LỜI NÓI ĐẦUNhu cầu là một trong những hiện tượng tâm lý quan trọng nhất của con người, là đòi hỏi mong muốn của con người về cả vật chất lẫn tinh thần, nó là nguồn gốc tạo nên động lực đ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ 24:
Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: Nội dung
và ứng dụng của nó Ý kiến đánh giá của nhóm anh
chị.
Nhóm 04 Lớp: N06-TL1
Hà Nội – 2023
1
Trang 2MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 3
1 Kế hoạch làm việc của nhóm 3
2 Phân chia công việc và họp nhóm 3
LỜI NÓI ĐẦU 5
NỘI DUNG 6
I Nội dung lý thuyết hệ thống nhu cầu của A.Maslow 6
1 A.Maslow và nguồn gốc của thuyết nhu cầu 6
2 Khái quát về thuyết nhu cầu Maslow 6
3 Phân tích thuyết nhu cầu Maslow 7
4 Ý nghĩa tháp nhu cầu 9
II Ứng dụng 10
1 Nhu cầu sinh lý 10
2 Nhu cầu an toàn 11
2.1 An toàn về sức khỏe 11
2.2 An toàn cảm xúc 12
2.3 An toàn tính mạng, không gây thương tích 13
3 Nhu cầu được chấp nhận 13
4 Nhu cầu được tôn trọng, công nhận thành đạt 14
5 Nhu cầu tự thể hiện mình 15
III Ý kiến đánh giá của nhóm 15
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
2
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 04 Lớp: N06-TL1
Đề bài: Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: Nội dung và ứng dụng của nó
Ý kiến đánh giá của nhóm anh chị
1 Kế hoạch làm việc của nhóm
Ngày 2-3/5/2023
Nhóm bắt đầu làm việc
Họp nhóm chọn đề tài phân tích đề tài
Ngày 5/5/2023
Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên
Ngày 9/5/2023
Họp nhóm tổng hợp nội dung lần 1
Triển khai các luận điểm
Ngày 13/5/2023
Kiểm tra tiến độ làm việc
Họp nhóm góp ý nội dung cho các phần làm việc giữa các thành viên với nhau
Ngày 14/5-17/5/2023
Kiểm tra lần 2 Họp nhóm tổng hợp nội dung
Hoàn thiện bài
2 Phân chia công việc và họp nhóm
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 04 Kết quả như sau:
Mã SV Họ và tên Tiến độ thực
hiện (đúng hạn)
luận Xếp 3
Trang 4loại 1
tốt
Trung Bình Tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
471266 Hoàng
471303 Nguyễn
Thị Anh
Thư
471305 Vũ Hồng
471307 Lê
Phương
Diệu
471309 Nguyễn
Mạnh
Đức
471311 Vũ Hà
Phương
471312 Nguyễn
Hà
Phương
471313 Nguyễn
Minh
Thảo
471314 Nguyễn
Hương
Giang
471317 Nguyễn
Trần Lan
Tường
471342 Tào
Khánh
Linh
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2023
Nhóm trưởng
1 Có 3 mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình
4
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Nhu cầu là một trong những hiện tượng tâm lý quan trọng nhất của con người, là đòi hỏi mong muốn của con người về cả vật chất lẫn tinh thần, nó là nguồn gốc tạo nên động lực để thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân Nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu là một trong những bản năng cội rễ nhất của con người Xuất phát từ vấn đề này, Tháp nhu cầu Maslow - một lý thuyết đại diện cho những hành vi và tâm lý phổ biến của con người do nhà tâm lý học cùng tên – Abraham Maslow khởi xướng đã ra đời vào năm 1943
Để đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết này, nhóm chọn phân tích vấn đề về giáo dục trẻ em Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Trong đó, giai đoạn từ 2 2- 6 tuổi vô cùng quan trọng và rất nhạy cảm đối với bất kỳ đứa trẻ nào Đây là thời kỳ trí tuệ lẫn thể chất của trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tạo tiền
đề cho những phát triển về sau Chính vì vậy, giáo dục trẻ em ở giai đoạn này rất quan trọng mà một trong những cách để cha mẹ tìm ra phương pháp giáo dục khoa học nhất là nắm bắt được nhu cầu của trẻ
Bằng việc lựa chọn đề tài “Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow: nội dung và ứng dụng của nó” chúng tôi mong muốn cung cấp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện và thiết thực về nhu cầu của trẻ Từ đó đưa ra đánh giá của nhóm về hệ thống nhu cầu cũng như đề xuất một số giải pháp để giúp các
bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục hợp lý, góp phần vào quá trình phát triển lành mạnh và đúng đắn của trẻ
2 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
5
Trang 6NỘI DUNG
I Nội dung lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow
1 A Maslow và nguồn gốc của thuyết nhu cầu
Abraham Maslow sinh ngày 1 tháng 4 năm 1908 tại quận Brooklyn của thành phố New York Ông là một nhà tâm lý học người Mỹ Ông được thế giới biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu và được coi là cha đẻ của tâm lý học nhân văn
(humanistic psychology).
Vào năm 1943, sau những năm tháng nghiên cứu về tâm lý học con người cùng những kinh nghiệm được đúc kết từ trải nghiệm thực tế của mình, Abraham Maslow đã xây dựng nên tháp nhu cầu Maslow Tháp mang đến một học thuyết lý giải rõ ràng cho mối quan hệ giữa mối quan tâm và hành vi của con người Hệ thống này được sử dụng để nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý học ở mặt nhu cầu thúc đẩy hành vi Với những lập luận, chứng minh cụ thể qua việc áp dụng vào các lĩnh vực thực tế trong đời sống; tháp nhu cầu Maslow từng bước trở thành một học thuyết mang tính toàn cầu Đây chính là công cụ phục vụ trực tiếp cho việc phản ánh nhu cầu – mong muốn – mục tiêu mà con người đang tìm kiếm trong cuộc sống của mình
2 Khái quát về thuyết nhu cầu Maslow
Hệ thống nhu cầu của Maslow là một lý thuyết về tâm lý học được đề xuất bởi Abraham Maslow trong bài viết "A Theory of Human Motivation" năm 1943 trong Đánh giá Tâm lý học Maslow sau đó đã mở rộng ý tưởng bao gồm những quan sát của ông về sự tò mò bẩm sinh của con người Ông đã tạo ra một hệ thống phân loại phản ánh nhu cầu phổ biến của xã hội làm cơ sở và sau đó tiến tới những cảm xúc có được nhiều hơn Tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 cấp độ: Physiological needs (nhu cầu sinh lý), Safety needs (nhu cầu an toàn), Love and
6
Trang 7belonging (nhu cầu được chấp nhận), Esteem (nhu cầu được tôn trọng và công nhận thành đạt), Self-actualization (nhu cầu tự thể hiện bản thân) 3 Lý thuyết này
là cơ sở để chúng ta biết nỗ lực và động lực có tương quan như thế nào khi thảo luận về hành vi của con người Mỗi cấp độ riêng lẻ này chứa một lượng cảm giác bên trong nhất định phải được đáp ứng để một cá nhân hoàn thành hệ thống phân cấp của họ Mục tiêu trong lý thuyết của Maslow là đạt được cấp độ cao nhất trong tháp: tự thể hiện bản thân.
3 Phân tích thuyết nhu cầu Maslow
Lý thuyết hệ thống nhu cầu của A Maslow giúp ta biết nhu cầu của con người thông qua nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để sắp xếp thành 5 thang bậc về nhu cầu của con người từ thấp đến cao
: Physiological needs ( Nhu cầu sinh lí) Nhu cầu cơ bản nhất của con người thuộc về ăn, uống, hít thở, nghỉ ngơi, bài tiết, nơi ở, Đây là những yếu tố quan trọng giúp con người có thể tồn tại và phát triển Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được
Safety needs (Nhu cầu an toàn)
Khi nhu cầu sinh lý của một người đã được thỏa mãn, nhu cầu an toàn của họ sẽ được ưu tiên và chi phối hành vi Con người muốn được bảo vệ và an toàn khỏi các mối đe dọa và nguy hiểm về thể chất hoặc tinh thần Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người sẽ muốn được đảm bảo an toàn về thân thể, sức khỏe, tài chính, việc làm, Nếu con người không cảm thấy an toàn trong môi trường của họ,
3 Maslow’s Hierarchy Of Needs, Saul Mcleod, PhD,10/5/2023 https://www.simplypsychology.org/maslow.html
7
Trang 8họ sẽ cố gắng tìm sự an toàn trước khi họ cố gắng đáp ứng bất kỳ mức sống và nhu cầu nào cao hơn
Love and belonging (Nhu cầu được chấp nhận) Theo tháp nhu cầu Maslow, sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, con người sẽ tập trung vào việc tìm kiếm sự công nhận, niềm vui trong cuộc sống Nhóm nhu cầu được chấp nhận bao gồm: nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm người yêu, tham gia hoạt động xã hội, câu lạc bộ,… Ở cấp độ này, những nhu cầu thuộc về tình cảm là yếu tố tác động và chi phối hành vi của con người Qua đó, Maslow cho rằng việc yêu thương người khác
và được người khác yêu thương, chấp nhận là điều tối quan trọng đối với con người Nếu không có điều đó thì con người dễ rơi vào tình trạng cô đơn, lo lắng và trầm cảm
Esteem (Nhu cầu được tôn trọng và công nhận thành đạt) Theo A Maslow, khi con người bắt đầu thoả mãn nhu cầu được chấp nhận thì họ
có xu thế muốn được người khác tôn trọng và hơn nữa, muốn được công nhận thành đạt Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu muốn được mọi người coi trọng, được thừa nhận,tiếp nhận, có địa vị, danh dự; mong muốn được yêu quý, tôn trọng trong bất cứ tổ chức hay môi trường nào Con người thường có mong muốn có địa
vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể Để thỏa mãn được nhu cầu này thì nó luôn thúc đẩy bạn phải đáp ứng được các thứ bậc thấp hơn về cả mặt vật chất và tinh thần Làm cho bạn luôn khao khát nỗ lực tìm kiếm cơ hội để vươn mình phát triển một cách mạnh mẽ nhất để khẳng định khả năng và giá trị bản thân
Self-actualization (Nhu cầu tự thể hiện bản thân)
8
Trang 9Nhu cầu trên đề cập tới mong muốn được chứng minh giá trị của bản thân, được theo đuổi những đam mê, sở thích của bản thân và đem lại lợi ích cho xã hội Nhu cầu này xuất phát từ mong muốn phát triển của con người: “Con người sinh ra
không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” 4 Họ muốn được ghi nhận bằng những nỗ lực của bản thân, muốn cống hiến để mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng
Nhu cầu này thường xuất hiện ở những người thành công, họ tiếp tục phát huy tiềm năng, sức mạnh, trí tuệ của mình để cho người khác nhìn thấy Hầu hết những người này làm việc là để thỏa đam mê, đi tìm những giá trị thật sự thuộc về mình Cho nên, nếu như nhu cầu này không được đáp ứng sẽ khiến con người cảm thấy hối tiếc vì những đam mê của mình chưa được thực hiện
4 Ý nghĩa tháp nhu cầu
Tháp nhu cầu mà A Maslow nghiên cứu và cho ra đời đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc tìm hiểu, phân tích động lực và tâm lý con người Những nhu cầu cơ bản của con người phải được đảm bảo mới có thể trở thành cơ sở cho nhu cầu bậc cao hơn được phát sinh Và khi con người có sự hài lòng nhất định ở những nhu cầu phía dưới thì nhu cầu cao hơn mới có thể thực hiện dựa trên thực tế
và phù hợp khả năng Ngoài ra, tháp nhu cầu phản ánh thực chất tính cơ bản trong nhu cầu của mỗi người Do đó, nó giúp ta đánh giá theo tâm lý học, tác động trong hiệu quả kinh tế và cả các phản ánh đối với đời sống Một quốc gia muốn giàu mạnh, phát triển, văn minh, cần mang đến đảm bảo quyền lợi cơ bản của công dân, cũng như tạo lợi thế để họ thể hiện và khẳng định bản thân Từ đó đem lại những giá trị đóng góp cho đất nước về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, nghĩa vụ với quốc gia
4 Theo V.A Sukhomlynsky
9
Trang 10Bên cạnh đó, sự ứng dụng của tháp cũng được trải dài trên nhiều lĩnh vực: quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, marketing, giáo dục… Hay có thể trong chính đời sống hằng ngày, ta cũng đang ứng dụng tháp nhu cầu bởi kim tự tháp lý giải các hành vi của con người mà ngay chính họ không ý thức được điều đó
II Ứng dụng
Nhà giáo dục Nhật Bản Makoto Shichida từng nói: “Không nên đợi đến lúc não phát triển mới sử dụng nó, mà phải thúc đẩy não phát triển ngay trong quá trình sử dụng nó Giáo dục sớm chính là giáo dục nhằm thúc đẩy chức năng hai bên bán cầu não phải và não trái phát triển một cách tối ưu” Trong đó, giai đoạn5
từ 2-6 tuổi vô cùng quan trọng và rất nhạy cảm đối với bất kỳ đứa trẻ nào Đây là thời kỳ trí tuệ lẫn thể chất của trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tạo tiền
đề cho những phát triển về sau Chúng bắt đầu nhận ra mình không còn “nhỏ” nhưng cũng chưa đủ “lớn” để hiểu hết thế giới xung quanh Hành động, tình cảm cũng như cách xử lý các tình huống cũng thay đổi từng ngày, tùy thuộc vào nhận thức của trẻ
1 Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lí là bậc đầu tiên trong tháp nhu cầu của Maslow, bao gồm nhu cầu ăn, uống, ngủ, hít thở,… Nếu không có những hoạt động này thì con người không thể tồn tại Trẻ em cũng vậy, khi sinh ra, các em cũng cần có nhu cầu được
ăn no, nghỉ đủ, đi vệ sinh, vận động,…Vì vậy, việc chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ và hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ sau này
Bác sĩ Shalini Paruthi –thành viên của tổ chức trung tâm nghiên cứu giấc ngủ
y học của Mỹ (AASM - American Academy of Sleep Medicine) đã nói rằng: “ Ngủ là yếu tố cần thiết căn bản cho sức khỏe, đồng thời nó cũng là yếu tố quan
5 Theo Nhà giáo dục Nhật Bản Makoto Shichida
10
Trang 11trọng để mang lại thói quen tốt trong giấc ngủ ở giai đoạn đầu của tuổi thơ” Một giấc ngủ ngon và ổn định hỗ trợ tăng cường đề kháng, cải thiện tư duy, cũng như phát triển chiều cao lý tưởng cho bé Đó là chưa kể khi ngủ đủ giấc, trẻ ít có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc hoặc mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày Do đó cha mẹ cần thiết lập và duy trì thời gian biểu sinh hoạt phù hợp cho trẻ, kể cả những ngày cuối tuần Nên cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Khi còn nhỏ, cha mẹ sẽ giúp con đáp ứng những nhu cầu trên, nhưng theo thời gian con trưởng thành, cha mẹ cần dạy con biết cách tự đáp ứng nhu cầu của bản thân, thay vì tiếp tục chiều chuộng, làm mọi việc cho con trong khi bé hoàn toàn có khả năng làm được Nếu cha mẹ bao bọc trẻ quá mức, không để trẻ tự chủ, khám phá, trẻ sẽ trở nên phụ thuộc, ỷ lại và không có tính tự lập
2 Nhu cầu an toàn
Ai sinh ra cũng có nhu cầu được cảm thấy an toàn Trẻ em cũng vậy, trẻ em mong muốn được sống trong môi trường an toàn, được người thân chăm sóc vỗ về, được vui chơi giải trí lành mạnh và được sống trong bầu không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc
2.1 An toàn về sức khỏe
Cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bé ở mỗi giai đoạn phát triển Điều này giúp bé được lớn khôn khỏe mạnh, duy trì tăng trưởng ổn định
và có đề kháng vững vàng để vượt qua bệnh tật Ngay từ khi sinh ra, cha mẹ bảo
vệ sức khỏe của con bằng cách cho bé tiêm chủng để ngăn ngừa các bệnh lý truyền nhiễm Sau này lớn hơn, cha mẹ dạy bé cách tự vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, thường xuyên đánh răng, tắm rửa, Điều này có thể giúp các bé có cơ thể khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa Để nắm bắt được quá trình tăng trưởng về thể chất cũng như tinh thần của con, cha mẹ cần cho
6 https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-nghien-cuu-moi-cua-trung-tam-giac-ngu-my-doi-voi-giac-ngu-cua-tre-s75-n6809
11
Trang 12con khám sức khỏe định kỳ Qua đó cha mẹ sẽ có cách chăm sóc con cho phù hợp, biết được cơ thể của con đang thay đổi như thế nào, điều này góp phần quan trọng trong việc đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh Đồng thời, các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện cho con mình tham gia các hoạt động ngoài trời, những trò chơi giải trí lành mạnh để trẻ em cần được vui chơi, phát triển toàn diện
2.2 An toàn cảm xúc
Vào năm 2022, chương trình “My Golden Kid” của Hàn Quốc đã ghi lại câu chuyện về một cậu bé tên Uh Kyeong không kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình Mỗi lần như vậy, bé trai lại đấm, đá và quát tháo vào mặt mẹ Điều này khiến nhiều người vô cùng bức xúc, buồn bã nhưng đau lòng nhất chính là người
mẹ Cô cảm thấy bất lực và không biết làm cách nào để dạy chính con trai của mình
Nuôi dạy và chăm sóc trẻ vốn là hành trình dài và gian nan, đòi hỏi phụ huynh phải tích lũy kiến thức và rèn luyện sự kiên nhẫn cho chính bản thân mình Trong đó, kiểm soát tốt suy nghĩ, làm chủ cảm xúc và hành vi là những bài học quan trọng mà cha mẹ cần dạy cho con cái ngay từ khi còn nhỏ Điều này giúp trẻ
có thể tự chủ, bình tĩnh trong mọi tình huống
Mái ấm gia đình là môi trường đặc biệt, phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ bởi đó là nơi đứa trẻ lớn lên bên cạnh những người ruột thịt, được yêu thương; môi trường đó tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý Tuy nhiên trên thực tế, trong gia đình khó tránh khỏi có những mâu thuẫn, hiểu lầm Vì thế, cha mẹ cần bình tĩnh để xây dựng môi trường gia đình mang lại cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tìm kiếm giải pháp Cách ứng xử của người lớn
sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ em, bé sẽ học theo những gì mà người lớn đã làm Do đó, từng hành động, lời nói của người lớn chính là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách bé sau này
12