1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhằm phân tích cụ thể về tổ chức quốc tế hiệp hội các quốc gia đông nam á asean và đánh giá quá trình hòa nhập và phát triển của việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ 4

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

I BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CỦA SỰ THÀNH LẬP ASEAN 5

1 Giới thiệu sơ lược về ASEAN 5

2 Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN 5

II MỤC TIÊU VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ASEAN 6

1 Cơ cấu tổ chức của ASEAN 6

2 Mục tiêu 10

III KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (ASEAN FREE TRADE AFTA) VÀ CÁC KHUÔN KHỔ HỢP TÁC TRONG TIỂU VÙNG MÊ CÔNG 11

AREA-1 Mậu dịch tự do là gì? 11

2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 11

IV CÁC DIỄN ĐÀN CỦA ASEAN VÀ CÁC DIỄN ĐÀN CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN 12

1 Một số diễn đàn của ASEAN 12

2 Một số diễn đàn của Việt Nam trong ASEAN 12

3 Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 13

4 Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM) 15

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại hội nhập và phát triển như hiện nay, các quốc gia luôn khôngngừng đẩy mạnh việc hợp tác và cùng nhau phát triển, hướng đến những mục tiêu và lợiích chung Trong số đó, khu vực Đông Nam Á đã và đang nắm bắt cơ hội này Các vịlãnh đạo của những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đã cùng nhau thỏa thuận để tạodựng một tổ chức mang tầm hướng quốc tế, có tên gọi là Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian nations, viết tắt là ASEAN)

Cho đến hiện tại, ASEAN đang nắm giữ một vị trí quan trọng có ảnh hưởng sâusắc trên diễn đàn quốc tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được xem là một cầu nốiđể gắn kết mối quan hệ, cũng như là một bàn đạp để thúc đẩy tình hữu nghị giữa cácnước trực thuộc khu vực Đông Nam Á Nhờ đó, Đông Nam Á cũng dần khẳng định vị thếcủa mình trên thị trường quốc tế

Nhằm mục đích phân tích cụ thể về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)và liên hệ đến những hoạt động tích cực và năng nổ của Việt Nam trong các diễn đàn trựcthuộc tổ chức này, chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Tổ chức quốc tế:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian nations ASEAN)”.Bằng những kiến thức đã học và những thông tin mà chúng em đã nỗ lực tìm tòi, phântích và tổng hợp trong suốt thời gian qua, mong thầy/cô hãy thông cảm và bỏ qua nếu gìthiếu sót trong quá trình thực hiện Chúng em xin cảm ơn!

Nhóm 7

Trang 3

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦUI ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá trên thế giới, Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN) mang ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn Liên minh Châu Âu (EU)đã chứng tỏ được sức mạnh chính trị và sức mạnh kinh tế trên diễn đàn quốc tế Songsong với EU, vai trò của Đông Nam Á cũng ngày càng được củng cố trong hệ thốngchính trị - kinh tế thế giới Do đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có một ý nghĩamang tính chất chiến lược, là cầu nối thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các quốc gia trongkhu vực Đông Nam Á

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhằm phân tích cụ thể về Tổ chức quốc tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)và đánh giá quá trình hòa nhập và phát triển của Việt Nam trong tổ chức quốc tế này nóichung và các diễn đàn trực thuộc ASEAN nói riêng

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Theo mốc thời gian từ khi thành lập cho đến nay.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng các phương pháp biện chứng lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợpthông tin thu thập được

Trang 4

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUI BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CỦA SỰ THÀNH LẬP ASEAN1 Giới thiệu sơ lược về ASEAN

ASEAN là viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of SoutheastAsian Nations) Tổ chức này được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok,Thái Lan, bởi năm quốc gia là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.Mục tiêu chính của ASEAN là tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóagiữa các nước thành viên, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển trong khu vực ĐôngNam Á.

Các nước thành viên ASEAN sau này đã mở rộng và hiện tại có tổng cộng 10 thành viên,bao gồm Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines,Singapore và Việt Nam.

ASEAN hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệpvào các công việc nội bộ của các thành viên, và quyết định theo nguyên tắc đồng thuận.Tổ chức này đã đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng mối quan hệ hòa bình vàhợp tác trong khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

ASEAN đã phát triển nhiều cơ chế hợp tác, bao gồm Hiệp định Hợp tác kinh tế ASEAN(AFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), và Hiệp định Đốitác Kinh tế chiến lược ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vàphát triển bền vững trong khu vực.

Ngoài ra, ASEAN còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề anninh, như an ninh biển, đối thoại chính trị, và giải quyết hòa bình các tranh chấp khu vực.Tổ chức này đóng góp vào việc duy trì ổn định và phát triển bền vững trong khu vựcĐông Nam Á và trên thế giới.

2 Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trongcùng phát triển Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng tỏ rõ không tránh khỏithất bại cuối cùng Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á,nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực đượcký kết:

- Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysiavà Philippines ra đời Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan,Philippines và Malaysia - được thành lập.

- Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt làMAPHILINDO, được thành lập

Trang 5

Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bấtđồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền ASA, MAPHILINDO không thànhcông, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngàycàng lớn Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủnghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinhtế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chungTrung Mỹ (CACM) Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hìnhthành ASEAN Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hìnhthành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cườnghợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại BăngCốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên: Indonesia, Phillipines, Thái Lan, Malaysia,Singapore Với mong muốn mở rộng thêm thành viên, ASEAN đã kết nạp Brunei vàongày 7/1/1984 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995.Tiếp đến, ASEAN đã lần lượt kết nạp Lào và Myanmar vào ngày 23/7/1997 vàCampuchia vào ngày 30/4/1999, hiện thực hóa ý tưởng quy tụ đủ 10 nước Đông Nam Ádưới “mái nhà chung ASEAN”.

II MỤC TIÊU VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ASEAN1 Cơ cấu tổ chức của ASEAN

Theo hiến chương ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), cơ cấu tổ chức củaASEAN bao gồm các cơ quan sau: Cấp cao ASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN(ACC), Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN(CPR), Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN, Ban thư ký ASEAN Quốc gia Mỗicơ quan đều đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và xây dựng tổ chức ASEAN.Mỗi bộ phận nêu trên chứa các quy định về, nguyên tắc, nhiệm vụ mà mỗi cơ quan phảithực hiện cũng như nêu lên các các chức vụ đứng đầu của mỗi cơ quan.

a) Cấp cao ASEAN - ASEAN Summit

Theo điều 7 Hiến chương, Cấp cao ASEAN là cơ quan hoạch định chính sách tối cao củaASEAN, bao gồm những Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các quốc gia thànhviên Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức mỗi năm 2 lần Cấp cao ASEAN còn cónhững nhiệm vụ, quyền hành và quyền lợi khác, bao gồm: Xem xét, đưa ra các chỉ đạo vềchính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêucủa ASEAN, các vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích của các Quốc gia thành viên vàtất cả các vấn đề do Hội đồng Điều phối ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN vàcác Cơ quan cấp Bộ trưởng chuyên ngành đệ trình lên; Chỉ đạo các Bộ trưởng liên quanthuộc từng Hội đồng tiến hành các hội nghị liên Bộ trưởng đặc biệt, và giải quyết các vấnđề quan trọng của ASEAN có liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng Các quy định về

Trang 6

thủ tục tiến hành các hội nghị này sẽ do Hội đồng Điều phối ASEAN thông qua; Tiếnhành những biện pháp thích hợp để xử lý các tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN;Quyết định các vấn đề liên quan được trình lên Cấp cao theo Chương VII và ChươngVIII; Cho phép thành lập và giải tán các Cơ quan cấp Bộ trưởng chuyên ngành và các thểchế khác của ASEAN; Bổ nhiệm Tổng Thư ký ASEAN, với hàm và quy chế Bộ trưởng,và Tổng thư ký ASEAN sẽ phục vụ với sự tin tưởng và hài lòng của những Người đứngđầu Nhà nước hoặc Chính phủ, dựa trên khuyến nghị của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN.

b) Hội đồng Điều phối ASEAN - ASEAN Coordinating Council (ACC)

Theo điều 8 Hiến chương, Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) gồm các Bộ trưởng Ngoạigiao ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động hợp tácASEAN nói chung và chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao Hội đồng Điều phối ASEANthực hiện các nhiệm vụ: Chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN; Điều phối việcthực hiện các thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN; Phối hợp với các Hội đồngCộng đồng ASEAN nhằm tăng cường sự nhất quán về chính sách, hiệu quả và hợp tácgiữa các cơ quan này; Phối hợp các báo cáo của các Hội đồng Cộng đồng ASEAN đểtrình lên Cấp cao ASEAN; Xem xét báo cáo hàng năm của Tổng thư ký về các hoạt độngcủa ASEAN; Xem xét báo cáo của Tổng thư ký ASEAN về chức năng và hoạt động củaBan thư ký ASEAN và các cơ quan liên quan khác; Thông qua việc bổ nhiệm và miễnnhiệm các Phó Tổng thư ký ASEAN theo khuyến nghị của Tổng thư ký; Thực hiện cácnhiệm vụ khác được nêu trong Hiến chương này, hoặc các chức năng khác do Cấp caoASEAN trao cho; Hội đồng Điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quanhỗ trợ

c) Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN - ASEAN Community Councils

Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng Chính trị - An ninh ASEAN(APSCC), Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) và Hội đồng Cộng đồng Vănhóa – Xã hội ASEAN (ASCCC) Các quốc gia thành viên sẽ cử đại diện quốc gia họp ítnhất 2 lần một năm, do Bộ trưởng có liên quan của quốc gia đang giữ cương vị Chủ tịchASEAN chủ trì, có nhiệm vụ theo dõi và điều phối hợp tác ASEAN trên từng trụ cộtCộng đồng mình phụ trách

Trực thuộc mỗi hội đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng trực thuộc như:Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh gồm 6 cơ quan; Hội đồng cộng đồng kinh tể gồm14 cơ quan; Hội đồng cộng đồng văn hoá-xã hội gồm 17 cơ quan.

Để thực hiện các mục tiêu của từng trụ cột trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, mỗiHội đồng Cộng đồng ASEAN sẽ: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quancủa Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đềcó liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác; Đệ trình các báo cáo và khuyến nghị về

Trang 7

những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm lên Cấp cao ASEAN; Mỗi Hội đồng Cộng đồngASEAN sẽ họp ít nhất hai lần một năm và sẽ do Bộ trưởng có liên quan của Quốc giathành viên đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì; Mỗi Hội đồng Cộng đồngASEAN sẽ được các quan chức cao cấp có liên quan hỗ trợ.

Ví dụ: Hội nghị Hội đồng kinh tế ASEAN lần thứ 22:

Ngày 07 tháng 5 năm 2023, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 22 đãdiễn ra tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a, dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Điều phối Kinh tế In-đô-nê-xi-a (Ngài E-lang-ga Ha-ta-tô) và sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nướcASEAN (Ti-mo Lét-xte) (tham dự với tư cách quan sát viên) và Tổng Thư ký ASEAN.Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và Vănphòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế do Thứ trưởng Bộ CôngThương Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu.

d) Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN

Các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Hoạt động theo chức năng, quyềnhạn đã được xác định; Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trongphạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách củamình để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN và Đệ trình các báo cáo vàkhuyến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan; Mỗi Cơ quan chuyên ngành cấp Bộtrưởng ASEAN, trong phạm vi chức trách của mình, có thể giao cho các quan chức caocấp và các cơ quan trực thuộc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như nêu trong Phụ lục1 Phụ lục này có thể được Tổng thư ký ASEAN cập nhật theo khuyến nghị của Ủy bancác Đại diện Thường trực mà không phải viện dẫn Điều khoản sửa đổi trong Hiến chươngnày

e) Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN (CPR)

Các Quốc gia thành viên ASEAN sẽ bổ nhiệm một Đại diện thường trực có hàm Đại sứbên cạnh ASEAN đặt tại Gia-các-ta

Các Đại diện thường trực tạo thành Ủy ban các Đại diện Thường trực, sẽ: Hỗ trợ côngviệc của các Hội đồng Cộng đồng ASEAN và các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởngASEAN; Phối hợp với Ban thư ký ASEAN Quốc gia và các Cơ quan chuyên ngành cấpBộ trưởng khác của ASEAN; Liên hệ với Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN vềtất cả các vấn đề liên quan đến công việc của mình; Hỗ trợ hợp tác giữa ASEAN với cácđối tác bên ngoài; Thực thi các nhiệm vụ khác do Hội đồng Điều phối ASEAN quyếtđịnh.

f) Tổng thư ký ASEAN và ban thư ký ASEAN

So với các thời kỷ trước thì đây là cơ quan được cải tổ rất mạnh mẽ, được đánh giá làgiúp tổ chức tăng cường hoạt động hiệu quả và thiết thực cho Hiệp hội.

Trang 8

Tổng thư ký ASEAN sẽ được Cấp cao ASEAN bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, không gia

hạn, được lựa chọn trong số các công dân các Quốc gia thành viên ASEAN, luân phiêntheo thứ tự tên nước bằng chữ cái tiếng Anh, có tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinhnghiệm chuyên môn và bình đẳng giới

Tổng thư ký ASEAN sẽ: Thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình theo các quyđịnh trong Hiến chương và các văn kiện, nghị định thư liên quan, và các tập quán đã cócủa ASEAN; Tạo điều kiện thuận lợi và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏa thuận vàquyết định của ASEAN, và đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lênCấp cao ASEAN; Tham gia vào các cuộc họp Cấp cao ASEAN, các Hội đồng Cộng đồngASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN, và các Cơ quan chuyên ngành ASEAN cấp Bộtrưởng và các cuộc họp liên quan khác của ASEAN; Thể hiện quan điểm của ASEAN vàtham gia vào các cuộc họp với các đối tác bên ngoài phù hợp với các đường lối chínhsách đã được thông qua và quyền hạn của Tổng thư ký; Khuyến nghị lên Hội đồng Điềuphối ASEAN để phê duyệt việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các Phó Tổng thư ký

Tổng thư ký cũng sẽ là Quan chức Hành chính cao cấp nhất của ASEAN Tổng thư ký sẽ

được bốn Phó Tổng thư ký với hàm và quy chế cấp Thứ trưởng giúp việc Các Phó Tổngthư ký sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư ký trong việc thực thi chức trách của mình

Bốn Phó Tổng thư ký sẽ không cùng quốc tịch với Tổng thư ký và đến từ bốn Quốc gia

thành viên ASEAN khác nhau

Bốn Phó Tổng thư ký sẽ bao gồm: (1) Hai Phó tổng thư ký có nhiệm kỳ 3 năm, không giahạn, và được lựa chọn trong số các công dân của các Quốc gia thành viên ASEAN trên

cơ sở luân phiên theo vần chữ cái tiếng Anh, có tính đến sự liêm khiết, phẩm chất, năng

lực, kinh nghiệm, và bình đẳng giới; (2) Hai Phó tổng thư ký có nhiệm kỳ 3 năm, có thểgia hạn nhiệm kỳ thêm 3 năm nữa Hai phó Tổng thư ký này sẽ được tuyển chọn công

khai dựa trên năng lực;

Ban thư ký ASEAN sẽ bao gồm Tổng thư ký và các nhân viên khác tùy theo yêu cầu đặt

ra

Tổng thư ký và các nhân viên sẽ: Giữ vững các chuẩn mực cao nhất về sự liêm khiết,hiệu quả và năng lực trong khi thi hành nhiệm vụ; Không tìm kiếm hoặc nhận chỉ đạo từbất kỳ chính phủ hoặc đối tượng nào ngoài ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hànhđộng nào có thể ảnh hưởng đến vị thế quan chức Ban thư ký ASEAN của mình và chỉchịu trách nhiệm trước ASEAN

Các Quốc gia thành viên ASEAN cam kết tôn trọng tính chất đặc thù của các trách nhiệmcủa Tổng thư ký và các nhân viên Ban thư ký, và không tìm cách gây ảnh hưởng đến họtrong quá trình họ thực thi nhiệm vụ

g) Ban thư ký ASEAN quốc gia

Trang 9

Mỗi Quốc gia thành viên ASEAN sẽ lập một Ban thư ký ASEAN Quốc gia với nhiệm vụ:Đóng vai trò là đầu mối quốc gia; Là nơi lưu trữ thông tin về tất cả các vấn đề liên quanđến ASEAN ở cấp độ quốc gia; Điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ởcấp độ quốc gia; Điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị của quốc gia cho các cuộc họpASEAN; Thúc đẩy xây dựng bản sắc và nâng cao nhận thức về ASEAN ở cấp độ quốc

gia; Đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.h) Cơ quan nhân quyền

Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệnhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ lập một cơ quan nhân quyền ASEAN.Cơ quan nhân quyền ASEAN này sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởngNgoại giao ASEAN quyết định

i) Quỹ ASEAN

Quỹ ASEAN sẽ hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác với các cơ quan liên quan củaASEAN để phục vụ xây dựng cộng đồng ASEAN thông qua việc nâng cao nhận thức vềbản sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người dân, và sự hợp tác chặt chẽtrong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và các nhóm đối tượng kháctrong ASEAN Quỹ ASEAN sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư ký ASEAN, và Tổngthư ký ASEAN sẽ trình báo cáo về Quỹ lên Cấp cao ASEAN thông qua Hội đồng điềuphối ASEAN.

2 Mục tiêu

Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướngtới hòa bình trong khu vực; Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnhhợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; Duy trì Đông Nam Á là một khuvực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; Đảm bảo rằngnhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nóichung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp; Xây dựng một thị trường vàcơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinhtế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa,dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyênmôn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn cácdòng vốn; Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợptác và giúp đỡ lẫn nhau; Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúcđẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng cácquyền và trách nhiệm của các Quốc gia thành viên ASEAN; Đối phó hữu hiệu với tất cảcác mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phùhợp với nguyên tắc an ninh toàn diện; Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môitrường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn

Trang 10

hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực; Phát triển nguồn nhân lực thôngqua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học vàcông nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồngASEAN; Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điềukiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằngxã hội; Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trườngan toàn, an ninh và không có ma túy; Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhândân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liênkết và xây dựng cộng đồng ASEAN; Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng caohơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực; Duy trì vai trò trungtâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với cácđối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

III KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (ASEAN FREE TRADE AFTA) VÀ CÁC KHUÔN KHỔ HỢP TÁC TRONG TIỂU VÙNG MÊ CÔNG.1 Mậu dịch tự do là gì?

AREA-Mậu dịch tự do (Free Trade Area) là khu vực mà các quốc gia thành viên cam kết giảmhoặc loại bỏ các rào cản thương mại như thuế quan, hạn chế nhập khẩu để tạo điều kiệncho việc thương mại tự do giữa các quốc gia Khuôn khổ hợp tác (Framework ofCooperation) là cơ sở pháp lý hoặc cơ chế tổ chức để thúc đẩy sự hợp tác giữa các bêntrong một khu vực hoặc một nhóm quốc gia.

ASEAN Free Trade Area (AFTA) là khu vực mậu dịch tự do của ASEAN, mục tiêu củaAFTA là tạo ra một thị trường chung với việc giảm hoặc loại bỏ thuế quan giữa các quốcgia thành viên ASEAN Trong khu vực tiểu vùng Mê Công, các khuôn khổ hợp tác nhưTiểu vùng Hợp tác Mê Công (GMS - Greater Mekong Subregion) và Cơ chế Hợp tác MêCông (CLV - Cambodia-Laos-Vietnam) đã được thiết lập để thúc đẩy hợp tác kinh tế,phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường liên kết giữa các quốc gia trong khu vực.

Mục đích của AFTA và các khuôn khổ hợp tác trong tiểu vùng Mê Công là tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế chung Việc tham gia vào cáchiệp định này giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,tăng cường cạnh tranh và phát triển kinh tế bền vững Tuy nhiên, cũng có thể có nhữngảnh hưởng như cạnh tranh gay gắt, áp lực cải cách và tăng cường cạnh tranh cho cácdoanh nghiệp trong nước.

2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

a) Giới thiệu sơ lược

AFTA (ASEAN Free Trade Area) là khu vực mậu dịch tự do của ASEAN, gồm 10 quốcgia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) AFTA được thiết lập

Ngày đăng: 19/05/2024, 15:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w