Hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam trong ASEAN

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hội nhập kinh tế khu vực

Hội nhập kinh tế khu vực ám chỉ đến quá trình nhiều quốc gia trong một khu vực địa lí cụ thể cùng nhau thoả thuận, thúc đẩy hợp tác kinh tế và giảm bớt các rào cản thương mại như hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các dòng di chuyển tự do của hàng hóa dịch vụ và các nhân tố sản xuất (Lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ,…) trong khu vực. Là liên kết giữa hai hay nhiều quốc gia có ít hoặc không có rào cản thương mại theo hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau nhằm tự do mua bán trao đổi một mặt. Việc tạo ra các khu vực3 thương mại tự do thường tạo ra những cơ hội cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hợp tác kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.

Tự do thương mại và kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia và dân tộc giao tiếp và hợp tác với nhau điều này thường tạo ra cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, các quốc gia không đột nhiên đơn phương giảm rào cản, mà phải có sự thỏa thuận, hợp tác để giảm chúng cùng nhau, đảm bảo các quốc gia cùng nhau có lợi sau khi tham gia ký các Hiệp định thương mại tự do. Ví dụ như NAFTA (Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ) được ký kết bởi 3 nước thành viên là: Mỹ, Canada và Mexico, NAFTA đã tiên phong cho các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực và song phương.

Hiện nay NAFTA đã được thay thế bằng United States-Mexico-Canada Agreement (USMCA) - Là một phiên bản hoàn thiện hơn của NAFTA, với các quy định chặt chẽ hơn về quyền sỡ hữu trí tuệ, lao động, các vấn đề thương mại điện tử và nhiều khía cạnh khác để phản ánh thời đại và mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của các quốc gia thành viên. Theo Từ điển Chính sách thương mại quốc tế của Walter Goode: “Liên minh hải quan là một khu vực gồm có hai hay nhiều nền kinh tế hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt, có quy định loại bỏ mọi loại thuế và đôi khi cả những rào cản đối với việc mở rộng. Cơ cấu lại từng ngành theo hướng phát huy lợi thế, tập trung nguồn lực, thúc đẩy động lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.

Theo đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề. Đối với doanh nghiệp, một là, kết hợp với sự hỗ trợ của chính phủ, doanh nghiệp cần phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như tiên phong lựa chọn các mô hình và phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau, cụ thể trong ngành ngân hàng với việc nhiều ngân hàng cho ra mắt các hệ sinh thái số trên nền tảng Internet (Timo của VPBank, E-zone của BIDV,..).

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra khoảng 60% GDP, tạo ra hơn 90% việc làm cho người lao động. Nhà nước cũng như doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, cũng như sự tham gia của Việt Nam đối với các thế hệ FTA mới, thì yêu cầu này càng gấp rút hơn bao giờ hết. Đơn cử là cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt điểm số trung bình của ASEAN 4.

Hơn nữa, việc nghiên cứu nội dung của các FTA thế hệ mới là vô cùng cần thiết, để từ đó đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp với nội dung của hiệp định. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải cân bằng cán cân lợi ích giữa tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và chính sách của nhà nước để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Cuối cùng, Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ hợp lý đối với từng phân khúc ngành, chẳng hạn như điều chỉnh thuế suất xuất, nhập khẩu đối với những ngành phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu, hay tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng trong công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, và đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lực chất lượng cao.