1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế chính trị mác – lênin đề tài làm ngân hàng câu hỏi, bao gồm 40 câu trắc nghiệm

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Làm ngân hàng câu hỏi, bao gồm 40 câu trắc nghiệm
Tác giả Đặng Hoài Nam, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Quỳnh Trang, Vũ Như Quỳnh, Liễu Thanh Lam, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thu Thảo, Nguyễn Vũ Mai Nhi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Ngân hàng câu hỏi
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 283,44 KB

Nội dung

=> Theo giáo trình KTCT Mác-Lênin dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị,2021, trang 23: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin là các quan hệ xã hội của sả

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - - HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI : LÀM NGÂN HÀNG CÂU HỎI, BAO GỒM 40 CÂU TRẮC NGHIỆM Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thùy Linh Mã học phần : PEC1008 2 Sinh viên thực hiện : Nhóm 12 1 Đặng Hoài Nam 21030753 2 Nguyễn Thị Thanh Huyền 21030682 3 Nguyễn Quỳnh Trang 21031878 4 Vũ Như Quỳnh 21031868 5 Liễu Thanh Lam 21030684 6 Nguyễn Thị Ngà 21030754 7 Nguyễn Thu Thảo 21030118 8 Nguyễn Vũ Mai Nhi 21030761 Hà Nội, năm 2022 1 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Bảng đánh giá làm việc nhóm 12 (Danh sách thành viên, phân công công việc và đánh giá mức độ hoàn thành) Stt Mã sinh viên Tên thành Phân công Đánh giá viên công việc mức độ hoàn thành 1 21030753 Đặng Hoài Tạo game Tốt Nam quiz 2 21030682 Nguyễn Thị Làm câu hỏi Tốt Thanh Huyền chương 1 , tổng hợp bài nộp cho giảng viên 3 21031878 Nguyễn Làm câu hỏi Tốt Quỳnh Trang chương 2 4 21031868 Vũ Như Làm câu hỏi Tốt Quỳnh chương 3 5 21030684 Liễu Thanh Làm câu hỏi Tốt Lam chương 4 6 21030754 Nguyễn Thị Làm câu hỏi Tốt Ngà chương 5 7 21030118 Nguyễn Thu Làm câu hỏi Tốt Thảo chương 6 8 21030761 Nguyễn Vũ Làm câu hỏi Tốt Mai Nhi chương 7 2 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ngân hàng câu hỏi, bao gồm 40 câu trắc nghiệm (4 đáp án A,B,C,D) Câu 1: Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của: A Chủ nghĩa trọng thương B Chủ nghĩa trọng nông C Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh D Kinh tế chính trị tầm thường =>(Theo giáo trình KTCT Mác-Lênin dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị, (2021),trang 18,19): Kinh tế chính trị Mác-Lênin được hình thành, xây dựng bởi C Mác , Ph Ănggen và V.I Lênin, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học kinh tế chính trị của nhân loại trước đó, trực tiếp là những giá trị khoa học kinh tế chính trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì? A Sản xuất của cải vật chất B Quan hệ xã hội giữa người với người C Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng D Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng => (Theo giáo trình KTCT Mác-Lênin dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị,(2021), trang 23): Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác- Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tần tương ứng của phương thức sản xuất nhất định Câu 3: Để nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương pháp nào quan trọng nhất? A Trừu tượng hóa khoa học B Phân tích và tổng hợp C Mô hình hóa D Tổng kết thực tiễn => Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp quan trọng nhất bởi: Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình sự vận động của hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội 3 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Và trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu sự vật ,hiện tượng bằng cách gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng bên ngoài, không ổn định, không bản chất; trên cơ sở đó giữ lại những yếu tố bên trong, bản chất, tất nhiên, ổn định lặp đi lặp lại của đối tượng nghiên cứu Từ đó cho phép nắm bắt, tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng hơn bản chất, các quy luật vận động của sự vật hiện tượng Do đó phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp quan trọng nhất Câu 4 Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi: A Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá B Công dụng của hàng hoá C Quan hệ cung – cầu về hàng hoá D Cả 3 ý trên Giải thích: - Loại C, vì: quan hệ cung – cầu chỉ ảnh hưởng tới giá cả mà không tác động tới giá trị ban đầu của hàng hoá => Loại D - Loại B, vì: Giá trị của hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào công dụng của hàng hoá mà còn các yếu tố khác như thời gian lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá, sản xuất trong điều kiện khác nhau thì giá trị hàng hoá khác nhau Câu 5 Bản chất tiền tệ là gì? A Là hàng hoá đặc biệt, làm vật ngang giá cho các hàng hoá khác B Thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá C Phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau D Cả 3 ý trên Giải thích: - A: tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, là vật trung gian đóng vai trò là phương tiện trao đổi, mua bán giữa các loại hàng hoá + Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái “tiền” ra đời - B: tiền tệ là thước đo thể hiện giá trị lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá => Chọn D Câu 6 Đâu không phải là đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường: A Đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực B Luôn tạo ra các phương thức để thoả mãn tối đa nhu cầu của con người C Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường 4 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 D Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước có quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế Giải thích: Kinh tế thị trường gồm 4 đặc trưng:  Có sự đa dạng của các chủ thế kinh tế, nhiều hình thức sở hữu  Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực  Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường  Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước có quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế => Chọn B: “Luôn tạo ra các phương thức để thoả mãn tối đa nhu cầu của con người” là 1 trong những ưu thế của thị trường Câu 7 Chọn ý đúng về quan hệ cung - cầu đối với giá trị, giá cả: A Quyết định giá trị và giá cả hàng hoá B Chỉ quyết định đến giá cả và có ảnh hưởng đến giá trị C Không có ảnh hưởng đến giá trị và giá cả D Có ảnh hưởng đến giá cả thị trường Giải thích:  Quan hệ cung - cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả mà không làm thay đổi giá trị ban đầu của hàng hoá  Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá Ví dụ: Cung > cầu: giá cả < giá trị Cung < cầu: giá cả > giá trị Cung = cầu: giá cả = giá trị Câu 8 Đâu không phải là khuyết tật của nền kinh tế thị trường? A Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng B Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội C Không phát huy được tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia D Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo Giải thích: Chọn C, vì: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia Đây là 1 trong những ưu thế của nền kinh tế thị trường Câu 9: Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) phản ánh điều gì? Chọn ý đúng A Trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê B Hiệu quả của tư bản 5 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 C Chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có lợi D Cả A, B và C Giải thích: + Loại C vì chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có lợi là tỷ suất về giá trị lợi nhuận => loại D + theo công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư m’= x 100% chỉ rõ trong tổng số giá trị do lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu¸ nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu Nó còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình => nó nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê => chọn A Câu 10: Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến A Tốc độ chu chuyển của tư bản B Vai trò của bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư C Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản sang sản phẩm D Hao mòn hữu hình hoặc vô hình Giải thích: Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên Câu 11: Ngày làm việc 10h, thời gian lao động thặng dư là 6h Sau đó doanh nghiệp đổi mới cách thức quản lý làm cho cường độ lao động tăng 20% Hỏi tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu tiền công của công nhân không thay đổi? A 150% B 200% 6 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 C 250% D 300% Giải: + Ngày làm việc 10h Thời gian lao động thặng dư t’= 6h Thời gian lao động tất yếu là:10-6=4h Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’= x 100% = x 100% = 150% + Khi cường độ lao động tăng lên 20%, tiền lương giữ nguyên nên thời gian lao động tất yếu không đổi => Số giờ làm sau khi tăng cường độ lao động 20% là : 10 + 10x20%= 12h Thời gian lao động thặng dư là: 12-4=8h Tỷ suất giá trị thặng dư là: 8:4 x 100%= 200% Câu 12: Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc các nhân tố nào? A Khối lượng giá trị thặng dư B Tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành 2 phần là thu nhập và tích lũy C Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư D Cả a, b và c Giải thích: - Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản - Nó phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành 2 phần là thu nhập và tích lũy để mở rộng quy mô tích lũy thì nhà tư bản 7 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 cần thu hẹp quỹ tiêu dùng Điều này lý giải vì sao các nhà tư bản luôn tiết kiệm tiêu dùng cá nhân - Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư gồm: năng suất lao động, thời gian lao động, cường độ lao động, công nghệ sản xuất, thiết bị, máy móc, vốn và trình độ quản lý Câu 13: Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối có điểm nào giống nhau? A Đều làm cho công nhân tốn sức lao động nhiều hơn B Đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư C Đều làm giảm giá trị sức lao động của công nhân D Cả a, b và c Giải thích: Loại B vì + Phương thức giá trị thặng dư tương đối là hạ thấp giá trị sức lao động để rút ngắn thời gian lao động yếu, trong khi đó thời gian lao động cần thiết không đổi => làm tăng giá trị thặng dư + Phương thức giá trị thặng dư tuyệt đối là khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên => tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên => Loại D Chọn C vì cả hai phương pháp đều nâng cao trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê => đều làm giảm giá trị sức lao động của công nhân Câu 14 Dự báo sau đây là của ai ? Tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập chung sản xuất, tích tụ và tập chung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền A C Mác B Ph Ănghen 8 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 C Lênin D C Mác và Ph Ănghen =>Do giai đoạn của C Mác và Ph Ănghen chưa đề cập đến cạnh tranh độc quyền nên loại đáp án A, B, D Còn LêNin là người kế thừa và phát triển của C Mác và Ph Ănghen do vậy khi kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ mới dẫn đến độc quyền Đáp án đúng ý C Câu 15 Một trong những nguyên nhân chủ yếu hình thành độc quyền A Do sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập chung sản xuất B Do cuộc đấu tranh của giai cấp chủ nô C Do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động D Do sự phân công lao động xã hội =>Ta được biết tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay, có 2 hình thức tín dụng cơ bản: tín dụng ngân hàng và tín dụng thương nghiệp, đây là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và mua bán chịu hàng hóa với nhau vì thế sự phát triển của hệ thống tín dụng thúc đẩy mạnh mẽ tập chung tư bản, tập chung sản xuất và hình thành các công ty cổ phần với quy mô to lớn Vì vậy đây chính là một trong những nguyên nhâ chủ yếu hình thành độc quyền -> Chọn ý A Câu 16 Tác động tiêu cực của độc quyền đối với nền kinh tế A Làm giảm năng suất lao động B Làm giảm cường độ lao động C chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa xã hội D Giải quyết mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản =>Loại đáp án D đầu tiên vì độc quyền nó không giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản mà nó còn làm tăng thêm mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản, loại 9 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Loại đáp án A vì độc quyền làm tăng năng suất lao động Loại đáp án B VÌ Độc quyền làm tăng năng suất lao động Chọn đáp án C là đáp án đúng Câu 17 Mục đích chủ yếu của xuất khẩu tư bản là gì ? A Để giải quyết nguồn tư bản “ thừa” trong nước B Chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản C Thực hiện giá trị và chiếm đoạt các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản D Giúp đỡ các nước nhập khẩu tư bản phát triển => Loại ý D xuất khẩu tư bản nhằm đem lại lợi nhuận chứ không có mục đích làm các nước nhập khẩu phát triển Vì ta được biết xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu kinh tế để các doanh nghiệp TBCN nâng cao tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư đồng thời phù hợp với lợi ích của các nước tiếp nhận đầu tư vì vậy chọn ý B là đúng nhất Câu 18 Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền được thể hiện như nào? A Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nó đối lập với cạnh tranh và thủ tiêu cạnh tranh B Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nó đối lập với cạnh tranh nhưng không thủ tiêu cạnh tranh và làm cạnh tranh đa dạng và gay gắt hơn C Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, không thủ tiêu cạnh tranh và làm cạnh tranh đa dạng và gay gắt hơn D Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, không đối lập với cạnh tranh và làm cạnh tranh đa dạng bà gay gắt hơn => Ta được biết độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, và độc quyền cũng đối lập với cạnh tranh tự do loại đáp án D, 10 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Bên cạnh đó sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh mà trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng và gay gắt Loại thêm đáp án A và C Đáp án B đúng và đầy đủ nhất Câu 19: Kinh tế thị trường định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện theo mục tiêu nào dưới đây? A Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh B Phát triển lực lượng sản xuất, tạo nền tảng vật chất cho XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh C Nâng cao đời sống người lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội D.Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp nông thôn và các ngành khác => (Theo giáo trình KTCT Mác-Lênin dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị, trang 231) phát triển kinh tế thị trường vừa phải tuân thủ những quy luật chung, đồng thời phải xuất phát từ đặc điểm của mỗi quốc gia qua từng giai đoạn lịch sử mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nước ta hướng đến hoàn toàn phù hợp với quy luật chung và đặc điểm của Việt Nam Câu 20: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện những hình thức phân phối nào? A Phân phối theo lao động, hiệu quả kinh doanh và theo vốn sở hữu B Phân phối bình quân chủ nghĩa và phúc lợi xã hội C Phân phối theo vốn sở hữu và phúc lợi xã hội D Phân phối theo sở hữu, theo lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội =>Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội là những hình thức phân phối định hướng xã hội chủ nghĩa Câu 21: Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế bao gồm: A Các quy định của Pháp luật về thị trường; các chủ thể tham gia thị trường, các quan hệ lợi ích trong thị trường B Hệ thống pháp luật về kinh tế, quy tắc xã hội; hệ thống chủ thể kinh tế; cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện và vận hành nền kinh tế C Cơ chế thị trường, các chủ thể và các quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể D Hệ thống quy tắc kinh tế vận hành thị trường và hệ thống lợi ích của các chủ thể => Theo giáo trình KTCT Mác-Lênin dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị, thể chế kinh tế thị trường là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, 11 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo huơgs góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Câu 22: Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa A Do thể chế chưa đồng bộ, hệ thống thể chế chưa đầy đủ, kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại thị trường B Do yếu kém trong quản lý và vận hành thể chế kinh tế thị trường, sự thiếu đồng bộ của thị trường C Do thiếu các yếu tố thị trường và chưa có một cơ chế thị trường hoàn chỉnh D Do hệ thống quy tắc kinh tế chưa đầy đủ, hệ thống luật chưa đồng bộ, bị chồng chéo => Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong quá trình từng bước xây dựng thể chế, song còn hạn chế: “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập” Biểu hiện của những bất cập đó được Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ trên các khía cạnh cụ thể: Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự thông thoáng, minh bạch Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật, nên liên kết vùng còn lỏng lẻo Ngoài ra các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập trong quá trình đi lên phát triển kinh tế Ta có thể thấy rằng, việc kinh tế còn gặp nhiều bất cập như vậy đa phần liên quan đến vấn đề chế chưa đồng bộ, hệ thống thể chế chưa đầy đủ, kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại thị trường Vậy nên đây cũng là lý do chính để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là tất yếu trong bối cảnh hiện nay Câu 23: mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ của nước ta là? A Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước 12 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 B Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa C Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa D Kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước Giải thích: Phát triển kinh tế thị trường XHCN là phù hợp với quy luật phát triển khách quan Kinh tế thị trường trong mỗi hình thái kinh tế xã hội cụ thể phải chịu sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị Nói cách khác thì nó sẽ phát triển theo định hướng của nhà nước thống trị Việt Nam đang theo định hướn đi lên chủ nghĩa xã hội với tiêu chí dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, dĩ nhhiên sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc Mặt khác, định hướng XHCN có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh tế như:  KTTT định hướng XHCN, dưới sự tác động của quy luật cung - cầu, cạnh tranh, đã phân bổ nguồn lực hiệu quả  KTTT định hướng XHCN là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao, kích thích tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Nó được coi là phương tiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất, thực hiện mục tiêu XHCN  Về mặt xã hội, việc phát triển KTTT định hướng XHCN phù hợp với mong muốn của nhân dân: 1 xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Câu 24: Nội dung kinh tế của sở hữu biểu hiện ở khía cạnh nào? A Khối lượng tài sản mà chủ thể sở hữu B Phần lợi nhuận thu được của người bán C Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể D Lợi ích kinh tế mà các chủ thể được thụ hưởng => Trong nền KTTT, lợi ích kinh tế là mục tiêu sâu xa nhất, là yếu tố sâu xa nhất thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển Để tồn tại, con người cần phải thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần, để thỏa mãn được các nhu cầu đó thì người ta gọi đó là các lợi ích Nói cách khác, lợi ích là việc thỏa mãn các nhu cầu của con người Lợi ích có 2 loại: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; trong khi đó hoạt động kinh tế lại thuộc phạm trù vật chất, nên mục tiêu mà các hoạt động kinh tế hướng đến là lợi ích kinh tế 13 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Câu 25: Việc thúc đẩy phát triển quan hệ sở hữu tất yếu cần chú ý tới những khía cạnh nào? A Lợi ích của các bên tham gia B Khía cạnh kinh tế cũng như pháp lý C Tính hợp pháp của lợi ích D Đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích =>Theo giáo trình KTCT Mác-Lênin dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị, sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý Về nội dung kinh tế, sở hữu là cơ sở, là điều kiện của sản xuất Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu Nội dung kinh tế và nội dung pháp lý của sở hữu thống nhất biện chứng trong 1 chỉnh thể Vì vậy để phát triển quan hệ sở hữu, tất yếu cần chú ý tới khía cạnh kinh tế cũng như pháp lý Câu 26: Đặc trưng riêng có của quan hệ quản lý và cơ chế quản lý ở Việt Nam là gì? A Quản lý bởi Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự làm chủ và giám sát của nhân dân B Quản lý thông qua hệ thống pháp luật, các chiến lược, chương trình, kế hoạch C Hoàn thiện thiết chế kinh tế thị trường, chăm lo đời sống nhân dân D Hỗ trợ thị trường khi cần thiết, hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã hội =>Các đặc trưng này là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Nó kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy, nhân dân có quyền làm chủ và giám sát Câu 27: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khi nào? A Từ đầu thế kỉ XVII B Từ giữa thế kỉ XVII C Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII D Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII 14 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 =>Giải thích: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành Công nghiệp dệt, từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX Câu 28: Đại hội nào của Đảng đề ra chủ trương” chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? A.Đại hội VII B Đại hội VIII C Đại hội IX D Đại hội X =>Giải thích: Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế là chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Chính sách là chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI Đây là đường lối ngoại giao thứ 4 sau khi Việt Nam đổi mới Câu 29: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào? A Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX B Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX C Từ đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX D Từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI =>Giải thích: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I Câu 30: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3? A Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất (đúng) B Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa(loại CMCN lần 2) 15 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 C Chuyển lao động sử dụng thủ công sang lao động sử dụng máy móc( Loại vì CMCN lần 1) D Cách mạng số gắn với sự phát triển của internet kết nối vạn vật( loại vì CMCN lần 4) => B loại vì đây thuộc Cách mạng công nghiệp lần 2, C loại vì đây thuộc cách mạng công nghiệp lần 1, D loại vì đây thuộc cách mạng công nhiệp lần 4A đúng Câu 31 Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xác định là: A Về vật lý với công nghệ nội bật in 3D B Về công nghệ số với những công nghệ nổi bật là Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo C Về công nghệ sinh học với công nghệ nổi bật là gen và tế bào D Cả a,b,c => Giải thích: Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D , trí tuệ nhân tạo (AI),Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu Câu 32: Đâu là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá? A Con người B Khoa học - công nghệ C Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế D Hiệu quả kinh tế -xã hội 16 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 => Giải thích: Tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp đều là dung các khoa học công nghệ thay thế con người trong quá trình lao động để giảm thiểu sức lao động, chi phí và gia tăng năng suất lao động Câu 33: Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá? A Nâng cao đời sống nhân dân B Tăng năng suất lao động C Hiệu quả kinh tế - xã hội D Kết hợp kinh tế an nhinh với quốc phòng => Giải thích: Vì khi đầu tư một dự án thì hiệu quả kinh tế là vẫn đề cần phải có vì dự an có hiệu quả thì lợi nhuận cũng có hiệu quả giúp phát triển kinh tế Một dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì cũng góp phần làm phát triển quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Câu 34 Bản chất của quá trình toàn cầu hóa là: A sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế B sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới C tạo nên sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế phát triển cao D sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia => ( Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin,(2021), trang 317 ): Toàn cầu hoá là 1 quá trình trong đó các quốc gia trên thế giới liên kết, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc trên mọi phương diện Câu 35 Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của: A Khoa học – công nghệ B Kinh tế - tài chính C Lực lượng sản xuất D Liên kết khu vực 17 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 =>Vì trước đây lực lượng sản xuất vẫn còn thấp kém, đầu ra của lực lượng sản xuất chưa đủ đảm bảo những nhu cầu tối thiểu và vẫn chịu nhiều cai quản của xã hội nên chỉ dừng lại ở thị trường trong nước nhưng lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thị trường trong nước không chứa nổi nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất nên đã “toàn cầu hoá” Khi nói động lực bên trong của quá trình toàn cầu hóa là sự phát triển của lực lượng sản xuất là nói đến "nội năng" của quá trình này Chính cái "nội năng" này thúc đẩy sự vận động, còn vận động theo hướng nào lại tùy thuộc vào chủ thể Bởi lẽ, nếu toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, nghĩa là có tính quy luật thì quy luật đó là quy luật xã hội Khác với quy luật tự nhiên, các quy luật xã hội bao giờ cũng hoạt động dưới tác động của con người, của chủ thể, mang đậm dấu ấn của con người, của chủ thể Câu 36 Giai đoạn toàn cầu hoá thứ 3 mang tính chất: A Nền kinh tế công nghiệp, lợi thế về nguồn tài nguyên, lợi thế về vốn-kỹ thuật, có nhiều thành tựu về công nghệ Liên kết của thế giới giờ đây là cấu trúc mạng lưới B Nền kinh tế tri thức, lợi thế tri thức và công nghệ trở thành yếu tố chủ đạo của năng lực phát triển, nguồn lực chính cho phát triển giờ đây là tri thức Liên kết của thế giới giờ đây là cấu trúc hình tháp C Nền kinh tế công nghiệp, lợi thế về nguồn tài nguyên, lợi thế về vốn-kỹ thuật, có nhiều thành tựu về công nghệ Liên kết của thế giới giờ đây là cấu trúc hình tháp D Nền kinh tế tri thức, lợi thế tri thức và công nghệ trở thành yếu tố chủ đạo của năng lực phát triển, nguồn lực chính cho phát triển giờ đây là tri thức Liên kết của thế giới giờ đây là cấu trúc mạng lưới =>( Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, (2021), trang 325): Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới, sự phát triển, một phương thức sản xuất mới dựa trên sự phát triển mới của lực lượng sản xuất-kinh tế tri thức… nếu như các làn sóng toàn cầu hoá trước đây gắn với nền kinh tế công nghiệp, thì ngày nay với những thay đổi về trình độ và chất lượng hoạt động kte một cách sâu sắc và toàn diện, lợi thế tri thức và công nghệ đang nhanh chóng trở thành yếu tố chủ đạo Xu hướng liên kết thế giới chuyển từ cấu trúc ‘hình tháp’ sang cấu trúc ‘mạng lưới’ Câu 37 Những cơ sở khách quan góp phần đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá thế giới: 18 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 A Sự phát triển của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, của kinh tế thị trường, của các công ty xuyên quốc gia, quá trình giảm dần can thiệp nhà nước và chính sách mở cửa của các quốc gia trên thế giới B Sự phát triển của khoa học tự nhiên, của kinh tế thị trường, của các công ty xuyên quốc gia, quá trình giảm dần can thiệp nhà nước và chính sách mở cửa của các quốc gia trên thế giới C Sự phát triển của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, của kinh tế thị trường, của các công ty xuyên quốc gia, quá trình tăng dần sự can thiệp nhà nước và chính sách mở cửa của các quốc gia trên thế giới D Sự phát triển của khoa học tự nhiên, của kinh tế thị trường, của các công ty xuyên quốc gia, quá trình tăng dần sự can thiệp nhà nước và chính sách mở cửa của các quốc gia trên thế giới => ( Theo Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, (2021), trang 322): Như vậy sự phát triển mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, của các công ty xuyên quốc gia, của kinh tế thị trường cùng với quá trình giảm dần can thiệp nhà nước và chính sách mở cửa của các quốc gia trên thế giới chính là những cơ sở khách quan góp phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá Câu 38 Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào dưới đây: A Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu B Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước C Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước D Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế => (Theo Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, (2021), trang 322) : phân hoá giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng không phải thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Câu 39 Thách thức đối với Việt Nam trong toàn cầu hoá: A Cạnh tranh quyết liệt bởi các nước có nền kinh tế phát triển hơn B Tiếp cận được nguồn lực thế giới về công nghệ A Tranh thủ được nguồn lực bên ngoài: vốn, công nghệ… B Phân hoá giàu nghèo giảm =>(Theo Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, (2021), trang 330): Thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế vì Việt Nam là đất nước đang phát triển- đi sau nên công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý yếu, thiếu vốn và kinh nghiệm kinh doanh… Đồng thời “trật tự”, “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới là do các nước phát triển thiết lập -> có lợi cho họ hơn và họ đi trước nên có nhiều ưu thế hơn còn mình thì chịu nhiều thua thiệt hơn nên đó chính là thách thức của VN trong toàn cầu hoá 19 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Câu 40 Những nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế: A Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nước mình có lợi, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa B Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nước khác có lợi, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa C Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc cùng có lợi, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa D Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc cùng có lợi, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa =>(Theo Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, (2021), trang 337): phần nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế 20 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w