1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học phần Đạo Đức và trách nhiệm xã hội trong marketing đề tài thảo luận Ủng hộ sản phẩm không thân thiện với môi trường

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ủng hộ sản phẩm không thân thiện với môi trường
Tác giả Phạm Ngọc Như, Nguyễn Khoa Thành Đạt, Lâm Ngọc Hân, Phan Thị Kim Phụng, Lê Quốc Đạt, Phan Thị Thùy Linh, Lê Thị Bích Ngọc, Đinh Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn Th.S. Trịnh Thị Hồng Minh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Đạo đức và Trách nhiệm xã hội trong Marketing
Thể loại Đề tài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 154,04 KB

Nội dung

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước dư

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Học phần: Đạo đức và Trách nhiệm xã hội trong Marketing

GVHD: Th.S Trịnh Thị Hồng Minh

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: ỦNG HỘ SẢN PHẨM KHÔNG

THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Thành viên Nhóm 5:

Phạm Ngọc Như Nguyễn Khoa Thành Đạt Lâm Ngọc Hân

Phan Thị Kim Phụng

Lê Quốc Đạt Phan Thị Thùy Linh

Lê Thị Bích Ngọc Đinh Thị Thanh Tâm

TP.HCM, 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Khái niệm 1

2 Thực trạng 1

3 Pháp luật 2

3.1 Quyền tự do kinh doanh 2

3.2 Chưa có luật cấm kinh doanh sản phẩm không thân thiện với môi trường 2

3.3 Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm khi vi phạm luật bảo vệ môi trường 2

4 Các luận điểm 7

4.1 Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng 7

4.2 Lợi ích kinh doanh của nhà sản xuất 8

4.3 Đóng góp sự phát triển kinh tế 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

ỦNG HỘ CÁC SẢN PHẨM KHÔNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

1 Khái niệm

Sản phẩm không thân thiện với môi trường là sản phẩm có vòng đời dài và phức tạp (từ khai thác nguyên liệu đến tiêu hủy) gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm: gây ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đât), phá hủy tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản), gây biến đổi khí hậu, gây hại cho sức khỏe con người Các sản phẩm này thường có những đặc điểm như khó tái chế hoặc tái sử dụng, được sản xuất từ nguyên liệu không tái tạo, tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, gây ra nhiều rác thải,

Một số ví dụ về sản phẩm không thân thiện với môi trường:

● Sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu không tái tạo: chai nhựa, túi nilon, đồ điện tử,

● Sản phẩm khó tái chế hoặc tái sử dụng: hộp xốp, tã, tăm bông,

● Sản phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên: xe máy, ô tô, điều hòa,

● Sản phẩm có chứa hóa chất độc hại: thuốc trừ sâu, thuốc tẩy rửa, mỹ phẩm, Tuy nhiên, mức độ tác động đến môi trường của các sản phẩm này còn tùy thuộc vào mục đích và mức độ thường xuyên sử dụng của người tiêu dùng Cũng như chính sách khai thác, sản xuất của nhà sản xuất

2 Thực trạng

Hiện nay xu hướng sống xanh bền vững đang là xu hướng mới của thế giới

Túi vải cotton, túi vải không dệt, túi giấy, ống hút tre dần trở thành xu hướng, được giới trẻ yêu thích và mở ra một thị trường kinh doanh mới Đây đều là những thúc đẩy cung - cầu tích cực, khi nhận thức về tính bền vững và sự quan tâm của giới trẻ đối với bảo vệ môi trường và chất lượng sống ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đánh giá vòng đời sản phẩm của các loại túi tạp hóa được sử dụng hàng ngày tại Mỹ, do Đại học Clemson xuất bản, các tác giả đã

so sánh nhiều loại túi khác nhau, bao gồm túi vải không dệt và túi nhựa sử dụng một lần khi mua sắm Túi vải, nếu được sử dụng nhiều lần, rõ ràng có ít tác động đến môi trường so với túi nhựa dùng một lần Nhưng khảo sát trong nghiên cứu chỉ ra, túi vải phần lớn không được tái sử dụng đủ số lần cần thiết Vậy bao nhiêu lần là đủ? Các con số sau có thể khiến bạn nản lòng: hơn 300 lần đối với túi vải cotton Nghiên cứu khác của Bộ Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch năm 2018 thậm chí nhận định: một chiếc túi vải cần được dùng đi dùng lại cỡ 20.000 lần - tương đương tuổi thọ hơn 50 năm - mới đủ bù đắp cho quá trình sản xuất, để khiến nó trở nên thân thiện với môi trường

Trang 4

Điều này cho thấy Một sản phẩm có thể có vẻ "xanh" và "thân thiện với môi trường" khi sử dụng, nhưng khi xem xét toàn bộ quá trình từ thu thập nguyên liệu đến thải loại, nó có thể không hoàn toàn "xanh" hay "bền vững"

Nhu cầu sử dung sản phẩm không thân thiện với môi trường còn rất cao

Tiêu biểu nhất Quy mô Thị trường Chai Nhựa ước tính đạt 216,34 tỷ USD vào năm

2024 và dự kiến sẽ đạt 289,37 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR

là 5,99% trong giai đoạn dự báo (2024-2029) Ở nhiều nền kinh tế phát triển và đang phát triển, người dân ưa chuộng nước đóng chai Nước đóng chai được bán ở các cửa hàng và nơi bán nhiều loại đồ uống khác nhau Ví dụ, Hiệp hội Nước đóng chai Quốc tế (IBWA) tuyên bố rằng người Mỹ ưa chuộng nước đóng chai hơn các loại đồ uống đóng gói khác Hơn nữa, theo Hiệp hội Nước đóng chai Quốc tế (IBWA), họ đã tiêu thụ 13,8 tỷ gallon nước đóng chai vào năm 2018 Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát quốc gia mới được thực hiện trực tuyến bởi The Harris Poll thay mặt cho IBWA, hơn 9 trên 10 người Mỹ mong đợi nước đóng chai có sẵn ở bất cứ nơi nào đồ uống khác được bán

Ngành thời trang nhanh mang lại doanh thu tăng 21% trong năm 2020–2021 và tỷ suất lợi nhuận EBITA tăng gấp đôi 6 điểm phần trăm lên 12,3% qua báo cáo thị trường thời trang Ngành công nghiệp thời trang nhanh toàn cầu ước tính có giá trị

3 nghìn tỷ đô la, góp 2% GDP thế giới, với quy mô lớn và tốc độ phát triển nhanh chóng

3 Pháp luật

3.1 Quyền tự do kinh doanh

Hiến pháp Việt Nam (2013) quy định tại Điều 51: "Công dân có quyền tự do kinh doanh, đầu tư theo quy định của pháp luật."

Luật Doanh nghiệp (2020) quy định: "Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, cạnh tranh và tuân thủ pháp luật."

3.2 Chưa có luật cấm kinh doanh sản phẩm không thân thiện với môi trường

Hiện tại, luật pháp Việt Nam chưa có quy định cấm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không thân thiện với môi trường

Một số luật, quy định chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh

3.3 Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm khi vi phạm luật bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp chỉ bị xử phạt khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, ví dụ như:

● Xả thải vượt quá quy chuẩn cho phép

● Không thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường

Trang 5

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2014 số 55/2014/QH13

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật bảo vệ môi trường

● Chương IV ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Điều 45 Thu hồi năng lượng từ chất thải

1 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải

Điều 47 Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu

2 Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

● Chương VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC, ĐẤT VÀ KHÔNG KHÍ Mục 1 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG

Điều 52 Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông

5 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật

Mục 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Điều 58 Bảo vệ môi trường nước dưới đất

3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước dưới đất

Mục 3 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Điều 61 Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất

3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở

Mục 4 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Điều 62 Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí

2 Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật

Điều 64 Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Trang 6

3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải

4 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải

● Chương VII BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

Điều 67 Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung

1 Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp phải thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a) Xây dựng phương án bảo vệ môi trường;

b) Đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; c) Tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường

Điều 68 Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự

cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường

2 Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;

đ) Gây ô nhiễm nguồn nước

Trang 7

3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân

sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.

4 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.

● Chương IX QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 86 Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải

2 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng

Điều 87 Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

1 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

Mục 3 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

Điều 95 Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và

xử lý

Điều 97 Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và

xử lý

Mục 4 QUẢN LÝ NƯỚC THẢI

Điều 100 Thu gom, xử lý nước thải

2 Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Điều 101 Hệ thống xử lý nước thải

4 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số

Trang 8

liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên

và Môi trường

Mục 5 QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT BỤI, KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, ÁNH SÁNG, BỨC XẠ

Điều 102 Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1 Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường

● Chương XII QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Điều 121 Hoạt động quan trắc môi trường

1 Cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh

2 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc chất phát thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường

3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc chất phát thải phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định của pháp luật có liên quan

● Chương XVI NGUỒN LỰC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 151 Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

1 Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;

b) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải;

c) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;

d) Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường, công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích công cộng;

đ) Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường;

e) Chuyển đổi hoạt động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

● Chương XIX BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 167 Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1 Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

2 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

Trang 9

3 Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Chính phủ

4 Các luận điểm

4.1 Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Giá thành thấp, nguồn nguyên liệu giá rẻ giúp tiết kiệm chi phí

Bà Ngô Thị Thu Thủy, Tổng Giám đốc Công ty Fujiwa Việt Nam chuyên sản xuất nước ion kiềm, nhấn mạnh: Tuy doanh nghiệp cũng ý thức được việc hạn chế dùng rác thải nhựa, nhưng lại gặp khó trong việc tìm vật liệu thay thế.“Hiện nay, vẫn chưa có loại vật liệu nào thay thế được nhựa Chúng tôi cũng sử dụng lon nhôm để đựng nước ion kiềm nhưng chi phí rất cao, kéo theo giá thành sản phẩm tăng mạnh

Do đó, nhựa vẫn được ưu tiên để sử dụng làm chai đựng nước

Thực trạng hoạt động tái chế ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và manh mún, hiệu quả chưa cao, TS Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam - một doanh nghiệp chuyên xử lý rác thải - nhận xét, nhiều địa phương hay thành phố lớn vẫn đang loay hoay từ việc lựa chọn công nghệ tới chọn nhà đầu tư, quản lý sau đầu tư đối với việc tái chế các loại rác thải nhựa

Doanh nghiệp khi làm các sản phẩm nhựa sinh học là chưa có chính sách, nên giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm nhựa thông thường Hiện chi phí để làm ra những sản phẩm nhựa phân hủy thường có giá đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn so với nhựa thông thường.Ví dụ, một kg túi nylon phân hủy sinh học có giá thành khoảng hơn 60.000 đồng, trong khi túi dùng phụ gia phân hủy sinh học bán tại nhiều siêu thị chỉ có giá 30.000 đồng/kg, còn túi nylon bình thường trôi nổi ngoài các chợ chỉ khoảng 15.000 - 20.000 đồng

Nhiều mẫu mã đẹp, bắt mắt, tiện lợi cho người sử dụng

Các nghiên cứu cho thấy việc thay thế túi nhựa bằng túi giấy sẽ đồng nghĩa với việc phải đi thêm nhiều lần đến cửa hàng, vì túi giấy dễ rách hơn Túi nhựa cũng là vật dụng thiết yếu trong nông nghiệp Nông dân sử dụng chúng để đóng gói sản phẩm, bảo quản hạt giống và phân bón, và lót thùng rác Chuyển sang các lựa chọn thay thế sẽ làm tăng thêm nhiều giờ vào ngày làm việc vốn đã bận rộn của họ Trong sản xuất, túi nhựa được sử dụng để đóng gói linh kiện, bảo vệ thiết bị và vận chuyển vật liệu Việc thay thế chúng sẽ đồng nghĩa với việc tốn thêm thời gian đóng gói sản phẩm, làm chậm toàn bộ quá trình Túi nhựa là những nhà vô địch về độ bền, có thể chịu được tải trọng lớn mà không hề hấn gì Chúng có thể đựng khối lượng lớn các mặt hàng tạp hóa, bảo vệ các sản phẩm mỏng manh khỏi hư hỏng và thậm chí còn chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão tố Theo một nghiên cứu

Trang 10

được thực hiện bởi Đại học California, Berkeley, một số túi có thể chịu được lực lên đến 500 pound trước khi bị rách Điều này làm cho chúng lý tưởng để mang theo các vật nặng, bảo vệ các sản phẩm dễ vỡ và thậm chí còn chịu đựng được sự khắc nghiệt của các công trường xây dựng.Túi nhựa cũng có thể được tái sử dụng đến 10 lần trước khi chúng bắt đầu có dấu hiệu hao mòn Điều này có nghĩa là một túi nhựa duy nhất có thể thay thế tương đương 10 túi giấy, giảm thiểu chất thải và tiết kiệm chi phí Trên thực tế, túi nhựa đã chứng tỏ được giá trị của mình nhiều lần Nông dân sử dụng túi nhựa để bảo vệ cây trồng của họ khỏi sâu bệnh và thời tiết Họ sử dụng túi nhựa để giảm thiểu thiệt hại về cây trồng và kéo dài thời gian bảo quản

nông sản, cho phép họ tăng lợi nhuận và giảm thiểu lãng phí thực phẩm.Theo Cơ

quan Bảo vệ Môi trường, khi chúng ta tái chế một tấn túi nhựa, chúng ta sẽ tiết kiệm tương đương với chín thùng dầu Đó là một lượng năng lượng tiết kiệm đáng kể.

4.2 Lợi ích kinh doanh của nhà sản xuất

Chi phí sản xuất thấp: Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Nhựa Phân hủy Sinh

học Việt Nam (VBPA), giá của nhựa phân hủy sinh học hiện nay khoảng 20.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần so với nhựa truyền thống Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên liệu làm nhựa phân hủy sinh học, như tinh bột ngô, khoai, sắn, thường cao hơn giá dầu mỏ

Ngoài ra, chi phí sản xuất nhựa phân hủy sinh học cũng cao hơn do yêu cầu về công nghệ và quy trình sản xuất phức tạp hơn (ẺuroPlas, n.d.)

Thêm vào đó, một lý do quan trọng nữa là mục đích sử dụng túi nilon và quan điểm của người tiêu dùng Trong nhiều trường hợp, túi nilon được sử dụng như là một sản phẩm tiện ích hàng ngày, đặc biệt là trong việc đựng và vận chuyển hàng hóa Người tiêu dùng thường không muốn phải chi trả một khoản tiền lớn cho một túi nilon, đặc biệt là khi chúng chỉ được sử dụng một lần và sau đó có thể bị vứt bỏ

Do đó, việc sản xuất túi nilon truyền thống có giá thành thấp hơn sẽ phản ánh nhu cầu của thị trường và hỗ trợ trong việc duy trì một mức giá hợp lý cho người tiêu dùng

Nhu cầu thị trường cao: Một số sản phẩm như túi nilon hiện nay được người dân

Việt Nam sử dụng rất phổ biến, trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng Bởi sự tiện lợi, dễ mang theo, giá thành rẻ và phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, túi nilon trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc đựng đồ khi đi chợ, mua sắm hay sinh hoạt hàng ngày

Lợi nhuận cao: Theo báo cáo ngành nhựa năm 2022, ngành này là một trong

những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng từ 15% đến 20% trong những năm tới Hơn 900 nhà máy hiện đang hoạt động trong lĩnh vực

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w