Trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội củaĐại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lịch sử, xã hội loài người đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp Các cuộc cách mạng ấy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Từ kết quả cách mạng kĩ thuật của thế giới, giữa các quốc gia đã diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi động Các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế, đặt công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước làm trọng tâm.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia, từ một nền kinh tế kém phát triển vươn lên trở thành một nền kinh tế tiên tiến, hiện đại Trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp” và chỉ rõ chỉ có con đường công nghiệp hóa kết hợp hiện đại hóa đất nước mới có thể đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, mới có thể hòa vào dòng hội nhập kinh tế của nhân loại.
Việt Nam đang trong thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của toàn Đảng, toàn dân càng thêm khó khăn và đầy thử thách Tuy nhiên, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này, nước ta sẽ có thể “đi tắt,đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết cho thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể người dân Việt Nam nói chung để đáp ứng yêu cầu vô cùng cấp bách cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA
Định nghĩa
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay thế lao động thủ công (còn gọi là lao động tay chân) của con người bằng lao động máy móc, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Việc thay thế lao động thủ công bằng máy móc, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn chính là ý nghĩa lớn nhất của cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vào những năm 60 của thế kỉ 18 bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt, sau đó lan sang các nước khác như Mỹ, Pháp, Đức,…
1.1.1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 và mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may Các nhà máy dệt lúc bấy giờ phải đặt gần các sông để có thể lợi dụng sức nước chảy, khá bất tiện.
Năm 1784, James Watt là phụ tá thí nghiệm của 01 trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước Nhờ vào phát minh này, nhà máy dệt không cần đặt ở gần các sông mới có thể hoạt động mà có thể đặt ở bất cứ đâu.
Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần Đây là một phát minh quan trọng đối với ngành dệt. Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện được sắt có chất lượng, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu về độ bền của máy móc Năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép và khắc phục được nhược điểm của chiếc máy trước đó.
Năm 1804: chính là bước tiến của ngành giao thông vận tải với sự ra đời của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước.
Năm 1807: Robert Fulton chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
1.1.1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai Được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp lần thứ hai là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor, được ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 và hãng Ford đi tiên phong.
Trong cuộc cách mạng này, các nhà khoa học đã có những phát minh về các công cụ sản xuất mới như: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, hệ điều khiển tự động, người máy. Đồng thời nghiên cứu, tạo ra các vật liệu mới như chất polymer với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử dụng trong đời sống, các ngành công nghiệp một cách rộng rãi.
Những nguồn năng lượng mới phong phú cũng đã được tìm ra như năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, … và thay thế cho nguồn năng lượng cũ. Ở giai đoạn này cũng đã có những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc với sự xuất hiện của máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ đã có những thành tựu đi vào lịch sử như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên, bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng. Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn đói, thiếu lương thực với những tiến bộ trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, lai tạo giống, chống sâu bệnh…
1.1.1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của:
- Sản xuất tự động dựa vào máy tính
- Internet Đã tạo nên một thế giới kết nối.
Cuộc cách mạng Công nghiệp đã chứng kiến hàng loạt tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của: chất bán dẫn, siêu máy tính (những năm 60 thế kỉ 20), máy tính cá nhân (những năm 70,
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã hoàn thiện các thành tựu công nghệ cao như máy bay, điện thoại, internet, máy tính vệ tinh…
1.1.1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Xuất hiện từ năm 2013, với từ khóa “công nghiệp 4.0” từ một báo cáo của chính phủ Đức nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất không cần sự tham gia của con người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, 4.0 là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), mạng xã hội, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMAC),… nhằm chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.
Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực Với sự xuất hiện của robot trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống xã hội.
Công nghệ AI giúp người máy làm thông minh hơn, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô hạn,… Đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh chính là sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật.
- Các dây chuyền sản xuất được nhất thể hóa không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ nhờ sử dụng công nghệ in 3D sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
- Công nghệ nano, vật liệu mới được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực.
- Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học giúp kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian…
Cách mạng công nghiệp 4.0 là kết quả của một quá trình dài, qua nhiều thập kỉ.
Công nghiệp 4.0 không chỉ là xu hướng hiện đại mà là một cuộc cách mạng chứa đựng nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, có thể kể đến một số ngành nghề cũng có những sự thay đổi khi công nghiệp 4.0 xuất hiện như sau:
- Công nghiệp: Nhiều nhà máy chuyển đổi một số quy trình sản xuất sử dụng tay chân đơn giản sang máy móc tự động Công nghiệp 4.0 giúp con người có thể làm việc với nhau thông qua internet, cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lý công việc hiệu quả hơn.
Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
1.2.2 Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới
- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển:
Ra đời vào thế kỷ XVIII, ở Anh, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt, sự phát triển ngành công nghiệp dệt kéo theo một số ngành khác như trồng bông, nuôi cừu,… Từ đó đòi hỏi một số máy móc, thiết bi cho sản xuất tạo tiền đề cho ngành công nghiệp nặng phát triển như: cơ khí chế tạo máy,… Nguồn vốn chủ yếu cho quá trình công nghiệp hóa là từ bóc lột người làm thuê, tăng cường xâm chiếm thuộc địa Từ đó làm mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động trở nên gay gắt làm bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại CNTB, tạo tiền đề cho chủ nghĩa Mác ra đời Quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển diễn ra trong thời gian tương đối dài từ 60-80 năm.
-Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ):
Bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) sau đó được áp dụng cho các nước XHCN ở Đông Âu (cũ) sau năm 1945 và một số nước đang phát triển đi theo con đường XHCN trong đó có Việt Nam vào những năm 1960 Mô hình này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Để thực hiện được thì đòi hỏi nhà nước huy động hết mọi nguồn lực cho việc phát triển công nghiệp nặng mà cụ thể là: cơ khí, chế tạo máy thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh tạo điều kiện cho các nước theo mô hình này xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật to lớn.
- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs):
Nhật Bản và các nước NICs đã tiến hành công nghiệp hóa theo con đường mới đó là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu,phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ các nước đi trước Có 3 con đường để tiếp thu khoa học công nghệ của các nước đi trước để tiến hành công nghiệp hóa đó là:
Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình độ công nghệ từ thấp đến cao.
Hai là, tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến hơn.
Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại Kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.
Sử dụng con đường thứ ba cùng với những chính sách đúng đắn và hiệu quả đã thực hiện công nghiệp hóa thành công và mau chóng gia nhập vào nhóm các nước công nghiệp phát triển.
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
2.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 2.1.1 Khái niệm
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
VD: - Y tế: sử dụng những loại thuốc tân tiến, đa năng; phương pháp chữa trị hiện đại,nhiều trang thiết bị máy móc được sử dụng trong y tế như máy siêu âm, chụp X quang
- Giáo dục: chú trọng nhân tài, đào tạo chu đáo để phát huy tài năng; luôn chú trọng phương pháp giảng dạy, đổi mới.
- Đời sống: sử dụng nhiều thiết bị hiện đại vào cuộc sống, nhằm cải thiện cuộc sống.
- Nông nghiệp: công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: nhiều máy móc công nghệ hiện đại tiên tiến ra đời giúp cho việc tiếp nhận thông tin, truyền thông dễ dàng hơn. 2.1.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH, HĐH
- Theo lý luận và thực tiễn, CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế hiện đại VN là nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH, để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH tất yếu phải thông qua CNH, HĐH.
CNH là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẫy quan trọng tạo ra sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người Thông qua CNH, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật - công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu càng cao và đa dạng của con người.
- Quá trình thực hiện CNH, HĐH làm cho khối liên minh công - nông và tri thức được tăng cường, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Tiềm lực an ninh, quốc phòng được củng cố, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN Thực hiện CNH, HĐH còn có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.
CNH, HĐH để phát triển LLSX, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế Đồng thời, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.
2.1.3 Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định thắng lợi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Vì thế, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.2 Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam.
Tạo ra những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
- Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước, quốc tế Là nội dung quan trọng để thực hiện thành công công nghiệp hoá hiện đại hóa là phải tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả lĩnh vực của đời sống sản xuất - xã hội.
- Điều kiện chủ yếu: tư duy phát triển, thể chế các nguồn lực, môi trường quốc tế thuận lợi, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân Tuy nhiên phải thực hiện các nhiệm vụ trên một cách đồng thời.
Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại.
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ mới, hiện đại.
+ Đối với nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật - công nghệ sản xuất còn lạc hậu, thì nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, để nâng cao năng suất lao động. + Để phát triển lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng nền kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao, đòi hỏi xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, vì đây là ngành có vị trí quan trọng quyết định cho sự phát triển của các ngành khác.
+ Khi nguyên cứu lý luận về tái sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, V.I Lênin đã rút ra quy luật: cần phải ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sản xuất.
+ Quá trình thực hiện CNH, HĐH, đòi hỏi phải ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Phát triển các ngành công nghiệp: công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm… theo hướng hiện đại áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ mới Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vào thành tựu khoa học công nghệ mới, vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng xuất lao động.
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thành tựu
Trong nhiều thập niên qua, quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong quá trình đưa đất nước ta phát triển, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân Đánh giá chung về công cuộc đổi mới CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
3.1.1 Quy mô nền kinh tế tăng nhanh
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng Tăng trưởng GDP đã tăng gấp đôi từ mức bình quân 4,45% ở giai đoạn đầu (1986 – 1990) lên 8,19% giai đoạn (1991 – 1995) Giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân có thấp hơn, nhưng vẫn dao động quanh mức 7%, trong đó, giai đoạn (1996 – 2000) đạt 6,96%/năm, giai đoạn (2001 – 2005) đạt 7,33% Riêng 10 năm qua, do những biến động bất lợi của kinh tế thế giới và một số khó khăn của kinh tế trong nước, tăng trưởng GDP tiếp tục giảm xuống thấp hơn, nhưng cũng là mức cao so với nhiều nước trong khu vực, trong đó, giai đoạn (2011 – 2015) ước đạt bình quân khoảng 5,82%/năm và giai đoạn (2016-2019) đạt mức bình quân 6,8% Năm 2020, mặc dù kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thuộc các nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực thế giới.
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
3.1.2 Sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu của các ngành kinh tế
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 2014 còn 18,12%.
Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 28,88% năm
1986 lên 38,5% năm 2014 Nước ta đã tiếp nhận công nghệ mới, có nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển, có thể đảm nhận thi công các công trình thi công hiện đại về công nghệ, năng lực đấu thầu kể cả trong nước và ngoài nước Trong giai đoạn 2006-2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó tỉ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP cũng tăng từ 33,1% những năm đầu đổi mới lên 43,38% năm 2014 Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với CNH, HĐH như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn pháp lý,…phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP Du lịch phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ tăng lên, tổng doanh thu tăng 9,7%/năm Dịch vụ vận tải ngày càng đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 12%/năm và luân chuyển hành khách tăng 5,5%/năm. 3.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 17,9%, thời kỳ
2006 - 2010 đạt 18,27% và thời kỳ 2011 - 2015 ước đạt 17,96% Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Nếu như năm 1986, Việt Nam chưa có mặt hàng nào xuất khẩu trên 200 triệu USD thì đến năm 2013 đã có 8 sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD (điện thoại và linh kiện, điện tử máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ khác,thủy sản, dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giầy dép) Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu,linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016 Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.
3.1.4 Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực
Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH, HĐH Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh, từ 73% năm 1990 xuống khoảng 47% năm 2014 Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục, trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 11,2% năm 1990 lên 18,2% năm 2005 và đến năm 2014 là 20,8%; ngành dịch vụ tăng từ 15,8% năm 1990 lên 24,7% năm 2005 và đến năm 2014 là 32,2% Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ dưới 10% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010 và đến năm 2014 là 49%.
3.1.5 Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm, kể cả khu vực nông thôn và thành thị Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và đang là điểm đến được lựa chọn của nhiều sinh viên quốc tế trong những năm gần đây.
Năng lực của hệ thống cơ sở y tế được củng cố và phát triển, tương đối hoàn chỉnh Làm chủ được nhiều kĩ thuật cao, mang tầm quốc tế: ghép tim,gan, …kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm: Covid-19…,chủ động sản xuất được nhiều loại vaccin phòng bệnh, mới nhất là vaccin phòng Covid-19…3.2 Hạn chế
Trong sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta đã thu được rất nhiều thành công to lớn Nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế và yếu kém.Sau đây là một số những mặt yếu kém và hạn chế lớn:
Thứ nhất: đánh giá chung về nền kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã “chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, KHCN phát triển còn chậm.
Sự hợp tác, liên kết trong phát triển công nghiệp còn yếu, CNHT phát triển còn chậm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Việt Nam đã thực hiện CNH, HĐH được gần 30 năm, nhưng đến nay vẫn còn lúng túng trong việc xác định các định hướng phát triển ngành CNHT Vai trò của CNHT trong thực hiện CNH, HĐH chậm được nhận diện Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa có sự liên kết chặt chẽ để tạo ra các tác động lan tỏa cho nền kinh tế, mức độ tập trung kinh tế vẫn thấp.
Việc tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.