1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của abraham maslow và nêu Ý nghĩa thực tiễn của việc Ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể

16 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc Ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể
Tác giả Nguyễn Hà Vy
Người hướng dẫn Lê Trương Thảo Nguyên, Giảng viên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Bài thi tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 749,22 KB

Nội dung

Hy vọng rằng khi kết thúc việc đọc bài tiểu luận này, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của quản trị học và cách nó có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI THI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ BÀI:

1 Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?

2 Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể?

3 Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần An Tâm Trong tháng tới ông phải thực hiện một chuyến công tác ra nước ngoài 2 tháng Vì thế, ông phải thực hiện việc

uỷ quyền điều hành doanh nghiệp của mình cho cấp dưới Song, ông An rất băn khoăn

là sẽ quyết định giao quyền điều hành doanh nghiệp cho ai Ông Quyết là phó tổng giám đốc, phụ trách tài chính rất tài ba trong công việc liên quan tới tài chính, nhưng

là người ngại va chạm Bà Lan là giám đốc nhân sự, có nhiều kinh nghiệm trong quan

hệ với nhân viên, nhưng ít kinh nghiệm trong công việc Marketing và tài chính; anh Hùng là giám đốc bộ phận Marketing, đã từng là trợ lý cho ông An Anh rất năng nổ, tháo vát trong công việc nhưng nóng tính, hay đốp chát nên dễ gây hiểu lầm cho mọi người Em hãy dùng kiến thức về chức năng tổ chức của quản trị học để tư vấn giúp ông An giải quyết tình huống này.

Giảng viên : Lê Trương Thảo Nguyên

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hà Vy

Mã số sinh viên : 31221025647

Mã lớp học phần : 23C1MAN50200128

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Trương Thảo Nguyên – Giảng viên môn Quản trị học đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong cả quá trình từ khi bắt đầu đến kết thúc học phần môn học Nhờ vào những chia sẻ bổ ích và tấm lòng không quản ngại của cô, em đã có thêm niềm yêu thích với môn học này và có động lực để hoàn thành hết khả năng bài tiểu luận của mình

Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới tất cả các thầy cô Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - những người đã có công trong việc giúp em xây dựng nền tảng kiến thức Ngoài ra, gia đình, bạn bè là những người em không thể không nhắc đến, đây là chỗ dựa tinh thần, hậu phương vững chắc khiến em vững vàng hơn trong quá tình thực hiện bài tiểu luận Nhưng sau cùng, em nhận ra được rằng, với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, bài tiểu luận sẽ khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong cô thông cảm và góp

ý để em ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN TRỊ 2

1 Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị 2

1.1 Các chức năng của quản trị 2

1.1.1 Hoạch định 2

1.1.2 Tổ chức 2

1.1.3 Lãnh đạo 2

1.1.4 Kiểm soát 2

1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị 2

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN THUYẾT THANG BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW 4

2 Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa 4

thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể? 4

2.1 Hệ thống thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow 4

2.1.1 Bậc 1 Các nhu cầu sinh lý: 4

2.1.2 Bậc 2 Các nhu cầu an toàn: 5

2.1.3 Bậc 3 Các nhu cầu xã hội hay nhu cầu thuộc về nhóm: 5

2.1.4 Bậc 4 Các nhu cầu được tôn trọng: 5

2.1.5 Bậc 5 Các nhu cầu tự thể hiện: 5

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể: 6

CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 8

3 Tình huống 8

KẾT LUẬN 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Quản trị học- mảng nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh, không chỉ là một khía cạnh quan trọng mà còn là bản nguyên tắc điều hành quyết định sự thành bại của mọi tổ chức Quản trị học là nền tảng vững chắc giúp hiểu rõ sự tương tác giữa con người, tài nguyên, quy trình, và môi trường kinh doanh, cung cấp kiến thức và công cụ để đối mặt với những thách thức phức tạp của thế giới kinh doanh hiện đại

Trong bối cảnh thế giới không ngừng đổi thay từng ngày, đồng nghĩa với việc sẽ có sự biến đổi toàn diện, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn khắp mọi nơi trên thế giới Các nhà quản trị ngày nay đang phải đối mặt với những sự thay đổi lớn và sâu rộng về xã hội, công nghệ và kinh tế Chính vì vậy mà quản trị học trở thành một lĩnh vực đầy triển vọng mang tính thách thức chúng ta

Và bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào 3 vấn đề sau: Thứ nhất là các chức năng trong quản trị

và mối liên hệ giữa chúng Thứ hai, ta sẽ được tìm hiểu về thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow, thông qua đó tìm ra được ý nghĩa thực tiễn trong việc áp dụng vào kinh doanh Cuối cùng chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết bài tập tình huống mà ở đó nó cho ta biết được sâu hơn về chức năng tổ chức trong quản trị và cả khía cạnh ủy quyền thuộc về hoạt động tổ chức Hy vọng rằng khi kết thúc việc đọc bài tiểu luận này, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của quản trị học và cách nó có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN TRỊ

1 Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị

1.1 Các chức năng của quản trị

1.1.1 Hoạch định

Hoạch định là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng cơ bản trong số bốn chức năng của quản trị Ở đây đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu thực hiện trong tương lai của

tổ chức , quyết định các công việc và sử dụng những nguồn lực cần thiết để đạt các mục tiêu này Nói cách khác, hoạch định thể hiện việc tổ chức muốn đi đến đâu trong tương lai và làm thế nào để đi đến đó

1.1.2 Tổ chức

Tổ chức bao hàm việc phân công các công việc, hợp nhóm các công việc vào một

bộ phận, ủy quyền và phân bổ các nguồn lực trong toàn tổ chức Hay dễ hiểu hơn, tổ chức gồm việc xác định những nhiệm vụ phải làm, ai sẽ thực hiện những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ đó được tập hợp như thế nào, ai báo cáo cho ai và những quyết định được làm ra tại đây

1.1.3 Lãnh đạo

Lãnh đạo thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được các mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo bao hàm việc tạo ra những giá trị và văn hóa được chia sẻ, truyền thông các mục tiêu đến mọi người trong toàn bộ tổ chức nhân viên với mong muốn

họ sẽ thực hiện công việc với kết quả cao hơn

1.1.4 Kiểm soát

Kiểm soát- chức năng thứ tư của quản trị, bao hàm việc giám sát hoạt động của

nhân viên, xác định tổ chức có đi đúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu hay không

và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết Một xu hướng trong những năm gần đây là các công ty ngày càng ít nhấn mạnh dạng kiểm soát từ trên xuống và nhấn mạnh nhiều hơn đến việc đào tạo nhân viên để họ có thể tự giám sát và thực hiện hoạt động điều chỉnh Khâu kiểm soát là không thể bỏ qua, bởi chúng ta không thể tin tưởng hoàn toàn vào ý thức con người được, việc nhân viên tự ý thức làm việc sửa chữa là vô cùng khó khăn Vậy nên trách nhiệm cuối cùng của việc kiểm soát vẫn thuộc về nhà quản trị

1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị

Bàn về các chức năng trong quản trị, đầu tiên phải nhắc lại 4 chức năng cơ bản cũng như

quan trọng nhất lần lượt là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Việc của nhà quản trị

Trang 6

Hoạch định

Kết quả:

Sản phẩm Dịch vụ Hiệu suất Hiệu quả

Nguồn lực:

Con người

Vật tư

Công nghệ

Thông tin

Kiểm soát

Lãnh đạo

bây giờ là thực hiện các chức năng này theo một quy trình nhất định để đảm bảo hiệu suất

và thành công của tổ chức Bởi ta có thể thấy được rằng, mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị được xây dựng dựa trên sự tương tác và phụ thuộc chặt chẽ với nhau tạo thành mối quan hệ mật thiết tựa như một bộ khung trong quy trình thực hiện quản trị, mà quan trọng hơn hết là không thể tách rời hay bỏ đi bất kì một bộ phận nào Ta có thể hình dung thông qua hình vẽ mô tả quy trình quản trị dưới đây

HÌNH 1.QUY TRÌNH QUẢN TRỊ

thấy quy trình quản trị được thực hiện một cách logic,

định Bất kì một chức năng nào cũng có sự liên kết với ba chức năng kia và ngược lại Sẽ hoàn toàn sai lệch khi ta không tuân theo quy trình quản trị, chức năng nào nên thực hiện trước, chức năng nào thực hiện sau và phải thực hiện như thế nào Vì vậy mới nói mối quan

hệ giữa các chức năng trong quản trị là vô cùng mật thiết và liên kết chặt chẽ Để giải thích mối quan hệ này, ta cùng xem xét các chức năng quản trị một lần nữa và cách chúng tương tác với nhau Cụ thể:

 Hoạch định sẽ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quản trị Việc một kế hoạch thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào bước đầu tiên này Hoạch định rõ ràng, đầy

đủ, chuẩn bị nhiều phương án dự phòng, góp phần cho các bước về sau trở nên trơn tru, nhanh chóng Mối quan hệ giữa lập kế hoạch và các chức năng khác là mở đầu cho toàn bộ quá trình quản trị Hoạch định cung cấp hướng dẫn cho tổ chức, tổ chức công việc và cung cấp mục tiêu cho việc đánh giá sau này thông qua kiểm tra

 Sau khi hoạch định được thiết lập xong, tổ chức sẽ là bước tiếp theo, hoạt động này đảm bảo rằng tài nguyên và nhân lực cần thiết sẵn sàng thực hiện kế hoạch Thử hỏi tại sao

không phải chức năng nào khác đi theo sau hoạch định mà nhất quyết phải là tổ chức, bởi tổ chức liên quan đến việc sắp xếp tài nguyên và nhân lực cần thiết sẵn sàng thực

Tổ chức

Trang 7

hiện kế hoạch Sau đó thì chức năng tổ chức sẽ phản ánh lên cách thức mà tổ chức nỗ lực để hoàn thành hoạch định

 Nối tiếp hai chức năng trên chính là lãnh đạo Đây được coi là chức năng tập trung vào việc tạo động lực, lãnh đạo nhóm và hướng dẫn nhân viên để thực hiện công việc tiếp theo sau chức năng hoạch định và tổ chức bằng những cách thức khác nhau như động viên, thấu hiểu, tin tưởng, sẻ chia, Đây như một cách gián tiếp để hoàn thành công việc, người lãnh đạo đôn đốc, động viên cấp dưới nhanh chóng hoàn thành việc được giao, từng bước thực hiện các mục tiêu được đề ra Lãnh đạo là động lực, là phần quan trọng của việc đảm bảo rằng nhân viên thực hiện công việc theo tiến trình một cách chính xác, có hiệu quả và mang đến động lực để làm việc

 Kiểm soát – chức năng thứ tư và cũng là chức năng cuối cùng trong quản trị, có thể coi đây là cú chốt sổ của ba chức năng trước, từ đó đưa ra kết quả cuối cùng Sau khi công việc đã được thực hiện, kiểm soát đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra theo kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều chỉnh nếu cần Nó liên quan đến theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả và xác định sai lầm để đảm bảo rằng tổ chức hoạt động hiệu quả Kết quả của kiểm tra có thể dẫn đến việc điều chỉnh hoặc sửa đổi kế hoạch và tổ chức

=> Tóm lại, mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị là một quá trình liên tục và

tương tác, phụ thuộc chặt chẽ với nhau Hoạch định thiết lập nền tảng , tổ chức phân bổ và xác định nhiệm vụ từng cá nhân, lãnh đạo yêu cầu động lực, điều khiển phối hợp và cuối cùng kiểm soát sẽ đánh giá, cung cấp thông tin để điều chỉnh và cải thiện kịp thời kế hoạch trong tương lai Các chức năng này không thể nào tồn tại độc lập mà phải liên kết tạo thành một chu trình quản trị hoàn chỉnh

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN THUYẾT THANG BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW

2 Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể?

2.1 Hệ thống thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow

2.1.1 Bậc 1 Các nhu cầu sinh lý:

Bậc thấp nhất của thang bậc Maslow là nhu cầu sinh lý Đây là những nhu cầu vật chất cơ bản nhất để duy trì cuộc sống của con người bao gồm thực phẩm, nước, và oxy cụ thể là thức ăn, nước uống, nhà ở, ngủ nghỉ, Trong bối cảnh của tổ chức, chúng biểu hiện là nhu cầu về năng lượng sưởi ấm trong mùa đông, không khí, và mức lương cơ bản để đảm bảo tồn tại sống còn của cá nhân Hơn nữa, nhu cầu sinh lý đại diện cho cơ bản trong cuộc sống,

Trang 8

là xuất phát điểm của thang bậc nhu cầu của Maslow, ông quan niệm rằng khi những nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người

2.1.2 Bậc 2 Các nhu cầu an toàn:

Nhu cầu an toàn là bậc thứ hai trong thang bậc nhu cầu của Đây là nhu cầu mà con người cần được đáp ứng một khi đã đảm bảo nhu cầu sinh lý cơ bản nhất Những nhu cầu này bao gồm sự an toàn, sự đảm bảo về vật chất, và môi trường cảm xúc, không bị đe dọa – đó là không bị áp đặt bởi bạo lực và trong xã hội có tính trật tự Tại nơi làm việc, các nhu cầu an toàn biểu hiện dưới các hình thức an toàn như lao động, các phúc lợi bổ sung, và tính chắc chắn của công việc

2.1.3 Bậc 3 Các nhu cầu xã hội hay nhu cầu thuộc về nhóm:

Theo tháp nhu cầu Maslow, một khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được đáp ứng, con

người sẽ tập trung vào việc kiếm tìm niềm vui trong cuộc sống Bậc thứ 3 này là những nhu

cầu thể hiện khát vọng được chấp nhận bởi những người đồng nghiệp, có được tình cảm bằng hữu, trở thành một phần của nhóm, và được yêu thương Trong tổ chức, những nhu cầu này tác động đến mong muốn có được mối quan hệ tốt với cộng sự, tham gia vào nhóm làm việc, và có mối quan hệ tốt đẹp với nhà quản trị cấp trên trực tiếp

2.1.4 Bậc 4 Các nhu cầu được tôn trọng:

Bậc tiếp theo là nhu cầu được tôn trọng Đây là một trong những nhu cầu thuộc nhu cầu bậc

cao Những nhu cầu này liên quan đến mong muốn có được một hình ảnh bản thân tốt đẹp

và nhận được sự chú ý, công nhận, và đánh giá cao từ người khác Trong phạm vi tổ chức, nhu cầu được tôn trọng biểu hiện dưới dạng được công nhận, sự gia tăng trách nhiệm, địa vị cao, và có uy tín từ đóng góp cho tổ chức Để đạt được nhu cầu này, ta cần xem xét cách bản thân tương tác với người khác, đánh giá và tôn trọng quyền tự do và sự đa dạng, thúc đẩy môi trường xã hội tích cực

2.1.5 Bậc 5 Các nhu cầu tự thể hiện:

Nằm ở bậc cao nhất trong thang bậc nhu cầu, vì vậy nhu cầu tự thể hiện đại diện cho mức

độ cao nhất trong việc đáp ứng nhu cầu con người, bao hàm nhu cầu tự hoàn thiện Những nhu cầu này liên quan đến việc phát huy các tiềm năng, phát triển năng lực, và trở thành một con người tốt hơn Nhu cầu tự thể hiện được đáp ứng bởi tổ chức thông qua việc tạo những

cơ hội phát triển, trở nên sáng tạo, và được đào tạo để đáp ứng những nhiệm vụ đầy thách thức và có sự thăng tiến đồng thời cũng liên quan đến việc tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu

Trang 9

trong cuộc sống, nói lên việc con người luôn muốn tìm cái đích lớn hơn, mục tiêu đáng theo đuổi, thách thức đạt đến tiềm năng tối ưu của bản thân

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể:

Có thể khẳng định rằng, thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và có ý nghĩa thực tiễn to lớn vào việc ứng dụng trong một doanh nghiệp:

- Đáp ứng nhu cầu của nhân viên: Thông qua thuyết thang bậc nhu cầu, các doanh

nghiệp đã hiểu được nhu cầu của nhân viên ở từng bậc thang, từ đó có thể tạo ra môi trường làm việc tốt hơn Chẳng hạn, đảm bảo mức lương cơ bản và bảo hiểm tốt cho nhân viên sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu sinh lý và an toàn Cung cấp cơ hội thăng tiến và

đạo tạo sẽ giúp thảo mãn nhu cầu xã hội và được tôn trọng => Nâng cao tinh thần

làm việc và sự hài lòng của nhân viên

- Tạo động lực và cam kết: Vật chất quyết định ý thức, tương tự như thế, khi doanh

nghiệp hiểu va thỏa mãn được nhu cầu của nhân viên ở các bậc thang, họ liền thấy bản thân cần phải có trách nhiệm hơn với công ty, có sự cam kết và động lực cao trong công việc khi đó, họ có khả năng tập trung cao hơn vì công việc giờ đây có ít

muộn phiền thuộc về nhu cầu cơ bản => nâng cao hiệu suất lao động và ý tưởng

sang tạo

- Quản lý hiệu quả: Lý thuyết Maslow giúp người quản lý hiểu rõ nguồn gốc của các

vấn đề trong tổ chức Nếu một nhân viên mà nhu cầu an toàn không được đáp ứng, điều này hoàn toàn dẫn đến sự thiếu ổn định, gây ra lo ngại và có thể khiến tinh thần nhân viên ấy trở nên bất ổn Ngược lại, khi được đáp ứng gần như đầy đủ tất cả như

cầu trong thang bậc, họ có khả năng ít tìm kiếm công việc khác => Giảm nguy cơ

mất nhân lực và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cần thiết để tuyển dụng và đào tạo

nhân lực mới

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng, tập trung cải thiện quản lý: Khi doanh

nghiệp đảm bảo được đầy đủ nhu cầu cho nhân viên của mình, họ sẽ yên tâm ổn định tại đây, doanh nghiệp có thể yên tâm và thay vì tốn thời gian đào tạo người mới, doanh nghiệp sẽ tập trung đào tạo chuyên sâu cho người cũ Quản lý có thể giúp nhân viên tận dụng tối đa tiềm năng và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp

- Xây dựng văn hóa tổ chức tích cực, gây ấn tượng tích cực với khách hàng vàcộng đồng: Lý thuyết thang bậc nhu cầu thúc đẩy doanh nghiệp tôn trọng, quan

Trang 10

tâm và hỗ trợ nhân viên, tạo điều kiện cho sự tương tác tích cực với khách hàng => tạo ấn tượng tốt đối với cộng đồng và khách hàng, gây dựng thương hiệu, danh tiếng tốt nhằm thu hút và duy trì khách hàng trung thành

- Giúp quản lý tài nguyên hiệu quả hơn: Bằng việc ưu tiên và quản lý tốt nhu cầu

của nhân viên, donah nghiệp có thể phân bổ tài nguyên( thời gian, tiền bạc, nguồn lực, ) một cách hiệu quả hơn vào các hoạt động quan trọng và có giá trị cao nhất

Để hiểu rõ hơn về những phân tích trên, ta hãy đến với ví dụ thực tế, cụ thể như sau:

Em là sinh viên năm 2 của ĐH UEH, để có thêm thu nhập chi trả cho các chi phí đắt

đỏ ở đây, em đã thử đi làm thêm tại một quán cà phê Quán đã áp dụng thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow như sau:

+ Mọi nhân viên nếu đi làm đủ số giờ quy đinh sẽ được hưởng mức lương cơ bản,với

số lương này em đã thoải mái hơn trong chi tiêu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh lý của bản thân

+ Trong khoảng thời gian đến xin việc, em lo sợ mình sẽ vào trúng nơi đa cấp, sợ quán cà phê có những thành phần bất ổn, Nhưng quán không cho tụ tập đánh bài, hút chích, không bán thuốc lá, và quan trọng hơn là sau khi một lần bị quấy rối, quản lý liền đứng ra bảo vệ, xử lý kẻ xấu kia, từ đó bản thân em thấy vô cùng an tâm khi làm việc tại đây

+ Mỗi năm quán sẽ tổ chức liên hoan giúp nhân viên thê gắn bó với nhau.Chính vì vậy em tìm ra người đồng nghiệp thân thiết, đôi bên hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, không những vậy chủ và nhân viên sẽ hiểu nhau, thành ra sẽ cảm thông cho nhau hơn

+ Chủ quán rất tôn trọng nhân viên, luôn lắng nghe chia sẻ của nhân viên, thông cảm

và hiểu cho hoàn cảnh từng người.Cứ ba tháng sẽ được tăng mức lương, ngoài ra còn

có thưởng tăng ca, thưởng ngày lễ Tết,

=> Thông qua đó, có thể thấy quán áp dụng Thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow thông qua việc đáp ứng đầy đủ lần lượt các nhu cầu của nhân viên, làm mọi người rất hài lòng, chứng tỏ Thuyết thang bậc nhu cầu này có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc áp dụng vào donah nghiệp Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đảm bảo sự thành công bền vững

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w