1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm Soát Tài Chính Của Quỹ Dịch Vụ Viễn Thông Công Ích Việt Nam Đối Với Các Dự Án Viễn Thông Công Ích.doc

124 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Tài Chính Của Quỹ Dịch Vụ Viễn Thông Công Ích Việt Nam Đối Với Các Dự Án Viễn Thông Công Ích
Tác giả Tạ Thị Hà Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Vân Anh
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VÀ KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH (18)
    • 1.1. DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH (18)
      • 1.1.1. Khái niệm dự án viễn thông công ích (18)
      • 1.1.2. Vai trò của dự án viễn thông công ích (20)
      • 1.1.3. Đặc điểm dự án viễn thông công ích (21)
      • 1.1.4. Phân loại dự án viễn thông công ích (23)
    • 1.2. KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH. . 13 1. Khái niệm kiểm soát tài chính đối với các dự án viễn thông công ích (24)
      • 1.2.2. Vai trò của kiểm soát tài chính trong các dự án viễn thông công ích (25)
      • 1.2.3. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá của kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (27)
      • 1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát tài chính đối với các dự án viễn thông công ích (29)
      • 1.2.5. Hệ thống kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (31)
    • 1.3. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH (42)
      • 1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (42)
      • 1.3.2. Các yếu tố thuộc về Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (44)
    • 1.4. KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (48)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc (48)
      • 1.4.2. Kinh nghiệm của Malayxia (50)
      • 1.4.3. Kinh nghiệm của Indonesia (51)
      • 1.4.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản (53)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM (56)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (56)
      • 2.1.2. Nguồn lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (58)
    • 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH (62)
      • 2.2.1. Thực trạng bộ máy kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (62)
      • 2.2.2. Thực trạng phương pháp và hình thức kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (63)
      • 2.2.3. Thực trạng công cụ kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (0)
      • 2.2.4. Thực trạng quy trình kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích. . . 56 2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH (67)
      • 2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí kiểm soát của các dự án viễn thông công ích (84)
      • 2.4.2. Đánh giá theo hoạt động kiểm soát tài chính của các dự án viễn thông công ích (90)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH (56)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH GIAI ĐOẠN 2015-2020 (96)
      • 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm soát tài chính của Quỹ (99)
      • 3.2.2. Hoàn thiện hình thức và phương pháp kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (101)
      • 3.2.3. Hoàn thiện công cụ kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích (0)
      • 3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích.... 94 3.2.5. Nhóm những giải pháp khác (106)
    • 3.3. KIẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP (115)
      • 3.3.1. Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm soát tài chính các dự án công (115)
      • 3.3.2. Tuyên truyền và nhận thức của doanh nghiệp thực hiện dự án (117)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n  TẠ THỊ HÀ TRANG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Chuyªn ngµnh QUẢN LÝ[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VÀ KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

1.1.1 Khái niệm dự án viễn thông công ích

Viễn thông bao gồm mọi hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, dữ liệu ) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như dây kim loại, cáp quang/hoặc vô tuyến/các hệ thống điện từ khác) Viễn thông chiếm phần chủ đạo trong truyền thông Truyền thông gồm có truyền thông cơ học (bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông): quá trình phát triển từ dạng cơ học sang dạng điện/ quang và ngày càng sử dụng những hệ thống điện/quang phức tạp hơn Truyền thông cơ học (thư từ, báo chí) có xu hướng giảm trong khi truyền thông điện/quang, đặc biệt là truyền song hướng lại gia tăng và sẽ chiếm phần chủ đạo trong tương lai Để truyền và thực hiện được các dịch vụ viễn thông, mạng lưới viễn thông phải đảm bảo rộng khắp cả nước, đủ dung lượng, tương thích về kỹ thuật toàn mạng và mạng của mỗi vùng, mỗi quốc gia là một bộ phận của mạng lưới viễn thông quốc tế giữa các quốc gia với nhau Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng vai trò trước hết là dịch vụ liên lạc và truyền thông, đồng thời lại là phương tiện nền tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ điện tử khác Sản phẩm của viễn thông trước hết và chủ yếu dưới dạng dịch vụ nên khái niệm dịch vụ viễn thông là cách gọi phổ biến để chỉ kết quả hoạt động của ngành viễn thông

Dịch vụ viễn thông công ích là một bộ phận của dịch vụ viễn thông, nó có thể được định nghĩa tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử của từng quốc gia trong một thời điểm nhất định Trong Luật Viễn thông của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ: “ Dịch vụ viễn thông công ích là những dịch vụ viễn thông thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định; bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc”.

+ Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Tùy theo trình độ phát triển viễn thông, trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp và nhu cầu dịch vụ viễn thông mà mỗi nước có chính sách phổ cập dịch vụ thích hợp Khi dịch vụ viễn thông được coi là thiết yếu thì nó phải được phổ cập hóa để người dân có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi và điều này cũng đồng nghĩa với việc phổ cập mạng lưới viễn thông, vì chỉ qua mạng lưới này mà người dân có thể sử dụng được các dịch vụ viễn thông Như vậy trên một góc độ nào đó, Dịch vụ viễn thông phổ cập cũng chính là bộ phận quan trọng của Dịch vụ viễn thông công ích (vì nó có tính “công ích” nên phải “phổ câp”; khi “phổ cập” chính là để đáp ứng tính chất “công ích”)

+ Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng

- Dự án viễn thông công ích

Dự án là một tổng thể các hoạt động (quyết định và công việc) phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc chắn Dự án bao gồm nhiều công việc mà tất cả đều được kết thúc bằng một sản phẩm giao nộp - sản phẩm, kế hoạch, báo cáo, hồ sơ tài liệu mà muốn có đều đòi hỏi những quyết định, điều hòa các mặt yêu cầu, các chi phí và sự chấp nhận rủi ro.

Dự án viễn thông công ích là các dự án được tổ chức triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh việc phổ cấp các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

1.1.2 Vai trò của dự án viễn thông công ích

Ngày nay, dịch vụ viễn thông được coi là dịch vụ thiết yếu của con người vì thông qua đó con người được liên lạc, được tiếp nhận kiến thức, được hưởng các dịch vụ xã hội khác và là nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội và quốc gia Khi được coi là thiết yếu thì dịch vụ viễn thông phải được phổ cập hóa để người dân có thể truy nhập vào mạng mọi lúc, mọi nơi và điều này cũng đồng nghĩa với việc phổ cập mạng lưới viễn thông Mục tiêu của mọi chính sách phổ cập dịch vụ đều nhằm mang dịch vụ viễn thông và truyền thông đến với mọi người dân một cách công bằng và ở mức giá chấp nhận được, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân Nhà nước cần quan tâm, cần có một lộ trình phù hợp, khả năng thanh toán phù hợp với cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ Nhà nước đóng vai trò điều tiết trên cơ sở đảm bảo cho người cung cấp dịch vụ có khả năng cung cấp, người sử dụng dịch vụ có khả năng thanh toán dịch vụ

Trên cơ sở những phân tích đó, dịch vụ viễn thông công tích chứa đựng trong nó những vai trò hết sức to lớn:

- Về mặt kinh tế - xã hội:

Dự án viễn thông công ích có vai trò đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Cụ thể, thông qua các dự án viễn thông công ích với mỗi vùng được hưởng chính sách sẽ gắn được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ với từng vùng Chính sách viễn thông công ích sẽ tác động trực tiếp đến người dân thông qua các dự án và đây cũng là một công cụ cần thiết trong việc lồng ghép các chính sách công khác của Nhà nước

- Về mặt quản lý nhà nước:

Các dự án viễn thông công ích chính là phương tiện quan trọng để tăng tính thực thi chính sách viễn thông công ích của Nhà nước Thông qua hoạt động tài trợ các dự án viễn thông công ích của Quỹ, sẽ góp phần thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư để hỗ trợ vùng khó khăn và góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, đảm bảo các nguồn tài chính thực hiện chính sách về dịch vụ viễn thông công ích được quản lý minh bạch. Đồng thời mở luồng song song giữa quá trình thực thi và công tác kiểm tra, quản lý cũng như phân chia, phân tán các rủi ro về tài chính đối với các hoạt động đầu tư cho viễn thông công ích của Quỹ Tức là, Nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ công ích để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

1.1.3 Đặc điểm dự án viễn thông công ích

Dự án viễn thông công ích mang trong nó đầy đủ những đặc điểm cơ bản của một dự án đầu tư nói chung, gồm có:

Dự án là một bộ hồ sơ tài liệu được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống về các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để được một kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện dự án cũng như lợi nhuận sẽ đạt được trong tương lai.

Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, chúng được lập ra nhằm đạt được một kết quả cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.

Dự án là một trong những phương thức thể hiện chi tiết các kế hoạch của nhà đầu tư Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn, nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến.

Thông qua dự án đầu tư nhà nước có thể quản lý việc sử dụng vốn, vật tư,trang thiết bị, nhằm đem lại kết quả tốt về tài chính và kinh tế trong thời gian dài.

Ngoài ra, dự án viễn thông công ích còn có những đặc điểm mang tính chất đặc thù của ngành viễn thông:

- Các dự án viễn thông công ích thường có chi phí cao và việc quản lý tài chính cũng phức tạp và gặp nhiều rủi ro:

Lý do vì các dự án viễn thông công ích thường tập trung hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng viễn thông băng rộng đa dịch vụ tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường Khó khăn về địa lý dẫn đến việc chi phí cho các dự án lên rất cao và việc quản lý tài chính cũng phức tạp và gặp nhiều rủi ro

- Công nghệ được sử dụng tại các dự án viễn thông công ích là những công nghệ hiện đại:

Một yêu cầu quan trọng là việc hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua các dự án đầu tư phải hướng đến các công nghệ hiện đại, phổ biến để bảo đảm tính bền vững, cập nhật, hiệu quả của hạ tầng mạng lưới được đầu tư Việc lựa chọn giải pháp hỗ trợ phải bảo đảm trung lập về công nghệ trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương Đây là một điều rất khó khăn khi thực hiện vì sự đổi mới về công nghệ là liên tục

- Địa bàn đầu tư các dự án viễn thông công ích rộng khắp và khá phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến thực hiện và quản lý dự án:

KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 13 1 Khái niệm kiểm soát tài chính đối với các dự án viễn thông công ích

1.2.1 Khái niệm kiểm soát tài chính đối với các dự án viễn thông công ích

- Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm soát tài chính là tất cả các chính sách, thủ tục do nhà quản lý của tổ chức lựa chọn áp dụng để đảm bảo đạt được các mục tiêu quản trị tài chính, quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc tham gia vào các chính sách quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo sự phù hợp và toàn vẹn của các sổ sách kế toán, báo cáo một cách đáng tin cậy về các thông tin tài chính”

- Hội đồng Basel về giám sát hoạt động ngân hàng lại cho rằng “Kiểm soát tài chính là một cơ chế để giảm thiểu gian lận, sai sót, biển thủ tài sản…, và nhằm vào tất cả các rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt” Nó không đơn thuần chỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện ở một thời điểm nào đó mà là một hoạt động liên tục diễn ra tại mọi cấp trong ngân hàng

- Căn cứ Khoản 404 Luật Sarbanes-Oxley (Mỹ, 2002), các chuyên gia Mỹ lại chỉ ra rằng: “Kiểm soát tài chính là một quá trình, do ban giám đốc, ban quản trị và các nhân sự khác của một tổ chức xây dựng và thực hiện, được thiết kế để đảm bảo một cách hợp lý rằng tổ chức có thể đạt được các mục tiêu của nó theo các khía cạnh sau đây:

+ Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động.

+ Sự đáng tin cậy của các thông tin tài chính.

+ Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành.

Khái niệm này lại chỉ ra rằng kiểm soát tài chính là phương tiện để nhà quản lý kiểm soát các hoạt động tài chính của dự án, là một tập hợp các hoạt động gắn liền với hoạt động thường ngày của tổ chức, là một quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị; do người của tổ chức thực hiện; đảm bảo một cách hợp lý rằng dự án sẽ đạt được các mục tiêu của mình Nhà quản lý dự án luôn theo đuổi việc giám sát và giảm bớt rủi ro không đạt được mục tiêu của dự án do các thế lực, nhân tố và sức ép bên ngoài Kiểm soát tài chính phụ thuộc vào những rủi ro mà nhà quản lý dự án nhận định

Như vậy, có thể hiểu: Kiểm soát tài chính dự án viễn thông công ích là một quá trình giám sát xuyên suốt và liên tục gắn liền với các hoạt động tài chính của dự án, để đảm bảo tính hiệu quả cho các hoạt động, duy trì sự tuân thủ các quy định, quy chế và đảm bảo độ tin cậy các thông tin tài chính của dự án.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa kiểm soát tài chính và kiểm soát nội bộ - một phần không thể thiếu của kiểm soát tài chính Trong khi kiểm soát nội bộ chỉ tập trung vào đánh giá việc quản trị rủi ro sau khi các hoạt động đã diễn ra thì kiểm soát tài chính lại thực hiện cả việc kiểm soát rủi ro trước, trong và sau các hoạt động Nói cách khác, kiểm soát nội bộ chỉ là một phần của quá trình kiểm soát tài chính.

1.2.2 Vai trò của kiểm soát tài chính trong các dự án viễn thông công ích

- Bảo vệ tài sản và độ tin cậy của các thông tin tài chính:

Một hệ thống kiểm soát tài chính mạnh cho phép bảo vệ khoản đầu tư của các cổ đông và tài sản của bất kỳ tổ chức nào Kiểm soát tài chính mang lại sự hiệu quả và hiệu năng cho các hoạt động của các dự án, đảm bảo sự đáng tin cậy của các báo cáo nội bộ và hỗ trợ việc tuân thủ luật pháp và các quy định Kiểm soát tài chính hiệu quả bao gồm việc duy trì sổ sách kế toán hợp lý, là nhân tố quan trọng của kiểm soát tài chính Kiểm soát tài chính đảm bảo rằng tổ chức tránh được các rủi ro tài chính và đảm bảo các thông tin tài chính được sử dụng trong đầu tư và thông tin công bố là đáng tin cậy Kiểm soát tài chính bảo vệ tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, làm cho các hoạt động của tổ chức đó được minh bạch, chủ động trước rủi ro

- Bảo đảm việc tuân thủ luật pháp và các quy định:

Luật pháp và các quy định được đề cập ở đây bao hàm cả pháp luật do nhà nước đặt ra và những quy định, quy chế nội bộ của một tổ chức tài chính Đặc thù về tổ chức dẫn đến sự phân quyền mạnh mẽ trong nội bộ tổ chức tài chính đó Do đó, ngoài việc đòi hỏi phải chấp hành pháp luật của nhà nước thì ban quản trị tối cao của tổ chức cũng yêu cầu rất chặt chẽ về việc phải tuân thủ các quy chế nội bộ. Một hệ thống kiểm soát tài chính nói riêng và kiểm soát nội bộ nói chung vững mạnh sẽ đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình mà Ban giám đốc đã thiết lập, áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức tài chính cũng như các quy định của pháp luật trong những lĩnh vực đó; kịp thời phát hiện ra sự vi phạm để chấn chỉnh, giảm bớt nguy cơ tổn thất do những hoạt động đơn lẻ lệch khỏi quỹ đạo của tổ chức đem lại.

- Dự báo và ngăn ngừa rủi ro: Đối với hoạt động cho đầu tư dự án, hay bất cứ một hoạt động kinh doanh nào khác, dự báo và ngăn ngừa rủi ro đương nhiên sẽ tốt hơn và tốn ít chi phí hơn so với những tổn thất xảy ra Đánh giá rủi ro trong quản trị dự án nhằm vào cả những rủi ro có thể lượng hóa (như rủi ro cho vay, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…) và rủi ro không lượng hóa được (như rủi ro nghiệp vụ, rủi ro luật pháp và rủi ro liên quan đến danh tiếng của tổ chức tài chính) Quá trình đánh giá rủi ro để xác định loại rủi ro nào tổ chức có thể kiểm soát được, loại nào không, phát hiện nguy cơ rủi ro mới thông qua việc xem xét các lĩnh vực hoạt động mới và các giao dịch mới của tổ chức Đánh giá rủi ro trong quản trị rủi ro có nghĩa rộng hơn đánh giá rủi ro của kiểm soát tài chính Kiểm soát tài chính thường nhằm vào những rủi ro không lượng hoá được, bắt nguồn những nguyên nhân chủ quan từ phía tổ chức, chủ yếu là rủi ro nghiệp vụ Kiểm soát tài chính là một bộ phận hữu hiệu giúp ban giám đốc phát hiện việc không tuân thủ chính sách, điểm chưa phù hợp của chính sách để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, hạn chế nguy cơ tổn thất cho tổ chức tài chính.

1.2.3 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá của kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích

1.2.3.1 Mục tiêu của kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích

Mục tiêu của kiểm soát tài chính trong các tổ chức, dự án là phát hiện, sửa chữa được những sai lệch trong hoạt động tài chính của tổ chức, dự án so với các kế hoạch và tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng có thể khai thác để hoàn thiện, cải tiến, đổi mới không ngừng mọi yếu tốc của hệ thống Việc thiết lập hệ thống kiểm soát tài chính có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin phản hồi về mọi hoạt động tài chính của hệ thông một cách chính xác, kịp thời là một công việc rất quan trọng Để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm soát tài chính, người có thẩm quyền phải cụ thể hóa các mục tiêu này.

Hoạt động kiểm soát tài chính đối với các dự án viễn thông công ích để đảm bảo 2 mục tiêu quan trọng:

Một là, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của chính sách viễn thông công ích của Nhà nước: Để phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn thể người dân của đất nước, Nhà nước luôn coi trọng đến những chính sách hỗ trợ người dân, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Trong số đó, chính sách viễn thông công ích là một chính sách lớn và nhận được sự hưởng ứng từ phía tất cả mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Hiệu quả của những chính sách này đem lại có tác động to lớn đối với việc nâng cao trình độ dân trí, nâng cao mức sống cho người dân Do đó, hoạt động kiểm soát tài chính đối với các dự án viễn thông công ích càng thể hiện vai trò lớn lao của nó.

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các dự án viễn thông công ích:

Các dự án viễn thông công ích nếu xét trên khía cạnh kinh tế thì nó vẫn mang trong mình đầy đủ những đặc điểm của một dự án đầu tư bình thường, do đó, hiệu quả hoạt động của nó phụ thuộc phần rất lớn vào hiệu quả sử dụng tài chính, hay nói khác đi đó chính là hoạt động quản lý, kiểm soát tài chính dự án.

1.2.3.2 Tiêu chí đánh giá kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích

Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá kiểm soát tài chính các dự án nói chung và các dự án viễn thông công ích nói riêng Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả sẽ sử dụng 4 tiêu chí dưới đây để đánh giá hiệu quả kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích:

+ Mức độ tuân thủ các chính sách, quy định tài chính của dự án:

Kiểm soát tài chính dự án chính là việc căn chỉnh các hoạt động tài chính của dự án đi theo kế hoạch đã vạch sẵn và thực hiện tuân thủ theo những chính sách, quy định tài chính của nhà nước cũng như của chủ dự án Chỉ tiêu này được đánh giá trực tiếp qua việc đánh giá tài chính của dự án có được sử dụng đúng mục đích, đúng thời gian, đúng lượng… hay không.

+ Mức độ chính xác của các thông tin tài chính dự án:

Tiêu chí này được đánh giá thông qua việc phân tích một cách khách quan tình hình thực tế hoạt động tài chính của dự án và so sánh với những thông tin trên các báo cáo tài chính của dự án.

+ Kết quả tài chính của dự án:

CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

- Chính sách, pháp luật của Nhà nước về dịch vụ viễn thông công ích:

+ Các quy định và chính sách Kiểm soát nội bộ là những công cụ trực tiếp để nhà nước điều chỉnh hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát tài chính nói riêng đối với doanh nghiệp, dự án Hiện nay, hầu hết các quy định, chính sách liên quan đến kiểm soát tài chính doanh nghiệp, kiểm soát tài chính dự án đều được cụ thể hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kiểm soát tài chính của mình Một số văn bản quy định của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát các hoạt động tài chính của dự án viễn thông công ích:

(1) Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010

(2) Quyết định số 1643/2011/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phế duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích từ 2011 đến 2015

(3) Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước và Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

(4) Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng

Chính phủ Ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

(5) Công văn số 569/BTTTT-KHTC ngày 10/3/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn một số chính sách về tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ viễn thông công ích

(6) Thông tư 67/2006/TT-BTC ngày 18/7/2006 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích

Ngoài ra còn rất nhiều văn bản, quyết định, nghị định của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, trực tiếp là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính,

Bộ Kế hoạch Đầu tư làm căn cứ hoặc liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích nói riếng và hoạt động viễn thông công ích nói chung.

Mặc dù đã có những đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay, Nhà nước và các cấp quản lý liên tục hoàn thiện, bổ sung cơ chế quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước nhưQuỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việc quản lý thu, chi đối với các dự án viễn thông công ích cũng không ngừng được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung vào quy định của Nhà nước, tổ chức nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các dự án.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông và tình hình cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam:

Do cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc giảm thiểu chí phí dịch vụ là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến định hướng đầu tư của doanh nghiệp, họ sẽ chỉ đầu tư vào những vùng có chi phí đầu tư thấp, vùng đông dân cư Trong Luật Viễn thông cần có những quy định cụ thể về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích:

+ Các doanh nghiệp viễn thông phải đóng góp một phần tài chính để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

+ Lập quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông để thu và quản lý phổ cập dịch vụ. + Quy định những dịch vụ viễn thông phổ cập.

+ Quy định rõ tiêu chí để đánh giá những vùng, miền thuộc vùng được hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

+ Giao việc cung cấp dịch vụ phổ cập cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đủ điều kiện

Những điều này trở thành căn cứ mà các chủ thể kiểm soát tài chính cần thiết phải nắm vững để có thể thực hiện tốt công việc của mình.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế Đối với các tổ chức tài chính hay các dự án kinh tế họ luôn phải là những người đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động Sự phát triển của công nghệ tác động đến hệ thống thông tin và kế toán trong tổ chức, sẽ dẫn đến thay đổi các thủ tục kiểm soát

1.3.2 Các yếu tố thuộc về Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Một tổ chức tài chính hoạt động trong một môi trường là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội Đối với một tổ chức tài chính, rủi ro đến từ mọi phía, tiềm ẩn trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại Việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm mục đích bảo vệ tổ chức, làm trong sạch các thông tin tài chính, ngăn ngừa sai phạm, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy định; qua đó đảm bảo rủi ro ở mức có thể chấp nhận được Do đó, kiểm soát nội bộ có vị trí rất quan trọng trong quản trị công ty nên việc hệ thống này hoạt động có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của các tổ chức Có nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả của hoạt động kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích, trong đó những yếu tố chủ yếu bao gồm:

- Quan điểm của nhà quản lý:

Quan điểm điều hành đề cập tới các cách tư duy khác nhau trong điều hành hoạt động tổ chức, dự án của các nhà quản lý Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và cách thức tổ chức kiểm tra, kiểm soát. Bởi vì chính các nhà quản lý và đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ được áp dụng tại một tổ chức tài chính hay tại các dự án Thông thường, nhà quản lý sẽ yêu cầu chi phí cho kiểm soát tài chính không được vượt quá lợi ích mà nó đem lại Lợi ích do kiểm soát tài chính đem lại thường là những lợi ích vô hình Vì lợi ích của kiểm soát tài chính không thể lượng hoá được và khó nhận thấy trong khi những chi phí để xây dựng một hệ thống kiểm soát tài chính thường khá lớn nên đôi khi kiểm soát tài chính không có điều kiện và khả năng thực hiện tốt chức năng của mình

Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt cho hoạt động kiểm soát Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định này trong toàn bộ tổ chức Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán của tổ chức, các dự án, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động kiểm soát, làm tăng hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cũng như hiệu quả của kiểm toán nội bộ Đối với Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ là cấp ra quyết định thành lập Quỹ và mức vốn điều lệ; phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích từng thời kỳ.

Trên cơ sở đó, cơ quan chủ quản của Quỹ là Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ quy định đối tượng được hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và đối tượng được vay vốn từ Quỹ, quy định định mức hỗ trợ đối với từng nội dung sử dụng nguồn vốn của Quỹ và phương thức cấp phát vốn hỗ trợ của Quỹ Bộ TTTT cũng là cơ quan phê duyệt báo cáo quyết toán Quỹ; ban hành Chế độ quản lý tài chính, Chế độ kế toán của Quỹ; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu chi tài chính hàng năm; phê duyệt quyết toán vốn hỗ trợ, cho vay thực hiện dự án hàng năm; phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm bao gồm: kế hoạch vốn, kế hoạch sử dụng vốn… và có thẩm quyền sử lý rủi ro.

Bên cạnh đó, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ, cụ thể:

+ Bộ Tài chính có nhiệm vụ Ban hành Quy chế tài chính Quỹ; phối hợp cùng

Bộ TTTT hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông hạch toán các khoản đóng góp; cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Quỹ để thực hiện chính sách về dich vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ TTTT hướng dẫn cụ thể về cơ chế cho vay ưu đãi của Quỹ để thực hiện dự án viễn thông công ích

KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Pháp lệnh viễn thông của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa bắt đầu có hiệu lực vào tháng 9 năm 2000 Tại đó, Điều 44 quy đinh: “Các nhà khai thác dịch vụ viễn thông phải thực hiện nghĩa vụ dịch vụ phổ cập theo các quy định nhà nước liên quan” và “ Phương pháp quản lý bù chi đối với dịch vụ viễn thông phổ cập. Phương pháp bù chi bộ phận công nghiệp thông tin của Hội đồng Nhà nước kết hợp với Ban Tài chính và Ban Vật giá của Hội đồng Nhà nước cùng quyết định”

Tại Trung Quốc, dịch vụ viễn thông phổ cập được thực hiện dựa trên phương pháp “Dự án truy nhập làng” (Village-access Project) do Bộ Thông tin và Công nghiệp đề xướng năm 2004 với mục tiêu là giảm khoảng cách số Dự án này ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực nông thôn, cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và điện thoại di động cơ bản, dần dần cung cấp truy nhập Internet và các dịch vụ thông tin khác.

Chính phủ Trung Quốc đánh giá “Dự án truy nhập tại làng” như một phương pháp quan trọng để xây dựng nông thông xã hội chủ nghĩa và nhằm mục địch cuối cùng là có được một xã họi ấm no cho người nông dân Chính phủ đưa ra một sô biện pháp cụ thể đối với Dự án truy nhập tại làng về quản lý tổ chức, công nghệ, nguồn lực và tài chính Về quản lý tài chính, Dự án do cơ quan Bộ và cấp tỉnh quản lý, được chính quyền địa phương hỗ trợ thực hiện bởi các doanh nghiệp Bộ có chức năng ban hành chính sách liên quan đến tài chính và hoạt động của dự án Sở Viễn thông tỉnh có chức năng điều phối Dự án truy nhập tại làng của địa phương, kiểm tra và giám sát, hướng dẫn, đôn đốc và đánh giá Bộ Thông tin và Công nghiệp và các sở viễn thông tỉnh sẽ không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng sẽ giám sát và đánh già quá trình hoạt động và sử dụng tài chính của họ

Mỗi nhà khai thác viễn thông sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án truy nhập tại làng trong phạm vi các tỉnh của họ như “hệ thống hợp đồng phân chia khu vực”. Khối lượng thực hiện của các nhà khai thác căn cứ trên doanh thu của họ ở thị trường dịch vụ viễn thông Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khai thác viễn thông được hưởng chính sách ưu đãi thuế khác nhau về mức thuế cho viễn thông nông thôn Các mức thu và chi tài chính mà doanh nghiệp viễn thông thực hiện phải được báo cáo lên Bộ Thông tin và Công nghiệp và Sở Viễn thông tỉnh để được thông qua và lưu hồ sơ Mức thuế không được cao hơn mức thuế hiện tại căn cứ trên điều kiện của khu vực nông thôn Bất kể là sử dụng công nghệ nào thì mức thuế cho điện thoại công cộng có người phục vụ không được cao hơn của điện thoại công cộng cố định…

Với dự án này, Chính phủ Trung quốc đã thực hiện các chính sách ưu đãi đăc biệt nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, chủ yếu bằng chính sách tài chính phân phối doanh thu, bù chéo (chính sách ưu đãi về trao đổi ngoại tệ,vay vốn và thuế) cũng như là thu phí về lắp đặt điện thoại ban đầu cho người sử dụng và các chi phí khác, khấu hao thiết bị nhanh và cho phép “bù chéo” giữa các loại dịch vụ tron nội bộ một doanh nghiệp….

Trong việc kiểm soát tài chính của dự án, hàng quý hàng năm Sở Viễn thông tỉnh phải đi xác nhận công việc thực hiện của các doanh nghiệp và báo cáo quá trình thực hiện lên Bộ Thông tin và Công nghiệp Bộ sẽ tập hợp các đánh giá và báo cáo Hội đồng Nhà nước, chính quyền địa phương, các nhà khai thác, thông báo công khai và trên các phương tiện truyền thông.

Malayxia thực hiện phổ cập bằng các dự án phát triển dịch vụ viễn thông công ích theo hai mô thức kế hoạch là kế hoạch của Ủy ban Thông tin và Truyền thông và của Chính phủ, với bản chất là việc lập kế hoạch từ dưới lên (tức là từ mong muốn của Chính phủ, kế hoạch được doanh nghiệp lập và đấu giá với nhau). Việc quan tâm lớn của Chính phủ Mailaixia đã tạo được một kết quả to lớn về mặt công nghệ và kỹ thuật Cụ thể, tại các vùng công ích, tiếp cận với các công nghệ mới như NGN, băng rộng… đem lại c ho các vùng công ích cơ hội sẵn sàng về công nghệ Tuy nhiên cũng vì cách tiếp cận thiên hướng kỹ thuật này mà hạ tầng vùng công ích được đầu tư không tương xứng với nội dung phổ cập, việc quản lý tài chính cho các dự án còn lỏng lẻo chưa phù hợp với đòi hỏi của mục tiêu, gây lãng phí, thất thoát

Từ đó, việc cân đối giữa công nghệ và nội dung phổ cập, cũng như kiểm soát tài chính cho đầu tư dự án cần được quan tâm hơn nữa trong việc phát triển các dự án phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam Điều này có thể thực sự làm được nếu chúng ta duy trì được sự cân đối thể hiện qua nguồn lực tài chính đầu tư cho công nghệ phổ cập và nội dung phổ cập tài các dự án phổ cập dịch vụ viễn thông công ích.

Hình 1.2 Mô hình lập kế hoạch của Malaysia

Một khía cạnh khác về tính thực thi kế hoạch và quản lý dự án, chúng ta có thể nhận thấy việc phối hợp hai loại dự án của ngành và chính phủ trong trường hợp của Malayxia trên cùng một nội dung kế hoạch là rất khó Bởi lẽ, các dự án này chủ yếu dựa trên hình thái hiện vật và kỹ thuật Nếu các dự án này được nhìn nhận theo hình thái giá trị và tài chính thì việc kết hợp và lồng ghép cũng như hoạch định ngân sách cho phổ cập, kiểm soát các hoạt động tài chính của các dự án sẽ dễ dàng hơn nhiều Điều này có giá trị tham khảo rất lớn với Việt Nam, khi chúng ta đã có tiến hành phổ cập theo hình thức Quỹ trong khi chúng ta lại đang tiến hành theo mô hình đặt hàng Nội dung của mô hình đặt hàng có tính chất hiện vật mà đòi hỏi của một chính sách quản lý bằng quỹ hiệu quả lại xuất phát từ việc quản lý theo giá trị và tài chính Như vậy, trong thời gian tới, kinh nghiệm của Malayxia sẽ có giá trị thực tiễn đối với với quản lý điều hành chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam nói chung và công tác kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nói riêng

Indonesia là quốc gia phát triển dịch vụ viễn thông công ích một cách bài bản Hai nội dung về tài chính và công nghệ trong phổ cập được nhấn mạnh và

MCMC MCMC Bộ/Các uỷ ban nhà nước Bộ/Các uỷ ban nhà nước Đóng góp c Đóng góp củ ủa Ngành a Ngành Phân bổ Phân b ổ c củ ủa chính ph a chính phủ ủ

Các dự án USP của ngành

Các dự án USP của chính phủ (USP Government Projects) đáng quan tâm Đặc biết các vấn đề mà Indonesia gặp phải trong tài chính: Sử dụng hỗn hợp hai phương pháp chi phí cận biên dài hạn và phương pháp chi phí đầy đủ (Việt Nam đang thực hiện mô hình chi phí đầy đủ) Việc kết hợp tính toán quản lý tài chính các dự án phổ cập trên cả hai phương thức: Chi phí đầy đủ và chi phí cận biên dài hạn của Indonesia nhằm đến hai mục tiêu là tối thiểu hoá chí phí và chia sẻ rủi ro và nguồn vốn đầu tư của các Nhà khai thác Ngoài ra phương thức tính toán này còn tính cho các công nghệ sử dụng trong phổ cập gồm công nghệ PFS,VSAT,T-RADIO,CELLULAR,IP-BASED.

Hình 1.3 Mô hình Chi phí cận biên và chi phí đầy đủ

CHI PHÍ CẬN BIÊN DÀI HẠN

Chi phí tiền lãi Giảm chi phí Chia sẻ chi phí và các rủi ro

Xã hội hóa phổ cập dịch vụ (hình thức Public Private Partnership-PPP)

1.4.4 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hình 1.4 Sơ đồ hỗ trợ cung cấp dịch vụ phổ cập tại Nhật Bản

1.4.5 Kinh nghiệm của Mông Cổ

Mông cổ có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về xuất phát điểm và điều kiện kinh tế - chính trị trước đây Được sự hỗ trợ hỗ trợ của ITU và tư vấn của công ty của Canada trong đưa ra mô hình phổ cập căn bản giống đề xuất về USF của Việt Nam nhưng tiếp cận từ mô hình kinh tế học và tài chính công để phát triển dịch vụ phổ cập tiến đến phát triển bền vững tạo lập thị trường công trong lĩnh vực phổ cập dịch vụ.

Cơ quan quản lý (trực thuộc Ủy ban điều tiết truyền thông) Quỹ dịch vụ viễn thông phổ cập mới được thành lập vào tháng 5 năm 2007 sau khi Quốc hội Mông

Cổ thông qua Luật về quỹ đặc biệt của chính phủ Uỷ Ban điều tiết truyền thông là cơ quan chủ quản của Quỹ và chịu trách nhiệm huy động và sử dụng nguồn vốn của Quỹ

VT được chỉ định Đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của Bộ Trưởng

2 Lỗi do cung cấp DVPC của năm tài chính trước Đơn vị hỗ trợ DVPC

Bộ nội vụ và Truyền thông

3 Xin hỗ trợ gửi kèm báo cáo kế toán theo quy định

3 Tính toán và Báo cáo

Số liệu Tài chính 2005 - Khoảng 15 tỷ Yên

7 Yên/một số điện thoại

DT vượt quá 1 tỷ Yên từ các dịch vụ thoại và truyền dữa liệu gồm các dịch vụ DSL

Các nhà kháI thác khác kết nối với Nhà khai thác đ ợc chỉ định

DN đó có doanh thu v ợt chuẩn theo Chỉ thị

KHÁI QUÁT VỀ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Tên gọi: Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Tên tiếng Anh: Viet Nam Public - Utility Telecommunication Service Fund Địa chỉ: Số 7 - Chùa Nền - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 84.4.3.2115343

Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VNĐ Ở nước ta, trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Nhà nước đã xác định viễn thông là “ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân” (Điều 1 của Pháp lệnh) Nhà nước cũng quy định thực hiện chính sách về dịch vụ viễn thông công ích.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chính sách mở cửa thị trường viễn thông của Đảng và Nhà nước, đã có thêm nhiều doanh nghiệp được tham gia thị trường cung cấp dịch vụ, vì vậy đã hình thành thị trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường, từng bước chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông.

Trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp thường tập trung phát triển kinh doanh khai thác ở vùng thuận lợi, mang lại lợi nhuận cao; còn trong những vùng và dịch vụ không có lãi thì ít được các doanh nghiệp quan tâm, làm cho

“khoảng cách số” giữa các vùng, các khu vực và các tầng lớp dân cư ngày càng lớn.

Một bộ phận dân cư, nhất là nhân dân sống tại các vùng đặc biệt khó khăn và những người có thu nhập thấp trên mọi miền đất nước đang là đối tượng không có điều kiện được sử dụng dịch vụ viễn thông Thực trang này ở nước ta cũng không nằm ngoài tình hình chung ở các nước trên thế giới khi thực hiện mở cửa thị trường viễn thông Để khắc phục, nhiều nước trên thế giới đã thành lập một quỹ riêng với sự đóng góp của các doanh nghiệp và hỗ trợ của nhà nước để thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ và được xem là mô hình hiệu quả ngày càng được nhiều nước áp dụng.

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Nhà nước ban hành năm 2002, đã quy định Nhà nước thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ công ích Về chính sách tài trợ, Pháp lệnh quy định Nhà nước “có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cách doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của Nhà nước” (Điều 5 Pháp lệnh); Pháp lệnh cũng cho phép

“Xây dựng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và các nguồn tài chính khác” (điểm B, Khoản 1, Điều 50 của Pháp lệnh).

Ngày 08/11/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (Viet Nam Public - Utility Telecommunication Service Fund) Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông; Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có vốn điều lệ và có bảng cân đối kế toán riêng Quỹ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước Quỹ đặt trụ sở chính tại Hà nội và có các chi nhánh tại một số khu vực (nếu cần thiết) trong nước Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động của Quỹ.

- Hỗ trợ các đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích bằng các hình thức:

+ Hỗ trợ chi phí cho các chương trình, dự án phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích trong từng giai đoạn.

+ Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và internet thực hiện cá dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

- Ngoài ra, Quỹ còn được sử dụng vốn tạm thời nhà rỗi không có nguồn gốc ngân sách để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật và theo quy định của điều lệ Quỹ Quỹ có thể ủy thác việc thực hiện một số tác nghiệp về cấp phát, giải ngân vốn vay qua Kho bạc Nhà nước, qua Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo quy định của pháp luật

Trải qua 9 năm thành lập và phát triển, Quỹ đã và đang không ngừng phát triển sản lượng dịch vụ viễn thông công ích tới tất cả các vùng khó khăn trong cả nước

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới.

2.1.2 Nguồn lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:

- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 500 tỷ đồng Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp: 200 tỷ đồng (cấp trong 2 năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động); số còn lại Quỹ được trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông trong 3 năm đầu kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động để đủ vốn điều lệ.

- Các khoản đóng góp của các Doanh nghiệp viễn thông: Tất cả các doanh nghiệp viễn thông hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam thông qua đóng góp tài chính cho Quỹ (Trước năm 2007, các khoản đóng góp thực hiện theo QĐ 191/2004/QĐ-

TTg) Các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ từ năm tài chính

2007 được tính theo doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng (không tính doanh thu cước kết nối), bao gồm: Các dịch vụ viễn thông di động, mức đóng góp là 3% doanh thu; Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế, dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế, mức đóng góp 2% doanh thu; Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước liên tỉnh, dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước, mức đóng góp là 1% doanh thu.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH GIAI ĐOẠN 2015-2020

DỰ ÁN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH GIAI ĐOẠN 2015-2020

3.1.1 Định hướng chung về hoạt động của Quỹ

Do lượng vốn đi qua Quỹ dành cho việc hỗ trợ viễn thông công ích là tương đối lớn nên việc đảm bảo sự an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả Quỹ nói riêng và các bên liên quan nói chung Cùng với sự ứng dụng rộng rãi các phương tiện khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của những sáng tạo mới về tài chính tiền tệ và sự tăng nhanh tiến trình quốc tế hoá tài chính tiền tệ, mức độ rủi ro nguy hiểm cũng ngày càng tăng cao Làm sao để tránh phạm phải những rủi ro nguy hiểm một cách có hiệu quả đã trở thành một vấn đề to lớn được quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới, vì một khi hệ thống tài chính xuất hiện rủi ro nguy hiểm lớn thì sẽ nảy sinh những phản ứng có tính dây chuyền và tiêu cực Vì vậy, trong quá trình phát triển sau này, việc bảo đảm chắc chắn cho sự an toàn của hệ thống tài chính tiền tệ cần trở thành một hương châm chiến lược quan trọng.

Mục tiêu chiến lược đối với Quỹ là trở thành một cơ quan vững mạnh về tổ chức, chủ động về tài chính, hiện đại về công nghệ, văn minh và đa dạng về dịch vụ để hoàn thành thắng lợi hơn nữa các nhiệm vụ chính trị.

Xây dựng Quỹ trở thành một Quỹ tài chính chuyên nghiệp của Bộ và củaChính phủ, là công cụ kiểm soát của Chính phủ trong thực hiện chính sách viễn thông công ích và góp phần thúc đẩy phát triển KTXH Phát triển toàn diện hoạt động của Quỹ theo hướng hiện đại, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2015 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động tài chính Bảo đảm hoạt động của Quỹ theo nguyên tắc hướng thị trường và không vì mục đích lợi nhuận.

Phát triển hoạt động của Quỹ thực hiện song hành với tiến trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của Quỹ, nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính Gắn cải cách của Quỹ với chiến lược phát triển chung của Ngành

3.1.2 Quan điểm xây dựng chương trình, dự án hoạt động viễn thông công ích trong giai đoạn 2015 -2020

Thứ nhất, Các dự án trong chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2015-2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch viễn thông từng vùng, miền và địa phương.

Thứ hai, các dự án phải huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình viễn thông công ích giai đoạn mới Chương trình được thực hiện bằng nguồn lực chung của cả Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và được hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; được thực hiện tập trung, thống nhất và lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan. Nhiệm vụ của Chương trình nhằm thực hiện một số mục tiêu có liên quan của Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020 và Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông Thực hiện nguyên tắc hỗ trợ một phần kinh phí (không hỗ trợ 100%) thông qua phương thức đấu thầu, đặt hàng trong đó ưu tiên phương thức đấu thầu

Thứ ba, chú trọng các dự án phát triển hạ tầng viễn thông để tăng mức độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ Chương trình Viễn thông công ích giai đoạn 2010 -

2015 ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông cho các xã thuộc 69 huyện nghèo và các đảo xa bờ, tạo cơ sở cho việc phổ cập dịch vụ cho người dân.Việc hỗ trợ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam và phù hợp với các cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế về kinh doanh viễn thông. Đây là quan điểm mang tính đột phá nhằm tăng mức độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ viễn thông cho người dân và xã hội, đảm bảo tính bền vững của Chương trình, khắc phục những hạn chế của Chương trình 74 Trên cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp, tạo điều kiện để phát triển các điểm truy nhập Internet công cộng ở những vùng khó khăn.

Thứ tư, các dự án cần xác định đối tượng phổ cập chủ yếu là hộ gia đình, các điểm truy nhập viễn thông công cộng Quan điểm phổ cập chuyển sang theo hộ gia đình để phát triển bền vững, thuận lợi trong quản lý; tăng số người sử dụng dịch vụ viễn thông trên một thuê bao điện thoại, Internet; phù hợp với văn hóa tại các vùng nông thôn Thông qua các điểm truy nhập viễn thông công cộng, việc phổ cập dịch vụ viễn thông sẽ được toàn diện hơn, đây cũng là một mô hình phổ biến trên thế thới trong phổ cập dịch vụ viễn thông

Thứ năm, địa bàn xác định của các dự án sẽ tập trung vào địa bàn vùng khó khăn gồm: các xã đặc biệt khó khăn, các xã thuộc 69 huyện nghèo và 41 đảo xa bờ,

456 xã chưa có hạ tầng băng rộng và đồn biên phòng Ngoài ra ưu tiên các dự án đảm bảo việc hỗ trợ cho các dịch vụ viễn thông bắt buộc.

3.1.3 Định hướng hoạt động kiểm soát tài chính của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam đối với các dự án viễn thông công ích trong gian đoạn 2015-2020 Để đạt được các mục tiêu cụ thể của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn II, công tác kiểm soát dự án viễn thông công ích được Ban Lãnh đạo Quỹ định hướng như sau:

- Hoạt động kiểm soát bảo đảm tính tuân thủ về chế độ, về chính sách hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: dự án hướng vào đúng đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ, đúng dịch vụ được quy định là dịch vụ viễn thông công ích, đúng vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và đúng chế độ định mức hỗ trợ mà Nhà nước quy định

- Tăng cường kiểm soát trực tiếp và chủ động hơn trong công tác kiểm soát

- Hoạt động kiểm soát dự án phải bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước về nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động viễn thông công ích.

- Mọi hoạt động hỗ trợ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp thực hiện dự án viễn thông công ích phải thông qua hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông thực hiện dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích phải theo đúng luật kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật, hành chính có liên quan.

- Công tác kiểm soát tài chính phải tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình quản lý tài chính các dự án để đảm bảo hai nguyên tắc: tập trung và độc lập khách quan

KIẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1 Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm soát tài chính các dự án công

Theo Điều 41 Mục 4 Luật các tổ chức cho vay số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997 quy định về Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức cho vay thì “tổ chức cho vay phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức cho vay” “Kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát” Quy định này chưa tính đến mức độ ảnh hưởng của các quyết định điều hành tới tính độc lập và khách quan của bộ phận kiểm toán nội bộ, chưa phân biệt rõ chức năng kiểm tra và chức năng kiểm toán nội bộ trong một tổ chức cho vay Như ta đã biết, kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm soát sau trên 3 khía cạnh chủ yếu: độ tin cậy của báo cáo tài chính, tính tuân thủ luật pháp và các quy định, hiệu quả của các hoạt động Kiểm toán nội bộ là yếu tố chủ chốt của hệ thống kiểm soát nội bộ Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải tách khỏi bộ máy điều hành, hoàn toàn độc lập, không bị chi phối bởi ban giám đốc Quỹ và phải trực thuộc cấp quản trị cao nhất Mặt khác, kiểm toán nội bộ không phải là một công cụ “giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức cho vay” và kết quả kiểm toán nội bộ cần phải được báo cáo cho cấp quản trị cao nhất (Hội đồng quản trị) mà không nên báo cáo cho Tổng giám đốc (Giám đốc) Nói một cách đơn giản, kiểm toán nội bộ còn là một công cụ của chủ sở hữu để đánh giá năng lực điều hành của Tổng giám đốc (Giám đốc) Quy định này nhầm lẫn cơ bản về khái niệm kiểm toán nội bộ, và theo đó, các Quỹ xây dựng bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ không đúng với tính chất vốn có của nó, làm hạn chế hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung trong Quỹ

Năm 2004, Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức cho vay năm 1997 được ban hành, trong đó có sửa đổi Điều 38 quy định về “Ban kiểm soát” trong các tổ chức cho vay Theo sửa đổi này,

“Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức cho vay, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của tổ chức cho vay” Về cơ bản, Luật này đã khắc phục được một phần hạn chế của Luật các tổ chức cho vay cũ, đưa chức năng kiểm toán nội bộ vào hoạt động của Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị của các tổ chức cho vay Tuy nhiên, Luật này lại không sửa đổi những quy định về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, không quy định cụ thể về bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát Luật sửa đổi chỉ quy định Ban kiểm soát “được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức cho vay để thực hiện các nhiệm vụ của mình” Có thể hiểu là bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộ máy điều hành (tức là trực thuộc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức cho vay) và Ban kiểm soát lại sử dụng bộ phận này để phục vụ cho việc đánh giá chính bộ máy điều hành đó Lẽ dĩ nhiên, hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ không hiệu quả Ngoài ra, với việc sửa đổi cụm từ “hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ” thành “hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ”, Luật các tổ chức cho vay sửa đổi đã tách rời kiểm toán nội bộ khỏi hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức cho vay

Từ năm 1997, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước tại Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997.Tiếp theo văn bản này là Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước và Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 thay thế Thông tư 52 Các Ngân hàng thương mại nhà nước lại không dựa trên quy định này để xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp.Hiện tại, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại nhà nước chưa có kiểm toán nội bộ hoặc có nhưng chưa được xây dựng đầy đủ, chưa có chính sách định hướng cho hoạt động này, mà nếu có thì cũng chưa được chuẩn hoá theo một nguyên tắc khung Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn, làm cơ sở để chuẩn hoá việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, quan trọng nhất là tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại.

3.3.2 Tuyên truyền và nhận thức của doanh nghiệp thực hiện dự án

Hiện nay, doanh nghiệp vay vốn thực hiện dự án là các doanh nghiệp viễn thông có trụ sở tại Hà Nội, nhưng trực tiếp làm việc với Quỹ lại là các Viễn thông tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa Họ chưa nhận thức được lợi ích khi vay vốn với lãi suất ưu đãi của Quỹ và những lợi ích về kinh tế - xã hội mà các dự án viễn thông công ích đem lại cho địa phương mình Do đó có một số Viễn thông tỉnh với cán bộ kiểm soát và quản lý dự án còn hời hợt, chưa chủ động Ngoài ra, kiến thức của nhân viên còn hạn chế nên việc giao dịch với Quỹ trong các vấn đề về tài chính còn xảy ra nhiều sai sót và chậm chạp dẫn đến việc giải ngân chậm Để công tác quản lý dự án diễn ra nhanh chóng và kiểm soát dễ dàng, Quỹ cần tổ chức tuyên truyền lợi ích cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện dự án, các địa phương có dự án được thực hiện giống như việc marketing của các Ngân hàng hiện nay

Thêm vào đó việc tổ chức các buổi hội thảo mỗi năm một lần mời các doanh nghiệp tham gia để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp thực hiện dự án và các đơn vị viễn thông tỉnh về hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thôi công ích củaQuỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Qua quá trình học tập và nghiên cứu về Quản lý Kinh tế và Chính sách tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và quá trình công tác tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam Việt Nam, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh trong Quỹ Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài

“Kiểm soát tài chính của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam đối với các dự án viễn thông công ích” cho luận văn tốt nghiệp.

Về cơ bản, quá trình nghiên cứu đề tài và viết luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi nâng cao kiến thức và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng

Về mặt lý luận, trước hết tôi đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát tài chính đối với các dự án Tiếp đó, tôi đi sâu vào nghiên cứu về các yếu tố của một hệ thống kiểm soát tài chính trong Quỹ, đồng thời luận giải được về tính hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống này trong tổ chức tài chính.

Dựa trên những nhận thức về hệ thống kiểm soát tài chính của các dự án, tôi đã tìm hiểu thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm soát tài chính tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam đối với các dự án viễn thông công ích, về từng thủ tục kiểm soát đã được sử dụng trong thời gian qua và những thiếu sót, vi phạm mà hệ thống này đã phát hiện được để tìm ra những thành tựu và hạn chế của hệ thống này và luận giải về nguyên nhân của những hạn chế đó.

Từ những nguyên nhân đã tìm ra khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm soát tài chính của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, tôi đã đưa ra những giải pháp mà Quỹ có thể thực hiện để khắc phục những hạn chế đó, giúp Quỹ có thể tăng cường kiểm soát tài chính đối với các dự án nhằm nâng cao chất lượng cho các dự án của Quỹ Ngoài ra, tôi cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với nhà nước để công tác kiểm soát tài chính của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam có thể được thực hiện tốt hơn hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ hiểu biết và kiến thức của tôi có hạn nên bản luận văn này chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong được các thầy cô, các anh chị và các bạn góp ý để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này và bổ sung những kiến thức còn thiếu sót. và hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội;

2 Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 (2010);

3 Phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý dịch vụ viễn thông công ích của một số quốc gia, NXB Thông tin vầ truyền thông, Hà Nội – 2009;

4 GS.TS.Vương Đình Huệ, Giáo trình Kiểm toán nội bộ, Học viện Tài chính – 2010;

5 TS Lê Văn Luyện, Bài giảng Kiểm toán ngân hàng thương mại, Học viện Ngân hàng – 2009;

6 K.H Spencer Pickett, The Internal Auditing handbook (2003);

7 Donald J Johnston, OECD principles of Coporate Governance;

8 Bank for International Settlements, Internal audit in banks and the supervisor`s relationship with auditors: A survey;

9 Curtis C Verschoor, Audit Committee Essentials.

10 Tổ chức hợp tác quốc tế (IFC) và Ủy Ban chứng khoán nhà nước, Cẩm nang quản trị công ty tại Việt Nam.

I Thông tin cá nhân (không bắt buộc)

1 Họ và tên (cá nhân):

II Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ rủi ro của các dự án viễn thông công ích tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, trả lời bằng cách đánh dấu vào lựa chọn: Rủi ro thấp, Rủi ro trung bình, Rủi ro cao theo bảng hỏi dưới đây:

Mức độ rủi ro tài chính

A Các dự án hợp tác nước ngoài

1 Xóa xã “trắng” dịch vụ Internet

2 Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam

Tôi là Tạ Thị Hà Trang, là học viên cao học của Khoa Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, là nhân viên của Quỹ dịch vụ Viễn Thông công ích Việt Nam, hiện tại tôi đang tiến hành nghiên cứu về công tác Kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích tại Quỹ nhằm thực hiện đề tài luận văn “Kiểm soát của Quỹ dịnh vụ Viễn thông công ích Việt Nam đối với các dự án viễn thông công ích” Vậy kính mong ông/bà dành thời gian cho ý kiến bằng việc trả lời bảng câu hỏi dưới đây Giá trị các ý kiến là như nhau và nhằm mục đích thống kê, chúng tôi không quan niệm ý kiến nào là đúng hay sai,những câu trả lời của ông/bà sẽ chỉ được dùng cho việc nghiên cứu khoa học, đồng thời các thông tin cá nhân của ông/bà sẽ được giữ bí mật tuyệt đối Xin chân thành cảm ơn!

3 Phổ cập dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tại Việt Nam

2 Dầu, Trảng Bảng, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Hoà Thành , Bưu điện Tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006- 2008

3 Đài viễn thông Huyện Bảo Lâm - Cao Bằng

4 Mở rộng mạng cáp quang nội tỉnh Bưu điện Thái Nguyên giai đoạn

5 Mở rộng mạng truyền dẫn quang nội tỉnh Bưu điện Tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006- 2008

6 Xây dựng tuyến TD quang Sa Thầy - Ngọc Hồi BĐT Kon Tum năm 2007

7 Trạm viễn thông Đồn Đèn huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Cạn

8 Đài viễn thông Pác Nặm tỉnh Bắc Cạn

9 XD tuyến TDQ Mỹ An-Mỹ Thắng-H.Mỹ-H.Hải-H.Hương-CL.Bắc- Tquan 06-08

10 XD các tuyến CQ An Nhơn-L.Thọ, Cát Tiến-Đề Gi, Chợ Gành - V.Lợi 06-08

11 XD tuyến CQ quốc lộ 7 mối QL 48 T Dương-Quỳ hợp BĐT Nghệ

Xây dựng mới phòng truyền dẫn cáp quang và mở rộng ba tuyến cáp quang tạo thành mạch vòng nội tỉnh giai đoạn 2006- 2008-Bưu Điện tỉnh Cà Mau

13 Xây dựng tuyến cáp quang Cà mau – Anh Xuyên, Cà mau - Tắc vân, Thới Bình – Zê Rô giai đoạn 2006 – 2008

Ngày đăng: 26/02/2023, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w