1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ giao dịch bảo Đảm Đề tài tài sản bảo Đảm theo quy Định của pháp luật hiện hành

23 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành
Tác giả Hoàng Minh Huyền, Nguyen Bao Quynh, Tran Pham Anh Thi, Nguyễn Hồ Thu Trõm, Phan Thi Ngoc Thanh
Người hướng dẫn TS. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Thực tế rằng, các biện pháp này được đặt ra bởi lẽ vì một lý do chủ quan hay khách quan mà một bên không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng thời hạn như đã thỏa thuận từ trước thì

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH a;

TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

KHOA LUAT

TIEU LUAN CUOL KY GIAO DICH BAO DAM

Dé tai: TAI SAN BAO DAM THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT HIEN

HANH

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5

LỚP : K19504 GIẢNG VIÊN : TS ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Hoàng Minh Huyền K195042229

2 Nguyen Bao Quynh K195042254

4 Tran Pham Anh Thi K195042261

5 Nguyễn Hồ Thu Trâm K195042267

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 221222222 11122212 1n H22 n2 H21 H121 12 H22 1212 e CHUONG I: KHAI QUAT CHUNG VE TAI SAN BAO DAM THEO PHAP LUAT HIEN

HÀNH 1 2252212221 2112122212 T11 2 121 211 21H21 g2 122g 1

1.1 Khái niệm về tài sản BAO GAM cscccccsecesceevessessessrsscsesevessesretevensavevsevensevecees 1 1.2 Đặc điểm của tài sản bảo đảm 0 ST HH HH nguy 1 1.3 Vai trò của tài sản bảo đắm Q HH ng HH1 H1 KH khe 2

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT HIEN HANH VE TAI SAN BẢO DAM THEO PHÁP LUẬT HIỆN HẢNH S0 1T E2 SH HH0 ng n1 g2 121 H212 ru 2

2,1 Mô tả tài sản bảo đảm Q0 0 21 22 22122122 1111211111122 111211221 ee 2

2.1.1 Tài sản bảo đảm là động sản, bắt động sẵn Q0 nh HH ngan gêu 2 2.1.2 Tài sản bảo đảm là quyền tài sẵn ST n HH HH ngu n ra 4

2.2 Điều kiện của tài sản được dùng để bảo đảm 0 0 nh HH HH gan 6

2.3 Hình thức của tài sản bảo đắm Lọ nh n HH HH nàn hà nà ra 7

2.3.1 Tài sản bảo đảm dùng để cầm cố ST HH HH HH HH tr nga 7 2.3.2 Tài sản bảo đảm dùng để thế chấp 0 ch HH n2 nga ue 7

2.3.3 Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba 7 2.3.4 Bao dam bang tai san hinh thanh trong tương lai 5c nhe 7

2.4 Đối tượng nắm giữ tài sản bão đảm ccccccecccseeeseseeevessessessvseveseeveresevsetees 8

2.4.1 Bén bao dam vẫn nắm giữ tài sản bảo đảm ccc ceeescessessesesenseveseeverens 8 2.4.2 Bên bảo đảm không nắm giữ tài sẵn, tài sản được giao cho bên còn lại hoặc người

”"á 7 cscs cesses seesseesusseississsestesritssessiestesienssessssiassessienssessesussiessssriestesreesses 8

2.5 Các trường hợp xử lý tài sản báo đắm cece cece ene HH HH ke 8

CHUONG 3: THUC TRANG, BAT CẬP TRONG VIEC DUNG TAI SAN DE DAM BAO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 52 S222 9

3.1 Thực tiễn tài sản bảo đảm là bất động sản 0 0n nh HH HH HH ng 9 FKShN ca acc ắ 9

Trang 4

DANH MỤC TẢI LIỆU THAM KHẢO Q.12 tt n2 HH2 H ng HH ng gà gh ng

Trang 5

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu về sử dụng nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày cảng phong phú và

đa dạng Đề các hoạt động giao dịch dân sự này diễn ra ôn định nên quy định của pháp luật

về các biện pháp bảo đảm cũng đã được đặt ra Hiện nay, các biện pháp bảo đảm bằng tài sản vô cùng phổ biến, như: cầm có, thế chấp, ký cược, ký quỹ và đối tượng của các biện pháp này chính là tài sản bảo đảm Thực tế rằng, các biện pháp này được đặt ra bởi lẽ vì một

lý do chủ quan hay khách quan mà một bên không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

đúng thời hạn như đã thỏa thuận từ trước thì việc dùng tài sản bảo đảm để xử lý nhằm dé

bảo vệ lợi ích chính đáng cho bên còn lại là vô cùng hợp lý Tài sản bảo đảm chính là sự ràng buộc của bên phải thực hiện nghĩa vụ, nhằm giúp cho bên có quyền an tâm hơn về độ rủi ro “ bùng” nợ và bên có nghĩa vụ có thé chứng minh được sự thiện chí của mình trong quá trình giao dịch Có thê nói rằng việc xử lý tài sản bảo đảm đã được pháp luật bảo vệ cho bên yếu thế hơn, nhằm đảm bảo trật tự xã hội, tránh gây ra những khuất mắc phát sinh trong đời sống xã hội con người Hiện nay, mặc đù pháp luật đã có những quy định cụ thê về tài sản bảo đảm được phép giao địch nhằm giúp cho các chủ thê hiểu biết về xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định hiện hành, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những sai sót trong quá trình áp đụng vào thực tiễn Điều này đã gây ra khó khăn cho cả chủ thể có tài sản, chủ thế nhận tài sản hay chủ thể có quyền đối với tài sản và các cơ quan có thâm quyền trong việc

xử lý tài sản bảo đảm đó Chính vì vậy, đưới góc độ xem xét những vấn đề trên, nhóm quyết

dinh chon dé tai: “ Tai sadn bảo dam theo quy định của pháp luật hiện hành ” để tìm hiểu và phân tích chuyên sâu hơn trong bài tiêu luận này Việc nghiên cứu chủ đề này nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến tài sản bảo đảm

2 _ Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật kịp thời để điều chỉnh và hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm, cụ thể mới nhất đó là Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Cũng chính vì thế mà những vấn đề đã thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các tạp chí, sách báo, các nhà làm luật và kê những người nghiên cứu sinh,

Một số bài báo, tạp chí liên quan như: “ 7ai san bao dam theo quy định tại Nghị định của Chính phú quy định thì hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ”, tác giả Nguyễn Đức Tuần, được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở tư pháp Tỉnh Quảng Bình;

* Tài sản bảo đâm nhưng chưa chắc đã là “đảm báo”, tác giả Trang Hà, được đăng tải trên tạp chí ngân hàng Agribank; “A⁄@r số vấn đề thực thì pháp luật về giao dịch bảo đảm của

Trang 6

Bộ luật dân sự”, tác giả Lê Công Huấn, đăng trên trang thông tin Sở Tư pháp Thái Nguyên Bên cạnh đó, còn có những luận văn, tiểu luận của thạc sĩ, tiến sĩ như: “ Xử lý tài sản bảo dam theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của PGS.TS Nguyễn Văn Luyện và “ Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện ` của TS Bùi Thị Duyên

3 Mục dích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

và mục đích: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với chủ đề về tài sản bảo đảm Tập trung nghiên cứu chuyên sâu những về những đặc điểm, trình tự thủ tục xử lý tài sản bảo đảm trong hệ thông của pháp luật hiện hành Từ đó, dựa trên những phân tích đề

có cơ sở đánh giá những quy định còn chưa phủ hợp với thực tiễn hiện nay để đưa ra những phương hướng giải quyết các vướng mắc còn tồn tại

Đối tượng nghiên cứu: Phân tích làm rõ những đặc điểm, vai trò, những quy định của pháp luật Việt Nam về tài sản bảo đảo, cụ thê đó là: phương thức, trình tự xử lý tài sản bảo đảm, chủ thể có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản bảo đảm

Phạm vi nghiên cứu: Những quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến tài sản bảo đảm, cụ thê hơn là Bộ luật dân sự 2015 và Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

4, Phương pháp nghiên cứu

Nhằm hướng tới một bài tiểu luận có đủ sự sâu sắc về cả mặt nội dung và mặt hình thức, đồng thời phát hiện thêm nhiều khía cạnh về chủ đề nảy, việc vận dụng những cơ sở lý luận dựa trên các phương pháp nghiên cứu là vô cùng cần thiết Ở bài tiêu luận này, nhóm

sử đụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận

5 Y nghia khoa hoc

Là bài nghiên cứu về pháp luật nói chung và nghiên cứu về vấn đề tài sản bảo đảm nói riêng, đề tài này có những đóng góp sau:

Một là, hệ thống các quy định về tài sản bảo đảm theo pháp luật hiện hành;

Hai là, chỉ ra những thực trạng, bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất những giải pháp cụ thê;

Ba là, bài viết nhằm đóng góp nguồn tư liệu tham khảo cho các đọc giả khác, nhằm

góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tài sản bảo đảm

6 Bố cục

Kết cấu của bài tiểu luận này gồm có 3 chương:

Chương I: Khái quát chung về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành Chương II: Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm theo pháp luật hiện hành

Chương III: Thực trạng, bất cập trong việc dùng tài sản đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

và một số giải pháp hoàn thiện

Trang 7

CHUONG I: KHAI QUAT CHUNG VE TAI SAN BAO DAM THEO PHAP

LUAT HIEN HANH

1.1 Khái niệm về tài sản bảo đảm

Cho đến nay, chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm tài sản bảo đảm trong các văn bản pháp luật của nước ta hiện nay Khái niệm vẻ tài sản bảo đảm chỉ có thế hiểu từ những quy định về biện pháp bảo đảm Nhìn chung, việc nghiên cứu, xây dựng một khái niệm chính xác, cụ thể về tài sản bảo đảm là hợp lý và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay Trong quá trình đó, tài sản bảo đảm được tìm hiểu với nhiều mặt khác nhau

Thứ nhất, đôi tượng của hợp đồng bảo đảm không phải là quyền sở hữu hay giá trị của

tài sản bảo đảm mà là chính tài sản bảo đảm Trong trường hợp này, chỉ có tài sản bảo đảm thỏa mãn các điều kiện cơ bản như là tài sản và có tính cụ thể, có tính xác định và có thể chuyên giao trong các giao dịch dân sự

Thv hai, tai san bao dam được xem như là một phương tiện mà bên nhận bảo đảm dùng đề bảo đảm quyền lợi của mình Khi trong trường hợp cần thiết, bên nhận bảo đảm sẽ dựa trên quyền của mình trên tài sản nếu trước đó quyền trên tài sản bảo đảm đã được đăng

ký, để thực hiện chuyên đôi đối với tài sản bảo đảm và xử lý tài sản trước các chủ thê khác nếu tài sản đó được dùng đề bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ

Tóm lại, có thé hiéu rang trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm, bên nhận bảo đảm sẽ dùng vật hoặc quyền mà trước đó các chủ thể đã có thỏa thuận để bảo đảm quyên lợi của mình, cụ thể là dùng tài sản bảo đảm Vậy, tài sản bảo đảm là đối tượng mà bên nhận bảo đảm dùng làm cơ sở dé bao vé quyén lợi của mình khi thực hiện giao dich dân

SỰ

1.2 Đặc điểm của tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được xem là đối tượng của hợp đồng bảo đảm Do đó, tài sản bảo đảm hầu như đều có đầy đủ các điều kiện cơ bản của một đối tượng của hợp đồng Trong

đó, tính xác định (tính cụ thé) của tài sản được thê hiện ở 2 góc độ pháp lý và vật lý Khi tài

sản là vật thì chủ thể các bên phải xác định chính xác là động sản hay bất động sản, giá trị của tài sản và chủ sở hữu hoặc quan hệ của người chiếm giữ không phải chủ sở hữu đối với bên bảo đảm Khi tài sản là quyền thì phải xác định rõ quyền của chủ thế đối với tài sản bảo đảm như quyền yêu cầu hoặc nếu là quyền sở hữu trí tuệ thì phải có giấy đăng ký độc quyền với phân tài sản bảo đảm đó Bên cạnh đó, phải xem xét đến tình trạng của tài sản bảo đảm

có đang tranh chấp hay không hoặc có đang thuộc đối tượng mà Nhà nước có đưa ra quyết định thu hỏi, kê biên, hay không

Trang 8

Khi đã thực hiện giao dịch bảo đảm, trong thời hạn bảo đảm, tài sản bảo đảm vẫn có thể bị bán, cho thuê, thế chấp hay dùng để thực hiện các giao dịch khác bởi bên bảo đảm nếu tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đã được công khai và thông qua thủ tục đăng ký

rõ ràng Điều này cho thấy rõ, dù đang trong thời hạn bảo đảm thì bên bảo đảm vẫn có quyền chiếm hữu và quyên sở hữu đối với tài sản bảo đảm

Các quyền của bên nhận đảm bảo đối với tài sản bảo đảm sẽ không vô hiệu hoặc chấm dứt trong trường hợp bên bảo đảm thiết lập các giao dịch khác liên quan đến phần tài sản bảo đảm sau đó Mọi sự thay đổi của tài sản bảo đảm sau khi xác lập giao dịch bảo đảm sẽ

không làm ảnh hưởng đến tính bảo đảm của tài sản đối với bên nhận đảm bảo Như vậy, bên

nhận đảm bảo có quyền yêu cầu thanh toán tiền hoặc quyền truy đòi đối với tài sản bảo đảm ngay cả khi phần tài sản đó thuộc sự chiếm giữ của người khác hoặc bị tiêu hủy

1.3 Vai trò của tài sản bảo đảm

Với những đặc điểm pháp lý cụ thể, tài sản bảo đảm đóng vai trò rất quan trọng trong các giao dịch bảo đảm Đối với bên bảo đảm, tài sản bảo đảm được xem như vật thế chấp dé đổi lại một lợi ích cụ thé, giúp bên bảo đảm có thê thực hiện những dự định khác Còn đối với bên nhận bảo đảm, thì tài sản bảo đảm lại đóng vai trò như “một tam khiên”, bên nhận bảo đảm sẽ dựa trên phần tài sản đỏ dé dam bao được lợi ích của mình Ngoài ra, tài sản bảo đảm cũng được xem như một công cụ hỗ trợ, làm cơ sở cho các cuộc giao dịch bảo đảm diễn ra một cách chắc chắn mà rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật

CHƯƠNG IT: QUY DINH CUA PHAP LUAT HIEN HANH VE TAI SAN BAO DAM THEO PHAP LUAT HIEN HANH

2.1 M6 tả tài sản bảo đảm

Việc mô tả tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định pháp luật vé tài sản bảo đảm va do các bên tự do thỏa thuận với nhau Tài sản bảo đảm được chia ra làm 2 loại chính, đỏ là:

động sản, bất động sản và quyên tài sản Theo Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP do Chính

phủ ban hành thì đối với các loại tài sản, bất động sản dùng để bảo đảm phải đăng ký thì thông tin mô tả đó phải phù hợp với những thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận đăng

ký tài sản đó, riêng đối với tài sản là quyên tài sản thì thì thông tin được cung cấp phải thể hiện rõ ràng tên và các cư cứ pháp lý phát sinh quyên tai sản đó

2.1.1 Tài sản bảo đám là động sản, bất động sản

2.1.1.1 Vật có vật phụ, vật đồng bộ, vật đặc định

Trang 9

Đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch đân sự thì pháp luật

đã quy định về việc chuyên giao vật có vật phụ, vật cùng loại, vật đặc định dé đảm bảo việc

thực hiện nghĩa vụ

Khái niệm vật phụ theo quy định tại khoản 2 Điều 110 BLDS 2015 là vật trực tiếp

được hình thành nhằm mục tiêu khai thác tối đa các công dụng của vật chính, nâng cao giá trị cho vật chính nhưng không thê thay thế vật chính Vật phụ có thể gắn liền hoặc có thể tách rời vật chính nhưng có giá trị riêng và được xem xét là một tải sản độc lập dé chuyén giao Về tài sản được dùng đề bảo đảm theo quy định tại Điều L13 của Bộ luật này đó là vat

đặc định (vật có những đặc điểm riêng về kí hiệu, hình dáng, chất liệu, đặc tính, vị trí, ) và vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành

chỉnh thê mà nếu thiểu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút Các vật này đều phải được phép chuyên giao trong giao dịch dân sự về pháp luật bảo đảm

2.1.1.2 Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi

Hiện nay, trong Bộ luật dân sự 2015 không có một quy định cụ thể nào khái quát về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại dạng của tài sản Tuy nhiên theo

quy định trong Luật Ngan hang Nha nude Viét Nam 2010 thi: “Gidy to cé gid la bang

chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy

tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”? Theo đó, có thê hiểu rằng giấy tờ có giá là một loại giấy tờ có giá trị, cũng được xem là một dạng của giấy tờ ghi nợ dùng đề chứng minh nghĩa vụ trả nợ mà bên sở hữu với bên phát hành giấy tờ

có giá này Việc chuyên giao các loại giấy tờ này để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ

dân sự cũng được hiểu là chuyên giao các tài sản được ghi nhận trong giấy tờ đó

Theo quy định tại khoản | Điều 4 Luật chứng khoán 2019, thi chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau: cô phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cô phần, chứng chỉ lưu ký: chứng khoán phát sinh và các loại chứng khác do Chính phủ quy định Chứng khoán là loại tài sản có tính thanh khoản cao nên có thé chuyên đôi bằng tiền mặt Các khái niệm cụ thê về từng loại chứng khoán được nêu rõ cụ

thê tại các khoản 2,3,4,5 và 6 Điều 4 của Luật này

Số dư tiền gửi hiện nay chưa được quy định cụ thé trong một văn bản pháp luật cu thể nào, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng nó là khoản tiền được thu từ công ty (tiền mặt, séc từ khách hàng ) số tiền này được ghi lại và sẽ xuất hiện trên báo cáo ngân hàng vào một ngày sau đó

1 Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015

2 Khoản 8 Điều 6 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

3

Trang 10

Như vậy, việc mô tả các loại tài sản được nói đến ở trên phải phù hợp với quy định của pháp luật liên quan đến giấy tờ có giá, ngân hàng hoặc chứng khoán

2.1.1.3 Tài sản hình thành từ việc góp vốn

Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn bao gồm: Đồng

Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyên đồi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, các công nghệ hay bí quyết kỹ thuật, có thê định giá được băng Đồng Việt Nam Tài sản góp vốn sẽ được tiễn hành thủ tục định giá tài sản và sau đó thực hiện chuyên quyền

sở hữu để tạo thành vốn vào doanh nghiệp Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BTP thì có quy định về đăng ký tài sản bảo đảm là phần vốn góp trong đoanh nghiệp Vì thể tài sản hình thành từ việc góp vốn trong doanh nghiệp có thể được xem là một loại tài sản dùng dé bao dam

2.1.1.4 Dự án đầu tr, tài sản thuộc dự án đầu tư

Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định Số: 21/2021/NĐ-CP đối với các dự án đầu tư

mà không bị cấm chuyển nhượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bởi Luật Đầu tư và các luật khác có liên quan, thì chủ đầu tư có quyền dùng toàn bộ dự án đầu tư, quyền tài sản của

họ về khai thác, quản lý dự án đầu tư và quyền tài sản khác hoặc tài sản khác thuộc dự án đầu tự để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Đối với các dự án đầu tư là dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình không phải là nhà ở hoặc các dự án khác mà yêu cầu phải có Giãy chứng nhận, quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyền hoặc căn cứ pháp lý khác thì khi thực hiện mô tả tài sản bảo đảm, các căn cứ pháp lý này phải được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo đảm

2.1.1.5 Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng

Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là một động sản, có thể dùng trao đối, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động kinh doanh, sản xuất Theo quy

định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 08/2018/TT-BTP, để dùng làm tài sản bảo đảm thì kho

hàng phải có đầy đủ thông tin như: tên hàng hóa, loại hàng, địa chỉ hay số hiệu kho hàng hay các thông tin liên quan khác đến hàng hóa đó Trong trường hợp dùng phương tiện giao thông cơ giới làm tài sản bảo đảm thì khi đăng ký không cần phải mô tả số khung của phương tiện nhưng cần phải mô tả đây là hàng hóa luân chuyến trong quá trình kinh doanh, sản xuất hay là tài sản hình thành trong tương lai

2.1.2 Tài sản bảo đảm là quyền tài sản

2.1.2.1 Quyển sử dụng đất, tài sản gắn liền với dat

Đối với đất có tài sản găn liền với đất : chủ thê có thể dùng quyền sử dụng đất đề thực hiện việc bảo đảm về phần tài sản gắn liền với đất thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng Bởi vì quyền sử đất và tài sản gắn liền với đất là hai đối tượng độc lập với nhau

3 Điều 18 Nghị định Số: 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

4

Trang 11

Đối với tài sản gắn liền với đất nhưng pháp luật không yêu cầu đăng ký hoặc chưa đăng ký thì tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng mà có các nghĩa vụ khác nhau đối với loại tài sản này Tuy nhiên đối với đất được sử dụng đề trồng cây lâu năm phải được điều chỉnh theo quy định của Luật trồng trọt hoặc đất công trình xây đựng thì phải theo quy định của Luật xây đựng Tuy nhiên quyền sử dụng đất không được dùng dé bao đảm trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai

2.1.2.2 Tài sản được tạo lập từ quyên bê mặt, quyên hưởng dụng

Theo khái niệm quy định tại Điều 257 và Điều 267 BLDS 2015, quyền bề mặt, quyền

hưởng dụng được hiểu là có thê khai thác, sử dụng các khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước hoặc khai thác hoa lợi, lợi tức từ tải sản mà tải sản này thuộc quyền sở hữu của người khác đề xây dựng, trồng trọt, canh tác Chủ thể có quyền bề mặt, quyền hưởng dụng có thể

sử dụng tài sản trên các bề mặt này dé bao dam

2.1.2.3 Quyén tài sản phát sinh từ hợp đồng

Đối tượng cụ thể của quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng chủ yếu là các guyễn đòi no, các khoản phải thu, quyên yêu cầu thanh toán khác; quyên khai thác, quản lý dự án đầu tư; quyên cho thuê, cho thuê lại; quyên hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đông; quyền được bồi thường thiệt hại: quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.” Do nền kinh tễ ngày càng phát triển, nên đề tránh tình trạng rủi ro khi thực hiện các giao dịch bảo đảm, thì việc dùng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng là đê đảm bảo lợi ích chính đáng giữa các bên

2.1.2.4 Quyển khai thác tài nguyên thiên nhiên

Hiện nay, việc dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên là khá phô biến trong các giao dịch bảo đảm Các chủ thê có quyền khai thác khoáng sản; các sản phâm rừng, trừ động vật; các động và thực vật biến: và một số quyền khai thác tài nguyên khác trị giá được bằng tiền, được Nhà nước cho phép khai thác Tuy nhiên, việc xác định giá trị của quyền

khai thác tài nguyên thiên nhiên là một vấn đề khá khó Vì vậy, cần có một quy định cụ thế

hoặc các nguyên tắc cơ bản đề việc dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn

2.1.2.5 Quyển tài sản phát sinh từ quyên sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ

Sở hữu trí tuệ là những sản phâm được sáng tạo, phát minh từ bộ óc của con người như các tác phâm văn học, âm nhạc, phát minh sáng chế trong khoa học, công nghệ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin Quyên sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những tài sản được kế như trên Vì vậy mà chủ sở hữu quyên tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ ding quyền tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Hình thức bảo đảm băng tài sản sở hữu trí tuệ này được triển khai ở nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật

4 Điều 14 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w