1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng lý thuyết hệ thống nhu cầu của a maslow trong giáo dục đại học

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 188,06 KB

Nội dung

Qua cách lí giải và trình bày khoahọc, tháp nhu cầu Maslow dường như là tiền đề, cơ sở cho nhiều ngành nghề, lĩnhvực khác nhau trong việc tìm hiểu, đánh giá đối tượng giao tiếp.Trên cơ s

lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………… 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA A MASLOW .3 1 Sơ lược về trường phái tâm lý học nhân văn và quan điểm của A.Maslow 4 2 Nội dung lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow 5 II ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA A.MASLOW TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 6 1 Một số điểm hạn chế còn tồn đọng trong giáo dục đại học …… .6 2 Ứng dụng nội dung lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow trong giáo dục đại học .7 3 Ưu điểm và nhược điểm của ứng dụng lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow trong giáo dục đại học .9 III Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ 10 KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .13 1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 ĐẶT VẤN ĐỀ Con người là một tiểu vũ trụ bao la và đầy bí ẩn dù cho có đốt đèn giữa ban ngày1 cũng chẳng thể nào nhìn thấu được sự sinh tiềm tàng khuất lấp bên trong Người ta có thể hiểu biết về thế giới nhưng không bao giờ có thể biết hết về con người Có lẽ vì thế mà khát khao được hiểu mình, được khám phá chính mình và thấu cảm người khác của nhân loại ngày một lớn hơn Kể cả khi công nghệ kĩ thuật đã đạt đến trình độ cao, con người có thể nhìn ngắm và hiểu biết thế giới này bằng vô số những phương tiện khác nhau, con người có thể cải tiến quá trình bằng công cụ, máy móc hiện đại,… nhưng nhu cầu tìm hiểu của con người không chỉ dừng lại ở đó, tham vọng của con người là có thể nắm bắt, kiểm soát, làm chủ thế giới bên trong của chính mình và thậm chí là “đọc vị kẻ khác” Tâm lí học cũng từ đó mà từng bước phát triển, trở thành một ngành khoa học độc lập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu về hành vi, tinh thần và tư tưởng con người Trong đó phải kể đến lý thuyết về hệ thống các nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970) Đây là một lí thuyết nổi bật và đáng chú ý thể hiện rõ quan điểm của trường phái tâm lí học nhân văn Lý thuyết ấy giúp chúng ta có thể tìm hiểu về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Qua cách lí giải và trình bày khoa học, tháp nhu cầu Maslow dường như là tiền đề, cơ sở cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong việc tìm hiểu, đánh giá đối tượng giao tiếp Trên cơ sở tiếp nhận vấn đề cùng với kiến thức về Tâm lí học cũng như sự tìm hiểu thông qua việc nghiên cứu tài liệu, nhóm 02 N02.TL2 cho rằng việc nhận thức được ý nghĩa và những giá trị mà lí thuyết về hệ thống các nhu cầu của Maslow đem lại trong ứng dụng thực tiễn là cần thiết Khi lựa chọn vấn đề đã nêu trên, nhóm tác giả mong muốn được bày tỏ, đóng góp ý kiến đánh giá để đem đến những cái nhìn đa chiều, đa diện hơn về một vấn đề thuộc lĩnh vực Tâm lí học 1 Giai thoại về Diogen (404-323) - triết gia cổ đại Hy Lạp Một ngày nọ, giữa ban ngày, ông đốt lên ngọn đèn và cầm nó đi giữa thành Athene Có người hỏi: “Ông tìm gì?” Ông đã trả lời: “Tôi đi tìm con người” Ý muốn nói rằng con người và thế giới bên trong vẫn luôn là một ẩn số bởi sự phức tạp, sâu xa và khó nắm bắt (Triết học không buồn chán – Lostbird.vn) Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA A.MASLOW 1 Sơ lược về trường phái tâm lí học nhân văn và quan điểm của A.Maslow * Sơ lược về trường phái tâm lí học nhân văn Trường phái Tâm lí học nhân văn do Carl Roger (1905-1987) và Abraham Maslow (1908-1970) sáng lập Các nhà tâm lí học nhân văn cho rằng, con người bẩm sinh là tốt, nếu được đặt trong môi trường lành mạnh tự nhiên họ sẽ hòa hợp với những người khác Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hướng tự thể hiện mình, khuynh hướng này bẩm sinh nơi con người và không ngừng thúc đẩy con người hướng tới hoạt động và các sự kiện giúp họ tự thể hiện mình * Quan điểm của A Maslow: Theo Maslow, các nhu cầu của con người được sắp đặt theo một thứ bậc Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng cơ bản và càng giống các nhu cầu của động vật Các nhu cầu càng cao trong thứ bậc, chúng càng đặc trưng cho con người Maslow đưa ra giả thiết theo đó, do những nguyên nhân giống như Rogers, khả năng con người thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của mình thường rất hạn chế, điều đó ngăn cản sự phát sinh và thỏa mãn các nhu cầu bậc cao hơn như nhu cầu tự trọng Để hiểu được hành vi con người cần tính đến những động lực cơ bản của con người dẫn đến sự hình thành nhân cách của họ 2 Nội dung lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển Với lý thuyết này, Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo một trật tự dưới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu căn bản ở tầng nền và các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ căn bản đó phải được thỏa mãn trước Bậc 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological needs) Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Nhu cầu cơ bản nhất nằm ở đáy của kim tự tháp Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất, cần phải được đáp ứng để con người có thể sống, tồn tại và hướng đến những nhu cầu cao hơn Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu như hơi thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nơi ở… Khi những nhu cầu này được thỏa mãn con người mới có thể hoạt động và phát triển tốt Ví dụ: Bạn không thể nào tiếp tục làm việc ở một công ty và mong đợi thăng tiến khi mức thu nhập quá thấp, không đáp ứng đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày Hoặc bạn không thể tiếp tục làm việc trong trạng thái vừa đói vừa khát vì cơ thể lúc này sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và không còn sức lực để tiếp tục công việc Bậc 2: Nhu cầu an toàn (Safety needs) Nhu cầu tiếp theo mà Maslow đề cập ở tháp nhu cầu này chính là sự an toàn Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nhu cầu sinh lý giúp con người có thể sống sót được, thì tiếp theo họ cần một điều gì đó để đảm bảo duy trì và giúp họ an tâm hơn để phát triển Các nhu cầu đảm bảo an toàn gồm: an toàn về sức khỏe, an toàn về tài chính, an toàn tính mạng, không gây thương tích Ví dụ: Khi thu nhập thấp hoặc còn phụ thuộc vào gia đình, chúng ta thường lựa những địa chỉ rẻ để ăn nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo đủ trang trải cuộc sống và phục vụ nhu cầu sinh lý Tuy nhiên, khi thu nhập được gia tăng bạn bắt đầu có xu hướng quan tâm đến sức khỏe hơn, biết lựa chọn những quán ăn ngon, sạch sẽ và đảm bảo chất lượng để thưởng thức Trong một doanh nghiệp, yếu tố an toàn được thể hiện bằng việc đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho nhân viên, môi trường làm việc với trang thiết bị tốt… Cùng với nhu cầu sinh lý, hai nhu cầu này giúp con người đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt để có thể tồn tại lâu dài Bậc 3: Nhu cầu được chấp nhận (Love/Belonging needs) Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Nếu hai nhu cầu trên đáp ứng nhu cầu về thể chất, thì bắt đầu từ nhu cầu thứ ba này trở đi con người mong muốn hướng tới nhu cầu về tinh thần nhiều hơn Khi những nhu cầu cơ bản của bản thân được đáp ứng đầy đủ, họ bắt đầu muốn mở rộng các mối quan hệ của mình như tình bạn, tình yêu, đối tác, đồng nghiệp… Nhu cầu này được thể hiện qua các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, người yêu, các câu lạc bộ,… để tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi, giúp con người cảm thấy không bị cô độc, trầm cảm và lo lắng Ví dụ: Là một sinh viên năm nhất khi mới nhập học điều bạn quan tâm đầu tiên chính là tìm được chỗ trọ tốt, an toàn Sau một thời gian học tập trên trường, bạn bắt đầu mở rộng các mối quan hệ bạn bè trong lớp để giúp tâm trạng vui vẻ hơn, đỡ nhớ nhà hoặc không bị cô độc khi đến trường Không ngừng lại ở đó, nếu nhu cầu này chưa thỏa mãn bạn có thể tiếp tục tham gia vào các câu lạc bộ của trường để mở rộng mối quan hệ Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng, công nhận thành đạt (Esteem needs) Ở bậc này, nhu cầu của con người đề cập đến việc mong muốn được người khác coi trọng, chấp nhận Họ bắt đầu nỗ lực, cố gắng để để được người khác công nhận Nhu cầu này thể hiện ở lòng tự trọng, tự tin, tín nhiệm, tin tưởng và mức độ thành công của một người Nhu cầu được tôn trọng trong tháp nhu cầu Maslow được chia làm hai loại: Thứ nhất, đó là Mong muốn danh tiếng, sự tôn trọng từ người khác: được thể hiện qua danh tiếng, địa vị, vị trí mà người khác đạt được trong xã hội hoặc trong một tổ chức, tập thể nào đó Thứ hai là Lòng tự trọng đối với bản thân: đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển bản thân, nó thể hiện ở việc tự coi trọng phẩm giá, đạo đức của bản thân Một người thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến mặc cảm, thường thấy lo lắng trước những điều khó khăn của cuộc sống Thông thường, những người đã nhận được sự tôn trọng, công nhận từ người khác sẽ có xu hướng tôn trọng bản thân, tự tin và hãnh diện về khả năng của mình Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Để đạt được nhu cầu kính trọng này, con người cần phải cố gắng, nỗ lực để phát triển bản thân, chuyên môn Những thành tích, kết quả xứng đáng được đóng góp sẽ khiếng người khác tôn trọng mình hơn Nhu cầu này được thể hiện rõ ràng nhất ở việc cố gắng thăng tiến trong công việc Ví dụ: Tiếp tục ví dụ về bạn sinh viên trên, sau khi đã tham gia vào các câu lạc bộ của trường nhằm thỏa mãn nhu cầu mở rộng mối quan hệ Sau một thời gian, bạn bắt đầu muốn trở thành một người có tiếng nói trong nhóm đó, muốn được mọi người tôn trọng và thừa nhận năng lực của mình Lúc này, nhu cầu mới đã xuất hiện và bạn bắt đầu nỗ lực, cố gắng để đạt được bằng cách tham gia hoạt động thường xuyên hơn, làm việc hết mình để cống hiến cho câu lạc bộ… Lâu dần, bạn được đề cử thành trưởng nhóm, trưởng ban hoặc một chức vụ quan trọng trong CLB Và đây là lúc mà nhu cầu được tôn trọng của bạn được đáp ứng Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện mình (Self-actualization needs) Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nó nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow Khi bạn đã thỏa mãn được mọi nhu cầu của mình ở 4 cấp độ bên dưới, nhu cầu muốn thể hiện bản thân để được ghi nhận, bắt đầu xuất hiện Và Maslow cho rằng, nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó như 4 nhu cầu trên mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển của con người Không phải nghiễm nhiên mà nhà giáo dục nhân văn Sukhomlynxky đã từng nhận định “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh Con người sinh ra để ghi dấu trên mặt đất, và trong trái tim mọi người” – đây là câu nói thể hiện rõ nhu cầu này nhất của con người Họ muốn được ghi nhận bằng những nỗ lực của bản thân, muốn cống hiến để mang lại những giá trị lớn hơn cho xã hội, cộng đồng II ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA A.MASLOW TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1 Một số điểm hạn chế còn tồn đọng trong giáo dục đại học Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Thứ nhất, nhu cầu cơ bản của sinh viên đôi khi chưa được đáp ứng một cách trọn vẹn Trường học chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hay vệ sinh không đảm bảo có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự tập trung của sinh viên Ví dụ việc không có điều hòa khiến cho không khí trong phòng học nóng bức, khó chịu và làm giảm khả năng tập trung của sinh viên; các phòng học không sạch sẽ cũng có thể gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe Thứ hai, hoạt động ngoại khóa chưa thực sự đa dạng làm cho sinh viên không có cơ hội để khám phá và phát triển sở thích của mình Điều này cũng tác động đến sự phát triển toàn diện của sinh viên, gây ra cảm giác buồn chán và thiếu hứng thú đối với học tập, ảnh hưởng đến kết quả học tập Thứ ba, thiếu sự hỗ trợ, tư vấn từ phía giảng viên hoặc phòng đào tạo, công tác sinh viên khiến cho sinh viên cảm thấy bị lạc lõng và không biết làm thế nào để giải quyết các vấn đề; làm giảm động lực, tự tin của bản thân và cảm thấy không được đánh giá cao Thứ tư, môi trường học tập khô khan, thiếu năng động, ít tương tác làm cho sinh viên không có cảm giác thoải mái để thảo luận và chia sẻ kiến thức từ đó tạo cảm giác nhàm chán và tâm thế đi học để điểm danh, có mặt Thứ năm, chương trình đào tạo quá hạn chế hoặc không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, dẫn đến sự chán nản thậm chí khiến cho sinh viên muốn từ bỏ việc học 2 Ứng dụng lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow trong giáo dục đại học Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết động lực phổ biến được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục Trong lý thuyết này, Abraham Maslow cho rằng các cá nhân cần được đáp ứng một vài nhu cầu trước khi hướng đến việc phát triển đầy đủ tiềm năng của họ Trước hết, nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất mà các trường đại học cần phải đáp ứng được cho sinh viên, giảng viên nhằm tạo điều kiện cho họ có thể tham gia học tập, giảng dạy và nghiên cứu Các trường đại học cần phải chú ý sắp xếp thời gian biểu cho sinh viên và giảng viên một cách hợp lí để sinh viên, để họ có thể kiểm soát thời gian của mình, phân chia được những nhu cầu cần thiết để duy trì Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 năng lượng như ăn uống, nghỉ ngơi Ví dụ như trường Đại học Luật Hà Nội đã mở canteen, phòng tập gym, thư viện,… để phục nhu cầu ăn uống, thư giãn của sinh viên và cán bộ nhân viên trong trường Bên cạnh những nhu cầu căn bản về sinh lí, sinh viên và các cán bộ nhân viên công tác trong trường cũng cần được đảm bảo về sự an toàn Nhà trường cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng cơ sở vật chất để tránh cũng như khắc phục những tình trạng xấu, đem đến cho sinh viên và cán bộ nhân viên trong nhà trường cảm giác an tâm, thoải mái trong học tập và làm việc Ngoài ra, nhà trường cũng cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường học để hạn chế gây ra những ảnh hưởng không đáng có cho sức khỏe của sinh viên và và các cán bộ nhân viên trong nhà trường Không những thế, sự an toàn về tài sản cá nhân của sinh viên, giảng viên cũng phải được chú ý, các trường cần phải kiểm soát và tăng cường an ninh trong trường, lập các trạm thu phí vé xe, có biện pháp phòng chống tội phạm để tránh tình trạng trộm, cắp tài sản trong trường Không chỉ mong muốn được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về mặt sinh lí và được đem lại cảm giác an toàn, trong giáo dục, con người cũng cần đến sự yêu thương, sự gắn kết giữa các mối quan hệ C.Mác đã từng khẳng định rằng “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Con người luôn có khát vọng được hòa nhập, được sẻ chia, được lắng nghe, để không bị cảm thấy cô đơn và lạc lõng Đặc biệt ở môi trường đại học, đa số các sinh viên, giảng viên đều đến từ những vùng miền khác nhau, do vậy nhà trường cũng cần chú ý tạo ra một môi trường học tập và làm việc năng động, thân thiện và gần gũi Ví dụ như Khoa Hành chính – Nhà nước của trường ĐH luật HN tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các lớp để gắn kết các thầy cô và tân sinh viên Hay trong việc giảng dạy, trường ĐH Luật HN luôn chú trọng tới hình thức làm việc nhóm để giúp các bạn sinh viên có cơ hội trao đổi, gắn kết và học hỏi lẫn nhau Bởi sự yêu thương, gắn kết sẻ chia nền tảng của 1 xã hội nhân văn, tiên tiến, nếu như các trường đại học nỗ lực đáp ứng được nhu cầu đó thì vai trò của giáo dục sẽ được đảm bảo Sau khi đã hoà nhập được trong một cộng đồng nào đó, bất kỳ ai trong chúng ta đều mong muốn nhận được sự kính trọng, tôn trọng từ người khác trong cộng đồng Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 đó và sinh viên, giảng viên trong môi trường đại học cũng không phải là ngoại lệ Maslow đã phân loại nhu cầu về sự tôn trọng thành 2 loại là lòng tự trọng đối với bản thân và mong muốn về danh tiếng hoặc sự tôn trọng từ người khác Khi sinh viên, giảng viên cảm thấy được đánh giá cao, được quý mến và có ý thức tốt về bản thân thì nó sẽ dễ dàng thúc đẩy sinh viên, giảng viên trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình, để giúp cho sự thúc đẩy này phát triển thì các trường đại học cần phải bồi dưỡng thái độ làm việc và xây dựng niềm tin của sinh viên, giảng viên bằng cách thiết lập cho sinh viên, giảng viên thành công và cung cấp phản hồi tích cực cùng với những sự khen thưởng Bên cạnh việc sinh viên, giảng viên cần phải nỗ lực nâng cao giá trị bản thân, khẳng định vị trí của mình trong học tập và công việc để có được sự danh tiếng, sự tôn trọng từ người khác thì nhà trường cũng cần phải góp phần thúc đẩy những nỗ lực đó bằng việc tạo ra những học bổng xứng đáng với những nỗ lực của sinh viên trong học tập, cần phải tạo ra những mức khen thưởng đối với những đóng góp của giảng viên, tạo ra và phát triển những phong trào như Sinh viên 5 tốt, Sinh viên 3 tốt,… Từ những sự khen thưởng đó, sự danh tiếng sẽ đến với sinh viên, giảng viên và được mọi người tôn trọng hơn Cuối cùng, khi đã đáp ứng được hết những nhu cầu trên thì sinh viên lại cần có nhu cầu được thể hiện bản thân Các trường đại học cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc thi mang tính cạnh tranh lành mạnh về học tập cũng như là nghệ thuật, thể thao để sinh viên được thể hiện bản thân, khám phá những tiềm năng ẩn mình bên trong Khi những khả năng trong họ được phát giác và bộc lộ, mỗi cá nhân sẽ trở nên tự tin hơn, họ trở nên tỏa sáng trong chính lĩnh vực mà mình theo đuổi, truyền cảm hứng và đem đến những giá trị tích cực cho mọi người 3 Ưu điểm và nhược điểm của ứng dụng lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow trong giáo dục đại học 3.1.Ưu điểm: Việc ứng dụng này giúp các trường đại học hiểu rõ nhu cầu của sinh viên và tạo ra môi trường học tập và hoạt động phù hợp, giúp sinh viên phát triển toàn diện, không chỉ tập trung vào khía cạnh học tập mà còn đáp ứng được nhu cầu xã hội Ngoài ra các trường đại học có thể tạo ra các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của sinh viên, giúp họ phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 việc tương lai Từ đó, giúp trường đại học có thể đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và cải thiện môi trường học tập 3.2.Nhược điểm: Thứ nhất, khó có thể đo lường được hết các nhu cầu của sinh viên cũng như giảng viên và tổng quát hóa trên phạm vi rộng lớn Bởi mỗi người có những cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ như “an toàn”, “tôn trọng” nên việc đưa ra khung sẵn chưa thể chắc chắn đảm bảo cho tất cả các nhu cầu của họ Thứ hai, hệ thống chưa tính đến sự khác biệt của từng cá nhân Không thể khẳng định rằng cá nhân nào cũng trải qua những nhu cầu theo thứ tự mà Maslow đề ra Trong giáo dục đại học, con người cần đáp ứng việc giảng dạy, truyền tải kiến thức, trau dồi thêm kĩ năng để phục vụ cho công việc sau này Họ cũng đòi hỏi về việc có những sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của họ cùng một lúc Thứ ba, không thể đo lường được mức độ đáp ứng nhu cầu đối với từng cá nhân Bởi mỗi người có những tiêu chuẩn khác nhau, có người đòi hỏi việc đáp ứng nhu cầu phải đầy đủ, có người chỉ cần có sự đáp ứng là họ đã hài lòng Vì vậy để chuyển sang nhu cầu mới cần phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, ta không thể áp dụng rập khuôn theo hệ thống có sẵn khiến cho việc giáo dục trong môi trường đại học thiếu hiệu quả, thiếu linh hoạt, sinh viên thì khó có thể phát triển toàn diện, phát huy những thế mạnh của bản thân III Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Bằng sự hiểu biết về kiến thức Tâm lí học cũng như thông qua quá trình tự nghiên cứu, trao đổi và thảo luận, nhóm tác giả bày tỏ mong muốn được đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan về học thuyết nhu cầu của Maslow Bên cạnh cách hiểu phổ biến về tầng cao nhất của tháp nhu cầu, đó là nhu cầu “thể hiện bản thân” hay “khẳng định bản thân” thì nhóm đưa ra một cách tiếp cận khác Trong bài luận “Một lý thuyết về động lực con người” của Maslow năm 1943 ông đã viết: “The need for self-actualization Even if all these needs are satisfied, we may still often (if not always) expect that a new discontent and restlessness will soon develop, unless the individual is doing what he is fitted for A musician must make music, an artist must paint, a poet must write, if he is to be ultimately happy What a man can be, he must Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 be This need we may call self-actualization.2 Nghĩa là: “ Ngay cả khi chúng ta đã thoả mãn hết những nhu cầu phía trên (4 bậc đầu), thì chúng ta cũng sớm phát triển thêm những điều không thoả mãn và cần đáp ứng thêm - việc này sẽ diễn ra không dừng lại Trừ khi, cá nhân đó được làm những thứ anh ta sinh ra để làm Một người nhạc sĩ phải làm nhạc, một hoạ sĩ phải vẽ, một nhà thơ phải viết, nếu anh ta muốn hạnh phúc tột cùng Nếu một người có thể trở thành gì, anh ta phải trở thành điều đó Đây là sự hiện thực hoá bản thân.” Thuật ngữ “self-actualization" không đơn thuần chỉ có nghĩa là "tự khẳng định", bản thân từ “actualization” có nghĩa là "hiện thực hóa" khi đi cùng tiền tố “self”- nghĩa là “tự thân”3, Giáo sư Maslow đã nhấn mạnh vào yếu tố phát triển tâm lý nhân cách Theo tinh thần của Maslow, là "hiện thực hóa bản thân" với mục tiêu nhấn mạnh rằng trong bất cứ cá nhân nào cũng có sẵn một tiềm năng, một hoài bão sâu xa, một chí hướng mà sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu cấp dưới (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm, nhu cầu xã hội ) cá nhân mới thật sự cảm nhận được và điều này không phải là sự khẳng định bản thân theo nghĩa tự đề cao bản thân, khuếch đại cái tôi Các ví dụ trong lịch sử cận hiện đại cũng không thiếu: Mẹ Teresa, mục sư Martin Luther King, Hồ Chủ tịch, Thánh Gandhi Hầu hết các vĩ nhân của nhân loại đều cảm nhận nhu cầu đặc biệt này và họ sẵn sàng hi sinh mọi thứ khác để thỏa mãn "tiếng kêu gọi từ bên trong nội tâm" Do đó, ta thấy rằng nhu cầu “khẳng định bản thân” có thể xếp vào nhu cầu bậc 3 và bậc 4: nhu cầu được thuộc về ( yêu thương – thể hiện mình có giá trị được mọi người yêu quý) và nhu cầu về sự tôn trọng, công nhận thành đạt – để cảm thấy mình có giá trị thông qua sự công nhận của người khác Ta có thể hiểu đích đến của tâm lý học nhân văn, và hầu như mọi trường phái tâm lý khác, cũng giống như đích đến của hầu hết mọi tôn giáo: là hướng đến giá trị chiều sâu bên trong con người Và hiện thực hoá bản thân rõ ràng nhắm đến mục đích này, khác hẳn với “khẳng định bản thân” có vẻ như hướng đến những giá trị bên ngoài bản thân mình 2 Mục II The Basic Needs “ A Theory of Human Motivation” (xuất bản năm 1943), Abraham Maslow 3 Từ điển Cambridge Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Từ đó, ta có thể thấy rằng, học thuyết nhu cầu của A.Maslow mang đậm tính nhân văn sâu sắc khi coi trọng và đề cao giá trị con người Do vậy, chúng ta cần học hỏi, tiếp thu và biết cách áp dụng đúng đắn tri thức khoa học này trong cuộc sống KẾT LUẬN Cho đến hiện tại, lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow vẫn còn nhận được sự quan tâm lớn bởi ứng dụng của nó trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Qua bài luận trên, với sự hiểu biết về Tâm lí học và thực tiễn đời sống, nhóm tác giả hy vọng có thể đem đến cho độc giả những góc nhìn cụ thể hơn, mới mẻ hơn về học thuyết của Maslow từ đó có thể vận dụng đúng đắn, hợp lí những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại để từng bước mở mang chính mình, nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về bản thân, khám phá chính mình và thấu cảm người khác Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2021 2 Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2013 3 B.R Hergenhahn, Nhập môn lịch sử tâm lý học, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003 4 Abraham Maslow, “A Theory of Human Motivation”, 1943 5 Tony Kline, Ph.D, “Applying Maslow's Hierarchy of Needs In Our Classrooms” http://www.changekidslives.org/actions-4?fbclid=IwAR0yLxDSLEAikyrvVZhrOw- ERd4KrbwHH7dlzwqFNf-xBfKnQr1yz_Ktj0Y 6 Bộ môn Khoa học chính trị, Đại học Điện lực, “Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển giáo dục Đại học của Việt Nam hiện nay” Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 https://dps.epu.edu.vn/chi-tiet-tin/nhung-thuan-loi-kho-khan-va-giai-phap-phat-trien- giao-duc-dai-hoc-cua-viet-nam-hien-nay 5-18.html Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w