1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài lý luận của triết học mac lenin về vấn đề dân tộc liên hệ thực tiễn

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Của Triết Học Mac – Lenin Về Vấn Đề Dân Tộc - Liên Hệ Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, Vũ Hoàng Long, Nguyễn Đức Thành
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Máclênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Khi đề cập đến khái niệm dân tộc, Mac - Lênin cho rằng: “Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước” Theo q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



Trình bày ngày 15 thámg 11 năm 2022

Đề tài: - LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN

VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

- LIÊN HỆ THỰC TIỄN

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

TIỂU LUẬN

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

SINH VIÊN

TỈ LỆ % HOÀN THÀNH

2 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 22160035 100

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm: ………

CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

Trang 3

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ

CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN

TỘC

1.1 Những hình thức tổ chức xã hội trước khi có gia cấp

1.2 Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng người trong xã hội có giai cấp

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ DÂN TỘC

2.1 Tổng quan về khái niệm và các xu hướng phát triển của dân tộc

2.2 Quan điểm của Triết học Mac – Lenin về dân tộc

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ

3.1 Các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam

3.2 Lịch sử dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn

3.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề dân tộc hiện nay

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 – Lý do chọn đề tài

Trang 4

Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, giống như những khái niệm văn hóa

và những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta thường có định nghĩa về vấn đề dân tộc khác nhau Vấn đề dân tộc là một nội dung

có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng nhất Thế giới ngày nay đang đứng trước những biến đổi nhanh chóng và phức tạp, tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của nhân loại và con đường đi lên của mỗi quốc gia dân tộc Những biến đổi đó đã làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc trở nên phức tạp hơn Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với hơn 54 dân tộc anh em, các dân tộc sống đan xen trên toàn bộ lãnh thổ cả nước, có quan hệ lâu đời ở nhiều lĩnh vực trong quá trình tồn tại và phát triển Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệgiữa các dân tộc là sự đoàn kết, hòa hợp trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách qua những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước mấy nghìn năm lịch sử cho đến nay Các dân tộc có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau, trong đó phần lớn các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hảiđảo - đây là những nơi có trình độ phát triển kinh tế, xã hội thấp, vẫn có

sự chênh lệch về nhiều mặt so với các dân tộc ở đồng bằng, thành thị Tính khác biệt tạo nên nên sự phong phú đa dạng nhưng bản thân nó cũng gây ra sự phân biệt nếu vấn đề về dân tộc không được giải quyết tốt Nhận thức rõ vị thế đó, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn

Trang 5

coi trọng giải quyết vấn đề dân tộc và coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội phát triển và ổn định Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

Khi đề cập đến khái niệm dân tộc, Mac - Lênin cho rằng: “Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước” Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa Mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và mối quan

hệ giữa các dân tộc được duy trì và phát triển theo nguyên tắc bình đẳng Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

về vấn đề dân tộc và xuất phát từ thực tế tình hình dân tộc ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề ra những chính sách dân tộc đúng đắnqua từng thời kì cách mạng để củng cố tinh thần đoàn kết và mang lại giá trị dân tộc Vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc là những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm, nhiều nội dung của vấn đề này đang cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn

Trang 6

Những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới cũng như trong nước đang làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về những nội dung trở lên rất quan trọng và bức thiết Chính vì những lý do

đó, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài “Lý luận của triết học Mac-Lênin về vấn đề dân tộ.Liên hệ thực tiễn” cho bài tiểu luận lần

này

2 - Mục đích bài nghiên cứu:

- Làm rõ khái niệm về dân tộc, lịch sử cộng đồng người nói chung vàdân tộc Việt Nam nói riêng qua từng giai đoạn

- Đặt ra những vần đề cần nghiên cứu và tìm hiểu một số yếu tố cơ bản

là cơ sở khách quan bảo đảm cho sự phát triển vững chắc quan hệ giữacác dân tộc ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

- Chỉ ra những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và nhà nướcđối với vấn đề dân tộc hiện nay

- Làm căn cứ khoa học để nhận biết, xây dựng và tiếp cận những yếu tố

cụ thể tác động đến sự phát triển vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay

- Phân tích những quan điểm của triết học Mac-Lênin về vấn đề dân tộc

và ý nghĩa của phương pháp luận

- Đưa ra những ví dụ thực tiễn để hiểu rõ vấn đề dân tộc trong chủ nghĩaMác-Lênin

3 – Đối tượng nghiên cứu

- Mối quan hệ giữa các dân tộc

Trang 7

- Các chính sách về dân tộc hiện nay

- Các vấn đề về dân tộc

Trang 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÁC VỀ CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN TỘC

1.1.Những hình thức tổ chức xã hội trước khi có giai cấp

a Thị tộc

Thị tộc là một hình thức cộng đồng người cơ bản trong thời kỳ nguyên thủy, đồng thời cũng là một tập thể sản xuất xã hội đầu tiên của xã hội nguyên thủy mang tính cộng đồng về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa chung Cơ sở kinh tế của thị tộc là sở hữu công cộng nguyên thủy Hình thức thị tộc đầu tiên là thị tộc mẫu quyền, lúc này vai trò quyết định trong đời sống kinh tế xã hội thuộc về người phụ nữ; bởi vì trong thời kỳ này nghề săn bắn của đàn ông là nghề không ổn định, ngược lại, nghề hái lượm, chuẩn bị thức ăn, trông coi lửa và giữ nhà lại có khả năng bảo đảm sự ổn định của thị tộc Nhưng về sau, do sựphát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy dẫn đến sự phát triển của trồng trọt và chăn nuôi nên vai trò của người đàn ông trong đời sống thị tộc tăng lên Và từ đó, thị tộc mẫu quyền dần bị thay thế bởi thị tộc phụ quyền

b Bộ lạc

Bộ lạc là một cộng đồng người lớn hơn so với thị tộc, phát triển từ thị tộc Mỗi một bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc khác nhau và ít nhất có hai thịtộc Những thị tộc hợp thành bộ lạc có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau Cũng như thị tộc, mỗi bộ lạc có tên gọi riêng, các thành viên nói chung một thứ tiếng và có những tập quán, tín ngưỡng chung Bộ lạc là một hình thức mới của nền sở hữu xã hội Nó bao gồm

sở hữu thị tộc và sở hữu bộ lạc, thể hiện về lãnh thổ Một nhu cầu mới nảy sinh là vấn đề lãnh đạo bộ lạc nên nó làm xuất hiện các thủ lĩnh, những người tế lễ, những người coi sóc công việc chiến tranh và các cơ quan điều hành như hội đồng bộ lạc, hội nghị chiến binh, hội nghị các thành viên cao tuổi trong bộ lạc

Trang 9

1.2 Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng người trong xã hội có giai cấp

Bộ tộc

Bộ tộc là một hình thức phát triển của cộng đồng người trong lịch sử, xuất hiện vào thời kỳ lao động chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và nghề thủcông ra đời Bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, hoặc chế độ phong kiến ở những quốc gia bỏ qua phương thức sản xuất chiếm hữu

nô lệ

Đặc điểm cơ bản của bộ tộc là việc hình thành lãnh thổ chung, tiếng nói chung, văn hóa và lối sống chung, nó đánh dấu sự tan rã của các quan hệsản xuất nguyên thủy hình thành quan hệ sản xuất của xã hội có giai cấp

Cơ sở hình thành bộ tộc không còn là quan hệ huyết thống mà dựa trên quan hệ lãnh thổ giữa những người ở các bộ lạc khác nhau, gắn bó với nhau thông qua hoạt động sản xuất, thương mại và các quan hệ kinh tế khác Quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và quan hệ bóclột xuất hiện

Bộ tộc tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tích lũy và trao đổi kinh nghiệm sản xuất, văn hoá, v.v Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa thay thế dần nền kinh tế tự nhiên thì bộ tộc trở thành sức cản đối với sự phát triển của sản xuất và trao đổi Vậy nên dân tộc xuất hiện từ đó, thay thế dần hình thức bộ tộc

Trang 10

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LENIN VỀ DÂN TỘC

2.1 Khái niệm dân tộc, xu hướng phát triển

2.1.1 Khái niệm dân tộc

Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay được dùng theo hai nghĩa:

• Nghĩa thứ nhất dùng để chỉ các quốc gia ( Việt Nam, Campuchia, Anh,Pháp,…), hay một cộng đồng chính trị - xã hội lớn được thiết lập trênmột lãnh thổ nhất định Theo nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dâncủa quốc gia đó – quốc gia dân tộc Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộcPháp,

• Nghĩa thứ hai dùng để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số trong mộtquốc gia ( dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Vân Kiều, Êđê, Khme,

…) Theo nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia – quốc gianhiều dân tộc Ví dụ : Việt Nam có đến 54 dân tộc, trong đó dân tộc đa

số là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số là dân tộc Tày, dân tộc Mường,… Ngoài ra, theo quan điểm của các nhà kinh điển C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, có thể khái quát: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất, một ngôn ngữ thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách thống nhất, với một nhà nước và pháp luật thống nhất

Trang 11

2.1.2 Xu hướng phát triển

Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản,Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của dân tộc:

Xu hướng thứ nhất: xu hướng tách ra để hình thành cộng đồng dân tộcđộc lập, phản ánh sự chín muồi về ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của dân tộc và phát triển thành phong trào dân tộc Các cộng đồng

cư dân muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, hàng loạt các dân tộc vùng lên đấu tranh để lập nên các quốc gia dân tộc độc lập, xác lập quyền lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc mình

Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Thậm chí muốn phá vỡ rào cản ngăn cách

để liên hiệp lại trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện phù hợp với sự phát triểnkhách quan của lực lượng sản xuất và phong trào mở rộng giao lưu kinh

tế, văn hóa, thúc đẩy sự xích gần lại nhau giữa các dân tộc

Việc nắm bắt hai xu hướng khách quan song song tồn tại trong sự phát triển của các dân tộc và quan hệ dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chính đảng của quốc gia nhằm không chỉ giải quyết tốt mối quan

hệ dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn phù hợp quan hệ dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hội nhập rộng mở

2.2 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về dân tộc

Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc;

sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất

là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I Lênin đã khái quát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng Cộng sản Trong tác phẩm,

Trang 12

Người nêu rõ: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại"

2.2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Bình đẳng dân tộc là quyền được đối xử như nhau của mọi dân tộc Các dân tộc “dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào” Lênin viết:

"Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ" Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng tộc Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng không một dân tộc nào được đặc quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác trong phạm vi một quốc gia cũng như trên thế giới

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ dừng lại ở tư tưởng, ở pháp lý mà quan trọng hơn là phải đượcthực hiện ngay trong thực tế mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó,việc phấn đấu khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản và then chốt Trên phạm vi thế giới, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thượng đẳng, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa phát xít mới; đồng thời, gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự thế giớimới, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế Qua đó, việc thực hiện quyền bình đẳnggiữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thúc đẩy tiến trình xóa bỏ các chủ nghĩa phân biệt góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới

Trang 13

2.2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết

V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng, quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc chính là quyền tự quyết về chính trị: “Quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là quyền phân lập về mặt Nhà nước của các dân tộc đó rakhỏi tập thể dân tộc khác, có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc độc lập”, Người nói rõ hơn: “Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có nghĩa là các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập

về mặt chính trị khỏi dân tộc áp bức họ” Như vậy, quyền dân tộc tự quyết là quyền của một dân tộc có thể tách ra trở thành một quốc gia dântộc độc lập với việc tự quyết định thể chế chính trị của mình khỏi một dân tộc khác đang áp bức họ

Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị của dân tộc mình, các dân tộc có quyền tách ra thành lập một quốc gia độc lập vì lợi ích của các dân tộc Mặt khác, cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia dân tộc

Quyền của một dân tộc tự quyết là một nguyên tắc chung trong luật phápquốc tế hiện đại (thường được coi là quy tắc jus cogens ), mang tính ràngbuộc Nó tuyên bố rằng một dân tộc, dựa trên tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền và bình đẳng công bằng của cơ hội, có quyền tự do lựa chọn chủ quyền của họ và tình trạng chính trị quốc tế mà không có sự can thiệp từ bất kì quốc gia dân tộc nào khác

Trang 14

Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộphù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

2.2.3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu, đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng giữa các dân tộc Giai cấp công nhân ở mỗi nước phải lấy việcđoàn kết công nhân các dân tộc làm mục tiêu hành động và phối hợp nhau trong đấu tranh chung chống kẻ thù giai cấp, xóa bỏ hận thù dân tộc

Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp Đồng thời đó cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc

là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là

sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau

Trang 15

Tổng kết lại: Cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng Sản là một bộ phận

trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp;

là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng Sản và Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

2.2.4 Ý nghĩa phương pháp luận

Đây là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN, tạo điều kiện cho cách mạng vô sản ở các quốc gia bị thực dân, đế quốc xâm lược sớm nổ ra Bên cạnh đó, cương lĩnh dân tộc còn giúp cho các nước khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với cương lĩnh

mà Lênin đã nêu ra

Trong gian đoạn đổi mới hiện nay, đan xen giữa những thời cơ và thách thức thì việc kế thừa và tiếp thu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng và Nhà nước ta

đã đề ra chiến lược lâu dài về vấn đề dân tộc Vì vậy, tình hình dân tộc của nước ta hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng đồng bào cả nước phát triển tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Đồng thời, nhà nước ta đang huy động mọi nguồn lực làm cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số phát triển nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng khác Từ đó, càng khẳng định cho chân lý sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN