1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết bậc thang nhu cầu abraham maslow

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết bậc thang nhu cầu - Abraham Maslow
Tác giả Trần Hồng Phát
Người hướng dẫn Th.S Lê Trương Thảo Nguyên
Trường học ĐẠI HỌC UEH
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 515,79 KB

Nội dung

Nó là một chức năng quan trọng của quản trị, giúp đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả.. • Hoạch định được xem là chức năng quan trọng nhất, việc thực

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ MARKETING

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Sinh viên: Trần Hồng Phát

Mã lớp: V224TP2IB1

MSSV: 89242020156

Giảng viên: Th.S Lê Trương Thảo Nguyên

Tên học phần: Quản trị học

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị 3

1.1 Cơ sở lý thuyết: 3

2.1 Mối quan hệ giữa chức năng quản trị; 5

II Thuyết bậc thang nhu cầu - Abraham Maslow 7

2.1 Sơ lược về Abraham Harold Maslow: 7

2.2 Tháp nhu cầu Maslow: 8

2.3 Phân tích trong doanh nghiệp thực tế: 11

III Giải quyết tình huống: 12

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

I Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị

1.1 Cơ sở lý thuyết:

Hoạch định:

• Hoạch định là một quá trình xác định mục tiêu cụ thể và đề ra các bước hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó Nó là một chức năng quan trọng của quản trị, giúp đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả

• Hoạch định được xem là chức năng quan trọng nhất, việc thực hiện tốt chức năng này sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và hiệu quả Bằng cách lập

kế hoạch cẩn thận và thực hiện theo kế hoạch một cách nghiêm túc, tổ chức có thể tăng khả năng thành công và hạn chế rủi ro

Tổ chức:

• Tổ chức là một trong những chức năng hết sức quan trọng của quy trình quản lý, có nội dung cơ bản là thiết kế bộ máy, phân chia công việc và giao quyền Được thực hiện với mục đích đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời số lượng và chất lượng nhân sự, phối hợp thiết kế một cơ cấu tổ chức hợp lý và các mối quan hệ quyền lực

• Chức năng tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc biến các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch thành hiện thực thông qua việc thiết lập cấu trúc tổ chức phù hợp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ chức

• Với những nguyên tắc cơ bản như:

 Nguyên tắc thống nhất chỉ huy : Mỗi người thực hiện chỉ có một cấp trên và chỉ nhận lệnh và báo cáo với người này

 Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu : Mỗi một bộ máy tổ chức khi xây dựng đều có các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

 Nguyên tắc hiệu quả : Hoạt động của tổ chức phải đảm bảo tính hiệu quả tốt nhưng vẫn tối ưu chi phí

 Nguyên tắc cân đối : Các bộ phận cần được cân đối quyền hành và trách nhiệm, khối lượng công việc

 Nguyên tắc linh hoạt : Tổ chức đảm bảo sự thích nghi, cũng như thích ứng trước những biến đổi từ môi trường

Trang 4

Lãnh đạo:

• Là quá trình tác động đến người khác để họ tự nguyện thực hiện các nhiệm vụ và hành động theo hướng đạt được mục tiêu của tổ chức, bằng cách thúc đẩy, truyền cảm hứng và định hướng cho các thành viên trong tổ chức hướng về mục tiêu của tổ chức

• Một số phong cách lãnh đạo hiện nay:

 Phong cách lãnh đạo độc đoán: là phong cách mà các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách độc lập mà không cần lắng nghe ý kiến, đóng góp từ người khác

 Phong cách lãnh đạo dân chủ: trái ngược với lãnh đạo độc đoán, phong cách này rất minh bạch, họ cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các thành viên để đưa ra quyết định.Phong cách này khuyến khích tất cả mọi người nêu lên quan điểm, ý tưởng của mình, cùng nhau tìm ra giải pháp

 Lãnh đạo ủy quyền: là người lãnh đạo ủy quyền và trách nhiệm cho các nhân viên để họ đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, cho phép họ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành các tác vụ và đạt được mục tiêu mà nhà lãnh đạo giao phó Tuy nhiên nhà lãnh đạo đó vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về nhóm của mình

Kiểm soát:

• Chức năng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các hoạt động của

tổ chức diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra

• Thực hiện tốt chức năng này sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra, tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro và nân cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên

• Chức năng kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của tổ chức Do đó, các nhà quản trị cần quan tâm đúng mức đến chức năng kiểm soát và xây dựng một hệ thống kiểm soát hiệu quả cho tổ chức của mình

Trang 5

2.1 Mối quan hệ giữa chức năng quản trị;

Hình1.1 Mối quan hệ của quản trị

 Bốn chức năng chính trong quản trị học bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau để giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung

 Dưới đây là mô tả chi tiết về mối quan hệ giữa các chức năng này:

 Hoạch định và lãnh đạo:

o Hoạch định được ví như là kim chỉ nam của nhà lãnh đạo để đựa ra những quyết định trong tổ chức nỗ lực đạt được mục tiêu chung Hoạch định giúp nhà lãnh đạo tập trung vào những vấn đề quan trọng Thay vì phải loay hoay giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt, nhà lãnh đạo có thể tập trung vào những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức Bên cạnh đó, Nhà lãnh đạo truyền đạt kế hoạch đến các thành viên trong tổ chức Giúp họ hiểu

rõ mục tiêu chung, vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện

kế hoạch Biết điều chỉnh kế hoạch và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên hướng về mục tiêu chung của tổ chức

o Hoạch định và lãnh đạolà hai chức năng không thể tách rời trong quản trị học Hai chức năng này hỗ trợ lẫn nhau để giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung

Trang 6

Do đó, các nhà quản trị cần quan tâm đúng mức đến cả hai chức năng này và phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hoạt động hiệu quả của tổ chức

 Tổ chức và kiểm soát:

o Tổ chức tạo điều kiện cho kiểm soát: để có thể kiểm soát tốt một tổ chức thì tổ chức cần có một cấu trúc rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, phòng ban sẽ giúp dễ dàng theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, cá nhân Thông tin và dữ kiệu trong tổ chức phải chính xác, đầy đủ để phục vụ cho công tác kiểm soát Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao, ý thức trách nhiệm tốt cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát

o Kiểm soát giúp hoàn thiện tổ chức: Hoạt động kiểm soát giúp phát hiện những sai sót, khuyết điểm trong hoạt động của tổ chức, từ đó có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời Từ đó tiết kiệm được nguồn nhân lực, vật lực và thời gian Kiểm soát giúp đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra

o Tổ chức và kiểm soát là hai chức năng không thể tách rời, hai chức năng này

có tính hỗ trợ lẫn nhau giúp doanh nghiệp tự đánh giá lại hoạt động kinh doanh của mình, để một doanh nghiệp phát triển bền vững việc tổ chức và kiểm soát rất quan trọng, nó cho doanh nghiệp biết được những lỗ hỏng bất cập và từ đó thay đổi tổ chức để cải thiện và phát triển

 Việc vận dụng tốt những mối quan hệ của những chức năng này không chỉ giúp doanh nghiệp sử dụng tối ưu hóa nguồn lực phát triển mà còn góp phần cho ra những sản phẩm chất lượng, hiệu quả đúng với mục đích của tổ chức

Trang 7

II.Thuyết bậc thang nhu cầu - Abraham Maslow

2.1 Sơ lược về Abraham Harold Maslow:

 Abraham Harold Maslow (1908 - 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với “Tháp nhu cầu của Maslow” và được coi là cha đẻ của tâm lý học nhân văn,một trường phái tập trung vào những khía cạnh tích cực của bản chất con người và tiềm năng phát triển của mỗi cá nhân

 Cuộc đời và sự nghiệp:

 Maslow sinh ra trong một gia đình nhập cư Do Thái ở Brooklyn Tuổi thơ của ông không mấy hạnh phúc khi chứng kiến sự phân biệt đối xử và nghèo khó Tuy nhiên, những trải nghiệm này đã thôi thúc ông tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và khám phá tiềm năng của con người

 Sau khi tốt nghiệp đại học, Maslow đã dành nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học Ông đã làm việc với nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng khác và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng của Freud, Adler và Jung

 Tháp nhu cầu Maslow:

 Tháp nhu cầu là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Maslow cho tâm lý học Mô hình này mô tả các cấp độ nhu cầu của con người, từ những nhu cầu sinh lý cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ đến những nhu cầu cao cấp hơn như tình yêu, sự tôn trọng và tự thực hiện Tháp nhu cầu Maslow đã trở thành một trong những mô hình tâm lý học được biết đến rộng rãi nhất và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, kinh doanh đến quản lý nhân sự

 Tầm ảnh hưởng:

 Maslow đã để lại một di sản vô cùng to lớn cho tâm lý học Các lý thuyết và khái niệm của ông đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhà tâm lý học và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tháp nhu cầu Maslow vẫn là một công cụ hữu ích để hiểu về động lực của con người và phát triển các chương trình đào tạo, huấn luyện

 Một số tác phẩm nổi tiếng của ông:

 Motivation and Personality (1954)

Trang 8

 Toward a Psychology of Being (1955-1957)

 The Farther Reaches of Human Nature (1971)

2.2 Tháp nhu cầu Maslow:

Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow

 Maslow đã để lại một di sản vô cùng to lớn cho tâm lý học Các lý thuyết và khái niệm của ông đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhà tâm lý học và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tháp nhu cầu Maslow vẫn là một công cụ hữu ích để hiểu về động lực của con người và phát triển các chương trình đào tạo, huấn luyện

 Cấu trúc tháp nhu cầu Maslow:

 Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Đây là những nhu cầu cơ bản nhất để duy trì sự sống như: Thức ăn, nước, không khí, giấc ngủ Ở tầng này, thể hiện rõ những nhu cầu cơ bản để con người sinh tồn Việc đáp ứng các nhu cầu sinh lý là điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển Theo Maslow, chỉ khi đáp ứng được tầng nhu cầu sinh lý này, mỗi người mới

có thể đạt được những bậc tiếp theo trong mô hình tháp

Trang 9

 Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs): là nhu cầu được cảm thấy an toàn

và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra Nhu cầu này bao gồm cả

an toàn về thể chất, tinh thần và xã hội Nhu cầu này bao gồm:

• An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu như có một nơi ở an toàn, bảo

vệ khỏi nguy cơ về thức ăn, nước uống, y tế và môi trường Con người cần cảm thấy rằng họ và gia đình của họ được bảo vệ khỏi các nguy cơ về thảm họa và thiệt hại về tài sản

• An toàn tinh thần: Là những nhu cầu cảm thấy an toàn về mặt tinh thần

và xã hội Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực hoặc tình trạng tinh thần không ổn định Họ muốn có một môi trường xã hội ổn định và an toàn để phát triển và thể hiện bản thân

• An toàn về xã hội: Là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm về xã hội như bạo lực, bất công,

Khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ bắt đầu quan tâm đến các nhu cầu đảm bảo an toàn Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu cao hơn

 Nhu cầu xã hội (Love/ Belonging Needs): Sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, mỗi người sẽ mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về tinh thần

Ở cấp bậc thứ 3 này, những nhu cầu thỏa mãn về tinh thần bắt đầu xuất hiện Nhu cầu này là những mong muốn về việc mở rộng mối quan hệ như gia đình, tình yêu, bạn bè, nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia

 Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs): Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác Khi ở cấp bậc này, mỗi người sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng để nhận được

sự tôn trọng từ bên ngoài Biểu hiện rõ nhất của nhu cầu này bao gồm:

• Mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng từ bên ngoài (danh tiếng, địa vị, mức độ thành công )

• Lòng tự trọng với bản thân

Trang 10

 Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs): Nhu cầu được thể hiện bản thân là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, biểu thị sự thăng tiến

và phát triển cá nhân đạt đến đỉnh cao của tiềm năng của mỗi người Vị trí này xuất hiện khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn, tuy nhiên có một sự khác biệt

so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người Nhu cầu này thường được thấy ở những con người có thành tựu, thành công nhất định trong cuộc sống

 Ý nghĩa:

 Tháp nhu cầu Maslow có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, giúp mỗi cá nhân hiểu được nhu cầu và cách mà chúng ảnh hưởng đến những quyết định, hành

vi của con người Nó cho thấy rằng, con người không chỉ có những nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần, xã hội Nếu các nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng đầy đủ, thì sẽ khó có thể tiến đến những mục tiêu cao hơn

 Tháp nhu cầu Maslow không chỉ là một lý thuyết tâm lý học thuần túy mà còn

có những ứng dụng thực tiễn rất lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách chúng ta có thể áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào thực tế:

• Quản lý nhân sự: Bằng cách hiểu rõ nhu cầu của nhân viên, các nhà quản

lý có thể thiết kế các chương trình động viên, khen thưởng phù hợp để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn Khi hiểu được nhu cầu của mỗi cá nhân, việc giải quyết xung đột cũng trở nên dễ dàng hơn

• Marketing và Quảng cáo: tháp Maslow được ứng dụng vào việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng ở từng giai đoanj khác nhau

• Giáo dục: Việc một giáo viên có thể hiểu rõ tâm lý của học sinh là rất quan trọng, từ đó họ có thể xây nên một môi trường học tập phù hợp, kích thích sự học hỏi của học sinh

 Tháp nhu cầu Maslow là một công cụ hữu ích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh Bằng cách áp dụng tháp nhu cầu vào

Trang 11

cuộc sống, chúng ta có thể cải thiện các mối quan hệ, đạt được mục tiêu và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn

Trang 12

2.3 Phân tích trong doanh nghiệp thực tế:

 Bối cảnh doanh nghiệp: Công ty TNHH Freetrend Industrial A, thuộc tập đoàn Dean Shoes, được thành lâp 19/07/2003 với vốn 100% của nước ngoài Công ty Freetrend Industrial A hiện đang sản xuất chủ yếu là các loại giày thể thao, được xuất đi các nước trên thế giới Công ty có định hướng phát triển lâu dài và mở rộng quy mô sản xuất Với hơn 20 năm hoạt động, cty đã có một cơ cấu tổ chức vững chắc được chia làm nhiều phòng ban dựa trên hoạt động sản xuất, quản lý

 Công ty đã và đang áp dụng thuyết bậc thang Maslow trong việc quản lý nhân sự, thu hút nguồn nhân lực mới cho cty

 Một số ví dụ thực tế thỏa mãn nhu cầu sinh lý:

 Thành lập phòng CSR, chuyên giải quyết khiếu nại của công nhân, Phổ biến

an toàn lao động, đào tạo tay nghề cho các công nhân mới

 Phối hợp với tổ chức công đoàn cho nhân viên công ty vay trả góp mua xe, mua đồ điện gia dụng,

 Lương thuỏng sẽ được tự chuyển vào tài khoan ngân hàng hằng tháng, kèm bảng lương chi tiết

 Một số ví dụ thực tế thỏa mãn nhu cầu an toàn:

 Phòng CSR sẽ chuyên giải quyết khiếu nại của công nhân, Phổ biến an toàn lao động, đào tạo tay nghề cho các công nhân mới, đồng thời tạo các hoạt động xã hội cho người lao động tham gia,

 Phát đồ bảo hộ lao động cho những người lao động ở những bộ phận như điện, bảo trì,

 Hiện nay Cty có các khóa nâng cao tay nghề, những quy chuẩn mới cho người lao động, tạo động lực làm việc, phát triển cùng với công ty

Trang 13

III Giải quyết tình huống:

Tình huống: Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần An Tâm.

Trong tháng tới ông phải thực hiện một chuyến công tác ra nước ngoài

2 tháng Vì thế, ông phải thực hiện việc uỷ quyền điều hành doanh nghiệp của mình cho cấp dưới Song, ông An rất băn khoăn là sẽ quyết định giao quyền điều hành doanh nghiệp cho ai Ông Quyết là phó tổng giám đốc, phụ trách tài chính rất tài ba trong công việc liên quan tới tài chính, nhưng là người ngại va chạm Bà Lan là giám đốc nhân sự, có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với nhân viên, nhưng ít kinh nghiệm trong công việc Marketing và tài chính; anh Hùng là giám đốc bộ phận Marketing, đã từng là trợ lý cho ông An Anh rất năng nổ, tháo vát trong công việc nhưng nóng tính, hay đốp chát nên dễ gây hiểu lầm cho mọi người Anh/Chị hãy dùng kiến thức về chức năng tổ chức của quản trị học để tư vấn giúp ông An giải quyết tình huống này.

Tư vấn:

 Trước hết cả 3 ứng cử viên (ông Quyết, bà Lan, anh Hùng) để ông

An ủy quyền điều hành doanh nghiệp An Tâm trong chuyến đi công tác 2 tháng của ông đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng:

 Ông Quyết: quản lý rất tốt tài chính công ty nhưng ngại va chạm

 Bà Lan: quản lý nhân sự giỏi nhưng yếu về marketing – tài chính.

 Anh Hùng: năng nỗ tháo vác nhưng tinh khí nóng nảy.

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w