TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNHKHOA KINH TẾ MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lenin ĐỀ TÀI: Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA KINH TẾ
MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lenin
ĐỀ TÀI: Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất
hàng hóa và sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
GVHD: TS Phan Văn Thành SVTH:
1 Vũ Thanh Bình 2109110109
2 Bùi Nguyễn Duy Đạo 2109
3 Trần Quang Tiến
4 Lê Thanh Phú
Mã lớp học: K15DCMAR03
TPHCM, ngày tháng năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 2
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 1 chọn đề tài “Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần môn Kinh Tế Chính Trị Mác-Lê Nin Nhóm em chọn đề tài này là bởi vì đề tài này mang tính thực tế cao đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có nhiều những thiếu sót và kiến thức còn thiếu rất nhiều Mong thầy bỏ qua và nhắc nhở để nhóm em có thể tiếp thu và sửa đổi Nhóm em xin cam đoan là những nội dung trong bài tiểu luận môn Triết học MácLê Nin đều là sự nghiên cứu của cả nhóm và không có sự sao chép từ bất kì tiểu luận nào có trước Nếu không đúng sự thật, nhóm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thầy
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vào năm 1976, Việt Nam đã thống nhất hoàn toàn, nước ta từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu
to lớn nhưng cũng đồng thời gặp nhiều bất trắc, khó khăn và những thách thức Trong đại hội lần VI vào tháng 12/1986, Đảng và Nhà nước ta đã có quyết định vô cùng quan trọng trong việc đổi mới nền kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bằng nền kinh tế sản xuất hàng hóa Từ đó, nền sản xuất hàng hóa đã trở thành nền tảng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển một cách bền vững đất nước ta: giúp nền kinh
tế Việt Nam từng bước hội nhập với sự phát triển và đi lên không ngừng trong khu vực và thế giới, đạt được những thành công và thành tựu hết sức to lớn Một trong những thành tựu to lớn là nước Việt Nam ta chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007 Bên cạnh đó thì Việt Nam không ngừng nỗ lực trong quá trình đổi mới, cải cách nhằm hoàn thiện con đường kinh tế nói chung và sản xuất hàng hóa nói riêng Trong thời gian qua, nhiều văn bản quan trọng
về định hướng chiến lược, chính sách phát triển nền sản xuất hàng hóa đã được ban hành Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của sản xuất hàng hóa trong sự
nghiệp phát triển kinh tế nước nhà Chính vì vậy, đề tài của nhóm chúng em: “Lý luận
của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài rất thiết thực và mang lại nhiều
lợi ích cho nước nhà
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đưa ra được cái nhìn tổng quan về thực trạng nền sản xuất hàng hóa của nước ta hiện nay
- Đề xuất những phương án và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế còn tồn đọng cũng như phát huy tối đa điểm mạnh của nền sản xuất hàng hóa trong nước
- Hiểu được bản chất của nền sản xuất hàng hóa và các yếu tố tác động lên nó
Trang 63 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những phương pháp làm tiểu luận, sử dụng những tài liệu, kiến thức đã học để áp dụng vào bài tiểu luận.Cùng với đó là sự vận dụng và kết hợp các phương pháp khác như: khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử và logic, phân tích và
tổng hợp, để làm sáng tỏ vấn đề “ Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay”.
Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ nhiều trang
uy tín như ITC, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan…cùng các tạp chí kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước , cùng với đó là theo sát giáo trình của thầy Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu về cơ cấu kinh tế, năng suất lao động được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiền hành chắt lọc thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của đối tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian
4 KẾT CẤU CỦA BÀI
CHƯƠNG 1: Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa
CHƯƠNG 2: Vận dụng lý luận sản xuất hàng hóa của C.Mác trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
Trang 7CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là khái niệm sử dụng trong Kinh Tế Chính Trị Mac-LeNin dùng để biểu thị kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó
mà dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa đã tồn tại từ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, và sau đó là chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa Sản xuất hàng hóa tồn tại trên cơ sở của sự trao đổi hàng hóa và là nền tảng cho mọi nền kinh tế
1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Bởi sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội khi có những điều kiện nhất đinh Sản xuất hàng hóa tồn tại phải dựa trên 2 điều kiện sau:
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân công trong tính chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn Từ đó các lao động nắm giữ chức năng, thực hiện các nhóm công việc cụ thể Mang đến sự chuyên môn hóa sản xuất, mang đến các ngành và lĩnh vực sản xuất riêng biệt Phân chia lao động xã hội vào các ngành, các vùng, các lĩnh vực sản xuất khác nhau Từ đó định hướng đào tạo lao động có trình độ, tay nghề, đáp ứng điều kiện công việc
Như vậy , có thể nói phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa Theo C.Mác: “Sự phân công lao động xã hội là điều tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dù ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều tồn tại của sự phân xông lao động xã hội”
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể trong sản xuất
Những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định Họ tìm kiếm và khai thác tốt nhất các lợi ích cho minhd Do đó phải cố gắng tìm kiếm được lợi nhuận cao từ hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường Từ đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối một cách chủ động Do vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi mua bán hàng hóa
Trang 8Sự tồn tại của hai điều kiện trên đã điều khiển nền sản xuất hàng hoá, làm cho xã hội không rơi vào tình trạng khan hiếm dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng Ngược lại, nếu con người dùng ý chí chủ quan mà xoá bỏ nền sản xuất hàng hoá thì sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng Với ý nghĩa đó, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc
1.3 Ưu và nhược điểm của sản xuất hàng hóa
a) Ưu điểm
Sản xuất hàng hóa ra đời đã khai thác được các lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng con người, từng địa phương, từng vùng ở Việt Nam
Sản xuất hàng hóa là đề trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên con người sản xuất
có điều kiện để chuyên môn hoá cao Trình độ tay nghề cũng được nâng lên do tích luỹ nhiều kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới Công cụ được cải tiến, kỹ thuật mới áp dụng nên tạo ra nhiều cạnh tranh gay gắt cho năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện tốt hơn
Sự tác động đến từ các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu quy luật cạnh tranh,… Điều này buộc người sản xuất luôn năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lương – hiệu quả kinh tế Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho đời sống vật chất lẫn tinh thầng được tăng cao, phong phú và đa dạng Quan hệ hàng hoá , tiền tệ, quan hệ thị trường ngày càng được chủ thể sản xuất vận dụng hiệu quả hơn Sản xuất hàng hóa làm cho Việt Nam từ một đất nước kém phát triển trở thành một đất nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đời sống vật chất ngày càng đc cải thiện rõ rệt, đời sống tinh thần được phong phú đa dạng màu sắc b) Nhược điểm
- Có sự phân hóa giàu nghèo
- Điều tiết tự phát nền kinh tế
- Khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, làm giàu bất chính dẫn đến suy thoái đạo đức, tệ nạn xã hội và có nhiều tội phạm phát triển
Trang 9Vì chạy theo lợi nhuận tối đa dẫn đến sử dụng bừa bãi, tàn phá tài nguyên và hủy diệt môi trường ,sinh thái (điển hình là vụ Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã dội lên một làn sóng phẫn nộ của người dân trên cả nước Nước thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà Tĩnh thải trái phép chưa qua xử lý ra môi trường biển đã làm cho hải sản chết hàng loạt ven biển bốn tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về tài sản
và môi trường sinh thái dưới biển, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, du lịch và đời sống cũng như sức khỏe của người dân Ở Việt Nam, các “làng ung thư” xuất hiện ngày càng nhiều
2 Các quy luật của sản xuất hàng hóa
2.1 Quy luật giá trị
a) Nội dung và yêu cầu
Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó là quy định được bản chất của sản xuất hàng hoá, là cơ sở của tất cả quy luật khác
Sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sơ giá trị, tức là dựa trên hao phí lao động
xã hội cần thiết
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện trong trường hợp giá cả bằng giá cả thị trường
b) Tác động của quy luật giá trị
Có 3 tác động:
+ Khi một mặt hàng có giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá sẽ bán chạy và được lãi cao, người sản xuất mở rộng quy mô hơn, đầu tư thêm nhiều tư liệu sản xuất cũng như sức lao động Mặt khác thì ng sản xuất có thể sang sản xuất mặt hàng này, do đó tư liệu sản xuất
và sức lao động ngày càng tăng lên, quy mô mở rộng
+ Khi mặt hàng đó có giá cả thấp hơn giá trị thì lỗ vốn tình hình như thế bắt buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này, hoặc chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá khác
+ Khi mặt hàng đó có giá cả bằng giá trị thì người sản xuất tiếp tục sản suất mặt hàng đó
Như vậy quy luật giá trị tự điều tiết được tỉ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao đông vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội Đồng thời kích thích cải
Trang 10tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao dộng Phân hoá những người sản xuất hoàng hoá thành giàu nghèo Quy luật giá trị vừa có tác độngtích cực, vừa có tác động tiêu cực Nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
2.2Quy luật cạnh tranh
a) Khái niệm
Quy luật cạnh tranh ( Competition law) xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa của quy luật giá trị Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hoàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Trong nền sản xuất hàng hóa thì sự cạnh tranh là một tất yếu khách quan giữa người tiêu dùng và người sản xuất là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hóa Để có thể giành được lợi ích về phía mình người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau Chẳng hạn như để giành giật thị trường tiêu thụ, họ có thể dùng biện pháp cạnh tranh giá
cả để lôi kéo nhiều khách hàng về phía mình hơn, hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùng thông tin, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo dây chuyền sản xuất để kích thích người tiêu dùng đến với mặt hàng mà mình đang sản xuất Từ đó thu hút được khách hàng và đánh bại đối thủ
b) Các loại cạnh tranh
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, người ta chia cạnh tranh làm ba loại:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Cạnh tranh giữa người mua và người mua
Cạnh tranh giữa người bán và người bán
c ) Cạnh tranh giữa người mua và người mua
d ) Cạnh tranh giữa người bán và người bán
Xét theo tính chất và mức độ, cạnh tranh có thể chia làm ba loại:
Cạnh tranh hoàn hảo: xảy ra khi trên thị trường có nhiều người bán nhưng không
có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng để lớn để ảnh hưởng đến giá thị trường Các sản phẩm bán ra không có nhiều sự khác biệt về mẫu mã, quy trình
Trang 11 Cạnh tranh không hoàn hảo: phần lớn các sản phẩm không giống nhau, nghĩa là một loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau để phân biệt được các nhà sản xuất
Cạnh tranh độc quyền: trên thị trường có một số người bán loại sản phẩm thuần nhất Thị trường này không có sự cạnh tranh về giá vì vậy người bán có thể bắt buộc người mua chấp nhận giá sản phẩm mà họ đưa ra
Xét theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hay cùng sản xuất một hoại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, sự cạnh tranh trên làm cho kỹ thuật ngày càng phát triển
Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành kinh tế với nhau với mục đích là thu lại lợi nhuận cao nhất
c) Vai trò của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Khái niệm cạnh tranh gần như không tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hóa, từ khi nền kinh tế nước ta chuyển mình và vận động theo cơ chế thị trường thì đây cũng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận và vị trí của cạnh tranh cũng ngày càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ:
Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng và là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường Các chủ thể tham gia thị trường đều buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh Cạnh tranh có thể coi là một cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh
và phải tìm cách phát triển, chiếm ưu thế
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường
Trang 12Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường
Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dịch vụ phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng dịch
vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường Canh tranh gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn
Đối với người tiêu dùng
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người được lợi nhất là khách hàng Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn…
Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu
về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ… Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn
Đối với nền kinh tế- xã hội
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn
về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định
Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các