1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết hệ thống nhu cầu của a maslow nội dung và ứng dụng ý kiến đánh giá

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A. Maslow: nội dung và ứng dụng. Ý kiến đánh giá
Tác giả Nguyễn Thanh Thảo, Lê Khánh Nhi, Đỗ Minh Ngọc, Đoàn Khánh Linh, Bùi Hoàng Vân Ly, Vương Thùy Linh, Ngô Tuấn Hùng, Đỗ Quân Anh, Nguyễn Khánh Linh, Lý Tiểu Điệp, Nguyễn Hoàng Thảo Tâm, Nguyễn Thu Huyền
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học đại cương
Thể loại Bài tập nhóm học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 321,8 KB

Nội dung

Các quyền cơ bản của con người ngày càng được đề cao và chú trọng thực hiện, đồng thời vấn đề về những nhu cầu cần thiết của con người cũng được quan tâm rõ nét.. Ứng dụng tháp nhu cầu M

lOMoARcPSD|38545333 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề bài: Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: nội dung và ứng dụng Ý kiến đánh giá Nhóm: 03 Lớp học phần: N04 Hà Nội, 2023 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Lời cảm ơn Đề bài mà nhóm 03 chúng em lựa chọn: “Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: nội dung và ứng dụng Ý kiến đánh giá” để đưa ra các quan điểm, các thống kê khách quan về hệ thống nhu cầu A Maslow và ứng dụng trong đời sống, nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể, khách quan nhất cho các bạn đọc về vấn đề này Để thực hiện được đề tài này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giảng viên Bộ môn Tâm lý học đại cương đã truyền tải những kiến thức vô cùng bổ ích để chúng em có thể vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống Và trong quá trình viết đề tài, do thời gian và khả năng nghiên cứu của chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em hy vọng các thầy cô sẽ đóng góp ý kiến bổ sung để chúng em rút kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn Một lần nữa xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất! Trân trọng, ngày 08 tháng 04 năm 2023 2 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Lời cam đoan Chúng em xin cam đoan với đề bài: “Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: nội dung và ứng dụng Ý kiến đánh giá là” do chúng em thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng, mang tính khách quan Chúng em xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2023 3 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Biên bản xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm học phần Bộ môn Tâm lý học đại cương Ngày: 08/04/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Lớp học phần: N04 Nhóm: 03 Tên đề tài: Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: nội dung và ứng dụng Ý kiến đánh giá Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm học phần Bộ môn Tâm lý học đại cương: Kết quả như sau: STT MSSV Họ và tên Đánh giá của Xác nhận Đánh giá của GV SV của SV A B C Điểm Xác nhận X số của GV 1 472821 Nguyễn Thanh Thảo 2 472822 Lê Khánh Nhi X 3 472823 Đỗ Minh Ngọc X 4 472824 Đoàn Khánh Linh X 5 472825 Bùi Hoàng Vân Ly X 6 472826 Vương Thùy Linh X 7 472827 Ngô Tuấn Hùng X 8 472828 Đỗ Quân Anh X 9 472829 Nguyễn Khánh Linh X 10 472830 Lý Tiểu Điệp X 11 472831 Nguyễn Hoàng Thảo Tâm X 12 472832 Nguyễn Thu Huyền X 4 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Bảng phân chia công việc cụ thể: Nội dung công việc Thời gian Dự kiến Người thực hiện hoàn thành kết quả Xây dựng đề cương khái quát 23/03/2023 Cả nhóm Xây dựng đề cương chi tiết 25/032023 Tốt Cả nhóm Tốt Cả nhóm Sưu tầm tài liệu 26/03/2023 Tốt Bùi Hoàng Vân Ly Viết Lời cảm ơn và Lời cam đoan Đỗ Minh Ngọc Nguyễn Thu Huyền Viết phần I: Đặt vấn đề 27/03/2023 Lê Khánh Nhi Đoàn Khánh Linh Viết phần 1 28/03/2023 Đỗ Quân Anh (Phần II: Giải quyết vấn đề) 30/03/2023 Ngô Tuấn Hùng Bùi Hoàng Vân Ly Viết phần 2 Vương Thùy Linh (Phần II: Giải quyết vấn đề) Lý Tiểu Điệp Nguyễn Thanh Thảo Viết phần 3 01/04/2023 (Phần II: Giải quyết vấn đề) Nguyễn Hoàng Thảo Tâm Bùi Hoàng Vân Ly Viết phần 4 02/04/2023 Nguyễn Khánh Linh (Phần II: Giải quyết vấn đề) 03/04/2023 05/04/2023 Viết phần III: Kết luận Viết báo cáo 08/04/2023 Thuyết trình Nghiệm thu bài trình bày - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2023 + Giáo viên chấm thứ nhất: Trưởng nhóm + Giáo viên chấm thứ hai: - Kết quả điểm thuyết trình: Ngô Tuấn Hùng + Giáo viên chấm thuyết trình: - Điểm kết luận cuối cùng: 5 + Giáo viên đánh giá cuối cùng: Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7 NỘI DUNG 8 I Đặt vấn đề: 8 II Giải quyết vấn đề 8 1 Nôi dung hệ thống nhu cầu của A Maslow 8 2 Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong việc học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 11 3 Ý kiến đánh giá 16 III Tống kết 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 6 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) NXB lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ngày xuất bản 7 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 NỘI DUNG I Đặt vấn đề: Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại của khoa học công nghệ cao với khả năng tự động hóa, số hóa, nhân tố con người trở thành nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng cũng như của toàn nhân loại nói chung Các quyền cơ bản của con người ngày càng được đề cao và chú trọng thực hiện, đồng thời vấn đề về những nhu cầu cần thiết của con người cũng được quan tâm rõ nét Nhìn chung, nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Trong quá trình nghiên cứu về nhu cầu con người, thì hệ thống phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow là một trong những thành tựu nổi tiếng và phổ biến nhất Theo đó, hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi những nhu cầu sinh lý và tâm lý nhất định, tiến triển từ cơ bản đến phức tạp và được sắp xếp với một cấu trúc tương tự hình kim tự tháp; nhu cầu cơ bản nhất sẽ nằm ở đáy tháp và nhu cầu phức tạp nhất sẽ nằm ở đỉnh Lý thuyết của A Maslow về nhu cầu con người có thể dễ dàng giải thích cho rất nhiều hành vi xã hội học của con người, từ đó giúp ta giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống Tháp nhu cầu của Maslow được vận dụng linh hoạt trong đa dạng ngành nghề lĩnh vực chứ không chỉ trong ngành tâm lý học, ví dụ như quản trị nhân lực, truyền thông, marketing, Do vậy, việc hiểu rõ lý thuyết cũng như ứng dụng được tháp nhu cầu Maslow để giúp sinh viên vận dụng xử lí tình huống thực tiễn là lý do mà nhóm chúng em lựa chọn đề tài này II Giải quyết vấn đề 1 Nôi dung hệ thống nhu cầu của A Maslow Abraham Harold Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ Ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu và được coi là cha đẻ của tâm lý học nhân văn (humanistic psychology) Năm 1954, ông tạo ra Tháp nhu cầu Maslow và thể hiện các lý thuyết của ông trong 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 cuốn sách “Motivation and Personality” Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người, ông đã đưa ra nghiên cứu và phát triển mô hình này bắt đầu từ vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation” Tháp gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người Mỗi một tầng của kim tự tháp lại phản ánh theo mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao nhu cầu của con người lại càng cao hơn • Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu sinh lý là nhu cầu phổ quát của con người Đây là những nhu cầu sinh lý, những đòi hỏi về thể chất cho sự sống còn của con người Nếu những nhu cầu này không thể đáp ứng, cơ thể con người sẽ không duy trì cuộc sống, không thể tồn tại được: không khí, thức ăn, nước uống, nơi ở, Maslow cũng cho rằng nhu cầu tình dục cũng nằm trong cấp độ này vì nhu cầu này nhằm bảo đảm và duy trì nòi giống Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào tầng 9 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 thấp nhất: tầng cơ bản nhất Điều này có nghĩa là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn Ví dụ: Khi mới bắt đầu đi làm, họ chỉ cần tìm một công việc với mức lương đủ để chi trả cho các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày: ăn uống, nơi ở, điện nước Chứ chưa mấy quan tâm tới những vấn đề khác như: bảo hiểm, tiền thưởng, được trọng dụng hay thăng tiến, • Nhu cầu an toàn: Một khi nhu cầu sinh lý của một người đã tương đối được thỏa mãn, thì nhu cầu an toàn bắt đầu được ưu tiên và chi phối hành vi của họ Nhu cầu an toàn bao gồm: sự an toàn về tính mạng và sức khỏe, sự bảo đảm về nơi ăn, chốn ở, chỗ làm, ngân hàng tiết kiệm, Ví dụ: Khi họ đã có công việc ổn định, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản hàng ngày, họ sẽ nghĩ tới những thứ cao hơn: mua nhà, mua xe, đi du lịch, để họ được hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn • Nhu cầu xã hội: Đây là một nhu cầu về tinh thần Khi con người mong muốn được gắn bó và trở thành một phần trong tổ chức nào đó hay có khao khát về phương diện tình cảm thì đây chính là lúc mà nhu cầu xã hội xuất hiện Biểu hiện là nhu cầu thiết lập các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, trường lớp, công ty, cộng đồng… của con người Ví dụ: Trong môi trường làm việc, mỗi người phải tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp có tính cách, sở thích khác nhau Họ sẽ cố gắng tìm cách làm làm quen, bắt chuyện, tìm kiếm sự hài hòa trong các mối quan hệ chốn công sở Khi công ty tổ chức các buổi tiệc liên hoan để tạo điều kiện cho mọi người giao lưu làm quen, họ sẽ tham gia các buổi hội họp này để mở rộng thêm các mối quan hệ với đồng nghiệp Qua đây sẽ giúp cho họ thích nghi với môi trường tốt hơn, tâm trạng cũng dễ chịu thoải mái hơn • Nhu cầu tôn trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu thừa nhận Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội, được người khác tín nhiệm, Ví dụ: Sau một thời gian làm và quen với công việc, họ bắt đầu muốn khẳng định bản thân và chứng tỏ năng lực, họ muốn mọi người nhìn mình bằng đôi mắt khác có sự kính 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 trọng hơn Vì vậy, họ đã cố gắng nỗ lực hoàn thành công việc một cách tốt nhất, tăng ca làm thêm, đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến mới đóng góp cho công ty, Khi đó, họ sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến, được thăng chức, • Nhu cầu tự thể hiện: Đây là nhu cầu đỉnh của tháp nhu cầu Maslow Đó chính là những nhu cầu như: được thể hiện bản thân; được khẳng định mình trong cuộc sống; được sống và làm việc theo sở thích; được lựa chọn đam mê để theo đuổi và cống hiến cho tổ chức, cộng đồng hay xã hội; Ví dụ: Khi đã trở thành những người có chức vụ cao trong cơ quan, tổ chức, họ sẽ dùng danh tiếng và sự tín nhiệm của tổ chức dành cho bản thân để tìm kiếm các nguồn lực khác nhằm xây dựng các dự án, hoạt động có quy mô lớn hơn ở trong lĩnh vực mà họ muốn theo đuổi 2 Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong việc học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội • Nhu cầu sinh lý: Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của sinh viên khi tham gia học tập tại trường, yêu cầu về cơ sở vật chất hay tinh thần: phòng học, nhà vệ sinh, căng tin, ký túc xá, tạo cho sinh viên một môi trường học tập thoải mái, đạt tiêu chuẩn Cụ thể: - Nhu cầu ăn uống và nước uống: Để có được sức khỏe tốt và năng lượng để học tập, sinh viên cần được cung cấp đủ dinh dưỡng và nước uống Thực phẩm và đồ uống được cung cấp từ căng tin hay trong các phòng học đều phải đạt chất lượng, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe của sinh viên - Nhu cầu vệ sinh cá nhân: Đây là nhu cầu cơ bản trong việc vệ sinh cơ thể của cá nhân sinh viên Trường học cần cung cấp cơ sở vật chất như phòng tắm và nhà vệ sinh, đặc biệt là trong khuôn viên kí túc xá để sinh viên có đủ điều kiện tiêu chuẩn nhằm đáp ứng được nhu cầu này - Nhu cầu nghỉ ngơi: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên Sinh viên cần có giấc ngủ chất lượng nhằm đảm 11 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 bảo khả năng tham gia vào các hoạt động học tập của trường và đời sống xã hội Vậy nên trường học cần sắp xếp chương trình học với thời gian và cường độ hợp lý cũng như đảm bảo có khu vực thoáng mát, yên tĩnh, an toàn phục vụ việc nghỉ ngơi của sinh viên - Nhu cầu tình dục: Nhu cầu tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người, tuy nhiên nhu cầu này ở mỗi người là khác nhau và cần phải được kiểm soát bởi chủ thể chứ không nên bừa bãi Vì vậy trường học cần đảm bảo tầm quan trọng cũng như chất lượng của công tác giáo dục giới tính cho sinh viên, tổ chức các buổi hội thảo cung cấp cho sinh viên thông tin về quan hệ tình dục an toàn, tạo môi trường sống an toàn cho sinh viên, luôn cảnh giác để kịp thời ngăn chặn và xử lý những chủ thể có dấu hiệu hay hành vi quấy rối tình dục trong khuôn viên trường học - Nhu cầu chăm sóc sức khỏe: Tập thể dục và vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và giảm đau và mệt mỏi Trường học cần cung cấp các hoạt động thể thao và vận động nhằm nâng cao sức khỏe của sinh viên Việc đáp ứng tốt các nhu cầu sinh lý của sinh viên sẽ tạo môi trường học tập lành mạnh để phát triển toàn diện cho mỗi sinh viên • Nhu cầu an toàn: Các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng tuy nhiên, vẫn cần một số cải thiện hơn về: cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, Nhiều thiết bị đã xuống cấp cần được thay mới để đảm bảo cho an toàn sinh viên Cụ thể: • An toàn vật liệu: Việc đảm bảo vật liệu trong trường học không độc hại và không có nguy cơ gây cháy nổ là rất quan trọng Ban quản lý trường học phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, luôn chuẩn bị đầy đủ vật liệu thay thế và phương án dự trù trước mọi tình huống có thể xảy ra - An toàn môi trường: Môi trường học tập của sinh viên cần đảm bảo an toàn, bao gồm không có nguy cơ tai nạn hoặc bất kỳ sự cố nguy hiểm nào Ban quản lý trường học cần phải giám sát sát sao để đảm bảo rằng sinh viên không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào 12 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 - An toàn an ninh: An toàn an ninh cũng rất quan trọng để giữ cho sinh viên được an toàn và không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào Điều này bao gồm các biện pháp đảm bảo an ninh tại các khu vực khác nhau của trường học, kiểm soát lượng người ra vào trường học, và đặc biệt là bảo vệ an ninh mạng • An toàn thực phẩm: Thực phẩm lưu hành trường học cần phải được thông qua kiểm duyệt chứng nhận của Cục An toàn thực phẩm trước khi được đưa tới cho sinh viên Giải quyết tốt vấn đề an toàn là tiền đề cực kì quan trọng nhằm tạo điều kiện giúp cho giảng viên, nhân viên và sinh viên cảm thấy an tâm, từ đó có thể tập trung vào công tác học tập và đạt được nhiều giá trị hơn trong công việc • Nhu cầu xã hội: Trong môi trường học tập, sinh viên có cơ hội được gặp gỡ bạn bè, xây dựng mối quan hệ tốt với giảng viên Sinh viên cũng có thể được trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia vào các dự án, các câu lạc bộ, để tạo lập nhiều mối quan hệ với bạn bè xung quanh Cụ thể: • Nhu cầu kết bạn: Trong trường học, có nhiều hoạt động của các: câu lạc bộ, đội nhóm hay tổ chức chính trị – xã hội, giúp sinh viên kết nối, tìm thấy sở thích chung và thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh - Nhu cầu tương tác xã hội: Trong quá trình học tập, sinh viên cũng cần có cơ hội để tham gia vào các hoạt động xã hội khác như các sự kiện văn hóa, thể thao, âm nhạc, tình nguyện, và các chương trình phi lợi nhuận Điều này giúp sinh viên kết nối với các nhóm khác nhau trong trường học và cộng đồng - Nhu cầu tương tác với giảng viên và chuyên viên: Sinh viên cần có cơ hội để tương tác với các giảng viên và chuyên viên trong trường học vì điều này giúp họ đạt được các mục tiêu học tập và phát triển kiến thức của mình Sự hỗ trợ từ giảng viên và chuyên viên cũng giúp sinh viên định hướng tương lai và cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp của mình 13 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 - Nhu cầu tìm hiểu văn hóa: Trong trường học, sinh viên cũng cần có cơ hội để tìm hiểu về đa dạng văn hóa và gia tăng nhận thức về các quan điểm, giá trị của các dân tộc, vùng miền Những hoạt động như chương trình trao đổi sinh viên và các sự kiện văn hóa giúp sinh viên hiểu rõ thêm về sự đa dạng của xã hội và nâng cao kỹ năng giao tiếp, tôn trọng và giúp đỡ người khác - Nhu cầu làm việc nhóm: Trong trường học, sinh viên cũng cần có cơ hội để tham gia vào các hoạt động nhóm và học cách làm việc trong một nhóm Việc tham gia vào làm việc nhóm giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và đào tạo sự tự tin Những nhu cầu xã hội của sinh viên trong trường học là rất quan trọng và cần được đáp ứng đầy đủ, để tạo ra một môi trường giáo dục hoàn chỉnh, giúp sinh viên phát triển toàn diện và tự tin trong cuộc sống • Nhu cầu tôn trọng: Đây là nhu cầu cần được tôn trọng ý kiến, màu sắc cá nhân trong lớp học nói riêng và trường học nói chung Nhu cầu tôn trọng của sinh viên là một nhu cầu cảm xúc và tinh thần cơ bản Đây là nhu cầu cần thiết để sinh viên cảm thấy được coi trọng và được đối xử bình đẳng trong môi trường học tập và xã hội Cụ thể: - Tôn trọng cá nhân: Sinh viên cần được coi trọng và cá nhân của họ cần được tôn trọng vì đây là một phần quan trọng của bản thân họ Điều này bao gồm tôn trọng cho quan điểm, giá trị và lối sống của mỗi sinh viên - Tôn trọng thời gian và nỗ lực: Sinh viên đặt nhiều công sức và thời gian vào việc học tập và hoạt động của mình Do đó, họ mong muốn có được tôn trọng những nỗ lực và thời gian mà họ bỏ ra - Tôn trọng sự khác biệt: Sinh viên mong muốn học tập trong một môi trường đa dạng, nơi mà sự khác biệt được đánh giá cao và kích thích sự phát triển của họ Họ mong muốn được tôn trọng với mọi khía cạnh của bản thân, bao gồm: giới tính, sắc tộc, nền văn hóa, 14 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 - Tôn trọng từ giáo viên và các cán bộ hỗ trợ: Sinh viên mong muốn sự tôn trọng từ giáo viên và các cán bộ hỗ trợ, bao gồm sự chu đáo, tận tâm giải quyết vấn đề và cung cấp thông tin chi tiết và chính xác Việc đáp ứng nhu cầu tôn trọng của sinh viên là rất quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự sáng tạo, đóng góp vào cộng đồng và đạt được mục tiêu học tập • Nhu cầu tự thể hiện: Nhu cầu tự thể hiện của sinh viên trong trường học là rất quan trọng, bởi vì nó giúp sinh viên phát triển và thể hiện bản thân mình, tạo động lực cho việc học tập và phát triển sự nghiệp Cụ thể: - Nhu cầu phát triển bản thân: Sinh viên cần có không gian để trải nghiệm, khám phá và phát triển các kỹ năng và sở thích của mình Chương trình đào tạo và các hoạt động ngoại khóa được thiết kế để cung cấp cho sinh viên các cơ hội để khai thác và phát triển trong lĩnh vực mà họ yêu thích - Nhu cầu sáng tạo: Sinh viên cần có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo Thông qua các hoạt động ngoại khóa như hoạt động nghệ thuật, thể thao, và cuộc thi nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể phát triển tư duy sáng tạo và tạo ra các sản phẩm độc đáo - Nhu cầu tự phát triển: Sinh viên cần được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển các dự án và ý tưởng của họ Điều này giúp sinh viên có thể tự tạo ra các cơ hội cho bản thân, học cách đối mặt với thách thức và xây dựng kỹ năng lãnh đạo - Nhu cầu thể hiện bản thân: Sinh viên cần được cho phép thể hiện bản thân và quyền tự do ngôn luận, thể hiện quan điểm và sự sáng tạo Sinh viên cũng cần được đảm bảo quyền truyền tải thông tin, tìm kiếm thông tin và dùng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, tư duy của bản thân - Nhu cầu trải nghiệm và chia sẻ: Sinh viên cần có cơ hội để trải nghiệm và chia sẻ các kinh nghiệm với những người xung quanh Các chương trình chia sẻ kĩ năng, 15 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 các buổi tọa đàm hoặc các hoạt động tình nguyện cùng các nhóm xã hội là những cơ hội hoàn hảo cho sinh viên để trải nghiệm và chia sẻ tâm huyết của mình Nhu cầu tự thể hiện trong trường học là điều kiện quan trọng để sinh viên có khả năng nhận thức đúng về bản thân và bồi đắp sự tự tin, từ đó thúc đẩy phát triển những kỹ năng và phẩm chất tạo ra các cơ hội rộng mở hơn cho tương lai của họ 3 Ý kiến đánh giá • Ý nghĩa lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow Có thể nói, lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow giúp ta tiến gần thêm trong việc nghiên cứu tâm lý học loài người Nhờ có tháp nhu cầu, chúng ta có thể nắm được cơ bản và sử dụng kiến thức này làm cơ sở để nghiên cứu về tâm lý của con người Hệ thống nhu cầu của A Maslow chính là sự đánh dấu cột mốc và là tiền đề phát triển trường phái tâm lý học nhân văn Hệ thống nhu cầu của A.Maslow có những ảnh hưởng quan trọng và to lớn đến nền tâm lý học thế giới, giúp chúng ta áp dụng vào những lĩnh vực thực tế trong đời sống Ý nghĩa của nó chính là mang lại công cụ phục vụ trực tiếp cho việc phản ánh nhu cầu – mong muốn – mục tiêu mà con người đang tìm kiếm trong cuộc sống của chính mình Tuy hệ thống nhu cầu của A Maslow vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhưng nó vẫn được sử dụng phổ biến trên toàn cầu hóa, có nhiều đóng góp đáng kể chủ yếu là trong ngành nghiên cứu về tâm lý học • Bài học rút ra Bài học đầu tiên là về các cá nhân mà chúng ta gặp hàng ngày: Mỗi chủ thể đều tồn tại 5 bậc thang nhu cầu khác nhau, nên với mỗi người chúng ta sẽ có cách ứng xử khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu của người đó Tất nhiên, việc làm hài lòng tất cả mọi người là điều gần như bất khả thi, nhưng ta có thể khéo léo vận dụng để hạn chế xung đột giữa người với người, tạo nên môi trường hài hòa và thân thiện hơn Bài học thứ hai là sự nhìn lại cái tôi trong tâm hồn mình: Nhìn nhận rõ nhu cầu của bản thân và biết được mình đang ở bậc nhu cầu nào ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho bản thân mình Là 16 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 sinh viên, chúng ta cần biết mình đã đạt được những nhu cầu nào, còn thiếu những gì và phải phát triển các nhu cầu còn thiếu ra sao, và quá trình đó sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn Áp dụng vào ngành học, việc hiểu rõ nhu cầu của bản thân khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó có thể giúp chúng ta dễ dàng định hướng và vạch ra các kế hoạch cho tương lai, đồng thời dự liệu những tình huống có thể xảy ra và tìm hướng giải quyết nhanh chóng, gọn gàng cho từng trường hợp đó Bài học thứ ba là lời nhắc nhở về tinh thần đoàn kết và khả năng xử lý vấn đề chung: Khi làm những công việc mang tính hợp tác, chẳng hạn như làm việc nhóm, việc tìm ra điểm chung trong quan điểm của mỗi người sẽ giúp xây dựng được cách làm việc thông minh và hiệu quả hơn Giao tiếp và góp ý chính là chìa khóa quan trọng để giải quyết những khúc mắc, từ đó cùng nhau tìm ra phương án cho các vấn đề dường như là không thể III Tống kết Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết quan trọng về nhu cầu và sự phát triển của con người Ý nghĩa của Tháp nhu cầu Maslow là giúp cho việc hiểu và phân tích nhu cầu của con người một cách cụ thể và hệ thống hơn Tháp nhu cầu Maslow cho rằng con người có nhiều nhu cầu khác nhau, từ nhu cầu sinh lý đến nhu cầu tâm lý, và các nhu cầu này được sắp xếp theo một thứ tự nhất định Các nhu cầu cơ bản ở tầng dưới cần được đáp ứng trước khi con người có thể tập trung vào các nhu cầu ở tầng trên Việc hiểu rõ về tháp nhu cầu Maslow giúp chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người một cách tốt hơn, đưa ra quyết định và sách lược phù hợp trong đời sống và công việc 17 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2021 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, trang 13 - 14 2 Đỗ Quốc Việt Anh, “Ngược chiều tháp Maslow: Một cách tiếp cận nhất định phải biết để đánh giá nhân sự và tự phát triển bản thân trước thềm kỷ nguyên mới”, Tri thức trẻ, NXB: 14/01/2020 3 Đặng Thu Trà, “Tháp nhu cầu của Maslow và cách ứng dụng trong đời sống”, NXB: 12/04/2021 4 Vũ Thùy Dương, “Tháp nhu cầu Maslow là gì? Hiểu đúng về 5 nhu cầu con người”, NXB: 11/05/2022 5 Lương Hạnh, “Tháp nhu cầu Maslow là gì và ứng dụng trong cuộc sống”, NXB: 12/08/2022 18 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w