1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của a maslow nêu phương hướng vận dụng lý thuyết này trong quản trị tổ chức

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow nêu phương hướng vận dụng lý thuyết này trong quản trị tổ chức
Tác giả Lê Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 671,26 KB

Nội dung

Yêu cầu cần thiết về phẩm chất, năng lực đối với Lãnh đạo, quản lý..11 Câu 3: Anh/chị trình bày một số mô hình cơ cấu tổ chức thông dụng hiện nay.. Do tầm quan trọng của quản trị nên kiế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2023-2024

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Lê Thị Hồng Nhung

MÃ SỐ SINH VIÊN: 22010560

MÃ LỚP: SCA2002

GIẢNG VIÊN : PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa Quản lý Giáo dục của trường Đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội đã đưa học phần Đại cương quản trị trường học vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học “Đại cương về quản trị trường học” của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Học phần “Đại cương về quản trị trường học” là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!”

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2024

Nhung

Lê Thị Hồng Nhung

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC:

LỜI CẢM ƠN………1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………4

GIỚI THIỆU……… 6

I BÀI TẬP……… 6

Câu 1: Trình bày lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của A Maslow Nêu phương hướng vận dụng lý thuyết này trong quản trị tổ chức 1 Lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của A Maslow……….6

1.1 Tiểu sử Maslow……… 6

1.2 Khái niệm Tháp nhu cầu Maslow……… 7

1.3 Ý nghĩa tháp nhu cầu Maslow……….7

1.4 Nội dung Tháp nhu cầu Maslow……….8

2 Ưu điểm, nhược điểm của thuyết nhu cầu Maslow………9

3 Phương hướng vận dụng lý thuyết này trong quản trị tổ chức…………9

Câu 2: Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo Theo Anh/Chị đưa ra yêu cầu cần thiết về phẩm chất, năng lực đối với vị trí lãnh đạo/quản lý thích hợp trong giai đoạn hiện nay 4 Điểm giống và khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo……… 10

5 Yêu cầu cần thiết về phẩm chất, năng lực đối với Lãnh đạo, quản lý 11

Câu 3: Anh/chị trình bày một số mô hình cơ cấu tổ chức thông dụng hiện nay Trong trường học thường tổ chức theo mô hình nào? 6 Một số mô hình cơ cấu tổ chức thông dụng hiện này Trong trường học được tổ chức theo mô hình nào.………12

II Tài liệu tham khảo……… 16

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

1 Thuyết nhu cầu TNC

2 Nhu cầu sinh lý NCSL

3 Nhu cầu an toàn NCAT

4 Nhu cầu xã hội NCXH

5 Nhu cầu tôn trọng NCTT

Trang 5

GIỚI THIỆU

,, “, m Quản trị học là một trong những môn học tiên quyết nhằm cung cấp kiến thức cơ bả n

về quản trị một tổ chức Do tầm quan trọng của quản trị nên kiến thức về quản trị ngày càng được chú trọng đào tạo trong các trường đại học, không chỉ cho khối ngành kinh tế và còn cho các sinh viên ở các chuyên ngành khác

Học phần này giúp sinh viên hiểu được vai trò và tầm quan trọng của quản trị trường học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Sinh viên sau khi học xong học phần sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản trị trường học chuyên nghiệp.”

Trang 6

I BÀI TẬP

Câu 1:

1 Lý thuyết về thứ bậc nhu cầu A Maslow

1.1 Tiểu sử Maslow

- A.Maslow sinh ra ở Brookly - New York, ông là con cả trong một gia đình người Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga

- Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu( TNC) và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học

- Ông đã xây dựng một hệ thống phân cấp nhu cầu để phục vụ như một lý thuyết về động lực của con người

- Lý thuyết của ông nói rằng một cá nhân có những nhu cầu cơ bản phải được thỏa mãn trước khi họ tập trung vào việc đạt được những nhu cầu cao hơn để phát triển tâm lý, xã hội

và cá nhân hơn

- Abraham Maslow bắt đầu giảng dạy tại Brooklyn College vào năm 1937 và tiếp tục làm công việc này trong nhiều năm cho tới tận 1951

- Năm 1951, Maslow trở thành Trường khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu công tác nghiên cứu học thuyết của mình ông gặp Kurt Goldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu

- Ông về hưu tại Califonia, chết vì đau tim năm 1979, sau nhiều năm sức khỏe kém

1.2 Khái niệm TNC của A Maslow

- TNC Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi tâm lý con người theo

mô hình 5 tầng của kim tự tháp Mỗi tần đó tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp bao gồm:

+ Physiological ( Sinh lý)

+ Safety ( An toàn)

Trang 7

+ Beloging ( Quan hệ xã hội)

+ Esteem ( Kính trọng)

+ Self - Actualization ( Thể hiện bản thân)

Nguồn ảnh: Tháp nhu cầu Maslow, Học viện quản lý PACE

1 3 Ý nghĩa TNC Maslow

- Giúp con người hiểu được nhu cầu của con người

- Giúp con người hiểu được hành vi của họ

- Giúp chúng ta phát triển được các chiến lược phù hợp với nhu cầu của mình

Trang 8

1.4 Nội dung TNC Maslow

- Thường được biểu diễn như một kim tự tháp với mức độ thấp hơn đại diện cho các nhu cầu thấp hơn, và điểm trên cùng đại diện cho sự cần thiết phải tự thực hiện bản thân

- Maslow tin rằng lý do duy nhất mà con người sẽ không biến chuyển được theo hướng

tự hiện thực bản thân mình là bởi vì các trở ngại cản họ trong hoàn cảnh xã hội

1 Nhu cầu sinh lý ( NCSL)

- Là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người, bao gồm các nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, giấc ngủ, quần áo và mái ấm…

- Là những nhu cầu mà nếu không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh tồn của con người

- Là cấp bậc dưới cùng của tháp Maslow

2 Nhu cầu an toàn (NCAT)

- Là nhu cầu được cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra

- Nhu cầu an toàn là cấp bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow

- Nhu cầu này bao gồm:

+ An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu như có một nơi ở an toàn, bảo vệ khỏi nguy

cơ về thức ăn, nước uống, y tế Con người cần cảm thấy rằng họ và gia đình của họ được bảo vệ khỏi các nguy cơ về thảm họa và thiệt hại tài sản

+ An toàn tinh thần: nhu cầu cảm thấy an toàn về mặt tinh thần, xã hội Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực hoặc tình trạng tinh thần không

ổn định

+ An toàn về xã hội: là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm xã hội: bạo lực, bất công…

3 Nhu cầu xã hội (NCXH)

- Là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó

- Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, lập gia đình…

Trang 9

- Là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại

4 Nhu cầu được tôn trọng (NCTT)

- Thể hiện mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác, được thể hiện qua:

+ Mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng bên ngoài: Danh tiếng, địa vị, mức độ thành công

+ Lòng tự trọng với bản thân: Thể hiện ở một người coi trọng đạo đức bản thân, coi trọng phẩm giá Nếu thiếu đi lòng tự trọng, con người sẽ cảm thấy mặc cảm, lo lắng khi gặp khó khăn trong mọi việc

5 Nhu cầu thể hiện bản thân

- Là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, biểu thị sự thăng tiến và phát triển của

cá nhân đạt đến đỉnh cao của tiềm năng của mỗi người

- Nhu cầu này, không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triern của mỗi người

- Thường xuất hiện ở bản thân những người đã có thành tựu, thành công nhất định trong cuộc sống

2 Ưu, nhược điểm của TNC Maslow

- Ưu điểm:

+ Là mô hình diễn tả đầy đủ nhu cầu của đối tượng mà cần nghiên cứu

+ Là định hướng phát triển cho đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề

+ Giúp phân tích hành vi con người và dự đoán xu hướng trong tương lai

- Nhược điểm:

+ Mô hình khá đơn giản, chưa đi sâu vào chi tiết

+ Không thể đo lường mức độ thỏa mãn của từng cá nhân trong một nhu cầu trước khi chuyển sang những nhu cầu tiếp theo

+ Không có sự sắp xếp, ưu tiên nhất định trong nhu cầu của mỗi cấp bậc

Trang 10

3 Phương hướng vận dụng lý thuyết trong quản trị tổ chức

- Ứng dụng TNC Maslow trong quản trị nhân sự:

+ Động lực của NCSL đến từ bản năng sinh tổn của một người, nó thúc đẩy năng suất làm việc của một nhân viên:

 Một mức lương đủ để đáp ứng, giúp nhân viên có thể chi trả cho những nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày: sinh hoạt, ăn uống,…

 Thời gian nghỉ ngơi: Có quy định về thời gian làm việc, lượng công việc, giờ tan làm.… + NCAT: cần áp dụng các chính sách phù hợp, thỏa đáng:

 Chương trình khám sức khỏe định kỳ, du lịch, nghỉ phép hàng năm

 Quy định tăng ca hợp lý, môi trường làm việc an toàn, nhân viên không bị bắt nạt, bạo lực

 Đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho nhân viên

 Thường xuyên bảo trì, kiểm tra các thiết bị…

+ NCXH: doang nghiệp cần tạo dựng môi trường và các chương trình đảm bảo về NCXH cho nhân viên:

 Văn hóa công ty: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện

 Xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý các hoạt động truyền thông nội bộ của doanh nghiệp

 Tạo điều kiện nhân viên có cơ hội được học hỏi, hợp tác với các bộ phận khác

+ NCTT: là 1 nhà lãnh đạo - đại diện cho công ty, có nhiều cách để bạn công nhnaj những nỗ lực của nhân viên đang nỗ lực và gửi gắm đến họ sự tôn trọng:

 Công nhận và khen ngợi khi hoàn thành công việc của họ

 Có quy định cụ thể, đánh giá công bằng, có khen thưởng với người nhân viên xuất sắc…

Trang 11

Câu 2:

4 Sự giống và khác nhau giữa quản lý lãnh đạo

Giống nhau Khác nhau

- Đều là hoạt động chỉ

đạo, định hướng, điều

khiển khi thực hiện một

công việc theo một mục

đích nhất định

- Đều gắn với con người,

quan hệ người với người,

giữa chủ thể và đối tượng

Mục tiêu: - Tập trung vào việc đảm bảo các hoạt động của tổ chức hiệu quả

- Tập trung vào việc định hướng, dẫn dắt tổ chức đi theo tầm nhìn, sứ mệnh nhất định

- Đều chính là hoạt động

bao gồm quá trình ra

quyết định và tổ chức

thức hiện quyết định

Tập trung: - Vào các hoạt động cụ thể

- Tập trung vào mục tiêu chung, dài hạn

- Đều là sự vận động của

thông tin, sự điều khiển,

định hướng cho cơ sở tác

động chủ quan của chủ

thể điều khiển đến đối

tượng bị điều khiển

Vai trò: - Người nắm giữ các vị trí cấp cao trong tổ chức

- Có thể ở bất kỳ cấp bậc nào trong tổ chức

- Đều phục vụ chung một

mục đích, đan xen mà

không cản trở nhau

Kỹ năng: - Cần có các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý

- Cần các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, xây dựng mối quan hệ…

Trang 12

5 Những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với một nhà lãnh đạo, quản lý

- Ngoại giao:

 Giỏi chuyên môn là yếu tố cơ bản nhưng để thực hiện được điều đó ra bên ngoài lại là chuyện khác Và đối với nhà lãnh đạo, quản lý thì khả năng giao tiếp sẽ càng trở nên quan trọng bởi nó có thể giúp họ dễ dàng có được thiện cảm, lòng tự tin, sự tín nhiệm của khách hàng

- Thuyết phục:

 Là phẩm chất mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần có Nhà lãnh đạo, quản lý không thể ép buộc nhân viên làm theo ý mình bất chấp đúng sai

- Lắng nghe:

 Không chỉ là phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý mà còn là yếu tố giúp chúng ta biết phân biệt đâu là lãnh đạo, quản lý

- Quyết đoán:

 Nhà quản lý, lãnh đạo cần có sự quyết đoán để đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất

để tránh bị “ Ngập chìm” trong hàng ngàn ý kiến khác nhau

- Công bằng:

 Không chỉ là một phẩm chất cần có của một người lãnh đạo, quản lý mà còn là điều mọi nhân viên mong muốn ở cấp trên của mình Công bằng giữa khả năng, khối lượng công việc, thưởng phạt phân minh…

- Biết xây dựng, gắn kết tập thể

 Tổ chức là một môi trường làm việc tập thể Do đó sẽ có rất nhiều những tranh chấp, mâu thuẫn… Vì vậy mà một nhà quản lý, lãnh đạo là yếu tố then chốt trong việc xây dựng, hàn gắn mọi người với nhau

- Sự đồng cảm và chia sẻ:

 Là yếu tố thuộc về trí tuệ cảm xúc con người Nó giúp nhà người lãnh đạo tạo ra sự gắn kết trong tập thể và môi trương làm việc thân thiện hơn Nhân viên sẵn sàng bày tỏ với quản lý những khó khăn và từ đó sẽ có hướng giải quyết để tăng năng suất công việc

Trang 13

- Lòng biết ơn:

 Rất ít nhà lãnh đạo gửi lời cảm ơn khi được giúp đỡ và dường như vì quá đơn giản mà đã

bị bỏ qua Và khi nhận được lời khen hoàn thành tốt công việc, chúng ta quên đi lời cảm

ơn mà thay vào lời hứa hẹn sẽ làm tốt hơn nữa Lòng biết ơn đôi khi sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhàng hơn, bỏ đi bớt gánh nặng hãy thực hiện lòng biết ngay cả khi nhờ vả cấp dưới

6 Một số mô hình cơ bản trong tổ chức hiện nay

1 Cơ cấu tổ chức theo chức năng

- Với mô hình này, công việc và nhân viên được phân chia dựa trên chuyên môn Cấu trúc phân cấp này thường được tích hợp theo chiều doc - với trọng tâm là tiêu chuẩn hóa và xây dựng quy trình cho nhân viên trong những phạm vi công việc cụ thể

- Ưu điểm:

+ Phát triển đội ngũ chuyên viên trong các lĩnh vực tương ứng

+ Không đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện chuyên sâu về lĩnh vực + Cách tổ chức logic, dễ hiểu

- Nhược điểm:

+ Trách nhiệm không rõ ràng

Trang 14

1 Cơ cấu tổ chức ma trận

- Mô hình này chủ yếu là kết hợp các đơn vị chức năng với các đơn vị thành lập theo sản phẩm (hay theo khách hàng)

- Ưu điểm:

+ Là hình thức tổ chức linh động

+ Sử dụng nhân lực có hiệu quả, việc hình thành và giải thể dễ dàng, nhanh chóng

- Nhược điểm:

+ Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và các bộ phận Đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn

+ Phạm vi sử dụng còn hạn chế vì đòi hỏi một trình độ nhất định

Trang 15

Hình 2: Cơ cấu tổ chức ma trận

Trang 16

1 Mô hình cơ cấu trực tuyến

- Quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng, từ trên xuống

- Quyền hành được phân định rõ ràng với một cấp trên trực tiếp

- Ưu điểm:

+ Trách nhiệm rõ ràng

+ Có tính thống nhất, tập trung cao

- Nhược điểm:

+ Hạn chế về việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt

+ Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện

Trang 17

Hình 3: Cơ cấu tổ chức trực tuyến

1 Cơ cấu tổ chức theo địa lý

- Phân chia hoạt động theo từng khu vực địa lý nhằm khai thác những ưu thế trong hoạt động các địa phương

- Ưu điểm:

+ Tận dụng được thị trường và những ưu điểm của địa phương

- Nhược điểm:

+ Cần nhiều người làm công việc quản lý

+ Cơ chế kiểm soát phức tạp

1 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

- Lấy cơ sở là các dây sản phẩm để thành lập các bộ phận hoạt động

Ngày đăng: 21/05/2024, 06:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w