Khái niê ̣mTheo lý thuyết của Các Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế màtại đó, người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.. Con người ở bất kỳ thời
lOMoARcPSD|39108650 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT HÀNG HÓA, HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ ĐIỂM TT HỌ VÀ TÊN MSSV BẰNG BẰNG 2157060179 SỐ CHỮ 2157060164 1 Lý Mỹ Ngân 2157060172 2157060153 2 Đào Thị Quỳnh Hương 2157060156 2157060176 3 Đinh Thị Ngọc Linh 2157060198 2157060181 4 Hồ Thị Thanh Hiền 2157060193 2157050116 5 Ninh Thế Huy Hiếu 2157060167 2157060196 6 Nguyễn Hoàng Khánh Ly 2157060160 2157060197 7 Nguyễn Lê Thủy Tiên 2157060175 8 Nguyễn Ngọc Bội Nghi 9 Nguyễn Ngọc Ái Phương 10 Phạm Ngọc Nguyên 11 Nguyễn Nguyễn Như Khanh 12 Nguyễn Thị Như Quỳnh 13 Nguyễn Thị Thanh Huyền 14 Trần Đinh Minh Tâm 15 Nguyễn Trần Mai Linh Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2022 MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG 2 I Sản xuất hàng hóa 2 1 Khái niệm 2 2 Điều kiện ra đời .2 2.1 Phân công lao động xã hội .2 2.2 Sự tách biêṭ về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất 2 II Hàng hóa 2 1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa 2 1.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa 3 1.2 Giá trị của hàng hóa 3 2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 4 2.1 Lao động cụ thể 4 2.2 Lao động trừu tượng 4 2.3 Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng 4 3 Lượng giá trị của hàng hóa .5 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 5 4.1 Năng suất lao động 5 4.2 Tính phức tạp của lao động 5 III Tiền tê.̣ 6 1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tê.̣ 6 1.1 Nguồn gốc của tiền tê.̣ .6 1.2 Bản chất của tiền tê.̣ 7 2 Chức năng của tiền tê.̣ .8 2.1 Thước đo giá trị 8 2.2 Phương tiện lưu thông 8 2.3 Phương tiện cất trữ 8 2.4 Phương tiện thanh toán 9 2.5 Tiền tệ thế giới 9 PHẦN KẾT LUẬN .11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 1 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 PHẦN NỘI DUNG I Sản xuất hàng hóa 1 Khái niệm Theo lý thuyết của Các Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà tại đó, người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán 2 Điều kiện ra đời Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây: + Phân công lao động xã hội + Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất 2.1 Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn 2.2 Sự tách biêṭ về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau Đây là một mâu thuẫn Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa Cả hai điều kiện không được thiếu một điều nào, thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa II Hàng hóa 1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa Hàng hoá: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi hàng hoá Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) và ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình) 2 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản nhất là giá trị sử dụng và giá trị 1.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa Là công dụng nào đó của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Đó có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân hoặc cho sản xuất Ví dụ: áo quần để mặc, xe cộ là phương tiện để di chuyển, bút để viết, Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì con người càng phát hiện ra nhiều hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm Vậy nên có thể nói, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng cần biết đến các giá trị sử dụng khác nhau của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu không ngừng phát triển của mình Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Cho nên người sản xuất phải chú ý hoàn thiện và nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa do mình tạo ra, sao cho ngày càng đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của người dùng Ví dụ: những chiếc điện thoại ra đời đầu tiên mới mục đích cơ bản là để liên lạc nghe gọi hoặc nhắn tin cơ bản, nhưng khoa học càng phát triển nhu cầu sống của con người ngày càng cao nên ngoài việc nghe gọi thì con người còn muốn được tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin, kết nối nhiều hơn với bạn bè hoặc lưu giữ kỉ niệm Từ đó những chiếc điện thoại đời mới với những tính năng vượt trội lần lượt ra đời, giúp con người thỏa mãn được nhiều hơn nhu cầu của mình 1.2 Giá trị của hàng hóa Muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác Ví dụ: ở một vài giai đoạn lịch sử trước, người ta có thể trao đổi 10 xấp vải bằng với 1kg thóc Sở dĩ vải và thóc trao đổi được với nhau vì hai hàng hóa đó có cái chung là đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và tạo thành giá trị của hàng hóa Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử; Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa, khi tiền tệ ra đời – giá trị biểu hiện ra bằng tiền thì nó gọi là giá cả Giá trị của hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa → Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị 2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị, hai thuộc tính này tồn tại trong bất kì mỗi một loại hàng hóa nào, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm đó không 3 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 được coi là hàng hóa theo lý thuyết của Mác Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính đó không phải do hai lao động tạo ra mà vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng 2.1 Lao động cụ thể Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau Lao động cụ thể biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm Nó tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa 2.2 Lao động trừu tượng Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản hàng hóa, không kể đến những hình thức cụ thể của nó Gọi là trừu tượng tức là chúng ta không thể nhìn thấy hình dáng, cấu trúc của mặt lao động này Lao động trừu tượng chỉ xét về mặt hao phí lao động nói chung, gồm có những hao phí về cơ bắp, thần kinh, sức lực của người sản xuất hàng hóa Có nghĩa là chúng ta gạt bỏ đi mọi hình thức cụ thể của lao động sản xuất hàng hóa, chỉ xét ở góc độ hao phí lao động Ví dụ: nếu như lao động cụ thể của người thợ may sẽ tạo ra những sản phẩm may mặc, của người thợ mộc sẽ tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Ta không cần xét đến lao động của người thợ may, của bác nông dân, thợ mộc sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào hay sản phẩm là cái gì mà đối với lao động trừu tượng chúng ta sẽ xét hao phí lao động trong công việc của những người này là cái gì Lao động cụ thể biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm Nó tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa 2.3 Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng Lao động cụ thể và lao động trừu tượng có sự thống nhất với nhau thể hiện ở chỗ là cả lao động cụ thể và lao động trừu tượng đều nằm trong lao động của người sản xuất hàng hóa Giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng có những mâu thuẫn với nhau: - Xét về lao động cụ thể, mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của họ Vì vậy, lao động cụ thể mang tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân - Xét về lao động trừu tượng, khi gạt bỏ các hình thức cụ thể, thì lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ được xét là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội, nên nó có tính chất xã hội Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa Họ làm việc cho nhau thông qua trao đổi hàng hóa 4 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Từ đó tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa sẽ phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa Và hai tính chất này có mâu thuẫn với nhau 3 Lượng giá trị của hàng hóa Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định Thước đo lượng giá trị của hàng hoá được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Cần phân biệt Thời gian lao động cá biệt với Thời gian lao động xã hội cần thiết: - Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí của từng người sản xuất, từng chủ thể cá biệt - Thời gian lao động xã hội cần thiết, là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa được sản xuất ra phải bao hàm: hao phí lao động đã được kết tinh trong các yếu tố nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư đầu vào - giá trị cũ và hao phí lao động sống của người lao động thực hiện chuyển hao phí lao động quá khứ vào trong giá trị sản phẩm - giá trị mới 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Lượng giá trị của hàng hóa được đo lường bằng thời gian lao động xã hội cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa Vì thế, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa, đồng nghĩa với việc chúng tác động đến thời gian hao phí xã hội cần thiết Có những nhân tố chủ yếu sau: 4.1 Năng suất lao động Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Ví dụ: trong cùng một đơn vị thời gian, tổ sản xuất A tạo ra được nhiều sản phẩm hơn so với tổ sản xuất B Khi đó, lượng giá trị của 1 sản phẩm của tổ A sẽ giảm, thu hút được nhiều khách hàng hoặc nhà đầu tư hơn so với tổ B Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là: - Trình độ khéo léo trung bình của người lao động - Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ - Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất - Các điều kiện tự nhiên 4.2 Tính phức tạp của lao động 5 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Căn cứ mức độ phức tạp của lao động mà chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp - Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách có hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được Ví dụ: Lao động tạp vụ, bán hàng nhỏ, phát tờ rơi, - Lao động phức tạp là những hoạt động lao động theo yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Ví dụ: Kỹ sư, bác sĩ, Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Karl Marx nhận định: “Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên” Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội III Tiền tệ 1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 1.1 Nguồn gốc của tiền tệ Trong cuộc sống thường nhật, tiền là thứ vô cùng quen thuộc, gắn liền với đời sống sinh hoạt, học tập và lao động của con người, là động lực, mục tiêu của người lao động và đồng thời còn là thước đo của sự thành công, giàu có Vậy tiền tệ có nguồn gốc từ đâu? Trước khi tiền tệ ra đời, con người đơn thuần chỉ trao đổi hàng hóa với nhau Ví dụ lấy gà đổi cá lấy thóc đổi ngô, Tuy nhiên việc trao đổi hàng hóa như vậy lại phát sinh ra nhiều vấn đề như không phù hợp về nhu cầu, việc vận chuyển phức tạp v.v Do đó người ta quy đổi mọi thứ thành 1 thứ trung gian, gọn nhẹ như các kim loại quý, mà kim loại giá trị nhất lúc bấy giờ là vàng (đây là một trong những hình thức đầu tiên của tiền) Sau đó người ta nhận thấy vàng có nhiều bất lợi như quá cồng kềnh để vận chuyển nên người ta đã phát minh ra tiền giấy Và đó chính là nguồn gốc của tiền tệ Nói tóm tại, Trong thế giới hàng hóa, tiền ra đời là kết quả phát triển tất yếu và lâu dài của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa Hình thái giá trị của tiền tệ: Đầu tiên là hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Đây là hình thức phôi thai của tiền tệ Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi Ở đây giá trị hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên Ví dụ: 1 con gà = 10 con cá Ở đây, giá trị của gà được biểu hiện đơn nhất ở cá Tỉ lệ trao đổi1 lấy 10 hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và đơn lẻ miễn là 2 chủ thể trao đổi đều đồng ý Và cá đóng vai trò là hình thái phôi thai của tiền tệ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: 6 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Khi quan hệ trao đổi trở thành quá trình đều đặn, thường xuyên, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển thì hình thái thứ hai là hình thái đầy đủ hay mở rộng của hàng hóa ra đời Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá Ví dụ: 1 con gà = 5kg cam = 1 cái rìu = 1 cái áo Trong ví dụ này, giá trị của 1 con gà được biểu hiện ở 5kg cam hoặc 1 cái rìu hoặc 1 cái áo Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực tiếp hàng – hàng, tỷ lệ trao đổi chưa cố định Nói chưa cố định là vì người có con gà thích lấy rìu, mà người có rìu lại thích lấy cam, còn người có cam lại thích lấy áo thì họ phải trao đổi qua trung gian nhiều lần Hình thái chung của giá trị Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung, hình thái thứ ba xuất hiện: Hình thái chung của giá trị Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến” Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng Vật ngang giá chung trở thành môi giới Ví dụ: 1 con gà, 5 con cá đều có thể quy đổi thành 1 loại hàng hóa trung gian là 10m vải Ở đây, các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước là 10m vải, sau đó mới được đem ra để đổi lấy hàng hóa cần dùng, tức là dùng 10m vải để đổi lấy 5kg cá hay 10kg táo.v.v Vật ngang giá chung lúc này phải là vật ngang giá cố định, được nhiều người biết đến và ưa chuộng (thường là sản vật của từng vùng, từng địa phương) Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung Điều này dẫn đến việc người dân ở các vùng miền khác nhau không biết giá trị của các vật ngang giá chung ở các vùng miền, địa phương khác, gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa Hình thái tiền tệ Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái thứ tư ra đời: hình thái tiền tệ Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng Ví dụ, giờ đây 1 con gà, 5 con cá được quy đổi thành 0.02gr vàng Vàng lúc này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa, mọi hàng hóa được quy đổi thành vàng để thực hiện hoạt động trao đổi hàng hóa 1.2 Bản chất của tiền tệ Như vậy, về bản chất, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa Tiền tệ được chọn là vật ngang giá duy nhất và con người thường dùng vàng, bạc làm vật ngang giá trong trao đổi vì chúng có giá trị cao và có giá trị sử dụng đa dạng 7 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 2 Chức năng của tiền tệ Bản chất của tiền tệ được biểu hiện qua 5 chức năng của nó Chức năng của tiền tệ bao gồm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới, phương tiện thanh toán Mỗi một chức năng của tiền tệ đều có vai trò đối với sự vận hành của thị trường 2.1 Thước đo giá trị Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi giá trị của tiền tệ được sử dụng làm chuẩn để đo lường giá trị của các hàng hóa khác Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ là thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong các hàng hóa Ví dụ: Giả sử 1 con ngựa được đổi lấy 1 lượng vàng tức là tiền vàng thực hiện thước đo giá trị của con ngựa Sở dĩ tiền vàng đo được giá trị bởi vì vàng cũng là hàng hóa, nó cũng có giá trị Hao phí lao động để tạo ra một lượng vàng sẽ bằng với hao phí lao động để nuôi 1 con ngựa Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã làm cho mọi hàng hóa đều có một tiếng nói chung – đó là giá cả Giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền Ở ví dụ trên, giá cả của một con ngựa chính là bằng 1 lượng vàng Giá cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố khác nhau như giá trị của hàng hoá, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung cầu; do đó trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại 2.2 Phương tiện lưu thông Đây được xem là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Khi thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa Làm phương tiện trao đổi, tiền giúp cho việc mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ trở nên dễ dàng hơn khi giảm được chi phí giao dịch trong việc tìm sự trùng lặp về nhu cầu trao đổi thời gian và không gian Ví dụ: Nếu như không có tiền trong nền kinh tế, khi đó nhà tôi có thịt, nhà bạn có gạo, tôi muốn mua thịt nhưng nhà bạn lại không cần gạo của tôi, do vậy sẽ không tìm được sự trùng lặp trong nhu cầu của nhau để trao đổi và thanh toán với nhau Nhưng nếu như có tiền tệ, tôi cần tiền, bạn cũng cần tiền Do vậy việc trao đổi và thanh toán sẽ có tiền làm vật chung mà mọi người đều cần, giúp giảm được sự trùng lặp về nhu cầu trao đổi của nhau, từ đó tiết kiệm được chi phí giao dịch và khuyến khích việc trao đổi và buôn bán Tiền tệ sẽ vận động theo công thức H - T - H (Hàng - Tiền - Hàng) Trong đó H –T là quá trình bán, T – H là quá trình mua Khi hàng chuyển từ tay người bán sang người mua thì tiền cũng sẽ chuyển từ tay người mua sang người bán 2.3 Phương tiện cất trữ 8 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền được rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc mua hàng hóa tiếp theo, lúc này tiền tệ tạm thời ngừng lưu thông để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải Ví dụ: Trao đổi giản đơn như 2 cân gạo đổi lấy 10 cân táo Giả sử người có gạo tạm thời chưa muốn đổi lấy táo nên cất gạo vào trong kho Nhưng việc làm này gặp phải rất nhiều rủi ro bởi hàng hóa cất trữ có thể bị hư hỏng và giá trị thì đương nhiên là không được bảo tồn Khi tiền ra đời, nó đã thực hiện được chức năng cất trữ, người dân có thể cất trữ tiền để khi cần thì đem ra mua hàng Tiền được rút khỏi lưu thông và được cất trữ dưới dạng tiền vàng, tiền giấy, tài khoản tín dụng Cất trữ tiền không chỉ là cất trữ của cải mà nó còn có vai trò dự trữ cho các hoạt động mua bán tiếp theo Tuy nhiên, để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ 2.4 Phương tiện thanh toán Tiền tệ là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua chịu và bán chịu Chức năng phương tiện thanh toán được thể hiện khi tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng … Là phương tiện thanh toán, một mặt nó sẽ có tác dụng tích cực đối với xã hội vì đã tiết kiệm được tiền mặt và các chi phí liên quan đến lưu thông tiền mặt như chi phí in tiền, đúc tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiền, đóng gói tiền, kiểm đếm tiến, giao nhận tiền, thu hồi tiền, thay thế và tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, v.v Mặt khác, tiền tệ khi làm phương tiện thanh toán tiềm ẩn khả năng khủng hoảng nếu một trong các đối tượng của “dây chuyền” lưu thông không có khả năng trả được nợ thì lập tức dây chuyền bị phá vỡ và khả năng khủng hoảng cục bộ có thể xảy ra 2.5 Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hóa được mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì xuất hiện chức năng tiền tệ thế giới, lúc này tiền được dùng để mua bán, thanh toán quốc tế với nhau Thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ làm thước đo giá trị chung; làm phương tiện chi trả chung và làm phương tiện di chuyển tài sản giữa các quốc gia trên toàn thế giới Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế Dĩ nhiên, để thanh toán với vai trò 9 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 là tiền tệ thế giới thì các nước phải có sự thống nhất, chấp thuận đồng tiền của nhau theo 1 tỉ giá hối đoái nhất định Ngoài tiền vàng thì các đồng tiền mạnh như Đô la, Bảng Anh, Euro, sẽ được nhiều quốc gia sử dụng làm đồng tiền chung trong giao dịch Ví dụ: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn Tỷ giá hối đoái dựa vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau Hiện tại 1 usd = 23.000 VNĐ … 10 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 PHẦN KẾT LUẬN Như vậy, thông qua chủ đề mà nhóm chúng em đã trình bày trong bài tiểu luận, chúng em hi vọng có thể truyền tải được những khái niệm cùng thuộc tính liên quan đến hàng hóa, tiền tệ và sản xuất tiền tệ dưới sự tác động của lý luận Marx Lenin về kinh tế chính trị Không thuần túy là những lý thuyết khô khan, đó còn là tiền đề và cơ sở lý luận cho sự vận hành và phát triển của kinh tế 11 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Xuân Lai (2000) Kinh tế học chính trị Mác-Lênin Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2 TS Lê Thị Mận (2010) Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ Nhà xuất bản Lao động Xã hội 3 Nguyễn Văn Hảo; Nguyễn Đình Kháng (2002) Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin: Dùng Cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh Trong các trường đại học, Cao đẳng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 4 Nguyễn Viết Thông (2013) Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 12 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com)