1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vận dụng lý thuyết nhu cầu maslow để phân tích trải nghiệm của bản thân về mối quan hệ nhu cầu cảm xúc hành vi và sự kiện suy nghĩ cảm xúc hành vi

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng lý thuyết nhu cầu Maslow để phân tích trải nghiệm của bản thân về mối quan hệ Nhu cầu – Cảm xúc – Hành vi và Sự kiện – Suy nghĩ – Cảm xúc – Hành vi
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Giao
Người hướng dẫn NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 916,94 KB

Nội dung

Điều còn thiếu là thông tin có thể giúp chúng ta làm cho những người bình thường khỏe mạnh hơn, nghĩa là giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình.Sự phát triển ban đầu của tâm lý nhân văn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

TIỂU LUẬN

Vận dụng lý thuyết nhu cầu Maslow để phân tích trải nghiệm của bản thân về mối quan hệ Nhu cầu – Cảm xúc – Hành vi và Sự kiện – Suy nghĩ – Cảm xúc – Hành vi Từ đó đưa ra định hướng xây dựng cuộc sống cá nhân và kết nối

Giảng viên bộ môn: NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ QUỲNH GIAO

MSSV: 2310260476 Lớp: 23TXTL03

Học phần: TÂM LÝ HỌC CẢM XÚC

Hồ Chí Minh, 2024

TP Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI CAM ĐOAN 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

I TÂM LÍ HỌC NHÂN VĂN 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Lịch sử hình thành 5

II GIỚI THIỆU VỀ ABRAHAM MASLOW VÀ THANG BẬC NHU CẦU 6

III MÔ TẢ VỀ CÁC CẤP ĐỘ NHU CẦU TRONG THANG BẬC 9

3.1 Nhu cầu cơ bản 9

3.1.1 Nhu cầu về sinh lý 9

3.1.2 Nhu cầu về an toàn và bảo vệ 10

3.2 Nhu cầu về quan hệ xã hội, tình cảm 11

3.2.1 Nhu cầu về tình chúng ta, tình thân: 11

3.2.2 Nhu cầu công nhận và tôn trọng: 12

3.3 Nhu cầu hiện thực hóa bản thân 13

3.3.1 Hiểu rõ về nhu cầu của bản thân 13

3.3.2 Xây dựng kế hoạch hiện thực hóa bản thân 13

3.3.3 Phát triển các kế hoạch hành động cụ thể để đáp ứng nhu cầu hiện thực hóa bản thân 14

3.3.4 Đánh giá tiến trình và điều chỉnh kế hoạch hiện thực hóa bản thân 15

3.3.5 Đặc điểm cơ bản của người tự hiện thực hóa bản thân 15

IV VẬN DỤNG THUYẾT NHU CẦU MASLOW VÀO PHÂN TÍCH TRẢI NGHIỆM BẢN THÂN 16

4.1 Phân tích trải nghiệm của bản thân về mối quan hệ Nhu cầu - Cảm xúc - Hành vi 16

4.2 Phân tích trải nghiệm của bản thân về mối quan hệ Sự kiện - Suy nghĩ - Cảm xúc - Hành vi 18

V ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CÁ NHÂN VÀ KẾT NỐI KHI VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NHU CẦU MASLOW 20

LỜI KẾT 22

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Thanh Vân đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm đề cương tiểu luận Cô đã không quản ngại thời gian, công sức của mình để dạy dỗ, định hướng, chỉ bảo, hỗ trợ và khích lệ em cùng tập thể lớp 23TXTL03 vượt qua những khó khăn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập Em xin trân trọng gửi đến

cô giáo Vân sự biết ơn sâu sắc

Em xin cảm ơn Viện Hợp tác và Phát triển đào tạo thuộc Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cùng các Thầy, Cô giáo đã tạo điều kiện tốt

nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu, giúp em tiếp tục chinh phục chân trời khoa học mới – khoa học về tâm lý học để em có cơ hội mở rộng kiến thức, ứng dụng vào đời sống và phụng sự cộng đồng

Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng tiểu luận này khó tránh khỏi thiếu sót

Em rất mong nhận đựợc sự chỉ bảo, góp ý của Cô giáo để tiểu luận hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng biết ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài “Vận dụng lý thuyết nhu cầu Maslow để phân tích trải nghiệm của bản thân về mối quan hệ Nhu cầu – Cảm xúc – Hành vi và Sự kiện – Suy nghĩ – Cảm xúc – Hành vi Từ đó đưa ra định hướng xây dựng cuộc sống

cá nhân và kết nối” được tiến hành một cách minh bạch, công khai Toàn bộ nội dung

và kết quả được dựa trên sự cố gắng cũng như nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ không nhỏ từ thầy cô hướng dẫn

Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu được đưa ra trong tiểu luận là trung thực

và không sao chép hay sử dụng kết quả của bất kỳ đề tài nghiên cứu nào tương tự

Em xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Bắc Ninh, ngày 02 tháng 06 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Giao

Nguyễn Thị Quỳnh Giao

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển của tâm lý học hiện đại là một hành trình dài và phức tạp Nó đã phát triển từ các lý thuyết triết học cổ đại sang nghiên cứu khoa học hiện đại tập trung vào việc tìm hiểu hành vi, nhận thức và cảm xúc

Qua nhiều thế kỷ, vô số nhà tâm lý học đã góp phần nâng cao kiến thức của chúng ta về cách thức hoạt động và hành xử của tâm trí Trong thế giới phức tạp và

đa dạng của con người, tâm lý học nhân văn đóng vai trò quan trọng trong việc mở

ra cánh cửa tới sự hiểu biết và sự sâu sắc về bản chất con người

Tâm lý học nhân văn không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu mà còn là một triết

lý về cách chúng ta hiểu và đánh giá con người Nó đặt sự ưu tiên vào việc hiểu sâu hơn về các yếu tố bên ngoài như gia đình, truyền thống văn hóa, và môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển của tâm lý cảm xúc

I TÂM LÍ HỌC NHÂN VĂN

1.1 Khái niệm

Tâm lý học nhân văn là một trong những trường phái tâm lý phổ biến được sử dụng rộng rãi với nhiều ứng dụng trong cuộc sống Giống như tên gọi của chính mình, trường phái tâm lý học nhân văn tập trung các yếu tố vào con người, lấy con người làm trung tâm và chủ đạo để xử lý các vấn đề liên quan

Tâm lý học nhân văn nhấn mạnh vào việc nhìn vào tổng thể các khái niệm như

ý chí tự do (free will), tự tin vào bản thân (self-efficacy) và sự tự hiện thực hóa (self- actualization) Thay vì tập trung vào các rối loạn chức năng, tâm lý nhân văn cố gắng giúp mọi người phát huy hết tiềm năng và tối đa hóa cảm nhận hạnh phúc của họ

1.2 Lịch sử hình thành

Vào đầu mùa thu năm 1960, một nhóm triết gia do Abraham Maslow lãnh đạo

đã khởi xướng một phong trào được gọi là tâm lý học lực lượng thứ ba Các lực lượng

đầu tiên và thứ hai là hành vi và phân tâm học tương ứng

Trang 6

Những triết gia này lập luận rằng trường phái hành vi và trường phái phân tâm học đã bỏ qua một số thuộc tính quan trọng của con người Điều còn thiếu là thông tin có thể giúp chúng ta làm cho những người bình thường khỏe mạnh hơn, nghĩa là giúp

họ phát huy hết tiềm năng của mình

Sự phát triển ban đầu của tâm lý nhân văn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các tác phẩm của một vài nhà lý thuyết chính, đặc biệt là Abraham Maslow và Carl Rogers Các nhà

tư tưởng nhân văn nổi tiếng khác bao gồm Rollo May và Erich Fromm

Năm 1943, Maslow mô tả hệ thống phân cấp nhu cầu của mình trong "Lý thuyết

về động lực của con người" được xuất bản trong Tạp chí Tâm lý học Vào cuối những năm 1950, Abraham Maslow và các nhà tâm lý học khác đã tổ chức các cuộc họp để thảo luận về việc phát triển một tổ chức chuyên nghiệp dành cho một cách tiếp cận nhân văn hơn đối với tâm lý học Họ đồng ý rằng các chủ đề như tự hiện thực hóa, sáng tạo, cá tính

và các chủ đề liên quan là chủ đề chính của phương pháp mới này

Năm 1951, Carl Rogers xuất bản liệu pháp trung tâm khách hàng, mô tả phương pháp tiếp cận hướng đến khách hàng, nhân văn của mình Năm 1961, Tạp chí Tâm lý học Nhân văn được thành lập

Vào năm 1962, Hiệp hội Tâm lý học Nhân văn Hoa Kỳ được thành lập, Maslow xuất bản Hướng tới Tâm lý học của Tâm linh, trong đó ông mô tả tâm lý nhân văn là "lực lượng thứ ba" trong tâm lý học

Mặc dù tâm lý học nhân văn rất phổ biến trong những năm thập niên 1970 và 1980, Tuy nhiên lại bắt đầu bị mờ nhạt trong những năm thập niên 1980 Tuy nhiên, cũng giống với thuyết hành vi và phân tâm học, tâm lý học lực lượng thứ ba vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong tâm lý học trong thời kỳ hiện đại

Abraham (Harold) Maslow (1908-1970) là một trong những nhà tiên phong

người Mỹ trong trường phái “Tâm lý học nhân văn” Maslow còn là giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc tế Alliant, Đại học Brandeis, Đại học Brooklyn và Đại học Columbia

Trang 7

Vào năm 1943, ông đã phát triển lý thuyết về Thang bậc nhu cầu hay còn gọi là Tháp Nhu Cầu

Thông qua lý thuyết về tháp nhu cầu, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào những phẩm chất tích cực của con người Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp (tên tiếng Anh: Maslow’s hierarchy of Needs), mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn bao gồm: Sinh lý (Physiological), An toàn (Safety), Quan hệ xã hội (Love/Belonging), Kính trọng (Esteem), Hiện thực hóa bản thân (Self- Actualization)

• Nhu cầu sinh học và sinh lý: Bao gồm nhu cầu về thức ăn, nước, nghỉ ngơi, và

những nhu cầu cơ bản khác để duy trì sự sống

• Nhu cầu về an toàn: Cần sự an toàn, bảo vệ và ổn định trong cuộc sống, bao gồm

cả an toàn về tài chính và sức khỏe

• Nhu cầu về quan hệ xã hội, tình cảm: Mong muốn được yêu thương, có mối

quan hệ tốt đẹp với chúng ta bè và gia đình

• Nhu cầu về lòng tự trọng: Cần được công nhận, trân trọng và có cảm giác tự

trọng cao cũng như trân trọng người khác

• Nhu cầu về tự hiện thực hóa bản thân: Đạt đến tiềm năng cá nhân và thực hiện

các mục tiêu, ý nghĩa và sở thích của bản thân

Thứ bậc này giúp nhấn mạnh việc mỗi nhu cầu cơ bản cần được thỏa mãn trước khi con người có thể chuyển hướng tập trung vào các nhu cầu cao cấp hơn Mô hình này

có tác động lớn đến lĩnh vực tâm lý học và được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau

Khái niệm "Tự hiện thực hóa" là khái niệm trung tâm trong tư tưởng của Maslow Ông tin rằng mọi người đều có khả năng và nhu cầu tự hiện thực hóa, tức là đạt đến tiềm năng và sự thỏa mãn cao nhất của bản thân Điều này không chỉ bao gồm thành công vật chất mà còn liên quan đến sự phát triển cá nhân, sáng tạo, sự hiểu biết sâu sắc về bản thân

và thế giới xung quanh

Trang 8

Những nghiên cứu về học thuyết nhu cầu của Maslow xây dựng đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong tâm lý học, giáo dục và quản lý tổ chức và được sử dụng rộng rãi để hiểu và đáp ứng các nhu cầu của con người trong cuộc sống và công việc hàng ngày

Ngoài 5 cấp bậc chính trên, vào khoảng những năm 1970-1990 tháp nhu cầu Maslow mở rộng thêm 3 cấp độ nữa, gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc (tầng), bao gồm:

Trang 9

III MÔ TẢ VỀ CÁC CẤP ĐỘ NHU CẦU TRONG THANG BẬC

Nhu cầu là một yêu cầu hoặc điều gì đó mà con người cảm thấy thiết yếu, quan trọng hoặc muốn có để đáp ứng các nhu cầu tâm lý và vật chất Nhu cầu có thể là cơ bản

và cần thiết để duy trì sự tồn tại và sức khỏe, hoặc có thể là các nhu cầu cao cấp hơn như thỏa mãn và phát triển cá nhân

Nhu cầu có thể thay đổi tùy theo từng người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh

Ví dụ, nhu cầu của một người trẻ tuổi có thể khác với nhu cầu của một người già, nhu cầu của một người sống trong thành phố có thể khác với nhu cầu của một người sống ở nông thôn, nhu cầu của một người có thu nhập cao có thể khác với nhu cầu của một người

có thu nhập thấp

Nhu cầu là một động lực quan trọng thúc đẩy hành vi của con người Khi nhu cầu không được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng và có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực Khi nhu cầu được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy hài lòng, hạnh phúc và có thể dẫn đến những hành vi tích cực

“Sự thỏa mãn của một nhu cầu tạo ra một nhu cầu khác” (Abraham Maslow)

3.1 Nhu cầu cơ bản

3.1.1 Nhu cầu về sinh lý

Là những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con người có thể sống, tồn tại và hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu như hơi thở, thức ăn, nước uống, chất đạm, muối, đường, can–xi và những sinh tố vi lượng khác, quần áo, nơi ở, tình dục

Những yêu cầu này giúp cơ thể duy trì một độ pH cân bằng (không quá kiềm và không quá axít), một nhiệt độ ổn định 37 độ C, những nhu cầu vận động, nghỉ ngơi, bài tiết, giữ cho cơ thể ấm áp (khi trời lạnh), mát mẻ (khi trời nóng), tránh thương tật đau đớn Chẳng hạn như thiếu vitamin C, cơ thể sẽ tìm đến những loại thức ăn có chứa vitamin C Ví dụ thường thấy ở các phụ nữ trong thời gian mang thai

Đây được xem là nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất, nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn chúng sẽ chế ngự, thúc giục, sai khiến một người phải hành động

Trang 10

để đạt được nhu cơ bản này Khi những nhu cầu này được thỏa mãn con người mới

có thể hoạt động và phát triển tốt

Chẳng hạn, chúng ta không thể nào tiếp tục làm việc ở một công ty và mong đợi thăng tiến khi mức thu nhập quá thấp, không đáp ứng đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày Hoặc chúng ta không thể tiếp tục làm việc trong trạng thái vừa đói vừa khát vì

cơ thể lúc này sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và không còn sức lực để tiếp tục công việc

3.1.2 Nhu cầu về an toàn và bảo vệ

Khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người thường có xu hướng đi tìm cho mình một hoàn cảnh sống an toàn ổn định và được bảo vệ Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu cao hơn

Lúc này cơ thể không còn thật sự ưu tư đến chuyện ăn mặc, nhưng có những

lo lắng băn khoăn về sự an toàn trong môi trường sống như: khu dân cư an toàn, công việc làm chắc chắn và ổn định Họ nhắm đến tích lũy cho tương lai ngày mai Họ lo

về thất nghiệp, bệnh tật, tốn kém nói chung là những nỗi lo vừa có cơ sở và cả những nỗi lo vô căn cứ khác

Nhu cầu về an toàn và bảo vệ là những nhu cầu cần thiết để bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm, bao gồm an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần, an toàn về tài chính, xã hội

An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu như có một nơi ở an toàn, bảo vệ

khỏi nguy cơ về thức ăn, nước uống, y tế và môi trường Con người cần cảm thấy rằng họ và gia đình của họ được bảo vệ khỏi các nguy cơ về thảm họa và thiệt hại về tài sản

An toàn tinh thần: Là những nhu cầu cảm thấy an toàn về mặt tinh thần và xã

hội Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực hoặc tình trạng tinh thần không ổn định Họ muốn có một môi trường xã hội

ổn định và an toàn để phát triển và thể hiện bản thân

Trang 11

An toàn về tài chính, xã hội: Là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm

về xã hội như bạo lực, bất công,

Để tìm kiếm được sự an toàn, con người sẽ tìm kiếm và thực hiện các hoạt động như:

• Các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thất nghiệp, )

• Con người luôn tìm kiếm nghề nghiệp với mức lương ổn định để phục vụ mức sống

• Đăng ký khám sức khỏe hàng năm hoặc tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

• Tạo tài khoản tiền kiệm nhằm lo liệu cuộc sống sau này

Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn là điều cần thiết để con người có thể sống và phát triển một cách bình yên và hạnh phúc

3.2 Nhu cầu về quan hệ xã hội, tình cảm

Sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và an toàn, mỗi người sẽ mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về xã hội, tình cảm Ở cấp bậc thứ 3 này, những nhu cầu thỏa mãn về tinh thần bắt đầu xuất hiện

3.2.1 Nhu cầu về tình chúng ta, tình thân:

Sau khi nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn được thỏa mãn, nhu cầu tình cảm

là nhu cầu kế tiếp Nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó Có người yêu, một vài người chúng ta thân, xây dựng gia đình, có con cái, tham gia các công việc cộng đồng, đi nhà thờ, tham gia hội đoàn, gia nhập câu lạc bộ, đi chơi công viên, ngay cả việc chúng ta chọn những công việc có cơ hội tiếp xúc với con người

Những mong muốn về việc mở rộng mối quan hệ như gia đình, tình yêu, chúng

ta bè, nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia

Trang 12

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp mỗi cá nhân không ngừng phát triển Thêm vào đó, nhu cầu xã hội cũng tạo thêm màu sắc cho cuộc sống của con người Nhờ đó, chúng ta sẽ giảm thiểu các căn bệnh về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc cô đơn

3.2.2 Nhu cầu công nhận và tôn trọng:

Maslow chia nhu cầu được tôn trọng thành hai nấc nhỏ:

a) Nhu cầu được người khác tôn trọng với những giá trị tinh thần khác như danh dự, địa vị, vinh quang, được công nhận, được chú ý, có những tiếng khen tốt, được đánh giá cao, cả việc được thống trị và điều khiển người khác

(b) Nhu cầu cao hơn là nhu cầu tự trọng như coi trọng đạo đức bản thân, coi trọng phẩm giá, niềm tự hào, tự tin, có khả năng, đạt được thành quả, đạt được thành tựu, khả năng độc lập, tự do Nếu thiếu đi lòng tự trọng, con người sẽ thấy mặc cảm và lo lắng khi gặp khó khăn trong mọi việc

Nếu không thỏa mãn được nhu cầu này, một cá nhân sẽ rơi vào trạng thái không

có lòng tự trọng (hoặc có nhưng thấp) Họ vướng vào mặc cảm khiếm khuyết Trong cuộc sống hiện đại, chúng ra không còn phải quá sức lo lắng đến nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn Chúng ta tương đối bằng lòng với đời sống tình cảm của mình Tuy nhiên, nhu cầu được tôn trọng đối với một số người xem ra vẫn còn là một vấn đề khó đạt được

Thực tế cho thấy, khi có được sự tôn trọng và công nhận từ bên ngoài, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, tôn trọng bản thân hơn, hãnh diện về khả năng của mình Với cấp độ này, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng phát triển bằng mọi cách để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống Họ bắt đầu nỗ lực, cố gắng để để được người khác công nhận Nhu cầu này thể hiện ở lòng tự trọng, tự tin, tín nhiệm, tin tưởng và mức độ thành công của một người

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w