1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lý thuyết truyền thông đề bài tìm hiểu chiến dịch kế hoạch truyền thông hiệu quả

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

- Hay theo Cartier và Hanoov 1995, truyền thông là quá trình dẫn dắt sự chú ý của người khác nhằm mục đích trả lời sự mong mỏiMặc dù có rất nhiều những định nghĩa được đưa ra để làm rõ c

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO

-TIỂU LUẬN

LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNGĐỀ BÀI: TÌM HIỂU CHIẾN DỊCH/KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ Sinh viên: Hoàng Thu Giang

Mã số sinh viên: 2057080016Lớp: Quan hệ công chúng K40

GV hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Văn Dững

Trang 2

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

MỤC LỤC

1 Một số vấn đề liên quan 2

1.1 Khái niệm truyền thông 2

1.2 Chiến dịch truyền thông 2

2 Chiến dịch truyền thông hiệu quả 4

3 Phân tích ví dụ 14

4 Tổng kết 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

1 Một số vấn đề liên quan1.1 Khái niệm truyền thông

Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng Trong tiếng Anh, từ Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông,

Truyền thông được coi là hoạt động gắn liền với sự phát triển của con người và xã hội loài người Nhờ có truyền thông, giao tiếp mà con người tự nhiên phát triển thành con người xã hội Nhìn chung, có rất nhiều quan niệm khác nhau được đưa ra về khái niệm truyền thông, tuỳ theo từng góc nhìn Trong đó, có thể kể đến một vài định nghĩa tiêu biểu như:

- Theo Martin P Adelsm, truyền thông là quá trình qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu chúng ta Đó là một quá trình liên tục, luôn thay đổi và biến chuyển để ứng phó với tình huống - Theo Dore New - comb, 1996: “Mỗi hành động truyền thông được coi là

sự chuyển tải thông tin chứa đựng yếu tố khuyến khích từ nguồn thông tin đến người tiếp nhận

- Hay theo Cartier và Hanoov (1995), truyền thông là quá trình dẫn dắt sự chú ý của người khác nhằm mục đích trả lời sự mong mỏi

Mặc dù có rất nhiều những định nghĩa được đưa ra để làm rõ cho khái niệm truyền thông, song có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về truyền thông như sau:

Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cá nhân hay nhóm người nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người

1.2 Chiến dịch truyền thông

Chiến dịch truyền thông là một chuỗi các hoạt động truyền thông, qua nhiều hình thức truyền tải thông điệp truyền thông của một tổ chức/doanh nghiệp đến với khán giả mục tiêu Các hoạt động này có thể là một quảng cáo

Trang 4

30 giây trên TV, trên Internet, một đoạn quảng cáo trên đài phát thanh, một trang quảng cáo trên báo hay trên báo mạng truyền tải chung một thông điệp nhằm giới thiệu hay thuyết phục khán giả mục tiêu nhận biết, thay đổi quan điểm và hành động.

Thông thường, hoạt động truyền thông trong một chiến dịch được diễn ra theo trình tự thời gian và có các yếu tố tham dự như: nguồn phát, thông điệp, kênh, người tiếp nhận, phản hồi, hiệu quả, nhiễu Trong đó:

- Nguồn phát (Source): là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với người khác hoặc nhóm người khác Nguồn phát là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông - Thông điệp (Message): là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ý kiến, tình cảm được trao đổi, chia sẻ từ nguồn phát đến đối tượng Thông điệp có thể được mã hoá bằng một hệ thống tín hiệu, ký hiệu, mã số, như mực trên giấy, sóng điện từ trong không trung, âm thanh, tiếng nói, cử chỉ, điệu bộ, hay bất kỳ tín hiệu nào mà con người có thể hiệu và trình bày ra được

- Kênh truyền thông (Chanel): là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức chuyền tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận

- Người tiếp nhận (Receiver): là các cá nhân hay tập thể, cộng đồng người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông Người tiếp nhận (kể cả cá nhân hay nhóm người) chính là đối tượng tác động của hoạt động truyền thông

- Hiệu quả (Effect): là sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận dưới tác động của truyền thông

- Phản hồi (Feedback): là dòng chảy thông tin từ nơi tiếp nhận đến nguồn phát đi thông tin Phản hồi chỉ diễn ra khi người tiếp nhận giải mã được thông điệp và nguồn cung cấp đưa ra được những thông tin thích hợp với nhu cầu của đối tượng tiếp nhận Phản hồi được coi là yếu tố cần thiết để

Trang 5

điều khiển, điều chỉnh quá trình truyền thông và bảo bảo cho quá trình truyền thông diễn ra liên tục từ nguồn phát đến đối tượng và ngược lại Nếu không có phản hồi, thông tin mang tính một chiều, áp đặt

- Nhiễu (Noise): là những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên, xã hội, phương tiện kỹ thuật, gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin hay tốc độ truyền tin

2 Chiến dịch truyền thông hiệu quả

Có thể thấy, chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động quan trọng để các tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình một cách nhanh chóng nhất Một chiến dịch truyền thông hiệu quả đòi hỏi những vấn đề như sau:

● Hoạt động truyền thông được triển khai trong chiến dịch đạt hiệu quả cao

Để làm được điều này thì các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông như nguồn phát, thông điệp, kênh, người tiếp nhận phải đạt tới những yêu cầu nhất định Cụ thể:

- Đối với nguồn phát (Source)

Là các tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu hay các nhà truyền thông lên kế hoạch và triển khai chiến dịch Để có thể tạo ra một chiến dịch truyền thông hiệu quả, trước nhất, nguồn phát phải là những nhân tố có hay thành thạo những kỹ năng truyền thông, hiểu rõ và quan tâm tới bối cảnh thị trường, tới vấn đề chính yếu trong chiến dịch

Không dừng lại ở đó, các tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu hay các nhà truyền thông cũng cần hiểu rõ về những đối tượng mục tiêu mà chiến dịch truyền thông của mình hướng đến (trong đó hiểu rõ đặc điểm tâm lý, các yếu tố văn hoá, xã hội, ) để từ đó xây dựng những thông điệp truyền thông phù hợp, dễ dàng tiếp nhận đối với nhóm công chúng mục tiêu của chiến dịch Sau khi đã xây dựng được thông điệp truyền thông phù hợp, các tổ chức/doanh

Trang 6

nghiệp/thương hiệu và các nhà truyền thông cần căn cứ vào những đặc điểm của nhóm công chúng mục tiêu để từ đó lựa chọn ra những cách thức, phương pháp tiếp cận hợp lý bởi kênh truyền thông trong một chiến dịch phải phù hợp với nhóm công chúng mục tiêu mới đem lại được hiệu quả tiếp cận tốt nhất với thông điệp

Lấy ví dụ: Thương hiệu A xác định nhóm công chúng mục tiêu cho chiến dịch truyền thông của mình là những người trẻ thuộc thế hệ Z nhưng lại lựa chọn thực hiện chiến dịch qua những kênh phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh thì hiệu quả truyền tải thông điệp chắc chắn sẽ không đạt được như mong đợi

- Đối với thông điệp (Message)

Để một chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả như mong đợi đòi hỏi thông điệp truyền thông cần độc đáo, thu hút được sự chú ý từ đông đảo mọi người, có khả năng tác động mạnh mẽ vào cả tình cảm và lý trí của nhóm đối tượng mục tiêu Tuỳ vào mục tiêu của từng chiến dịch mà thông điệp được xây dựng để góp phần hiện thực hoá mục tiêu đó Chính bởi vậy, dù độc đáo, sáng tạo là một yếu tố thu hút sự chú ý song thông điệp truyền thông cần rõ ràng, dễ hiểu, có nội dung nhất quán, có khả năng củng cố niềm tin, kêu gọi thay đổi hành vi và nhận thức

- Đối với kênh truyền thông (Chanel)

Căn cứ vào tiềm lực của mình, tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu hay các nhà truyền thông cần lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của các nhóm công chúng mục tiêu Không dừng ở đó, đây còn là những kênh truyền thông mà tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu có khả năng chi trả và vẫn phải đảm bảo được sức hấp dẫn trong quá trình truyền tải thông điệp của chiến dịch Nếu các tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu phải chi trả quá nhiều cho một kênh truyền thông mà sức hấp dẫn hay những ảnh hưởng thu về từ kênh đó không cao thì cũng rất khó để tạo nên một chiến dịch truyền thông hiệu quả

Trang 7

- Đối với người tiếp nhận (Receiver)

Mặc dù đóng vai trò tiếp nhận trong các chiến dịch truyền thông, song mức độ hiệu quả của chiến dịch cũng phụ thuộc ít nhiều vào những đối tượng tiếp nhận thông điệp của chiến dịch Theo đó, người tiếp nhận (hay nhóm công chúng mục tiêu) cần nhận thức được, quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận những thông tin mà tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu muốn truyền tải thông qua chiến dịch

Cùng với đó, người tiếp nhận phải là những đối tượng có khả năng hiểu rõ, sâu sắc những nguồn thông tin được cung cấp và luôn sẵn sàng cung cấp những ý kiến phản hồi để tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu tiếp thu và điều chỉnh, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong tổng thể chiến dịch Trên hết, một chiến dịch truyền thông hiệu quả cần người tiếp nhận vượt qua được những rào cản vật chất, tâm lý trong quá trình tiếp nhận thông tin để đi đến những thay đổi về nhận thức và hành vi của mình sau chiến dịch.

● Đảm bảo môi trường truyền thông phù hợp

Bên cạnh việc đảm bảo các hoạt động truyền thông diễn ra hiệu quả cũng chú trọng đến môi trường truyền thông phù hợp để chiến dịch có thể đạt được hiệu quả cao.

Thông thường, mọi hành vi truyền thông đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường truyền thông bao gồm: môi trường tự nhiên - kỹ thuật và môi trường văn hoá - xã hội - tâm lý

- Đối với môi trường tự nhiên - kỹ thuật

Các yếu tố của môi trường tự nhiên - kỹ thuật bảo đảm cho thông điệp được truyền tải đầy đủ, trọn vẹn đến với đối tượng tiếp nhận Địa hình, thời tiết, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và chất lượng truyền thông Ví dụ: Địa hình núi cao hiểm trở có thể ngăn cản sóng truyền hình, gây khó khăn cho quá trình phát hành các sản phẩm truyền thông in ấn, khó tập trung công chúng đến tham gia các buổi thuyết trình, hội họp, Yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình truyền thông như tiếng ồn, chất lượng hội

Trang 8

trường ảnh hưởng đến sự cộng hưởng âm thanh, do đó, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông điệp Các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đồng bộ bảo đảm cho quá trình mã hoá, truyền thông điệp và giải mã thông điệp diễn ra thuận lợi và hiệu quả

- Các yếu tố của môi trường văn hoá - xã hội - tâm lý

Đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ hiệu quả của chiến dịch là văn hoá, chính là ngôn ngữ, giá trị, niềm tin, chuẩn mực, kinh nghiệm và truyền thống của một cộng đồng quy định các thức và phương tiện truyền thông Chính vì vậy, không có một phương thức truyền thông chung cho mọi nền văn hoá, mọi cộng đồng dân cư cũng có nghĩa mỗi chiến dịch truyền thông tại mỗi quốc gia đều cần nghiên cứu kĩ về nền văn hoá tại môi trường đó để có thể đưa ra những chiến lược và phương thức truyền thông phù hợp

Mặt khác, cơ cấu xã hội, sự phân tầng xã hội cũng tác động không nhỏ đến quá trình truyền thông Xã hội càng đa dạng về thành phần xã hội - giai cấp, tầng lớp thì phương thức truyền thông càng phải phong phú để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thông tin của các nhóm đối tượng khác nhau

Sau cùng, tính cách, hiểu biết và kinh nghiệm vốn có của các tầng lớp dân cư quyết định khả năng tham gia của họ vào quá trình truyền thông Sự hưng phấn, cường độ sự chú ý, của đối tượng tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truyền thông vì các yếu tố đó có thể khích lệ hay hạn chế sự tham gia tích cực, cởi mở của họ vào quá trình truyền thông

Tầm quan trọng của môi trường văn hoá - xã hội - tâm lý được thể hiện thông qua một số ví dụ:

Vào tháng 5/2020, thương hiệu Volkswagen đã phải lên tiếng xin lỗi về quảng cáo xe mang nội dung phân biệt chủng tộc của họ trong chiến dịch truyền thông quảng bá sản phẩm Theo đó, trong đoạn video, Volkswagen đã sử dụng hình ảnh một bàn tay màu trắng khổng lồ đang cố gắng đẩy một người đàn ông da đen ra khỏi chiếc xe Volkswagen đang đỗ bên đường Ngay sau đó, bàn tay

Trang 9

tiếp tục đẩy người đàn ông này vào một nhà hàng có tên Petit Colon - một cụm từ mang ý nghĩa khinh thường người da đen Sau khi được phát sóng, video quảng cáo vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ phía công chúng Hãng cũng nhanh chóng phải gỡ bỏ đoạn quảng cáo và đưa ra những lời xin lỗi chính thức cho vụ việc

Cũng phải kể đến thương hiệu dầu gội TRESemmé cũng từng gây tranh cãi khi tung ra một đoạn quảng cáo có nội dung cho rằng một mái tóc “bình thường” là mái tóc có màu vàng của người da trắng và một mái tóc “khô và hư tổn” là một mái tóc xoăn và xỉn mà của người da đen Ngay lập tức, chiến dịch truyền thông quảng bá sản phẩm và chính thương hiệu này cũng vấp phải vô vàn những phản ứng dữ dội tại nhiều nơi, đặc biệt là tại Nam Phi

Hình ảnh quảng cáo sản phẩm của thương hiệu TRESemé

Tuy đấu tranh chống phân biệt chủng tộc chưa thể được coi là một nét văn hoá đặc trưng của bất kỳ một quốc gia nào song việc thế giới đã và đang nỗ lực từng ngày, từng giờ nhằm góp phần xóa bỏ phân biệt chủng tộc cũng có thể

Trang 10

khiến cho cuộc đấu tranh này trở thành văn hóa yêu thương nhân loại, con người của nhiều dân tộc trên thế giới Bởi vậy, từ hai ví dụ kể trên có thể thấy, nếu không nắm bắt rõ môi trường văn hoá - xã hội - tâm lý, tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu sẽ không thể xây dựng được những chiến lược truyền thông hay lựa chọn được những phương thức truyền thông phù hợp, đúng đắn Điều này không chỉ khiến cho chiến dịch truyền thông không đạt được hiệu quả mà còn làm tổn hại ít nhiều tới tên tuổi, hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu đó.

Đi ngược với vấn đề nêu trên, có thể kể đến một số chiến dịch truyền thông đã có sự nghiên cứu, phân tích kỹ càng về môi trường văn hoá - xã hội - tâm lý, từ đó đưa ra những chiến lược truyền thông đúng đắn để tạo nên một chiến dịch hiệu quả

Năm 2019 đánh dấu một năm “đại chiến” của nhiều thương hiệu tên tuổi khi đều mang yếu tố văn hoá vào thông điệp và các sản phẩm truyền thông trong chiến dịch của mình Không thể không nhắc đến chiến dịch

#ProudlyMadeInVietNam được thực hiện bởi Biti’s Hunter Ngay từ tên chiến dịch, người ta đã có thể cảm nhận được niềm tự hào, tinh thần của con người Việt Nam với sản phẩm đến từ một thương hiệu nội địa uy tín Nối tiếp thành công của chiến dịch trong giai đoạn đầu, mùa hè năm 2020, Biti’s tiếp tục cho ra mắt sản phẩm quảng cáo “Cảm hứng tự hào từ những thái cực văn hoá Hà Nội” Theo đó, đoạn video chỉ dài gần 2 phút đã vẽ nên bức tranh Hà Nội mới mẻ, sôi nổi dưới góc nhìn của những người trẻ, góp phần củng cố thêm vào thành công của chiến dịch và nâng tầm tên tuổi của thương hiệu

Trang 11

Hay như Pepsi trong chiến dịch quảng bá cho sản phẩm Pepsi Ngõ cũng đã tận dụng được những thông điệp, cách truyền tải phù hợp, mang đậm bản sắc dân tộc, đánh vào tâm lý và tinh thần của người dân Việt Nam Đoạn TVC mà Pepsi tung ra trong chiến dịch đã đưa người xem tới mọi ngóc ngách nơi những nét tinh hoa, văn hoá xưa của người Hà Thành giấu mình trong đó Cũng giống như Biti’s Hunter, cách thể hiện đầy tinh tế, gửi đi những thông điệp về văn hoá yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã giúp cho chiến dịch gặt hái được những hiệu quả ngoài mong đợi

Vì vậy, để chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao, nhà truyền thông cần nắm bắt, làm chủ và tác động đúng đắn vào môi trường truyền thông đó

● Luôn giám sát, đánh giá và duy trì kế hoạch truyền thông

Để đảm bảo một chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả như mục tiêu ban đầu đã đề ra, tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu cần thường xuyên kiểm tra hướng đi và tiến độ các hoạt động của kế hoạch truyền thông để từ cơ sở đó có thể đề ra những biện pháp hiệu chỉnh kế hoạch kịp thời Trong đó:

- Nội dung giám sát

+ Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch trong thực tế so với dự kiến trong kế hoạch (nhanh, chậm hay đúng tiến độ)

Trang 12

+ Giám sát các điều kiện thực hiện kế hoạch: điều kiện tài chính, nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, có bảo đảm thực hiện đúng tiến độ không + Giám sát kết quả các hoạt động có khả năng đạt được mục tiêu đã được

xác định từ trường trong kế hoạch hay không

- Nội dung đánh giá

+ Đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch truyền thông

+ Đánh giá số lượng và chất lượng của các hoạt động được xác định trong kế hoạch truyền thông

+ Đánh giá số lượng và chất lượng thực hiện kế hoạch truyền thông Đối với việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông, do đã phần hiện nay, các tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu đang ngày càng đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên mạng xã hội nên có thể căn cứ vào một số chỉ số như sau để đánh giá hiệu quả truyền thông của một chiến dịch:

+ Mức độ tương tác sâu của người dùng

Mức độ tương tác sâu của người dùng chính là những nội dung được tạo ra bởi tính quan tâm và tương tác từ phía công chúng, phản ánh phần nào mức độ quan tâm của công chúng với chiến dịch truyền thông của tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu đó Các tương tác sâu chỉ thực sự diễn ra khi công chúng tiếp nhận được những thông điệp, thông tin truyền tải qua chiến dịch truyền thông của tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu Nếu nội dung hay thông điệp mà chiến dịch truyền tải có đủ sức hấp dẫn, điều đó càng giúp gia tăng mức độ quan tâm nhất định từ công chúng đến với chiến dịch, dẫn đến hiệu ứng cánh bướm, kéo theo nhiều hơn nữa sự quan tâm từ những đối tượng khác đến chiến dịch Có thể nói, mức độ tương tác càng cao thì khả năng tiếp cận, độ phủ sóng của chiến dịch ngày càng lớn Tính chất xu hướng cũng từ đó được thể hiện và thúc đẩy nhiều hơn nữa những đối tượng mục tiêu khác trên thị trường cùng tham gia hưởng ứng những trào lưu, hoạt động trong chiến dịch.

+ Chỉ số cảm xúc

Trang 13

Chỉ số cảm xúc = (Số lượng thảo luận Tích cực - Số lượng thảo luận Tiêu cực) / (Số lượng thảo luận Tích cực + Số lượng thảo luận Tiêu cực) Là chỉ số thể hiện mức độ quan tâm của nhóm đối tượng mục tiêu đối với chiến dịch truyền thông Chỉ số này được đo lường bằng cách phân tích cảm xúc của các bình luận qua các sản phẩm truyền thông được đăng tải trên mạng để từ đó xác định sự tương quan giữa những ý kiến tích cực và tiêu cực

Mặc dù những đối tượng công chúng đem đến những cách thể hiện cảm xúc khác nhau song chỉ số cảm xúc cho biết cảm xúc chung của người dùng về nội dung truyền thông Phản ứng tiếp cận là sự tiếp nhận với thông tin, hay là khi những nhu cầu của công chúng với sản phẩm/dịch vụ hay thông điệp mà tổ chức/doanh nghiệp mang lại được hình thành Trong khi phản ứng tiêu cực phản ánh sự không hiệu quả trong nội dung truyền thông, cho thấy thông điệp, chiến lược hay cách thức tiếp cận khách hàng đang gặp phải những vấn đề cần được điều chỉnh

+ Lượng thảo luận, đề cập đến chủ đề

Là chỉ số thảo luận, phản ánh của mọi đối tượng công chúng về chiến dịch Việc thảo luận mang đến những đánh giá khách quan của công chúng với chiến dịch, đồng thời ý kiến, quan điểm của người này cũng góp phần tác động đến ý kiến, quan điểm của người khác Bởi vậy nếu đa phần lượng thảo luận, đề cập đến chiến dịch nhiều cùng với thái độ tích cực, khả năng cao phần đông nhận thức của công chúng, dư luận về chiến dịch đó cũng xoay chuyển theo hướng tích cực và ngược lại

Chỉ số này giúp cho các tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu biết được khả năng truyền tải thông điệp của mìnhđến với công chúng Nếu chiến dịch truyền thông có sử dụng các KOLs, Influencer thì càng cần đặc biệt chú ý đến chỉ số này bởi thường đây sẽ là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định mức độ thành công và hiệu quả của chiến dịch Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến tính tích cực hay tiêu cực trong những lượt thảo luận, bàn tán về chủ đề này

+ Lượng người tham gia thảo luận

Trang 14

Chỉ số này thường dùng để đánh giá lượng người ủng hộ thu về được sau chiến dịch, từ đó mang về các tiềm năng trong hoạt động lâu dài của tổ chức/doanh nghiệp thực hiện chiến dịch đó Để nâng cao chỉ số này, ngoài việc tạo ra nội dung đặc sắc, hấp dẫn còn cần chiến lược phân phối kênh phù hợp

Chỉ số đo lường với lượng người tham gia cũng phản ánh phần nào mức độ quan tâm của công chúng với chiến dịch Lượng người tham gia thảo luận càng đông, sự quan tâm càng được thể hiện rõ Tổ chức/doanh nghiệp/thương hiệu có thể căn cứ vào đó để thúc đẩy hiệu quả của truyền thông

Từ đây có thể thấy, ngoài việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng chiến lược trong những giai đoạn đầu, việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch thông qua các chỉ số đo lường để đưa ra những hiệu chỉnh phù hợp cũng sẽ góp phần hoàn thiện hơn tổng thể chiến dịch

- Hoạt động duy trì kế hoạch truyền thông

Để duy trì một kế hoạch truyền thông nhằm đảm bảo hiệu quả đạt được, cần tiến hành những hoạt động cơ bản như sau:

+ Xây dựng một kế hoạch truyền thông mới giải quyết ở tầm cao hơn những mục tiêu truyền thông hoặc mở rộng mục tiêu của kế hoạch truyền thông sang lĩnh vực, đối tượng khác

+ Tổ chức các cuộc gặp gỡ với những cá nhân, tổ chức đối tác có ảnh hưởng với cộng đồng

+ Kết nối các vấn đề truyền thông với các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khác,

+ Đào tạo các thành viên trong cộng đồng về năng lực thực hiện và quản lý kế hoạch truyền thông

+ Gây quỹ hoặc huy động các nguồn lực bảo đảm hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch truyền thông

=> Hoạt động duy trì kế hoạch truyền thông đa phần là các hoạt động điều chỉnh từ trong nội bộ ra đến các vấn đề bên ngoài khác

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w