Ị 1.1 Tổng quát về các chức năng quản trị Chức năng của quản trị bao gồm những nhiệm vụ mà những người trị ở mọi cấp bậc thực hiện để đạt được mục tiêu chung của tổng thể, hướng tới sự
Trang 1TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
Họ và tên : Huỳnh Tiến Đạt
Lớp học phần : 23C1MAN50200144
Khóa – Lớp : K49 KMP002 –
MSSV : 31231023188
Giảng viên hướng dẫn : Lê Trương Thảo Nguyên
TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
ĐỀ BÀI 1
CHƯƠNG I: CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TR Ị 1
1.1 Tổng quát về các chức năng quản trị 1
1.1.1 Chức năng hoạch định: 1
1.1.2 Chức năng tổ chức: 1
1.1.3 Chức năng lãnh đạo: 1
1.1.4 Chức năng kiểm soát: 2
1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị 2
CHƯƠNG II THUYẾT THANG BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW : VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT NÀY TRONG MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ 4
2.1 Khái quát về thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow: 4
2.2 Nội dung tháp thang bậc nhu cầu của Maslow: 6
2.2.1 Nhu cầu sinh lý: 6
2.2.2 Nhu cầu an toàn 6:
2.2.3 Nhu cầu về giao tiếp xã hội 6:
2.2.4 Nhu cầu được tôn trọng 6:
2.2.5 Nhu cầu được thể hiện bản thân 7:
2.3 Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong một doanh nghiệp cụ thể : 7
CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 10
3.1 Khái quát, tổng quan về vấn đề: 10
3.2 Phương án giải quyết vấn đề: 11
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 12
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà quản trị và tổ chức ngày n y đang phải đối mặt với những sự thay đổi lớn và sâu a
sắc về mọi mặt của nền kinh tế, xã hội và cả công nghệ Điều này cho thấy công tác quản trị
đóng vai trò vô cùng to lớn và cực kỳ quan trọng trong hoạt động của một tổ chức, công ty
hay là cả một quốc gia
Trong quá trình thực hiện tiểu luận không tránh khỏi những sai sót, hạn chế Em mong nhận
được được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ cô để hoàn thiện bài tiểu luận tốthơn
Em xin chân thành cảm ơn cô!
ĐỀ BÀI
1 Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?
2 Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thựctiễn
của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp cụ thể mà anh chị biết hoặc tại doanh
nghiệp mà anh/chị đang công tác?
3 “Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần An Tâm Trong tháng tới ông phải thựchiện
một chuyến công tác ra nước ngoài 2 tháng Vì thế, ông phải thực hiện việc uỷ quyền điều
hành doanh nghiệp của mình cho cấp dưới Song, ông An rất băn khoăn là sẽ quyết định
giao quyền điều hành doanh nghiệp cho ai Ông Quyết là phó tổng giám đốc, phụ trách tài
chính rất tài ba trong công việc liên quan tới tài chính, nhưng là người ngại va chạm Bà
Lan là giám đốc nhân sự, có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với nhân viên, nhưng ít kinh
nghiệm trong công việc Marketing và tài chính; anh Hùng là giám đốc bộ phận Marketing,
đã từng là trợ lý cho ông An Anh rất năng nổ, tháo vát trong công việc nhưng nóng tính,
hay đốp chát nên dễ gây hiểu lầm cho mọi người Anh/Chị hãy dùng kiến thức về chức
năng tổ chức của quản trị học để tư vấn giúp ông An giải quyết tình huống này”
Trang 4CHƯƠNG I: CÁC CH ỨC NĂNG CỦ A QUẢN TRỊ VÀ MỐI QUAN
H Ệ GIỮ A CÁC CH ỨC NĂNG QUẢ N TR Ị
1.1 Tổng quát về các chức năng quản trị
Chức năng của quản trị bao gồm những nhiệm vụ mà những người trị ở mọi cấp bậc thực
hiện để đạt được mục tiêu chung của tổng thể, hướng tới sự thành công của tổ chức Trong
lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, để đảm bảo hoạt động hiệu quả các tổ chức có xu hướng phân
chia nhân lực thành các đơn vị hoặc nhóm để thực hiện các công việc khác nhau Tuy nhiên,
mỗi người quản trị cần thực hiện để đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức luôn phải bao
gồm tất cả bốn chức năng quan trọng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát:
1.1.1 Chức năng hoạch định:
Chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của nhà quản trị doanh nghiệp chính là chức
năng hoạch định Hoạch định đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tập trung các mục
tiêu cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, thị phần hoặc doanh thu Đồng thời hoạch định giúp , việc
đưa ra quyết định về những hành động cần thực hiện, bao gồm cả việc lựa chọn các
phương thứchành động hay những cách ứng phó vớinhữngbiến động trong thị trường đầy
bất ổn Ngoài ra hoạch định phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra để giúp cho các hoạt
động của tổ chức hướng đến cùng một mục tiêu và tận dụng hiệu quả, tối ưu các nguồn nhân
lực của doanh nghiệp để đảm bảo kế hoạch đề ra được triển khai thuận lợi
1.1.2 Chức năng tổ ch c: ứ
Chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong bốn chức năng của một nhà quản trị, tđi
sau chức năng hoạch định Chức năng tổ chức bao gồm việc thiết lập phân công nhân lực, xác
định rõ mục tiêu và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên của các bộ phận,
từ đó phối hợp các nguồn lực khác nhau để có thể thực hiện kế hoạch và đạt được mục tiêu
chung để đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Do đó chức năng tổ chức giúp cho kế hoạch
được đảm bảo thực hiện hiệu quả, đóng góp to lớn vào sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp
1.1.3 Chức năng lãnh đạo:
Lãnh đạo là chức năng thứ ba trong bốn chức năng của nhà quản trị, tiếp nối chức năng
tổ chức Chức năng lãnh đạo có vai trò giúp tạo cảm hứng nỗ lực động viên, chỉ dẫn nhân
viên nhằm nhằm đảm bảo các hoạt động của các bộ phận được phối hợp một cách hài hòa,
hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Chức năng này bao gồm việc truyền đạt tầm nhìn, sứ
Trang 52
mệnh, đồng thời xây dựng sự nhiệt tình với tất cả nhân viên để họ thực hiện công việc một
cách hiệu quả
1.1.4 Chức năng kiểm soát:
Chức năng cuối cùng trong bốn chức năng của nhà quản trị chính là chức năng kiểm
soát Chức năng kiểm soát bao gồm việc giám sát, đánh giá và đưa ra các điều chỉnh cần thiết
cho hoạt động của tổ chức và nhân viên Kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giúp phát hiện và khắc phục kịp thời những vẫn đề
khi tổ chức hoạt động kém hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được các
mục tiêu của tổ chức đã đề ra
(Dungnv, 4 chức năng của Nhà quản lý, 2018)
Hình 1.1 Sơ đồ tư duy bốn chức năng của nhà quản trị
1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị
Bốn chức năng của nhà quản trị tương tự như một quy trình, chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và từng bước xây dựng dựa trên bước trước đó Bước đầu tiên, các nhà quản trị
phải phát triển một kế hoạch hành động rõ ràng và chi tiết Trong bước này, họ phải xác định
được các mục tiêu và đưa ra một kế hoạch hành động khả thi để đạt được Sau đó, các nhà
quản trị sẽ thực hiện bước thứ hai là tổ chức để đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra được đáp ứng
Các hoạt động chính của bước này bao gồm việc xác định tất cả các bước cần thiết của dự án,
xác định sẽ thực hiện các hành động và triển khai các nguồn lực đó để làm việc, đồng thời ai
thiết lập mức quyền hạn và trách nhiệm cho từng cá nhân tham gia Sau khi hoàn thành việc
thiết lập kế hoạch và tổ chức, các nhà quản trị tiếp theo phải lãnh đạo những người khác làm
việc theo những gì đã vạch ra Giai đoạn lãnh đạo bao gồm việc thúc đẩy và tác động đến
Trang 6nhân viên để họ thực hiện công việc và đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất Bước cuối cùng
là đánh giá hiệu quả của kế hoạch đó chính là giai đoạn kiểm soát Chức năng kiểm soát đòi
hỏi phải theo dõi hiệu suất và tiến độ trong quá trình thực hiện dự án và thực hiện các điều
chỉnh cần thiết Các nhà quản trị phải đảm bảo rằng nhân viên đáp ứng các thời hạn đồng thời
cân bằng sự đồng bộ của các nguồn nhân lực của tổ chức Hoạch định là cơ sở cho các chức
năng về sau, tổ chức giúp đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện, lãnh đạo giúp thúc đẩy
việc thực hiện kế hoạch và kiểm soát giúp đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đúng hướng
và đạt được mục tiêu chung của tổ chức Tất cả các chức năng quản trị đều là một phần của
quy trình quản trị và không thể tách rời nhau Do đó, hiểu rằng để trở thành một nhà quản trị
thành công, bốn chức năng quản lý phải được thực hiện theo đúng trình tự, không thể độc lập
với nhau và hoạt động như một quá trình liên tục
Hình 1.2 Sơ đồ tư duy về mối quan hệ của bốn chức năng của nhà quản trị
Trang 74
CHƯƠNG II THUYẾT THANG BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM
MASLOW VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG LÝ
THUYẾT NÀY TRONG MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ
2.1 Khái quát về thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow:
Năm 1943, Abraham Maslow đã đề xuất Thuyết thang bậc nhu cầu – thuyết tâm lý học đã
được áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay trong nhiều lĩnh vực của học thuật và thực tiễn Theo
quan điểm của Maslow,cácnhu cầu được chia thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp Mô hình
kim tự tháp 5 thể hiện đầy đủ các nhu cầu của con người từ nhu cầu cơ bản cho đến các nhu
cầu cao hơn theo thứ tự từ thấp tới cao gồm:
• Nhu cầu về sinh lý
• Nhu cầu về sự an toàn
• Nhu cầu về giao tiếp xã hội
• Nhu cầu được tôn trọng
• Nhu cầu thể hiện bản thân
Trang 8(Giang Phạm, THÁP NHU CẦU MASLOW LÀ GÌ? ỨNG DỤNG NHU CẦU CON NGƯỜI, 2023)
Trang 96
Hình 2.1 Mô hình thuyết tháp thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow
2.2 Nội dung thuyết tháp thang bậc nhu cầu của Maslow:
Nhu cầu v ề sinh lý:
Nhu cầu sinh lý chính là những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, bao gồm các nhu
cầu cơ bản để duy trì sự sống như là ăn uống, chỗ ở, tình dục, Nhu cầu sinh lý được coi là
động lực thúc đẩy hành vi của con người, khi nhu cầu này không được đáp ứng sẽ dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần Theo Maslow, nhu cầu sinh lý chính
là cấp bậc thấp nhất trong mô hình tháp nhu cầu của ông, chỉ khi mà nhu cầu sinh lý được đáp
ứng đầy đủ con người mới có thể tập trung vào các nhu cầu cấp bậc cao hơn
Nhu cầu v s an toàn: ề ự
Nhu cầu an toàn là nhu cầu bậc thứ hai trong mô hình tháp của Maslow Nhu cầu này
bao gồm những nhu cầu về cảm giác an toàn, ổn định, được bảo vệ khỏi những mối nguy hại,
đe dọa về thể chất lẫn tinh thần hu cầu về sự an toàn bao gồm các nhu cầu như nhu cầu an N
toàn về thể chất, nhu cầu an toàn về tinh thần, nhu cầu an toàn về xã hội Khi nhu cầu sinh lý
được đáp ứng, con người sẽ bắt đầu có sự quan tâm đến các nhu cầu đảm bảo an toàn Việc
được thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy yên tâm và
thoải mái, nhờ đó có thể hoàn toàn tập trung vào việc phát triển bản thân và các nhu cầu cao
hơn
Nhu cầu v giao ti p xã h i: ề ế ộ
Sau khi nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn được đáp ứng, người ta sẽ bắt đầu quan tâm
đến nhu cầu giao tiếp xã hội Nhu cầu này bao gồm những mong muốn liên quan đến tinh
thần chẳng hạn như về việc kết nối với người khác, nhận được sự yêu thương từ mọi người
Nhu cầu xã hội có thể được biểu hiện thông qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình yêu,
đồng nghiệp, Do đó khi mà nhu cầu xã hội được đáp ứng con người sẽ cảm thấy hạnh phúc,
thỏa mãn và có động lực để phát triểnsẽ lên các nhu cầu cao hơn
Nhu cầu được tôn trọng:
Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu thứ tư trong tháp nhu cầu của Maslow, sau nhu cầu
về giao tiếp xã hội Nhu cầu này bao gồm những mong muốn được mọi người biết đến, được
đánh giá cao và sự ngưỡng mộ Khi nhu cầu này được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy tự tin,
đầy sự tự trọng và có động lực để phát triển bản thân Biểu hiện của nhu cầu được tôn trọng
bao gồm mong muốn về danh tiếng, sự thành công, được mọi người coi trọng bản thân, có
được địa vị trong xã hội, Thực tế đã cho thấy, khi con người có được sự tôn trọng và công
Trang 10nhận từ bên ngoài cộng đồng, họ sẽ cảm thấy tự tin, có niềm tin vào bản thân hơn Họ sẽ nỗ
lực để đạt được những thành tựu cao hơn trong công việc và cuộc sống
Nhu cầu được thể hiện bản thân:
Nhu cầu cuối cùng cũng là nhu cầu có cấp độ cao nhất trong thang bậc nhu cầu của Maslow
chính là nhu cầu tự khẳng định hay nhu cầu được thể hiện bản thân hu cầuN này liên quan
mật thiết với mong muốn được phát triển tối đa tiềm năng vốn của bản thân trong mỗi con
người, đạt được những thành tựu trong cuộc sống và được mọi người công nhận Thông
thường, hu cầu được thể hiện bản thân xuất hiện ở những người đã có những thành tựu nhất n
định trong cuộc sống và xã hội Bản thân họ mong muốn được mọi người biết đến và công
nhận những giá trị mà họ có Để đáp ứng được nhu cầu cao nhất này, con người cần phải có
sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện bản thân, phát triển và cải thiện các kỹ năng và kiến thức, , cũng
như tự tạo ra những cơ hội để thể hiện bản thân
2.3 Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong một doanh nghiệp
cụ thể
Thang bậc nhu cầu Maslow ứng dụng trong doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích, đặc biệt
chính là trong việc quản lý và đảm bảo sự hài lòng của các nhân viên trong tổ chức Từ đó
giúp các nhà nhà quản trị hiểu rõ nhân viên của mình, nắm bắt hành vi và xu hướng của họ,
nhờ đó có thể phát triển chiến lược tiếp cận một cách hiệu quả
Một trong những công ty đã ứng dụng thang bậc nhu cầu Maslow vào việc điều hành
của doanh nghiệp chính là Trung Nguyên Legend - một trong những doanh nghiệp nổi tiếng
hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cà phê Để có được thành công và phát triển như ngày hôm
nay thì chính sách đãi ngộ nhân viên xuất sắc tại Trung Nguyên Legend đã đóng góp một
phần không nhỏ
Trang 118
Hình 2.2 Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Legend
Khi làm việc tại Trung Nguyên các nhân viên sẽ nhận được các chính sách hỗ trợ cho
việc chăm sóc sức khỏe và thể chất bao gồm các chương trình về thể dục, chăm sóc sức khỏe
và các chính sách liên quan khác Hơn nữa môi trường làm việc tại Trung Nguyên luôn đảm
bảo các tiêu chí hiện đại và tiện nghi nhằm tạo ra bầu không khí làm việc sáng tạo, tích cực
giúp thúc đẩy sự đánh giá và phát triển được đặt lên hàng đầu
Đặc biệt chính là các nhân viên của Trung Nguyên đều được hưởng phúc lợi từ các chính
sách bảo hiểm toàn diện như bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ, ngoài ra còn có các phúc
lợi khác như chế độ nghỉ phép, du lịch và hỗ trợ giáo dục nhằm để nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân viên của công ty Đồng thời, Trung Nguyên đã duy trình xuất sắc các cam kết
cung cấp mức lương hấp dẫn, được xem xét và điều chỉnh theo hiệu suất làm việc của từng
nhân viên
Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức các chương trình thưởng và khen ngợi để tôn
vinh những đóng góp xuất sắc của nhân viên, động viên họ trong quá trình làm việc tại công
ty nhằm tăng cường tinh thần làm việc hướng đến mục tiêu cuối cùng của tổ chức Đồng thời,
Trang 12Trung Nguyên khuyến khích các nhân viên của mình hãy tham gia vào các hoạt động, chương
trình từ thiện vì cộng đồng Trung nguyên đã xây dựng nên một môi trường giao tiếp mở cửa
và tôn trọng tại công ty nhằm khuyến khích sự trao đổi ý kiến, gia tăng sự sáng tạo, năng
động, sự hợp tác và sự tôn trọng giữa các thành viên trong tổ chức
Điều độc đáo trong các chính sách làm việc linh hoạt, chính sách đãi ngộ nhân viên của
Trung Nguyên chính là cho phép nhân viên tự quản lý thời gian làm việc của mình, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mỗi nhân viên Một
trong những đặc quyền mà chỉ có nhân viên tại Trung Nguyễn có được chính là được hưởng
các chính sách ưu đãi đặc biệt cho sản phẩm cà phê và các sản phẩm khác của công ty, tạo
điều kiện cho họ thưởng thức các sản phẩm chất lượng của công ty Trung Nguyên không chỉ
tạo ra môi trường làm việc tích cực mà còn cung cấp các chính sách thăng tiến đặc biệt và
đầu tư ngân sách hằng năng nhằm đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ, tăng cường nhân viên phát
triển sự nghiệp của mình trong công ty
Trung Nguyên Legend chính là một ví dụ thực tiễn về việc các doanh nghiệp áp dụng
thuyết thang bậc nhu cầu vào doanh nghiệp nhằm động viên, thỏa mãn các nhu cầu của mỗi
người nhân viên và tạo nên sự phát triển vững mạnh, ổn định và ngày càng tiến xa hơn của
tập đoàn