1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách Nhiệm Kỉ Luật Của Viên Chức Theoquy Định Của Pháp Luật Hiện Hành, Những Tồn Tạicủa Pháp Luật Về Kỷ Luật Viên Chức Hiện Nay.pdf

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Kỉ Luật Của Viên Chức Theo Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành, Những Tồn Tại Của Pháp Luật Về Kỷ Luật Viên Chức Hiện Nay
Tác giả Hoàng Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 697,32 KB

Nội dung

Có thể hiểu kỷ luật là hình thức trừng phạt thuộc quyền của một số cơ quan chính quyền và nhà chức trách hành chính đối với nhân viên dưới quyền mình, khi người đó phạm quy chế, kỷ luật

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TIỂU LUẬN

MÔN:LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ BÀI : TRÁCH NHIỆM KỈ LUẬT CỦA VIÊN CHỨC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH, NHỮNG TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT VIÊN CHỨC HIỆN NAY

Trang 2

PHẦN: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các thuật ngữ cán bộ, công chức, viên chức xuất hiện tại nhiều văn bản pháp lý khác nhau và tùy từng thời kỳ mà các thuật ngữ này có nghĩa khác nhau Hiện nay, Luật cán bộ, công chức năm 2008

và Luật viên chức năm 2010 đã xác định tương đối rõ phạm vi những người được gọi là cán bộ, công chức, viên chức Các quy chế về trách nhiệm kỉ luật, trong đó quy định rõ các trường hợp phải xử lý kỉ luật, nêu rõ điều kiện áp dụng với mỗi chế tài xử lí kỉ luật, hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi vi phạm để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong quá trình xử lý là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời đại mới

PHẦN: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM KỈ LUẬT

CỦA VIÊN CHỨC

I Một số khái niệm

I.1 Khái niệm Viên chức

Căn cứ theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 quy định về viên chức như

sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương

từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” 1

Viên chức được nhận vào làm việc qua quy trình tuyển dụng phù hợp với từng vị trí công việc, thực hiện công việc theo chế độ hợp đồng, tiền lương được trích ra chi trả từ quỹ lương của chính đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác Viên chức phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, hiện tại có 4 hình thức kỉ luật viên chức :Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc

Ví dụ về viên chức: Giáo viên tại những trường học công lập, Bác sỹ tại các bệnh viện công,…

I.2 Khái niệm kỷ luật

1 Xem: Điều 2 Luật viên chức, năm 2010.

Trang 3

Có thể hiểu kỷ luật là hình thức trừng phạt thuộc quyền của một số cơ quan chính quyền và nhà chức trách hành chính đối với nhân viên dưới quyền mình, khi người đó phạm quy chế, kỷ luật công tác, hoặc phạm những khuyết điểm mang lại những hậu quả xấu cho cơ quan, tổ chức

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước, kỷ luật nó có thể mang tính pháp lí hoặc không mang tính pháp lí Kỷ luật được tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của đất nước, kỷ luật mang tính bắt buộc khi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức đều có những quy định riêng về kỷ luật

I.3 Khái niệm trách nhiệm kỉ luật

Căn cứ vào Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức 2010 thì trách nhiệm kỷ luật Trách nhiệm kỷ luật là một trong những dạng trách nhiệm pháp lý được đặt ra đối với cán bộ, công chức, viên chức khi cán bộ, công chức, viên chức có sai phạm trong việc thực hiện các nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ; vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước

II Đặc điểm của trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật được đặt ra khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật liên quan tới việc thực thi công vụ, nhiệm vụ hay có ảnh hưởng xấu tới công vụ, nhiệm vụ Là một dạng trách nhiệm pháp lý cụ thế nên trách nhiệm

kỷ luật chi được đặt ra khi có vi phạm pháp luật Tuy nhiên, không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều dẫn đến trách nhiệm kỷ luật mà đó phải là hành

vi liên quan tới việc thực thi công vụ, nhiệm vụ hoặc là có ảnh hưởng xấu tới công vụ, nhiệm vụ Hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới thi hành công vụ

Trang 4

Ví dụ: hông thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức trước Nhà nước Do trách nhiệm kỷ luật luôn gắn với công vụ, nhiệm vụ nhà nước nên trách nhiệm kỷ luật cũng là trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trước Nhà nước mà không phải là trách nhiệm trước các bên có liên quan

Trách nhiệm kỷ luật được truy cứu bởi người có thẩm quyền Truy cứu trách nhiệm kỷ luật là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước do đó, hoạt động này phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền

Trách nhiệm kỷ luật được truy cứu theo những nguyên tắc, thủ tục pháp luật quy định Cũng như các dạng trách nhiệm pháp lý khác, truy cứu trách nhiệm kỷ luật là việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với cán

bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật

CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM KỈ LUẬT CỦA VIÊN CHỨC THEO

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

I Trách nhiệm kỉ luật của viên chức theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm kỉ luật được áp dụng với viên chức vi phạm các vi phạm của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc và nhiệm vụ được giao Viên chức

vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức kỉ luật khác nhau căn cứ vào tính chất

và mức độ vi phạm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán

bộ, công chức, viên chức với nhiều điểm mới đáng chú ý Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2020 Viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu cũng là đối tượng có thể xem xét xử lý kỷ luật

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật, trong

đó có trách nhiệm xử lí kỉ luật viên chức , việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật

đối với viên chức Việc xử lý kỷ luật dựa trên nguyên tắc "Mỗi hành vi vi phạm

Trang 5

chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau".

Trường hợp viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: Nếu có hành vi

vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức

kỷ luật đang thi hành Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới Bên cạnh đó, không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức

kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị

xử lý hình sự, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành

vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm

đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật…

1 Trường hợp chưa xem xét kỉ luật

Viên chức thuộc các trường hợp sau đây được tạm thời chưa xem xét xử lý

kỷ luật, tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định bao gồm:

“1 Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

Trang 6

2 Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3 Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4 Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền” 2

2 Trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật.

Căn cứ vào điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định viên chức thuộc các trường hợp sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật:

“1 Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

2 Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

3 Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

4 Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời 3 ”

3 Các trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật.

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định rõ các hành vi bị xử lý kỷ luật tại khoản 1 Điều 6, cụ thể: Viên chức có hành vi sau đây thì bị xem xét xử lý kỷ luật: Hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của viên chức; những việc viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ Theo

2 Xem: Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

3 Xem: Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Trang 7

khoản 2 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm được phân loại thành 04 mức độ: Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng và vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

4 Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định : Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc Đối với viên chức quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan4, ngoài ra tại Điều 52 Luật Viên chức năm 2010 cũng quy định về các hình thức kỉ luật đối với viên chức

Dù bị xử lý kỷ luật dưới bất kì hình thức nào thì quyết định kỉ luật cũng được lưu vào hồ sơ viên chức Viên chức bị kỉ luật còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan Đối với những người này đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí họ vào những vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc hạn chế, trừ trường hợp bị buộc thôi việc

5 Thời hiệu và thời hạn xử lí kỉ luật viên chức.

Trong thời hạn xử lý kỷ luật nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có quyền quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức Thông thường, viên chức bị tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày trừ trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí làm việc cũ Thời hiệu và thời hạn xử lí kỉ luật đối với viên chức được pháp luật quy định tương tự như đối với công chức

Trang 8

CHƯƠNG 3: NHỮNG TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT

VIÊN CHỨC HIỆN NAY

I Các vấn đề tồn tại của pháp luật về kỷ luật viên chức.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, một số quy định của Luật Viên chức

đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn

Do vậy,Việc ban hành những nghị định và sửa đổi bổ sung Luật Viên chức nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Đảng và của pháp luật trong công tác là rất cần thiết, việc ban hành Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ban hành ngày ngày 18/9/2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày

20 tháng 9 năm 2020 Nghị định này đã gộp các quy định về xử lý kỷ luật cán

bộ, công chức, viên chức ở 4 nghị định khác nhau về chung một nghị định, tạo

sự thống nhất, thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật Chính phủ đã đồng bộ nhiều quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức so với trước đây,

Hiện nay, Chính phủ đang hướng dẫn xử lý kỷ luật kỷ luật viên chức nêu tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP Đặc biệt, cán bộ đang là đối tượng chưa có văn bản riêng quy định về vấn đề này Để thuận lợi cho việc áp dụng quy định của pháp luật, Nghị định 112 mới được Chính phủ ban hành đã đồng thời hướng dẫn

kỷ luật cả 03 đối tượng là cán bộ, công chức và viên chức Ngoài ra, nhằm đồng

bộ với Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Nghị định 112 cũng quy định cụ thể về việc kỷ viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu Có thể thấy, với sự ra đời của Nghị định 112, Chính phủ đã thống nhất và đồng bộ hóa các quy định kỷ luật viên chức tại một văn bản Qua đó giúp việc áp dụng vào thực

tế được dễ dàng hơn

Tuy Nghị định số 112/2020/NĐ-CP đã đã đồng bộ nhiều quy định mới về xử

lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức so với trước đây, nhưng vấn đề chồng chéo các điều luật cũng như việc hướng dẫn, quy định việc xử phạt kỷ luật vẫn chưa được rõ ràng,khiến cho nhiều công chức vẫn vi phạm kỷ luật và việc xử

Trang 9

phạt kỉ luật vẫn chưa đúng theo quy định, việc này đòi hỏi cần phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế này

II Giải pháp nâng cao hiệu quả đối với việc quy định về vấn đề kỷ luật.

Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về kỷ luật

đến với các viên chức đang làm việc, nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra tại cơ quan, các đơn vị

sự nghiệp công lập mà viên chức làm việc Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước về cần phối hợp đưa ra kế hoạch kiểm tra, tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các đơn vị công lập lao động nhằm phát hiện những vi phạm, từ đó có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện pháp luật

về kỷ luật tại các đơn vị

Thứ ba, tăng cường công tác đồng bộ hóa các điều Luật các quy định về kỷ luật Viên chức, nhằm hoàn thiện cũng như cụ thể hóa các vấn đề được quy định trong pháp luật về kỷ luật Viên chức

PHẦN: KẾT LUẬN

Qua việc giải quyết tình huống nêu trên ta thấy được trách nhiệm kỷ luật của Viên chức, trên thực tế có rất nhiều vấn đề xảy ra trên lĩnh vực này, nhiều viên chức đã bị kỉ luật bởi các hình thức khác nhau, và nặng nhất là bị cách chức đối với viên chức quản lí và buộc thôi việc đối với các viên chức khác Do đó tất cả mọi viên chức phải cố gắng thực hiện tốt và tuân thủ những quy định về nghề nghiệp, những quy định của pháp luật để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình được giao để những điều đáng tiếc không xảy ra

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Luật hành chính, Nxb Đại học Luật Hà Nội, năm 2020

2 Luật viên chức, năm 2010

3 Luật cán bộ, công chức , năm 2008

4 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lí kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về kỷ luật đối với công chức

6 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lí kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường hoàn trả của viên chức

7. Luật Viên chức – những bất cập cần sửa đổi

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w