgay gắt thêm tình trạng việc làm ở nước ta
+ Chất lượng nguồn lao động, trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của việc làm
* Sự tác động trở lại của nguồn lao động và việc làm với dân số
- Nếu giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho lực lực lượng lao động thì người lao động có thu nhập đảm bảo, chất lượng cuộc sống được cải thiện
- Theo quy luật chung, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ tác động trở lại dân số: giảm mức sinh, hạ thấp tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
Giải thích vì sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến được coi là một chiến lược trong phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay?
Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến để:
- Giảm bớt chi phí vận chuyển, tiêu thụ kịp thời nguồn nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường
- Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân ở các vùng nông thôn
Trang 4- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tích cực, góp phần công nghiệp hóa nông thôn
- Việc hình thành các xí nghiệp nông- công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, thúc đẩy sự phất triển nền nông nghiệp hàng hóa
Giải thích tại sao trong những năm gần đây, số lượng trang trại ở Đồng bằng sông Cửu Long lại giảm?
- Số lượng trang trại ở ĐBSCL giảm chủ yếu là do giảm các trang trại nuôi trồng thủy sản, ngoài ra là trang trại khác nhưhng không đáng kể
- Nguyên nhân:
+ ĐBSCL phát triển trang trại sớm, nay đã cạn kiệt diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nên việc hình thành các trang trại mới không nhiều nữa
+ Nhiều trang trại cũng đã chuyển mục đích sử dụng do nhiều lý do hoặc mở rộng quy mô trang trại theo hình thức nhóm gộp các trang trại ( các trang trại quy mô nhỏ gộp lại thành trang trại quy mô lớn)
+ Do chuyển dịch cơ cấu nên các loại hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi tăng nhưng không lớn bằng tốc độ giảm trang trại thủy sản
+ Nguyên nhân khác: do sự thay đổi tiêu chí đánh giá trang trại, nhất là tiêu chí thu nhập hàng năm
Trong sự phân mùa của khí hậu, mùa nào ở Đồng bằng sông Cửu Long khó hơn? Vì sao?
Khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long phân thành hai mùa: mưa và khô, trong đó mùa khô khó khăn hơn mùa mưa
Nguyên nhân:
- Mùa khô sâu sắc, kéo dài gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống: Thiếu nước ngọt trầm trọng cho sinh hoạt và sản xuất, tăng độ phèn, mặn trong đấ, làm thu hẹp diện tích đất trồng, giảm hệ số sử dụng đất, giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp, tăng nguy cơ cháy rừng
- Mùa mưa: mùa mưa trùng với mùa lũ nhưng lũ gây hậu quả không lớn và mang lại nhiều lợi ích: nước ngọt để thau chua, rửa mặn, lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng, tôm cá, nguồn thức ăn tự nhiên cho thủy sản,
Phân tích các nguyên nhân làm cho đỉnh triều tại TP Hồ Chí Minh liên tục lập
kỉ lục những năm gần đây.
- Tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng ( diễn giải)
- Hệ quả của việc bê tông hóa, quy hoạch và phát triển đô thị không hợp lí, tương quan giữa các khu vực tập trung xây dựng trên nền đất yếu,
- Ảnh hưởng của khai thác nước ngầm quá mức, tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn (sự nâng lên, hạ xuống các đứt gãy địa chất)
- Nguyên nhân khác: ảnh hưởng của dòng chảy, sự suy giảm phù sa, lực hút của Mặt Trăng Mặt Trời lên Trái Đất thay đổi, ảnh hưởng của chu kì và theo khoảng cách đến Trái Đất
Vì sao đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ?
Trang 5- Đất feralit trên đá vôi có đặc tính giàu dinh dưỡng, màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, được hình thành dưới sự tác động của nhiều nhân tố nhưng chủ yếu là phong hóa đá vôi trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Ở nước ta, vùng núi đá vôi phân bố chủ yếu ở phần lãnh thổ phía Bắc, nhất là vùng đồi núi Trung du và miền núi Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ nên ở đây có diện tích đất feralit trên đá vôi khá lớn
Theo khái niệm trung tâm công nghiệp, Thủ Dầu Một có phải là trung tâm công nghiệp không? Vì sao?
- Trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuât, công nghệ Có các xí nghiệp nòng cốt Có các xí nghiệp bổ trợ và dịch vụ
- Theo khái niệm trung tâm công nghiệp, Thủ Dầu Một đủ tiêu chí là trung tâm công nghiệp
- Nguyên nhân:
+ Gắn liền với thành phố Thủ Dầu Một- tỉnh Bình Dương Có vị trí địa lí thuận lợi: nằm trong vùng Đông Nam Bộ, gắn với TP Hồ Chí Minh và các vùng nguyên liệu lớn nằm trong vùng KTTĐ phía Nam, giao thông thuận lợi
- Là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các nhà máy, xí nghiệp (DC) Các ngành chuyên môn hóa: điẹn tử, hóa chất là hạt nhân
để tạo nên TTCN Thủ Dầu Một Xoay quanh các ngành này là các ngành bổ trợ và dịch vụ
Phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
- Xuất khẩu là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các vùng động lực phát triển kinh tế các ngành chuyên môn hóa
- Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo lãnh thổ
+ Xuất khẩu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ: tạo đầu ra cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều ngành sản xuất, thúc đẩy sản xuất, tạo nhu cầu, động lực để xuất hiện và phát triển các vùng chuyên môn hóa sản xuất quy
mô lớn, vùng chuyên canh, khu công nghiệp, khu chế xuất,
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ảnh hưởng đến xuất khẩu: Các vùng chuyên canh, khu công nghiêp, khu chế xuất, vùng chuyên môn hóa, tạo ra sản phẩm quy mô lớn, chất lượng cao và ổn định phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Giải thích sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa nước ta theo hướng bền vững?
- Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường
- Hiện trạng xuất khẩu hàng hóa nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế: Khâu chế biến các mặt hàng xuất khẩu chưa được phong phú, đa dạng; chưa phù hợp với thị hiếu của một số nước có nhu cầu chất lượng cao và khâu tiêu thụ cũng chưa tốt, khả năng
Trang 6cạnh tranh còn hạn chế, nảy sinh các vấn đề xã hội; cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Đẩy mạnh xuất khẩu bền vững mang lại ý nghĩa to lớn:
- Về kinh tế:
+ Kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng liên tục và ổn định, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại hóa phù hợp với xu hướng biến động của thế giới, nâng cao sức cạnh tranh,
+ Chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo giá trị cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguên không thể tái tạo
+ Tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, nângh cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế
- Về xã hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân
- Về môi trường:
+ Khai thác tài nguyên hợp lí và hiệu quả, đảm bảo khai thác và sử dụng lâu dài mà không làm tổn hại đến tài nguyên quốc gia trong tương lai
+ Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái
Giải thích tại sao hàng dệt, may chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta?
- Sự chuyển dịch của khu vực sản xuất cực lớn trên thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam
- Đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, lao động của các hãng lớn trên thế giới
- Đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính Hoa Kì, EU,
- Hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may từ lao động, cơ sở vật chất, nguyên liệu đến thị trường
Phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển đô thị hóa ở nước ta Vì sao cần phải đặt vấn đề quy hoạch đô thị?
Chứng minh dân cư nước ta phân bố phù hợp với tính chất nền kinh tế