1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề hội nhập kinh tế khu vực tình hình hội nhập kinh tế của việt nam đối với hiệp hội các quốc gia đông nam á asean

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực Tình Hình Hội Nhập Kinh Tế Của Việt Nam Đối Với Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN)
Tác giả Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Huỳnh Tuấn Kiệt, Trần Đình Thanh Phong, Nguyễn Ích Thắng, Bùi Thị Thương, Nguyễn Trần Gia Bảo, Phạm Lê Quang Huy
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Vân Trang
Trường học Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHĐÁNH GIÁ BÁO CÁO MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ 30%HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023-2024Tên bài tiểu luận 30%: VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC: PHÂN TÍCH TÌNH H

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC

TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN).

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Vân Trang Nhóm thực hiện: NHÓM Big Hero Six

Ca: 3 Thứ: năm

TP HCM, NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2023

Trang 2

MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ

đóng góp Ký tên

Kiểm tra nội dung

Nội dungThuyết trìnhPhạm Lê Quang

Nội dungKiểm tra nội dung

Trang 3

NHẬN XÉT CHI TIẾT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*************

ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ 30%

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023-2024 Tên bài tiểu luận 30%:

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH

TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Nhóm thực hiện: Big Hero Six

Trang 6

Trả lời các câu hỏi 1

4 Đặt câu hỏi/phản biện/góp ý cho phần

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 9

LỜI MỞ ĐẦU 10

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

1.1 Hội nhập kinh tế khu vực: 11

1.1.1 Hội nhập kinh tế khu vực là gì? 11

1.1.2 Các cấp độ của hội nhập kinh tế khu vực và ví dụ điển hình : 11

1.2 Vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế khu vực: 18

1.2.1 Cơ hội của quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực: 18

1.2.2 Thách thức của quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực: 19

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CASE – STUDY: TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) 22

2.1 Tình hình hội nhập của Việt Nam: 22

2.2 Tình hình hội nhập của ASEAN: 23

2.3 Sự tác động của Việt Nam đến ASEAN: 26

2.3.1 Tác động tích cực: 26

2.3.2 Tác động tiêu cực: 28

2.4 Sự tác động của ASEAN đến Việt Nam: 30

2.4.1 Tác động tích cực: 30

2.4.2 Tác động tiêu cực: 32

2.5 Giải pháp kiến nghị: 34

2.5.1 Vấn đề chênh lệch trình độ phát triển: 34

2.5.2 Vấn đề năng suất cao động: 38

Trang 8

2.5.3 Vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: 39 PHẦN KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên nhóm chúng em xin phép gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệutrường Đại học Tôn Đức Thắng đã cho chúng em cơ hội được học tập trong tâm thế thoảimái và tự tin trao đổi, khám phá kiến thức mới trong một môi trường có đầy đủ tiện nghi,

cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ giảng viên nhiệt tình, tận tụy

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô của khoa Quản Trị KinhDoanh đã tạo điều kiện cho chúng em tiếp xúc với một môn học gần như là mới mẻ vớichúng em - Đó là môn Kinh doanh quốc tế, qua đó chúng em có thể nâng cao được kiếnthức chuyên môn của ngành

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Trang, giảngviên phụ trách bộ môn đã hướng dẫn, hỗ trợ chúng em trong môn học này Thời gian trênlớp không quá ngắn cũng không quá dài cho chúng em và cô cùng trao đổi, nhưng cô đãhướng dẫn nhóm chúng em làm việc hiệu quả, góp ý thẳng thắn đến những vấn đề màchúng em mắc phải từ đó chúng em có thể rút được kinh nghiệm cho mình Hơn thế nữa,

cô còn tận tình giúp đỡ, giải quyết những điều mà chúng em không hiểu để chúng em cóthể hoàn thành tốt bài báo cáo hôm nay

Cuối cùng, chúng em đồng cảm ơn những thành viên của nhóm đã cùng nhau nỗlực học tập, cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt môn học này

Kiến thức của môn Kinh doanh quốc tế rất bao quát và lạ lẫm khi chúng em mớitiếp xúc lần đầu, nhưng qua học một thời gian, nhóm chúng em đã dần quen và cũng cốgắng để hiểu sâu hơn về môn học Chính vì vậy, nhóm chúng em không thể tránh khỏinhững thiếu sót trong bài báo cáo này, nhóm chúng em thật sự rất mong nhận được sựhướng dẫn, góp ý của quý Thầy/Cô để chúng em có thể hoàn thiện chỉnh chu về kiến thứchơn nữa

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu hướng hội nhập đang là vấn đề nóng được bàn luận ở khắp nơi trênthế giới, việc thực hiện tiến trình hội nhập đã mang lại cho các quốc gia cơ hội và nhữngthách thức lớn, buộc các quốc gia phải đặt lên bàn cân đánh đổi, trong đó có Việt Nam Trong tình hình đầy biến động hiện nay, nước ta trải qua bao nhiêu cuộc khủnghoảng, suy thoái của nền kinh tế, cùng với bao chiến lược, chính sách được Đảng và Nhànước ban hành, với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo đói từ sau chiếntranh Tuy nhiên không phải lúc nào thành công cũng sẽ đến, từ Đại hội VI của Đảng năm

1986, đã mở ra một trang mới cho đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và ủng hộ hội nhập quốc tế, kết thúc thời kỳ “Bao cấp” đầy rẫy khó khăn Năm

1995, một sự kiện đã diễn ra đã thay đổi nền kinh tế đất Việt khi Việt Nam gia nhập Hiệphội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tếnước ta đi lên thời bấy giờ, tuy những bước đầu không mấy khi suôn sẻ Vì lý do muốnlàm rõ những nội dung đó, đến với bài báo cáo này, nhóm em xin phép trình bày sự tìmhiểu mình về hội nhập kinh tế và làm rõ hơn với case-study, phân tích tình hình hội nhậpkinh tế của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Vì khi thamgia hội nhập, điều này sẽ tác động tới mọi mặt của đời sống quốc gia đó, như vậy phạm vi

là rất rộng, trong bài báo cáo này, nhóm em sẽ giới hạn lĩnh vực mà nhóm em muốn trìnhbày là lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam trước và sau khi gia nhập ASEAN, cùng tìmhiểu xem những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN, những tác động

mà ASEAN mang lại cho Việt Nam, liệu có phải là tích cực hay không? Bố cục làm rõnhững nội dung chính như sau:

Phần 1: Cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế.

Phần 2: Phân tích case-study: Tình hình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

10

Trang 11

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trước khi tìm hiểu về tình hình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chúng ta sẽ tìm hiểu về các cơ sở lý thuyết xung quanhvấn đề hội nhập kinh tế

1.1 Hội nhập kinh tế khu vực:

1.1.1 Hội nhập kinh tế khu vực là gì?1

Hội nhập kinh tế khu vực ám chỉ đến quá trình nhiều quốc gia trong một khu vựcđịa lí cụ thể cùng nhau thoả thuận, thúc đẩy hợp tác kinh tế và giảm bớt các rào cảnthương mại như hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các dòng di chuyển tự docủa hàng hóa dịch vụ và các nhân tố sản xuất (Lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên,công nghệ,…) trong khu vực Sự hội nhập này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng nềnkinh tế, tăng cường thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia 1.1.2 Các cấp độ của hội nhập kinh tế khu vực và ví dụ điển hình : 2

Hội nhập kinh tế khu vực có nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại thì có

5 hình thức chung theo từng cấp bậc:

- Khu vực mậu dịch tự do

- Liên minh hải quan

- Thị trường chung

- Liên minh kinh tế

- Liên minh chính trị

1.1.2.1Khu vực mậu dịch tự do – Free Trade Area (FTA)

Là liên kết giữa hai hay nhiều quốc gia có ít hoặc không có rào cản thương mạitheo hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau nhằm tự do mua bán trao đổi một mặt

1 Regional Economic Integration (sjf.edu)

2 Regional Economic Integration (sjf.edu)

11

Trang 12

hoặc một số mặt hàng nào đó, các quốc gia trong khu vực này thường loại bỏ hoặc giảmthiểu giới hạn trong việc giao dịch và hợp tác kinh tế khu vực Việc tạo ra các khu vực3

thương mại tự do thường tạo ra những cơ hội cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hợp táckinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung

Tự do thương mại và kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia và dân tộc giao tiếp vàhợp tác với nhau điều này thường tạo ra cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế cho cácquốc gia trong khu vực Khi các quốc gia hợp tác kinh tế, họ thường có lợi ích chungtrong việc duy trì hòa bình và ổn định Bên cạnh đó, thương mại có thể tạo ra cơ hội chocác cuộc đàm phán và thỏa thuận trong quá trình giải quyết xung đột Các cuộc thươnglượng thương mại có thể giúp giảm căng thẳng và đưa ra giải pháp dựa trên lợi ích kinh tếchung Mặt khác, các quốc gia không đột nhiên đơn phương giảm rào cản, mà phải có sựthỏa thuận, hợp tác để giảm chúng cùng nhau, đảm bảo các quốc gia cùng nhau có lợi saukhi tham gia ký các Hiệp định thương mại tự do

Ví dụ như NAFTA (Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ) được ký kết bởi 3 nướcthành viên là: Mỹ, Canada và Mexico, NAFTA đã tiên phong cho các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) trong khu vực và song phương NAFTA cũng mở đầu trong việc đưa cácđiều khoản về lao động và môi trường vào các thỏa thuận thương mại của Mỹ Nhữngđiều khoản này đã được hoàn thiện dần trong các FTA sau đó Hiện nay NAFTA đã đượcthay thế bằng United States-Mexico-Canada Agreement (USMCA) - Là một phiên bảnhoàn thiện hơn của NAFTA, với các quy định chặt chẽ hơn về quyền sỡ hữu trí tuệ, laođộng, các vấn đề thương mại điện tử và nhiều khía cạnh khác để phản ánh thời đại và mụctiêu bảo vệ quyền và lợi ích của các quốc gia thành viên 4

1.1.2.2 Khu vực liên minh hải quan – Customs Union (CU)

Theo Từ điển Chính sách thương mại quốc tế của Walter Goode: “Liên minh hảiquan là một khu vực gồm có hai hay nhiều nền kinh tế hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt,

có quy định loại bỏ mọi loại thuế và đôi khi cả những rào cản đối với việc mở rộng

3 TTWTO VCCI - (Tin tức) Hỏi đáp về các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) (trungtamwto.vn)

4 Từ NAFTA đến USMCA - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn)

12

Trang 39

Năm là, cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với xu hướng biến động của kinh tế thếgiới Cơ cấu lại từng ngành theo hướng phát huy lợi thế, tập trung nguồn lực, thúc đẩyđộng lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh và giá trị gia tăngcao Cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng.Sáu là, hiền tài là nguyên khí quốc gia Vì vậy cần phải tập trung đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao, với mục tiêu không chỉ đáp ứng những yêu cầu trong nước màcòn phải vươn tầm quốc tế Theo đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục theohướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáodục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề.

Đối với doanh nghiệp, một là, kết hợp với sự hỗ trợ của chính phủ, doanh nghiệpcần phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như tiênphong lựa chọn các mô hình và phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ4.0

Hai là, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số tích cực hơn để bắt kịp với tốc độthay đổi khó lường của kinh tế thế giới Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn rahầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau, cụ thể trong ngành ngânhàng với việc nhiều ngân hàng cho ra mắt các hệ sinh thái số trên nền tảng Internet (Timocủa VPBank, E-zone của BIDV, ) Kinh tế số của Việt Nam được Google đánh giá là cótốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Theo thống kê của Bộ Thông tin

và Truyền thông, đóng góp của kinh tế số chiếm khoảng 14,26% GDP Tuy nhiên, vẫncòn những điểm yếu cần phải nhanh chóng khắc phục Chỉ số phương thức thanh toán ởViệt Nam (là một chỉ số quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi nền kinh tế số mới) đang ởmức yếu Tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số của Việt Nam cũng chỉ đạt mức 22% thua xa TháiLan (62%), Malaysia là (76%), và chỉ hơn được Lào (12%), Campuchia (1%) Điều nàyđòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực hơn và tăng cường sự nhận thức đối với

sự nghiệp chuyển đổi số quốc gia

39

Trang 40

2.5.3 Vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếmtrên 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra khoảng 60% GDP, tạo ra hơn 90% việclàm cho người lao động Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là “hạtnhân” trong sự phát triển của kinh tế quốc gia nói riêng, và hội nhập quốc tế nói chung.Tuy nhiên, những thách thức chung về công nghệ, về vốn, về chất lượng nguồn nhânlực, đã tác động đáng kể đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung

và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Nhà nước cũng như doanh nghiệp Việt Namcần có những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc

tế ngày càng sâu và rộng, cũng như sự tham gia của Việt Nam đối với các thế hệ FTAmới, thì yêu cầu này càng gấp rút hơn bao giờ hết

Đối với Nhà nước, đầu tiên cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp lý

để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn Đơn cử là cắt giảm, đơn giản hóa quyđịnh về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao chỉ số Môitrường kinh doanh của Việt Nam đạt điểm số trung bình của ASEAN 4 Hơn nữa, việcnghiên cứu nội dung của các FTA thế hệ mới là vô cùng cần thiết, để từ đó đưa ra nhữngchính sách kinh tế phù hợp với nội dung của hiệp định

Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải cân bằng cán cân lợi ích giữa tổ chức tín dụng,doanh nghiệp và chính sách của nhà nước để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trongviệc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Đồng thời, các ngân hàng cũng cần thay đổi các thủtục, và cải tiến chính sách để tăng cường sự hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp Cuối cùng, Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ hợp lý đối với từng phân khúc ngành,chẳng hạn như điều chỉnh thuế suất xuất, nhập khẩu đối với những ngành phụ thuộc vàođầu vào nhập khẩu, hay tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước tronglĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trênthị trường khu vực và thế giới

Còn về phía doanh nghiệp, cần xác định bản thân là chìa khóa quyết định sự thắngthế trong cạnh tranh Bên cạnh việc tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ nhà nước, các doanh

40

Trang 41

nghiệp phải thường xuyên cập nhật tri thức, chủ động thay đổi tư duy kinh doanh, và nângcao trong các công tác sản xuất, dịch vụ để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trongquá trình hội nhập, các doanh nghiệp luôn phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững:sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướngtới nhóm người yếu thế trong xã hội… Yếu tố cốt lõi trong mọi doanh nghiệp là conngười Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng trong công tác quản lý và đàotạo nguồn nhân lực, và đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng các chính sách thu hút nguồnnhân lực chất lực chất lượng cao.

41

Trang 42

PHẦN KẾT LUẬN

Tổng kết lại, Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực với sựtham gia tích cực vào các tổ chức hội nhập kinh tế Điều này đã mang lại nhiều lợi íchđáng kể cho nền kinh tế nước nhà, đáng kể như: thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài, cơhội mở rộng thị trường được gia tăng hay gia tăng thị trường xuất khẩu hàng hóa, Những lợi ích trên là những nhân tố quan trọng làm bàn đạp cho nền kinh tế Việt Nam cóthể vươn lên và hướng tới phát triển cân bằng với các quốc gia khác

Tuy nhiên, bên cạnh việc được hưởng những lợi ích mà hội nhập kinh tế khu vựcmang lại, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn Đáng kể như là sự chênhlệch trình độ lao động cũng như năng suất lao động của nền kinh tế nước nhà, nếu năngsuất lao động và trình độ lao động được nâng cao, Việt Nam có thể tham gia vào cácchuỗi cung ứng toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Ngược lại, sự chênh lệchnày có thể gây khó khăn trong việc tham gia các thương hiệu toàn cầu và tối ưu hóa lợiích từ quá trình hội nhập kinh tế và cạnh tranh trên thị trường quốc tế - thách thức lớnnhất mà Việt Nam phải đối mặt, khi chúng ta không chuẩn bị đầy đủ trước những bất lợi

đó, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị gây sức ép và tổn thất nặng nề

Vì vậy, để đối phó với những thách thức trên và tận dụng tối đa lợi ích mà hộinhập kinh tế khu vực mang lại, nước ta đòi hỏi cần có những giải pháp thiết thực như đổimới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đào tạo nguồn nhân lực giỏi,tay nghề cao để giảm thiểu tối đa sự chênh lệch trình độ lao động

Tóm lại, Việt Nam đang tiếp tục hội nhập kinh tế khu vực với nhiều lợi ích vàthách thức Việc này có tầm quan trọng rất to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển bềnvững và thịnh vượng của Việt Nam hiện nay Việc đảm bảo sự thích nghi và phát triểntrong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt, sự sáng tạo, quyếttâm và khả năng thích ứng của nước ta Nếu được triển khai một cách hiệu quả, hội nhậpkinh tế khu vực sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng, tạonền tảng cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam ta trong tương lai

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w