1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học thực hành quản trị mua hàng Đề tài phân tích và Đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm năng cho công ty tnhh talopack

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 109,95 KB

Nội dung

KHOA LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CNCTĐT LOGISTICS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN Tên học phần: Thực hành quản trị mua hàng Mã học phần: LOQ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

š ¯ š

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MUA HÀNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN NHÀ CUNG

CẤP MÀU IN TIỀM NĂNG CHO CÔNG TY TNHH

TALOPACK

GVHD: Tô Trung Nam Lớp:

Họ và tên sinh viên: Hà Gia Thuận Mssv: 2225106050141

Ngành học: Logisitcs và QLCCU

Bình dương, ngày 1 tháng 10 năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Tô Trung Nam đã dành thời gian và kiến thức quý báu để hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình viết tiểu luận môn "thực hành quản trị mua hàng " Sự hỗ trợ và sự chỉ dẫn của thầy

đã giúp em hiểu sâu hơn về các vấn đề quan trọng trong môn học chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Những nhận xét và góp ý của thầy đã giúp

em hoàn thiện và nâng cao chất lượng của tiểu luận Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của em sẽ ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Bình Dương, ngày tháng năm 2024

Trang 3

KHOA LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CN

CTĐT LOGISTICS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Thực hành quản trị mua

hàng

Mã học phần: LOQL025

Lớp/Nhóm môn học:KITE.TH.01

Học kỳ: 1 Năm học: 2024-2025

Họ tên sinh viên: Hà Gia Thuận MSSV: 2225106050141

Đề tài: Phân tích và đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm năng

cho Công ty TNHH TALOPACK

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối

đa Cán bộ Điểm đánh giá

chấm 1 Cán bộ chấm 2 thống Điểm

nhất

Giới thiệu DN - Thực trạng 1.0 đ

Phân tích quy trình đánh giá

và lựa chọn nhà cung cấp của

DN.

Phân tích bộ tiêu chí đánh giá

và lựa chọn nhà cung cấp của

DN.

Phân tích thuận lợi, hạn chế

của quy trình đánh giá và lựa

chọn nhà cung cấp của DN.

1.0 đ 1.0 đ 0.5 đ

Giải pháp hoàn thiện quy

trình

Kiến nghị

1.5 đ 1.0 đ

6 Kết luận + Tài liệu tham khảo 1.0 đ

Điểm tổng cộng 10

Bình Dương, ngày 01 tháng 10 năm 2024

Cán bộ chấm 1

Cán bộ chấm 2

Tô Trung Nam

Trang 4

MỤC LỤC

Contents

LỜI CẢM ƠN 2

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN 3

MỤC LỤC 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Ý nghĩa đề tài 7

6 Cấu trúc tiểu luận 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị mua hàng 9

1.1.1 Quản trị mua hàng 9

1.1.2 Mua hàng 9

1.1.3 Thu mua 10

1.2 Cơ sở lý thuyết về đánh giá nhà cung cấp 11

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng là quá trình xác định, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của một doanh nghiệp Đây là một quy trình quan trọng vì chất lượng và độ tin cậy của các sản phẩm hoặc dịch

vụ do nhà cung cấp cung cấp có thể tác động đáng kể đến sự thành công của một doanh nghiệp Mục tiêu của quá trình lựa chọn nhà cung cấp là tìm một nhà cung cấp có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý, có danh tiếng tốt và có thể đáp ứng các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp

[ CITATION Trị23 \l 1066 ]

Trong một xã hội hiện đại và phát triển như hiện nay, nhu cầu con người ngày càng được nâng cao hơn Hiện nay tại Việt Nam sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để đạt được nguồn lợi nhuận tốt nhất vẫn đang diễn ra hết sức quyết liệt đặc biệt là giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Do đó để cạnh tranh đạt được lợi nhuận và tối ưu chi phí cho cả doanh nghiệp thì chỉ đến từ việc sản xuất ổn định, bán hàng chất lượng và chăm sóc khách hàng tốt mà còn đến từ hoạt động mua hàng hóa từ các nhà cung cấp để

có thể tối ưu từ chi phí đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, Mua hàng là hoạt động đòi hỏi chuyên môn cao, sự cầu toàn và tỉ mỉ vậy nên việc một doanh nghiệp chú trọng vào việc quản trị mua hàng của mình là rất cần thiết cũng như là quản trị và tìm kiếm các nhà cung cấp chất lượng và tiềm năng cũng cần thiết không kém

Công Ty TNHH TALOACK là một công ty hoạt động với lĩnh vực chuyên sản xuất và in ấn các loại bao bì nhựa cao cấp, để công ty sản xuất một cách ổn định và liên tục nên làm việc với các nhà cung cấp cung cấp các nguyên vật liệu

để sản xuất là chủ yếu, cần có sự mua hàng thông minh và chính xác để có thể đáp ứng nhu cầu công ty và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất

Trang 6

Qua quá trình thực tế làm việc và xem xét tại Công ty TNHH TALOPACK,

em nhận thấy vẫn còn một số khó khăn của công ty khi lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm năng nhất cho công ty nhằm đáp ứng môn học quản trị mua hàng và nâng cao lợi nhuận và giảm chi phí đầu vào cho công ty, vậy nên em đã quyết

định lựa chọn đề tài “ Phân tích và đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in

tiềm năng cho Công ty TNHH TALOPACK “ để làm tiểu luận môn học Quản

trị mua hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Phân tích và đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm

năng cho Công ty TNHH TALOPACK, từ đó đề ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp để đánh giá tìm ra các nhà cung cấp tiềm năng cho công ty nhằm tối ưu chi phí và lợi nhuận cho công ty

Mục tiêu cụ thể:

- Đưa ra các lý thuyết và khái niệm làm cơ sở để phân tích và đánh giá các nhà cung cấp tìm năng, làm rõ các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến quá trình mua hàng

- Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH TALOPACK

- Phân tích và đánh giá lựa chọn các nhà cung cấp màu in tiềm năng cho Công ty TNHH TALOPACK

- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị cho việc đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phân tích và đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm

năng cho Công ty TNHH TALOPACK

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu: thu thập các thông tin sơ cấ và thứ cấp, nghiên cứu xoay

quanh các nội dung đáng tin cập từ Công ty TNHH TALOPACK và không có giới hạn cụ thể

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: trực tiếp tiếp cận quan sát và ghi nhận hoạt động mua

hàng của công ty qua thời gian thực tế tại công ty TNHH TALO, Phân tích và đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm năng cho Công ty TNHH TALOPACKPACL

Phương pháp điều tra: tìm hiểu và thu thập các số liệu và các thông tin liên quan

đến quá tình mua hàng và thông tin các nhà cung cấp màu in tiềm năng của công

ty TNHH TALOPACK

Phương pháp phỏng vấn: thu thập các thông tin qua quá trình hỏi đáp trực tiếp

các nhân viên mua hàng tại công ty TNHH TALOPACK và ghi nhận các thông tin cần thiết để thực hiện bài tiểu luận

5 Ý nghĩa đề tài

Bài tiểu luận chủ yếu dùng nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích thực tiễn để rút ra giải pháp có ý nghĩa mang tính thực tế nhất định cho công ty TNHH TALOACK trên kinh nghiệm thực tế của bản thân em và qua đó hoạch định được các nhà cung cấp tiềm năng cho công ty

Ý nghĩa thực tiễn:

- Làm rõ được các yếu tố tác động từ bên trong đến bên ngoài doanh nghiêp, các

lý thuyết làm cơ sở cho bài tiểu luận

- đánh giá và lựa chọn được các nhà cung cấp màu in tiềm năng cho công ty TNHH TALOPACK

- Bài tiểu luận là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động mua hàng và lựa chọn các nhà cung cấp màu in và là cở sở để đề xuất một số khuyến nghị về

Trang 8

giải pháp để nâng cao hiệu quả cho quá trình mua hàng của Công Ty TNHH TALOACK

6 Cấu trúc tiểu luận

Bố cục của tiểu luận bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: phân tích và đánh giá lựa chọn nhà cung cấp màu in tiềm năng cho

công ty TNHH TALOPACK

Chương 3: đề xuất giải pháp và khuyến nghị

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị mua hàng

1.1.1 Quản trị mua hàng

Quản trị mua hàng là gì:

- Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng

- Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua hàng là quản trị bằng các bước công việc như xác định nhu cầu, tìm và lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi và kiểm tra việc giao nhận, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định

Mục tiêu của quản trị mua hàng:

+ Đảm bảo an toàn, hợp lý hóa dự trữ

+ Đảm bảo chất lượng hàng mua vào và phát triển mối quan hệ với khách hàng + Đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất

Nhiệm vụ của quản trị mua hàng:

+ Đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu cho doanh nghiệp

+ Quản lý nguồn cung nguyên vật liệu hiệu quả

+ Quản lý hiệu quả hệ thống các nhà cung cấp

+ Thiết lập mục tiêu mua hàng phù hợp

+ Thiết lập chiến lược cung cấp để hỗ trợ mục tiêu của doanh nghiệp

1.1.2 Mua hàng

Quy trình mua hàng: Quy trình mua hàng là quy trình thiết lập mua sắm

hàng hóa nhằm tối ưu về một giá trị hàng hóa, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả mua hàng tối đa Đứng trên khía cạnh mua hàng, quy trình mua hàng phải gắn

Trang 10

liền với quy tắc 5R: Right Quality, Right Quantity, Right Price, Right Time, Right Place)

Khái niệm mua hàng: Mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố

đầu vào (đối với doanh nghiệp thương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kế hoạch bán ra của doanh nghiệp

Vị trí: Là nghiệp vụ mở đầu cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp,

đây là khâu mở đầu cho lưu chuyển hàng hoá, mua đúng chủng loại, mẫu mã, số lượng và chất lượng thì dẫn đến mua và bán hàng tốt hơn Trong cơ chế thị trường, bán hàng là khâu quan trọng nhưmg mua hàng là tiền đề tạo ra lượng hàng ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống kinh doanh của Doanh nghiệp

Vai trò: Mua hàng là các các doạt động nghiệp vụ của Doanh nghiệp sau

khi xem xét, tìm hiểu, bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện ác thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại Doanh nghiệp với số lượng, chất lượng Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của dự trữ, bán hàng; phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp

1.1.3 Thu mua

- Khái niệm thu mua: thu mua là quá trình tìm kiếm và đồng ý với các

điều khoản và mua hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình từ nguồn bên ngoài, thường thông qua quy trình đấu thầu cạnh tranh hoặc đấu thầu Thu mua là hoạt động quan trọng được các Doanh nghiệp coi trọng, có mối liên hệ trực tiếp đến chiến lược sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và là cơ sở cho các hoạt động khác trong kinh doanh Mỗi hoạt động trong thu mua cần được tính toán cẩn thận để đảm bảo toàn bộ quy trình diễn ra trôi chảy, đúng với mục tiêu đã đề ra

từ trước

- Khái niệm thu mua trong chuỗi giá trị: thu mua trong chuỗi giá trị là

một chức năng trong chuỗi cung ứng, đề cập đến hoạt động thu thập hàng hóa hay dịch vụ cho doanh nghiệp đáp ứng những tiêu chí như: tối ưu chi phí, chất

Trang 11

lượng, số lượng, thời gian giao hàng,… Quá trình này bao gồm việc chuẩn bị và xem xét nhu cầu cũng như việc tiếp nhận và thanh toán

- Những nguyên tắc cơ bản trong thu mua

Có 5 nguyên tắc cơ bản trong thu mua mà bạn cần nắm:

+ Đúng chất lượng: Mua được nguồn hàng đúng chất lượng, đáp ứng được các

tiêu chuẩn riêng của Doanh nghiệp thì sản phẩm khi sản xuất ra mới đảm bảo được chất lượng tốt nhất Chỉ cần một trong số nguồn hàng xảy ra vấn đề, chất lượng giảm đi thì thành phẩm sẽ không đạt yêu cầu và khi đó lô hàng có thể không được đưa vào thị trường, khiến Doanh nghiệp bị thiệt hại

+ Đúng số lượng: Mua hàng đúng với số lượng cần thiết để phục vụ cho việc sản

xuất của đơn vị ở thời điểm hiện tại và trong giai đoạn sắp tới, tránh việc tồn đọng nguồn hàng sẽ làm giảm chất lượng, hư hỏng, gây tổn thất cho công ty

+ Đúng thời gian: Đảm bảo nguyên vật liệu về đúng thời điểm để phục vụ cho

việc sản xuất, tránh chậm trễ hoặc để tồn đọng trong kho quá lâu

+ Đúng giá: Một nguyên tắc cơ bản trong mua hàng là mua được nguồn hàng

chất lượng với giá thành tốt nhất Việc giảm tối thiểu chi phí cho nguyên vật liệu

sẽ giúp Doanh nghiệp có được lợi nhuận tốt hơn

+ Đúng nguồn hàng: Mua hàng hóa từ đúng nguồn, chất lượng, có xuất xứ rõ

ràng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm khi sản xuất

1.2 Cơ sở lý thuyết về đánh giá nhà cung cấp

- Đánh giá nhà cung cấp (hay thẩm định nhà cung cấp): là quá trình thẩm

định và đánh giá tiềm năng các nhà cung cấp hiện tại, tiềm năng bằng cách định lượng, giúp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhằm đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn và tiến tới thúc đẩy cải tiến liên tục

- Mục đích của việc đánh giá nhà cũng cấp:

Trang 12

+ Đánh giá nhà cung cấp giúp cho doanh nghiệp có thể biết được tình hình hiện tại cũng như dự báo trước tương lai các rủi ro có thể gặp phải của chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp kịp thời để không làm gián đoạn nguồn cung cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro

+ Mục đích của việc đánh giá nhà cung cấp là nhằm lên được danh sách các nhà cung cấp tiềm năng với doanh nghiệp cũng như đánh giá sự phù hợp của các nhà cung cấp hiện tại Cụ thể:

Đối với các nhà cung cấp tiềm năng: Từ danh sách các nhà cung cấp

tiềm năng, cần lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp, sau đó tiến hành liên hệ và đàm phán về các điều kiện phù hợp Nếu thuận lợi, tiến tới ký kết hợp đồng

Đối với các nhà cung cấp hiện tại: Cần đánh giá lại hiệu quả của nhà

cung cấp hiện tại bằng cách xác định sự phù hợp với định hướng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai; xác định được những rủi ro tiềm

ẩn từ nhà cung cấp đó để tìm phương án thay thế kịp thời

1.2.2 7 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp mà nhà quản lý cần biết

1 Sự uy tín của nhà cung cấp

2 Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp

3 Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ

4 Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán

5 Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp

6 Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp

7 Rủi ro tài chính của nhà cung cấp

1 Sự uy tín của nhà cung cấp

Trang 13

Khi đánh giá nhà cung cấp, uy tín của nhà cung cấp đó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định tới việc có lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp hay không Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý cần lưu

ý một số khía cạnh sau:

• Thông tin rõ ràng: Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ,

phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh có hay không?

• Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp

nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?

• Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các

hợp đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp; việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?

2 Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp

Doanh nghiệp bạn cần đến sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp để có thể kinh doanh tốt Chính vì thế mà nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp bạn

- Các yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể

kể đến:

• Hiệu suất: Chức năng cơ bản của sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

• Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với thứ doanh nghiệp bạn cần?

• Độ tin cậy: Xác suất các sản phẩm/dịch vụ bị "hỏng" có cao không? Doanh nghiệp bạn có chấp nhận được điều đó không?

• Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm hay sự lâu dài của dịch vụ cung cấp có đủ đáp ứng doanh nghiệp bạn?

• Sự phù hợp: Sản phẩm/dịch vụ có đáp ứng được mô tả kỹ thuật cân thiết của doanh nghiệp bạn?

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:54

w