1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư c mác trong nền kinh tế thị trường

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Việc Nghiên Cứu Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư - C.Mác Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Tác giả Nguyễn Thế Hệ, Phan Thị Kiều Nga, Huỳnh Ngọc Như
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Hải Lê
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức: T-H-T’.Điểm giống nhau của hai công thức là đều có hai yếu tố hàng và tiền đều chứa đựng hai hành vi là mua và bán.Điểm

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - C.MÁC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GVHD: THS NGUYỄN THỊ HẢI LÊN

1 Nguyễn Thế Hệ 26215442354 Cơ sở lý luận của C.Mác

về học thuyết

100%

Trang 2

2 Lời mở đầu + Kết luận 100%

3 Phan Thị Kiều Nga 26205439482 Ý nghĩa thực tiễn của việc

nghiên cứu học thuyết

em đ9:c hon thi;n hn

Li cu.i c=ng, chng em xin gi li cm n chn thnh ti c! v chc c! tht nhiều s,c kho> !

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

3 Đối tượng nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10

6 Kết cấu tiểu luận 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 11

I/ Định nghĩa giá trị thặng dư 11

II/ Mặt chất của giá trị thặng dư 11

1 Sự chuyn hoá c*a tiền thnh t9 bn 11

1.1 C!ng th,c chung c*a t9 bn 11

1.2 Những mu thuẫn c*a c!ng th,c chung

1.3 Hng h)a s,c lao đ ng 12

2 Sn xuất ra giá trị thặng d9 .

2.1 Ph9ng pháp sn xuất giá trị thặng d9 tuy;t đ.i 14

2.2 Ph9ng pháp sn xuất giá trị thặng d9 t9ng đ.i 14

3 Bn chất c*a t9 bn v sự phn chia t9 bn 15

III/ Mặt lượng của giá trị thặng dư 15

1 Tỷ suất giá trị thặng d9 15

Trang 4

2 Kh.i l9:ng giá trị thặng d9 16

3 Sự thay đổi trong đ&i l9:ng c*a giá trị thặng d9 16

4 Các h'nh th,c biu hi;n c*a giá trị thặng d9 18

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 21

1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 21

2 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 21

CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 23

I/ Quan điểm của Đảng về việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay 23

II/ Thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 23

1 Thực tr&ng

2 H&n ch( 25

3 Gii pháp 25

III/ Một số giải pháp để vận dụng học thuyết giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay 26

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 nhận ranhững bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước bắt đầu có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế Trong thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng

và Nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, với nhiều thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế

tư nhân, không thể phủ nhận chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao mức sống của người lao động Tuy nhiên, xét một cách biện chứng thì thu nhập của chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân là lợi nhuận (tức giá trị thặng dư) nên vẫn tồn tại bóc lột giá trị thặng dư Cũng cần khẳng định chiếm đoạt giá trị thặng dư là đối lập với xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, tuy nhiên, chừng nào nó vẫn còn

có tác dụng, chúng ta vẫn phải tạo điều kiện cho nó tồn tại và làm cho nó gia tăng

Và như vậy, việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư – C Mác trong nền kinh tế thịtrường có một ý nghĩa rất đỗi quan trọng Khai thác những luận điểm của Mác về những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản đểgóp phần vào việc quản lý thành trong nền kinh tế ở nước ta sao cho vừa khuyến khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội Qua những vấn đề trên, chúng em xin chọn đề tài: “Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư – C.Mác trong nền kinh tế thị trường”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghin cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận về học thuyết giá trị thặng dư, đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư – C.Mác trong nền kinh tế thị trường

2.2 Nhiệm vụ nghin cứu

Trang 6

Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận học thuyết giá trị thặng dư: nguồn gốc, bản chất, quá trình sản xuất và vai trò của giá trị thặng dư

Nêu lên thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứuhọc thuyết giá trị thặng dư – C Mác trong nền kinh tế thị trường

3 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác, ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư – C.Mác trong nền kinh tế thị trường

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về học thuyết giá trị thặng dư, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các lý luận khái quát về học thuyết giá trị thặng dư Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh cái tài liệu để làm sáng tỏ tình hình các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay Từ đó, tác giả phân tích, làm rõ ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư – C Mác trong nền kinh tế thị trường

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận

Tiểu luận mong muốn đóng góp phần nào những giá trị, hệ thống hóa những thông tin,kiến thức từ khái quát đến cụ thể nhất về học thuyết giá trị thặng dư và ý nghĩa của học thuyết trong nền kinh tế thị trường

5.2 Ý nghĩa thực tin

Tiểu luận đưa ra những lý luận về học thuyết giá trị thặng dư phù hợp để vận dụng vàoquá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

6 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và cuối cùng là danh mục tài liệu thamkhảo Phần nội dung được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của C.Mác về học thuyết giá trị thặng dư

Chương 2: Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư – C.Mác trong nền kinh tế thị trường

Chương 3: Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào thực tiễn nền kinh tế thị trường

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

I/ Định nghĩa giá trị thặng dư

Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa Nhưng sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không chỉ về lượng mà còn khác cả về chất nữa

Trên vũ đài kinh tế, bây giờ xuất hiện một loại hàng hóa mới đó là hàng hóa sức lao động Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với đó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng

dư của công nhân làm thuê

Trang 8

Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành nên thu nhập của các nhà tư bản và các tập đoàn bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.

II/ Mặt chất của giá trị thặng dư

Mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền và người sở hữu sức lao động là điều kiện tiên quyết để sản xuất ra giá trị thặng dư Vì vậy việc phân tích của Mác về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư về bản chất và nguồn gốc là một vấn đề cần lưu ý

1 Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản

1.1 Cng thức chung của tư bn

Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức: H-T-H Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức: T-H-T’

Điểm giống nhau của hai công thức là đều có hai yếu tố hàng và tiền đều chứa đựng hai hành vi là mua và bán

Điểm khác nhau giữa hai công thức đó là: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H - T) và kết thúc bằng hành vi mua (T - H), điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích là giá trị sử dụng Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T - H) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’), tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian , mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn

Tư bản vận động theo công thức T-H-T’, trong đó T’ = T + t; t là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu bằng m Còn số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thuđược giá trị thặng dư trở thành tư bản Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản T-H-T’ được gọi là công thức chung của tư bản; vì mọi tư bản đều vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư

Từ phân tích trên Mác đã phân biệt rõ ràng tiền thông thường và tiền tư bản Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông Còn tiền tư bản là giá trị vậnđộng, nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy

nở trong lưu thông quay trở về dưới dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lại cùng một vòng chu chuyển ấy T-H-T’ mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư

Trang 9

bản thương nghiệp nhưng ngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng vậy Tư bản chủ nghĩa cũng là tiền được chuyển hóa thành hàng hóa thông qua sản xuất rồi chuyển hóa thành một số tiền lớn hơn bằng việc bán hàng hóa đó Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T’ được biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T’ một số tiền thành một số tiền lớn hơn Như vậy T-H-T’ thực sự là công thức chung của tư bản.Nhưng bên cạnh đó công thức T-H-T’ mâu thuẫn với tất cả các quy luật về bản chất của hàng hóa, giá trị, tiền và bản thân lưu thông.

1.2 Những mâu thuẫn của cng thức chung

Lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không ?

Theo yêu cầu của quy luật giá trị trao đổi, hàng hóa phải được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lưu thông sẽ chỉ dẫn đến sự thay đổi về hình thái giá trị của hàng hóa chứ không làm thay đổi lượng giá trị của hàng hóa

Nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị: từ tiền thành hànghoặc từ hàng thành tiền Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi

Trong trường hợp trao đổi không ngang giá như chuyên mua rẻ, chuyên bán đắt, thậm chí lừa đảo nhau thì tổng lượng giá trị xã hội của hàng hóa vẫn không hề thay đổi, nó chỉ là sự phân phối của cải giữa những người sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa khác nhau trong xã hội Như vậy, lưu thông đã không tạo ra giá trị thặng dư.Nhưng nếu tiền không được đưa vào lưu thông tức là tiền để nằm im trong két hoặc hàng hóa cất trữ trong kho nó cũng không thể làm tăng thêm giá trị Vậy mà công thứcchung của tư bản T - H - T’ giá trị không chỉ bảo tồn mà còn tăng thêm Điều này đi ngược lại với quy luật giá trị “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng khôngthể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” Đây chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

1.3 Hàng hóa sức lao động

a Sức lao động và sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người

và được người đó vận dụng khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó

Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau:

Trang 10

Thứ nhất: Người lao động phải được tự do về thân thể, tức là người lao động có quyền

sở hữu sức lao động của mình

Thứ hai: Người lao động không còn tư liệu sản xuất, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động

Việc sức lao động trở thành hàng hóa là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến

b Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Khi đã trở thành hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giống như mọi hàng hóa khác đó là giá trị và giá trị sử dụng, tuy nhiên giá trị sử dụng của hàng hóa sức laođộng khác hàng hóa thông thường ở chỗ khi được sử dụng (tức là đem vào quá trình lao động) nó có khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của bản thân nó, phần vượt quá đó chính là giá trị thặng dư Chính đặc điểm này thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm loại hàng hóa này trên thị trường

Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động hay nói cách khác tiền công chính là giá cả của hàng hóa sức lao động Trong chủ nghĩa tư bản có hai hình tiền công cơ bản đó là: tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm

2 Sản xuất ra giá trị thặng dư

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị

sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản C Mác viết: “Vi t9

cách l sự th.ng nhất giữa quá tr'nh lao đ ng v quá tr'nh t&o ra giá trị th' quá tr'nh sn xuất l quá tr'nh sn xuất hng hoá; vi t9 cách l sự th.ng nhất giữa quá tr'nh lao đ ng vi quá tr'nh lm tăng giá trị th' quá tr'nh sn xuất l m t quá tr'nh sn xuất t9 bn ch* nghĩa, l h'nh thái t9 bn ch* nghĩa c*a nền sn xuất hng hoá”.

Khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa C Mác đã lấy ví dụ quá trình sản xuất sợi; sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học đưa ra các giả định: mua và bán đúng giá trị, tư bản cố định hao mòn hết trong một chu kỳ sản xuất, trong một giờ lao động người lao động tạo ra một lượng giá trị mới cố định Từ sự phân tích quá trình sản xuất sợi C Mác đã rút ra một số kết luận cơ bản:

Một là, bản chất của giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới do người công nhân làm ra và thuộc về nhà tư bản

Trang 11

Hai là, ngày lao động được chia thành hai phần thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư Trong đó, thời gian lao động cần thiết tạo ra tiền công trả cho người công nhân và thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Ba là, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó, chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt,

đó là hàng hoá sức lao động Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá sức lao động đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà

tư bản Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản Bản chất của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

2.1 Phương pháp sn xuất giá tr thặng dư tuyệt đối

Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong khi phần thời gian lao động cần thiết của công nhân không đổi Phần thời gian giá trị thặng dư kéo dài bao nhiêu là được hưởng bấy nhiêu

Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ trong đó gồm thời gian lao động cần thiết là 4 giờ và 4 giờ còn lại là thời gian lao động thặng dư Nay ngày lao động kéo dài tuyệt đối thành

10 giờ mà thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng

từ 4 giờ đến 6 giờ Điều này dẫn đến việc đấu tranh của công nhân và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thời gian lao động Khi đó độ dài ngày lao động được xác định và nhà tư bản phải tìm phương thức khác để sản xuất ra giá trị thặng dư đó là phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

2.2 Phương pháp sn xuất giá tr thặng dư tương đối

Là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết của công nhân trong khi thời gian lao động của người công nhân không đổi dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội

Ví dụ: Người lao động làm việc 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và

4 giờ là thời gian lao động thặng dư Nay ngày lao động vẫn giữ nguyên là 8 giờ nhưng thời gian lao động cần thiết của công nhân rút ngắn xuống còn 2 giờ nên thời gian lao động thặng dư tăng từ 4 giờ lên 6 giờ Như vậy muốn rút ngắn thời gian lao động của công nhân phải tăng năng suất lao động xã hội và năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho giá trị hàng hóa tiêu dùng giảm xuống kéo theo sức lao động giảm

Vì vậy 2 giờ lao động cần thiết cũng đảm bảo khối lượng tư liệu sinh hoạt để công

Trang 12

nhân tái sản xuất sức lao động, đồng thời để tăng năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ.

Những doanh nghiệp nào đi đầu trong đổi mới công nghệ sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng dư tương đối vì nó đều

do tăng năng suất lao động mà có Nhưng khác ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động xã hội do đó tất cả các nhà tư bản đều được hưởng Còn giá trịthặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt nên chỉ có những nhà tư bảnnào có năng suất lao động cá biệt hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch Ở đây máy móc công nghệ tiên tiến không tạo ra giá trị thặng dư mà nó tạo điều kiện để tăng sức lao động của người lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị của thị trường Nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên

3 Bản chất của tư bản Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến

Bản chất của tư bản là quan hệ bóc lột trong đó giai cấp tư sản đã chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra

Xuất phát từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa C Mác đã chỉ rõ trong quá trình lao động sản xuất hàng hoá nhân tố con người và nhân tố vật có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị của hàng hóa trong đó có giá trị thặng dư

Căn cứ vào tác dụng khác nhau của các bộ phận tư bản C Mác chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến

Trong quá trình sản xuất, bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất mà giá trị chỉbiến đổi về hình thức biểu hiện vật chất được bảo toàn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm, tức là không thay đổi đại lượng giá trị của nó, được C Mác gọi là tư bản bất biến, và ký hiệu là (c)

Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác Một mặt, giá trị của nó biết thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộngvới giá trị thặng dư Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đó không ngừng chuyển hoá từ đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản khả biến ký hiệu (v)

Trang 13

Như vậy, tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện không thể thiếu được, còn tư bản khả biến (v) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư Giá trị hàng hóa = c + v + m

Lý luận này có ý nghĩa quan trọng đối với việc vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư

là do tư bản khả biến mang lại, nguồn gốc đích thực của giá trị thặng dư là có từ lao động thặng dư của người công nhân Tư bản bất biến chỉ là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để làm tăng giá trị, bản thân nó không thể tạo ra giá trị thặng dư

III/ Mặt lượng của giá trị thặng dư

Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khối lượng giá trị thặng dư và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư

1 Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v) và được tính bằng công thức:

m' = x 100 (%) hoặc m' = x 100 (%)

Trong đó: t thời gian lao động tất yếu

t' thời gian lao động thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng giá trị mới so sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm được bao nhiêu đồng thời nó còn chỉ rõtrong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình Nói lên sự bóc lột của nhà tư bản với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy

mô bóc lột

à Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân

2 Khối lượng giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thặng dư (M) là tính số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sử dụng được tính theo công thức:

M = m' V hoặc M = x V

Trang 14

Trong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng

Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận vào cả hai nhân tố m' và V Nhìn vào công thứctrên, ta thấy ở cùng một trình độ bóc lột (m’) nhất định, nếu nhà tư bản sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá trị thặng dư thu được sẽ càng lớn

à Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột

3 Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư

Khi ta bán hàng hóa thì giá cả phải luôn luôn cao hơn giá trị của nó Trong giá cả của hàng hóa gồm giá trị của nó và phần giá trị thặng dư, mà phần giá trị thặng dư được quyết định bởi ba nhân tố là: độ dài ngày lao động, cường độ bình thường của lao động và sức sản xuất của lao động

3.1 Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động khng đổi, sức sn xuất của lao động thay đổi

Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao động đó không đổi hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là không đổi Giá trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư Mà giá trị của sức lao độngkhông giảm xuống thì giá trị thặng dư không tăng lên, nên để có sự thay đổi đó cần phải thay đổi sức sản xuất

Giả định: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, nếu sức sản xuất của lao động tăng lên thì chỉ cần một thời gian ít hơn 4 giờ để sản xuất ra khối lượng tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết mà trước đây phải cần 4 giờ để sản xuất Do đó, giá trị của sức lao động

sẽ giảm xuống

Ngược lại, nếu sức sản xuất của lao động giảm xuống thì giá trị của sức lao động tăng lên Như vậy, việc tăng năng suất lao động sẽ làm giảm giá trị của sức lao động và đồng thời làm tăng giá trị thặng dư mà việc tăng hay giảm của giá trị thặng dư luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất Nó là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của việc tăng hay giảm tương ứng của giá trị sức lao động

3.2 Ngày lao động khng đổi, sức sn xuất của lao động khng đổi, cường độ lao động thay đổi

Trang 15

Khi cường độ lao động cao thì sản phẩm làm ra trong ngày sẽ nhiều hơn so với số lượng sản phẩm làm ra trong một ngày có cường độ lao động thấp hơn mà số giờ lao động thì như nhau.

Trong trường hợp này cũng gần giống như trên là đều đem lại số lượng sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động Song cũng có điểm khác là giá trị của mỗi đơn

vị sản phẩm trong trường hợp này không đổi vì trước cũng như sau để làm ra một sản phẩm đều hao phí một lượng lao động như nhau còn trong trường hợp tăng sức sản xuất của lao động thì giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi vì nó tốn ít lao động hơntrước

Việc tăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi đó tăng lên, giá trị lại không giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó giá trị của sức lao động không đổi Do đó, làm giá trị thặng dư tăng lên Việc đó khác với việc tăng sức sản xuất của lao động, làm cho giá trị của sức lao động giảm đi mà tổng số giá trị không tăng lên (vì tuy khối lượng sản phẩm tăng, nhưng giá trị của mỗi sản phẩm lại giảm đi tương ứng) do đó giá trị thặng dư tăng lên

3.3 Sức sn xuất của lao động và cường độ lao động khng thay đổi, ngày lao động thay đổi

Ngày lao động có thể thay đổi theo hai chiều, nó có thể được rút ngắn lại hay kéo dài ra

Việc rút ngắn ngày lao động, trong điều kiện năng suất lao động và cường độ lao độngkhông thay đổi, không làm thay đổi giá trị của sức lao động, hay không làm thay đổi

số thời gian lao động cần thiết, vì thế nó làm thời gian lao động thặng dư bị rút ngắn, hay làm giá trị thặng dư giảm Đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư giảm làm đại lượng tương đối của nó so với đại lượng không đổi của giá trị sức lao động cũng giảm xuống Nên chỉ có bằng cách giảm giá cả của sức lao động xuống thì nhà tư bản mới không bị tổn thất Nếu không thì việc rút ngắn thời gian lao động bao giờ cũng gắn liền với sự thay đổi của năng suất lao động và cường độ lao động

Giả sử: Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ hay giá trị của sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ và giá trị thặng dư là 4 đồng Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sản phẩm là 8 đồng Nếu ngày lao động được kéo dàithêm 2 giờ, và giá cả sức lao động không thay đổi thì đại lượng tương đối của giá trị thặng dư tăng lên cùng với đại lượng tuyệt đối của nó Mà vì giá trị của sức lao động không đổi, giá trị thặng dư lại tăng lên, do đó đại lượng tương đối của giá trị sức lao động so với giá trị thặng dư sẽ giảm xuống Như vậy, giá trị thặng dư tăng lên là nguyên nhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm Khi kéo dài ngày

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w