1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lý thuyết hệ thống nhu cầu của a maslow nội dung và ứng dụng của nó ý kiến đánh giá củanhóm anh chị

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow: Tháp nhu cầu của Maslow Maslow’s hierarchy of needs hay còn được gọi là Hệ thống nhu cầu của Maslow là một Lý thuyết về tâm lý học giải thích động

Trang 1

Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow: nội dung và ứng dụng của nó Ý kiến đánh giá của

nhóm anh chị

Lớp: ĐCTC06.21-2-23 (N04-TL1) Nhóm: 05

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIAVÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Trang 2

Nhóm số: …05… Lớp: ……ĐCTC06.21-2-23 (N04-TL1)…… Khoa: ……Luật…… Khóa: …48…

Tổng số sinh viên của nhóm: …10…

Đánh giá của giáo viên A B C Điểm(số) Điểm(chữ) GV kí tên 1 481614 Nguyễn Kiều Chinh

2 481618 Vũ Thùy Dương 3 481623 Phạm Thu Hà 4 481624 Vũ Thu Hà 5 481625 Trần Thị Thúy Hằng 6 481360 Hoàng Hải Thanh 7 481361 Ngô Phương Thảo 8 481367 Lê Nguyễn Thùy Trang 9 481368 Nguyễn Thị Thu Trang 10 481567 Nguyễn Đình Trí Kết quả điểm bài viết

+ Giáo viên chấm thứ nhất:……… + Giáo viên chấm thứ hai:……… Kết quả điểm thuyết trình:

Giáo viên cho thuyết trình:………

Điểm kết luận cuối cùng:

Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

Trang 3

2.1 Mục đích 4

2.2 Nhiệm vụ 5

II Nội Dung: 5

1 Giới thiệu sơ lược về đề tài: 5

1.1 Cha đẻ của lý thuyết hệ thống nhu cầu: Abraham Harold Maslow: 5

1.2 Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow: 6

2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: 6

2.1 Khái niệm nhu cầu: 6

2.2 Nhu cầu thiếu hụt, Nhu cầu tăng trưởng và Tự thể hiện: 7

3 Năm bậc thang cơ bản trong lý thuyết tháp nhu cầu Maslow: 7

3.1 Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs) 8

3.2 Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs) 8

3.3 Nhu cầu xã hội/Nhu cầu về Tình yêu và Gắn bó (Love/ Belonging Needs) 9

3.4 Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs) 9

3.5 Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs) 10

4 Sự phát triển, hoàn thiện của Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow 11

4.1 Hệ thống Tháp nhu cầu Maslow 8 tầng 11

4.2 Nhu cầu nhận thức, Nhu cầu thẩm mỹ, Nhu cầu siêu việt 12

5 Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow 13

5.1 Ưu điểm của tháp Maslow: 13

5.2 Hạn chế của tháp Maslow: 13

6 Những điểm cần lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu của Maslow: 14

7 Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow: 15

8 Ứng dụng mô hình tháp nhu cầu Maslow trong thực tiễn 15

III Kết Luận: 17

IV Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo: 17

V Phụ Lục: 18

Phụ Lục A Một số hình ảnh minh họa liên quan đến đề tài 18

Phụ Lục B: Một số nghiên cứu, phát biểu liên quan đến Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow 21

Trang 4

I Mở Đầu:

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy Đây là ngành học cung cấp những tri thức về cách vận hành tâm trí, cách con người suy nghĩ, cảm nhận, hành động cũng như các phương pháp tiếp cận, xử lý các vấn đề tâm lý Và một trong những vấn đề phức tạp, quan trọng nhất của hiện tượng tâm lý con người đó chính là nhu cầu Trong cuộc sống, nhu cầu là nguyên nhân bên trong của hầu hết hành vi của con người, là động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động Đối với lĩnh vực pháp lý, việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề nhu cầu của con người lại càng quan trọng hơn, đặc biệt là đối với việc quản lý xã hội và phân tích hành vi, tâm lý của người phạm tội Nhà tâm lý Abraham Harold Maslow, người đi sâu nghiên cứu vấn đề này đã thiết lập ra mô hình tâm lý nổi tiếng về động cơ con người - mô hình tháp nhu cầu Maslow và công bố nó lần đầu trong bài viết mang tiêu đề "Lý thuyết về động lực của con người", “A Theory of Human Motivation” vào năm 1943 Theo đó, nhu cầu của con người sẽ được sắp xếp theo thứ bậc, bắt đầu từ nhu cầu được sống, được tồn tại cho đến các nhu cầu cao hơn tiếp theo

Vì để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu rõ hơn đối với vấn đề nhu cầu của con người cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống đồng thời đưa ra những ý kiến, đánh giá của bản thân, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề tài bài tập nhóm số 24: “Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow: nội dung và ứng dụng của nó Ý kiến đánh giá của nhóm anh chị”.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:2.1 Mục đích

- Tìm hiểu, phân tích và làm rõ lý thuyết hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow.

2.2 Nhiệm vụ

- Trình bày, giải thích các vấn đề liên quan đến nội dung và ứng dụng của đề tài - Đưa ra các ý kiến, đánh giá của nhóm về nội dung, ứng dụng của lý thuyết hệ thống nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

II Nội Dung:

1 Giới thiệu sơ lược về đề tài:

1.1 Cha đẻ của lý thuyết hệ thống nhu cầu: Abraham Harold Maslow:

Abraham Harold Maslow được biết đến là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ gốc Nga, ông sinh ra ở tại Brooklyn, New York vào ngày 01 tháng 4 năm 1908 và mất tại California vào ngày 08 tháng 6 năm 1970, khi ông 68 tuổi Ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học vì ông tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích và giải quyết nhu cầu,

khao khát của con người, đặc biệt là trong ngữ cảnh xã hội và tâm lý Với những đóng góp trong suốt cuộc đời của mình, Abraham Maslow được xem là một trong những nhà tâm lý học vĩ đại và có sức ảnh hưởng lớn đối với toàn thế giới

Các nghiên cứu của ông bao trùm trong nhiều lĩnh vực về mặt tâm lý, tâm lý trong giáo dục “Hướng tới Tâm lý của sự tồn tại” (Towards a Psychology of Being), tâm lý trong quản trị kinh doanh “Maslow trong quản lý” (Maslow on Management),…Tuy nhiên, nếu nói đâu là di sản to lớn và quan trọng nhất của Abraham Maslow thì đó chính là tác phẩm "Động cơ và Tính cách" (Motivation and Personality) Cuốn sách chính là khởi đầu cho tất cả tinh hoa của quá trình nghiên cứu về nhu cầu con người

của ông, nổi tiếng với lý thuyết mô hình tháp "Nhu cầu của con người" (Hierarchy of

Needs)

1.2 Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow:

Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) hay còn được gọi là Hệ

thống nhu cầu của Maslow là một Lý thuyết về tâm lý học giải thích động lực của con người dựa trên việc theo đuổi các mức độ nhu cầu khác nhau và được đề xuất bởi nhà tâm lý học đại tài Abraham (Harold) Maslow Lần đầu tiên hệ thống Lý thuyết nhu cầu được xuất hiện là trong một bài viết về "Lý thuyết về động lực của con người"

Trang 6

(A Theory of Human Motivation) trong Tạp chí Đánh giá tâm lý học (Psysiological Review) năm 1943, sau đó được thể hiện đầy đủ trong cuốn sách "Động cơ và Tính

cách" (Motivation and Personality) năm 1954 của ông

Maslow sau đó đã mở rộng ý tưởng để bao gồm những quan sát của ông về sự tò mò bẩm sinh của con người Các lý thuyết của ông song song với nhiều lý thuyết khác về tâm lý học phát triển của con người, một số trong đó đã tập trung vào việc mô tả các giai đoạn tăng trưởng ở người Maslow đã sử dụng các thuật ngữ Sinh lý

(Physiological), An toàn (Safe), Tình yêu và Gắn bó (Love/Belonging), Nhu cầu xã hội (Social needs), Lòng tự trọng (Esteem), Tự thể hiện bản thân (Self-actualization) và Siêu việt (Transcendence) để mô tả một mô hình mà qua đó nhu cầu và động lực của con người nói chung vận động Tháp nhu cầu của Maslow thường được mô tả dưới dạng kim tự tháp, với những nhu cầu cơ bản nhất ở dưới cùng và những nhu cầu cao cấp nhất như nhu cầu tự thể hiện bản thân và siêu việt ở trên cùng Nói cách khác, ý tưởng là những nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực đạt được những nhu cầu cấp cao hơn.

2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:

2.1 Khái niệm nhu cầu:

- Nhu cầu là một yếu tố tâm lý cơ bản của con người Nó phản ánh sự phụ thuộc của con người vào thế giới bên ngoài, là một sự cần thiết nào đó, được con người cảm nhận như một sự thiếu hụt của bản thân mà cần cố gắng để thỏa mãn nó.

- Nhu cầu có thể là các yêu cầu cơ bản và cần thiết để duy trì sự tồn tại và sự sống (nhu cầu về vật chất), hoặc có thể là yêu cầu cao cấp hơn để thỏa mãn và phát triển bản nhân (nhu cầu về tinh thần, nhu cầu xã hội).

- Các nhu cầu của con người được tổ chức theo một hệ thống cấu trúc thứ bậc mà trong đó mỗi nhu cầu được thể hiện ở một mức độ nhất định Giữa các mức độ nhu cầu có mối liên hệ mật thiết với nhau và có xu hướng tăng trưởng khi được thỏa mãn.

Trang 7

2.2 Nhu cầu thiếu hụt, Nhu cầu tăng trưởng và Tự thể hiện:

- Nhu cầu thiếu hụt: là một nhóm nhu cầu bao gồm 4 bậc nhu cầu đầu tiên: Nhu

cầu sinh lý, Nhu cầu an toàn, Nhu cầu xã hội và Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu thiếu hụt sinh ra do sự thiếu hụt và mong muốn được thỏa mãn những thiếu hụt đó của con người Chúng có xu hướng mạnh mẽ hơn khi không được thỏa mãn hợp lý.

- Nhu cầu tăng trưởng: là loại nhu cầu không xuất phát từ việc thiếu hụt thứ gì

đó mà xuất phát từ mong muốn phát triển bản thân Một khi những nhu cầu này được thỏa mãn một cách hợp lý, người ta có thể đạt đến mức cao nhất, gọi là tự thể hiện Nhu cầu tăng trưởng đạt được phần lớn thông qua các hành vi trí tuệ và sáng tạo.

- Tự thể hiện: là một khái niệm trung tâm trong tư tưởng của Maslow Ông cho

rằng mọi người đều có khả năng và nhu cầu tự thể hiện bản thân, tức là việc hiện thực hóa tất cả tiềm năng, lý tưởng, khát vọng của bản thân, là việc có thể nhận ra tiềm năng cá nhân, tự hoàn thiện, tìm kiếm sự phát triển cá nhân và đạt đến tiềm năng và sự thỏa mãn cao nhất của bản thân Quá trình tự thực hiện hóa là một quá trình liên tục và kéo dài suốt cuộc đời của mỗi người Nó không chỉ bao gồm sự thành công về vật chất mà còn liên quan đến sự phát triển cá nhân, sáng tạo, sự hiểu biết sâu sắc về

bản thân và thế giới xung quanh (Xem phụ lục B)

3 Năm bậc thang cơ bản trong lý thuyết tháp nhu cầu Maslow:

A.H.Maslow đã tuyên bố rằng, con người được thúc đẩy để đạt được những nhu cầu nhất định và một số nhu cầu được ưu tiên hơn những nhu cầu khác Ông chia chúng làm năm cấp bậc được phát triển theo thứ dưới lên trên, tương ứng với những nhu cầu cơ bản đến phức tạp.

- Physiological Needs: Nhu cầu về sinh lý:

- Safety Needs: Nhu cầu về an toàn.

- Love/ Belonging Needs: Nhu cầu xã hội, về tình yêu và gắn bó.

- Esteem Needs: Nhu cầu được tôn trọng.

- Self-Actualization Needs: Nhu cầu tự thể hiện bản thân, tự thể hiện bản thân.

(Xem hình ảnh minh họa ở phụ lục A)

Trang 8

3.1 Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

- Là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người, bao gồm các nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, giấc ngủ, hơi ấm, tình dục, Đây là những nhu cầu mà nếu không được đáp ứng đầy đủ thì có thể sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người Việc đáp ứng các nhu cầu sinh lý là điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển.

- Nhu cầu sinh lý là cấp bậc nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất Bởi theo Maslow, cơ thể con người không thể hoạt động tối ưu nếu nhu cầu sinh lý không được thỏa mãn Ông coi nhu cầu sinh lý là quan trọng nhất vì tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi những nhu cầu này được đáp ứng.

3.2 Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)

- Là nhu cầu được cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra Nhu cầu này bao gồm cả an toàn về thể chất, tinh thần và xã hội:

+ An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu được bảo vệ an toàn về mặt thể

chất như có nơi ở, có đủ thực phẩm, được chăm sóc y tế, đủ tài chính Con người cần cảm thấy bản thân được bảo vệ khỏi các nguy cơ đe dọa đến tính mạng, tài sản,…

+ An toàn tinh thần: Là những nhu cầu được bảo vệ an toàn về mặt tinh thần

Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi áp lực, xung đột hoặc tình trạng tinh thần không ổn định Họ muốn có một tình trạng tinh thần ổn định và thoải mái.

+ An toàn về xã hội: Là những nhu cầu được bảo vệ an toàn về xã hội (các mối

quan hệ xã hội) Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi sự hỗn loạn, nguy hiểm từ xã hội,…Họ muốn có một môi trường xã hội ổn định và an toàn để phát triển và thể hiện bản thân.VD: luật pháp công bằng, trị an, trật tự xã hội, phúc lợi công việc, môi trường làm việc,…

- Khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ bắt đầu quan tâm đến các nhu cầu đảm bảo an toàn Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu cao hơn Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn là điều cần thiết để con người có thể sống và phát triển một cách bình yên và hạnh phúc.

Trang 9

3.3 Nhu cầu xã hội/Nhu cầu về Tình yêu và Gắn bó (Love/ Belonging Needs)

Sau khi con người thỏa mãn được các nhu cầu về mặt thể chất (Sinh lý và An -

toàn), những nhu cầu thỏa mãn về mặt tinh thần sẽ có xu hướng xuất hiện Đó chính là bậc nhu cầu thứ 3 trong Thang nhu cầu của Maslow Nhu cầu này đề cập đến nhu cầu tình cảm của con người về việc mở rộng các mối quan hệ giữa các cá nhân, liên kết, kết nối với tập thể như gia đình, tình yêu, bạn bè, nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi, an toàn và sẻ chia - Nhu cầu này đặc biệt mạnh mẽ ở thời kỳ thơ ấu và có thể lấn át được nhu cầu về sự an toàn.

- VD: Thứ tự quan tâm của phụ huynh khi cho con đi học là: Nhà trường có đáp ứng được về thực phẩm, chỗ ngũ, chỗ vui chơi,…không? -> Trường học có an toàn không? -> Tiếp đó là giáo viên có yêu trẻ em không? Không khí có hòa thuận không? Con có được quan tâm, thấy hiểu không? Có thể kết bạn với mọi người không?

3.4 Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)

- Là nhu cầu thể hiện mong muốn nhận được sự chấp nhận, đánh giá cao và sự tôn trọng từ người khác Là cấp nhu cầu cao cấp hơn của nhu cầu tinh thần, hình thành khi con người sở hữu cho mình các mối quan hệ xã hội.

- Maslow phân cấp bậc nhu cầu này làm 2 loại:

+Nhu cầu tự tôn trọng bản thân (phẩm giá, nhân cách, thành tích, khả năng làm chủ, tính độc lập, tự tin,…)

+Nhu cầu được người khác tôn trọng (Địa vị, uy tín, danh tiếng, mức độ thành công, sự tin tưởng, chú ý,…)

- Thực tế cho thấy, khi có được sự tôn trọng và công nhận từ bên ngoài, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, tôn trọng bản thân hơn Với cấp độ này, để được công nhận, mỗi cá nhân sẽ cố gắng tham gia vào các hoạt động như làm việc, theo đuổi sở thích, Và những hoạt động đó sẽ mang lại cho người đó cảm giác được đóng góp và

Trang 10

bản thân có giá trị, có ý nghĩa, từ đó thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng hơn trong cuộc sống.

3.5 Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)

- Là cấp độ nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, biểu thị sự thăng tiến

và phát triển cá nhân đạt đến đỉnh cao của tiềm năng của mỗi người Vị trí này xuất hiện khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn, tuy nhiên có một sự khác biệt so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của con người Tức là những mong muốn hoàn thành mọi thứ mà một người có thể và “trở thành mọi thứ mà một người có khả năng trở thành” - Mặc dù Maslow không tin rằng nhiều người trong chúng ta có thể đạt được sự tự thể hiện bản thân thực sự, nhưng ông tin rằng tất cả chúng ta đều trải qua những khoảnh khắc nhất thời (được gọi là 'trải nghiệm đỉnh cao') về quá trình tự thể hiện bản thân Những khoảnh khắc như vậy, gắn liền với các sự kiện quan trọng của cuộc sống như việc thành công trong một kỳ thi, tạo ra một tuyệt tác nghệ thuật,…rất khó đạt được và duy trì một cách nhất quán.

- Để hiểu được mức độ của nhu cầu này, thì cá nhân đó không chỉ phải đạt được mong muốn của các cấp nhu cầu thấp hơn mà còn phải làm chủ được những nhu cầu đó Có thể nói, một phần mục đích của con người khi muốn thỏa mãn nhu cầu đỉnh cao này là để bảo đảm và duy trì 4 nhu cầu cơ bản phía dưới.

*Phát biểu của A.H.Maslow về Lý thuyết hệ thống nhu cầu của con người:

“Đúng là con người chỉ sống bằng bánh mì - khi không có bánh mì Nhưng điều gì xảy ra với ham muốn của con người khi có rất nhiều bánh mì và khi anh ta thường xuyên no bụng?

Ngay lập tức những nhu cầu khác (và “cao hơn”) xuất hiện và những nhu cầu này, chứ không phải những cơn đói sinh lý, thống trị cơ thể Và khi những nhu cầu này lần lượt được thỏa mãn, những nhu cầu mới (và vẫn “cao hơn”) lại xuất hiện, v.v Đây

Trang 11

chính là điều chúng tôi muốn nói khi nói rằng các nhu cầu cơ bản của con người được tổ chức thành một hệ thống phân cấp ưu việt tương đối”

(Abraham Maslow, “A Theory of Human Motivation”, tr.375, 1943)

4 Sự phát triển, hoàn thiện của Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow 4.1 Hệ thống Tháp nhu cầu Maslow 8 tầng:

Ngoài 5 cấp bậc trong tháp nhu cầu cơ bản của Maslow thì hiện nay nó đã được hoàn thiện, mở rộng thêm 3 cấp bậc mở rộng khác, đó là Nhu cầu nhận thức, Nhu cầu thẩm mỹ và Nhu cầu siêu việt Những thay đổi này bao gồm mô hình bảy giai đoạn và mô hình tám giai đoạn; cả hai mô hình này đều được phát triển trong những năm 1960 và 1970 Từ đó ta có thể thấy hiện nay mô hình tháp nhu cầu cơ bản năm bậc đã

- Bậc thứ 3: Love/Belonging Needs: Nhu cầu xã hội/Nhu cầu về tình yêu và gắn bó: bạn bè, gia đình, sự chấp nhận, tin tưởng, gắn bó, cho đi và nhận lại tình yêu,…

- Bậc thứ 4: Esteem Needs: Nhu cầu được tôn trọng: sự tự tin, được người khác

tôn trọng, tự trọng,…

- Bậc thứ 5: Cognitive Needs: Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu về việc tò mò, tìm

hiểu, mở rộng kiến thức, phán đoán,…

- Bậc thứ 6: Aesthetic Needs: Nhu cầu thẩm mỹ: Đây là nhu cầu về việc tìm kiếm cái đẹp, đó có thể là nghệ thuật, âm nhạc, cảnh quan,…

- Bậc thứ 7: Self-Actualization Needs: Nhu cầu tự thể hiện bản thân/Nhu cầu tự thể hiện bản thân: nhận ra tiềm năng cá nhân, tự hoàn thiện bản thân, tìm kiếm sự

phát triển cá nhân và đạt đến tiềm năng và sự thỏa mãn cao nhất của bản thân,…

Trang 12

- Bậc thứ 8: Transcendence Needs: Nhu cầu siêu việt: Nhu cầu này được thúc đẩy bởi những giá trị vượt ra ngoài bản thân, nhận thức và theo đuổi những giá trị vô hình, mang tính tâm linh, kết nối với thế giới tự nhiên xung quanh (những trải nghiệm huyền bí, theo đuổi khoa học, đức tin tôn giáo,…).

(Xem hình ảnh minh họa ở phụ lục A)

4.2 Nhu cầu nhận thức, Nhu cầu thẩm mỹ, Nhu cầu siêu việt:

- Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu nhận thức là những nhu cầu về tri thức, về sự

hiểu biết Đây là nhu cầu học hỏi và rõ ràng sẽ là nhu cầu phát triển Mọi người có mong muốn khám phá và học hỏi những điều mới hoặc tìm hiểu thế giới xung quanh Việc không thể đáp ứng nhu cầu nhận thức có thể gây khó khăn cho việc đạt được sự tự thể hiện bản thân Tự thể hiện bản thân là về sự phát triển cá nhân và là một hình thức phức tạp hơn để đạt được kiến thức và hiểu biết.

- Nhu cầu thẩm mỹ: Đây là mong muốn về cái đẹp và môi trường xung quanh

dễ chịu trong cuộc sống của chúng ta Hay là một hoạt động tinh thần đặc biệt tạo ra các giá trị thẩm mỹ trong đời sống con người Thông qua sự hỗn loạn, chúng ta tìm kiếm trật tự và sự cân bằng

- Nhu cầu siêu việt: Siêu việt là mong muốn vượt ra ngoài chính mình Trong hệ

thống phân cấp mở rộng, nó được đặt sau Tự thể hiện bản thân, khiến nó trở thành cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp Những người đang tìm cách đáp ứng nhu cầu siêu việt của mình có thể được thúc đẩy bằng cách giúp đỡ người khác hoặc bị thúc đẩy hoàn toàn bởi những yếu tố không ảnh hưởng đến cá nhân họ Họ quá tự tin rằng những nhu cầu ở cấp độ thấp hơn của mình sẽ được đáp ứng thỏa đáng đến mức họ lo lắng về nhu cầu của người khác.

*Kết Luận:

Vậy đâu là đỉnh cao của động lực con người, đâu là điểm bùng phát của hệ thống phân cấp của Maslow và đâu là trải nghiệm mang tính biến đổi nhất của con người? Trong những năm cuối đời của mình, Maslow đã xác định đó là nhu cầu siêu việt, đặt nhu cầu này lên đỉnh cao ngoài việc tự thể hiện bản thân bản thân Điều này được định nghĩa là nhu cầu vượt ra ngoài việc chỉ nghĩ về bản thân, sang nghĩ về người khác và giúp họ đạt được sự phát triển cá nhân và sự hoàn thiện bản thân Nói

Trang 13

một cách đơn giản, nếu muốn sống một cuộc sống trọn vẹn, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không chỉ phục vụ bản thân mà còn phục vụ những gì lớn lao hơn bản thân.

“Siêu việt đề cập đến những cấp độ cao nhất và toàn diện nhất của ý thức”.

(Abraham Maslow, “Tầm vượt xa hơn bản chất của con người”,“Farther Reaches of

Human Nature”, New York, 1971)

5 Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow 5.1 Ưu điểm của tháp Maslow:

- Là một hệ thống mô hình tóm tắt vô cùng hữu ích về mối liên hệ giữa các bậc nhu cầu của tâm lý con người.

- Giúp xây dựng các chiến lược tập trung vào những nhóm đối tượng lớn mà vẫn mang đến hiệu quả cao.

- Phân tích được các hành vi, xu hướng tương lai của nhóm đối tượng trong tương lai.

- Thể hiện một cách có hệ thống và logic các nhu cầu, tâm lý và hành vi của con người để áp dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực (nghiên cứu xã hội học, đào tạo quản lý và hướng dẫn tâm lý học thứ cấp và cao hơn)

- Mô hình Maslow cung cấp định hướng phát triển và học tập cho nhiều lĩnh vực và ngành nghề, thúc đẩy sáng tạo và tăng cường kiến thức.

5.2 Hạn chế của tháp Maslow:

- Tháp nhu cầu của Abraham Maslow chỉ mang tính tương đối, không áp dụng chính xác cho nhiều môi trường, nền văn hoá, quốc gia, trường hợp khác nhau.

- Không đo lường được chính xác mức độ thỏa mãn trong một nhu cầu trước khi chuyển sang những nhu cầu tiếp theo.

- Không có một sự sắp xếp, ưu tiên nhất định của các hành vi trong nhu cầu

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w