- Điểm mới của BLDS 2015 so với 2005 về đối tượng liên quan đếntài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện ởkhoản 2 điều 295: pháp luật quy định tài sản bảo đảm có
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THẢO LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG LẦN THỨ 4 BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Nhóm 3 – HC46A2
3 Nguyễn Đình Trung Kiên 2153801014100
Trang 3 Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa
án nhân dân tỉnh Tiền Giang 1
Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh 2Câu 1.1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản
có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 3Câu 1.2: Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay? 3Câu 1.3: Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao? 3Câu 1.4: Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa
án chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 3Câu 1.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ 4Câu 1.6: Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố? 4Câu 1.7: Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không?Nêu cơ sở văn bản khi trả lời? 4Câu 1.8: Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 5Câu 1.9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định
số 02 5Câu 1.10: Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao? 6Câu 1.11: Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp đã chấm dứt ? 6Câu 1.12: Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt? 6Câu 1.13: Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục không? Vì sao? 7
Trang 4Câu 1.14: Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sử dụng đất có thuyết phục không? Vì sao ? 8
Vấn đề 2: Đăng ký giao dịch bảo đảm 8
* Tóm tắt bản án : 8
Tóm tắt bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội 8
Câu 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm 9
Câu 2.2: Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải đăng ký không? Vì sao? 9
Câu 2.3: Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 10
Câu 2.4: Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô hiệu không? Vì sao? 10
Câu 2.5: Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?10 Câu 2.6: Hợp đồng thế chấp trong quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với người thứ 3 không Vì sao? 10
Câu 2.7: Theo quy định về đòi tài sản, ngân hàng có thẩm quyền yêu cầu ông Tân trả lại tài tài sản thế chấp (xe ô tô) không Vì sao? 11
Câu 2.8: Việc tòa án bắt buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) cho ngân hàng có thuyết phục không Vì sao? 11
Vấn đề 3: Đặt cọc 11
Câu 3.1: Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp 12
Câu 3.2: Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc 13
Câu 3.3: Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc? 13
Câu 3.4: Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì sao? 14
Câu 3.5: Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên nhận cọc như thế nào? 14
Câu 3.6: Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao? 14
Câu 3.7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc 15
Trang 5Câu 3.8: Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL? 15
Câu 3.9: Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao? 15
Câu 3.10: Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL không? Vì sao? 16
Vấn đề 4: Bảo lãnh 16
Câu 4.1: Những đặt trưng của bảo lãnh 16
Câu 4.2: Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh 16
Câu 4.3: Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh? 19
Câu 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán 20
Câu 4.5: Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao? 20
Câu 4.6: Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền? 20
Câu 4.7: Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không? 20
Câu 4.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên 21
Câu 4.9: Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 21
Câu 4.10: Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?.21 Câu 4.11: Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh? 21
Câu 4.12: Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết 22
Câu 4.13: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm 22
Trang 6- Bản án số 208/2010, nguyên đơn là ông Phạm Bá Minh, bị đơn là
bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo Ngày 14/9/2007 bàKhen và ông Thảo có thế chấp cho ông Minh một giấy sử dụngsạp D2 - 9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng, thời hạnvay là 6 tháng, lãi suất thỏa thuận là 3%/tháng Khi hết hạn hợpđồng, bà Khen và ông Thảo không có khả năng trả nợ Ông Minhkhởi kiện yêu cầu bà Khen trả hết số nợ còn lại trong thời hạn làmột tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực Còn về phía bà Khen,ông Thảo đồng ý trả phần nợ còn lại nhưng xin trả trong thời hạn
là 12 tháng Quan điểm của Tòa án cho rằng giấy chứng nhận sạpchỉ là giấy đăng ký sử dụng sạp, không phải là giấy chứng nhậnquyền sở hữu nên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen trả tiền choông Minh Buộc ông Minh trả lại giấy chứng nhận sạp cho bàKhen, còn bà Khen ông Thảo có nghĩa vụ trả phần tiền nợ còn lạicho ông Minh ngay khi bản án có hiệu lực
Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
-Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Ôn - sinh năm 1955, bà Lê ThịXanh - sinh năm 1963 và bị đơn là ông Nguyễn Văn Rành - sinhnăm 1963
Nội dung: Vợ chồng ông Ôn cầm cố cho ông Rành 3000m2 đất vớigiá 30 chỉ vàng 24k Nay yêu cầu vợ chồng ông Rành, bà Hết trảlại 3000m2 đất cầm cố cụ thể là 3072,7m2
Quyết định Tòa án:
- Tại bản án sơ thẩm:
+ Chấp nhận yêu cầu và ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn.Hủy hợp đồng cầm cố QSDĐ đối với phần đất 3072,7m2 đứng tênông Ôn được xác lập giữa vợ chồng ông Ôn và ông Rành
Trang 7+ Buộc vợ chồng ông Rành giao trả cho vợ chồng ông Ôn3072,7m2 đất.
+ Vợ chồng ông Ôn liên đới trả lại 30 chỉ vàng 24k (chủng loạivàng nhẫn) cho vợ chồng ông Rành
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang: Kháng nghị đối với bản
án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Châu hành là không có căn
cứ, trái với quy định tại Điều 3 BLDS và Điều 96 Bộ luật TTDS
Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà
án nhân dân cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh.
- Nguyên đơn Ngân hàng Liên doanh V và bị đơn Công ty PT
- Nội dung: Vào các năm 2013 và 2014, giữa Ngân hàng V vàCông ty PT đã ký kết các hợp đồng tín dụng cụ thể phía Công ty
PT đã tất toán, nhưng đối với các hợp đồng tín dụng còn lại thìchưa thanh toán nên Ngân hàng V đã khởi kiện
Quyết định Tòa án:
- Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2019/KDTM-ST:
+ Buộc Công ty PT phải trả cho Ngân hàng Liên doanh V số tiền
nợ gốc, lãi và tiếp tục phải trả lãi phát sinh
+ Ngân hàng Liên doanh V phải trả lại cho ông T, bà H bản chínhGiấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
- Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 20/2020/KDTM-PT
+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Liên doanh V vềviệc xử lý tài sản thế chấp của ông Trần T, bà Trần Thị H
Trang 8- Tại Quyết định Kháng nghị số 10/KNGĐT-VKS-KDTM, Viện trưởngViện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM kháng nghị Bản ánKDTM phúc thẩm số 20/2020/KDTM-PT, đề nghị Ủy ban Thẩmphán Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩmhủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và giữ nguyênBản án KDTM sơ thẩm số 11/2019/KDTM-ST.
+ Sau khi đã có nhận định về các vấn đề trên Tòa án đã có quyếtđịnh: Chấp nhận Kháng nghị số 10/KNGĐT-VKS-KDTM, hủy Bản ánkinh doanh thương mại phúc thẩm số 20/2020/KDTM-PT và giữnguyên Bản án KDTM sơ thẩm số 11/2019/KDTM-ST
Câu 1.1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Điểm mới của BLDS 2015 so với 2005 về đối tượng liên quan đếntài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện ởkhoản 2 điều 295: pháp luật quy định tài sản bảo đảm có thể được
mô tả chung nhưng yêu cầu về tài sản bảo đảm phải xác định đượcnhằm hạn chế việc dùng tài sản hình thành trong tương lai mà chưađược xác định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì các bênđứng trước nguy cơ hiệu lực của hợp đồng bị tác động bởi việc mô tảtài sản bảo đảm chung và không thực hiện được
Câu 1.2: Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
- "Ông là chủ doanh nghiệp cầm đồ Bá Minh Vào ngày 14/9/2007 bàBùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ông mộtgiấy sử dụng sạp D2 - 9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng,thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất thỏa thuận là 3% tháng Khi hết thờihạn hợp đồng bà Khen, ông Thảo không có khả năng thanh toán nênkéo dài số nợ trên cho đến nay Về tiền lãi, bà Khen, ông Thảo chỉđóng được 22 tháng là 29.600.000 đồng, còn nợ lại 10.000.000 đồngthời hạn trả là 1 tháng nay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật."
Trang 9Câu 1.3: Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?
- Giấy chứng nhận sạp không được xem là tài sản Nó chỉ là văn bảnchứa đựng quyền sử dụng sạp mà thôi và nó là quyền tài sản đượcquy định trong điều 115 BLDS 2015
Câu 1.4: Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa
vụ dân sự có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo nghĩa vụ dân sự khôngđược tòa án chấp nhận để đảm bảo nghĩa vụ dân sự
Đoạn: “Xét sạp thịt heo là do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưnggiấy chứng nhận sạp D2-9 chợ Tân Hương là giấy đăng ký sử dụngsạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ
cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”
Câu 1.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.
- Theo suy nghĩ của nhóm em, hướng giải quyết và cơ sở pháp lý củaTòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ
là hoàn toàn hợp lí
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) thìtài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm mà giấychứng nhận sạp D2 - 9 là giấy đăng ký sử dụng sạp chứ không phải
là tài sản Đồng thời, cái sạp cũng không thuộc quyền sở hữu của bàKhen nên cũng không được dùng để bảo đảm Bà Khen chỉ có quyền
sử dụng chứ không có quyền định đoạt nó trong giao dịch bảo đảmsạp để trả nợ nên hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý
Câu 1.6: Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố?
- Đoạn cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cốtrong Quyết định số 02 là:
+ Phần trình bày của nguyên đơn: “Vào năm 1995 ông bà có cầm
cố cho ông Nguyễn Văn Rành 3.000m2 đất với giá 30 chỉ vàng 24k, vợ chồng ông Rành đã giao đủ vàng, thỏa thuận 3 năm sẽ
Trang 10chuộc lại Nếu quá hạn 3 năm không chuộc lại sẽ giao phần đất trên với số vàng đã cầm cố.”
+ Phần trình bày của bị đơn: “Vào năm 1995 ông có cầm cố 3.000m2 đất (theo giấy thục đất ngày 30/8/1995 al) với giá 30 chỉ vàng 24k (loại vàng nhẫn) và vợ chồng ông đã giao đủ thời hạn 3 năm sẽ cho chuộc lại, nếu không chuộc lại thì ông sẽ canh tác vĩnh viễn.”
Câu 1.7: Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?
- Pháp luật hiện hành không quy định về quyền cầm cố quyền sửdụng đất nhưng cũng không có quy định nào là cấm cầm cốquyền sử dụng đất
+ Theo quy định tại Điều 309 BLDS 2015 thì “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
+ Và theo khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 “Tài sản gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Bên cạnh đó, theo Điều 115 thì
quyền sử dụng đất là quyền tài sản
+ Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai
2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất” không hạn chế quyền của chủ
sở hữu
+ Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quyđịnh tại khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 là cho phép các bên thỏathuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội
- Nên theo quan điểm của nhóm em, có thể cầm cố quyền sửdụng đất miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạođức xã hội
Câu 1.8: Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền
sử dụng đất để cầm cố
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là:
Trang 11“Luật đất đai năm 2003 và BLDS năm 2005 không có quy định hình thức hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất Tuy nhiên, tại Điều 3 của BLDS có quy định nguyên tắc áp dụng quy định tương
tự của pháp luật.
Xét việc giao dịch thục đất nêu trên là tương tự với giao dịch cầm
cố tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết.
Về nội dung thì giao dịch thục đất nêu trên phù hợp với quy định
về cầm cố tài sản của BLDS (tại Điều 326, 327), do đó cần áp dụng các quy định về cầm cố tài sản của BLDS để giải quyết mới đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch.
- Tuy nhiên, bản án sơ thẩm lại xác định giao dịch trên trái pháp luật
và áp dụng các quy định về giao dịch là vô hiệu để giải quyết nhưngkhông xem xét về hậu quả pháp lý nên chưa phù hợp với trường hợptrên, như vậy có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”
Câu 1.9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02.
- Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyếtđịnh số 02 là hợp tình, hợp lý
- Bởi vì, mặc dù pháp luật dân sự không quy định cụ thể cho người
sử dụng đất có quyền cầm cố quyền sử dụng đất nhưng xét về bảnchất của giao dịch này thấy rằng giữa các bên đương sự đã thựchiện một giao dịch cầm cố tài sản cho nhau và giao dịch này khôngtrái pháp luật, không trái đạo đức xã hội và tuân thủ đúng quy địnhcủa pháp luật về hình thức, nội dung của hợp đồng cầm cố tài sảnđược BLDS 2005 quy định từ Điều 326 đến Điều 341 Hơn nữa, xemxét các quy định của BLDS 2005 về hợp đồng vô hiệu thì giao dịchnày không thuộc các trường hợp giao dịch vô hiệu mà BLDS 2005quy định từ Đ125 đến Đ138 Hậu quả của việc tuyên bố giao dịch
“thục đất làm ruộng” là vô hiệu của bản án sơ thẩm đã dẫn đếnviệc không giải quyết triệt để quyền và lợi ích hợp pháp và lỗi củacác bên đương sự đã thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố tài sản
- Vì vậy, trong quyết định số 02, Tòa án xác định giao dịch nêu trên
là giao dịch tương tự như là giao dịch cầm cố tài sản là hợp lý
Câu 1.10: Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?
- Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo chonghĩa vụ thanh toán các khoản vay của công ty PT Được thể hiện
qua đoạn: “Bên thế chấp đồng ý dùng toàn bộ tài sản thế chấp được
mô tả tại Điều 2 Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa
Trang 12vụ đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này, bao gồm nhưng không giới hạn các nghĩa vụ sau: Nợ gốc; nợ lãi; lãi phạt quá hạn; phí; khoản phạt; khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh”.
- Vì Hợp đồng thế chấp bất động sản số 63/2014/HĐTC giữa ôngTrần T, bà Trần Thị H với Ngân hàng V là nhằm đảm bảo quyền lợicủa Ngân hàng V cũng như đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanhtoán khoản vay của công ty PT Nhằm hạn chế các rủi ro trongtrường hợp công ty PT không có khả năng thanh toán các khoản nợcủa mình thì sẽ dùng tài sản thế chấp để thanh toán
Câu 1.11: Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp đã chấm dứt ?
- Đoạn trong Quyết định số 27 cho thấy Tòa án xác định hợp đồng
thế chấp đã chấm dứt là: “Tuy nhiên, theo sự xác nhận của phía Ngân hàng thì Công ty PT đã thanh toán tất cả các khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng cụ thể nêu trên và phía Ngân hàng cũng đã tất toán các hợp đồng này vào ngày cuối cùng là 25/11/2014.”
- Thêm vào đó, vào ngày 17/6/2014 và ngày 23/4/2015, Ngân hàngLiên doanh V và Công ty PT đã lần lượt ký kết Phụ lục 01 sửa đổi, bổsung hợp đồng tín dụng hạn mức số 60/2014/HĐTD và Hợp đồng tíndụng hạn mức 091/2015/HĐTD nhưng không hề ký Phụ lục hợp đồngthế chấp nào để sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp số63/2014/HĐTC
- “Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 357 BLDS 2005 về việc thế chấp tài sản chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt thì Hợp đồng thế chấp bất động sản số 63/2014/HĐTC ngày 06/6/2014 đã chấm dứt, hết hiệu lực từ ngày 25/11/2014.”
Câu 1.12: Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên
đã chấm dứt?
- Vì trong quá trình giải quyết vụ án, xét thấy giữa Ngân hàng Liêndoanh V và Công ty PT ký nâng hạn mức vay tín dụng từ
Trang 131.500.000.000 đồng lên 10.000.000.000 đồng nhưng không hề có ýkiến của người thế chấp là ông Trần T và bà Trần Thị H là khôngđúng quy định.
- Ngoài ra, việc Ngân hàng ký nâng hạn mức vay từ 1.500.000.000đồng lên 10.000.000.000 đồng đã vượt quá giá trị tài sản thế chấp làđiều bất hợp lý Trong đó thì phía Ngân hàng có cung cấp “Bản camkết thế chấp” để chứng minh ông T, bà H cam kết dùng tài sản đểđảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty PT tuy nhiên chữ ký, chữviết trong đó lại không phải chữ ký, chữ viết thật của ông T, bà H.Như vậy, ông T, bà H không cam kết dùng tài sản của mình để đảmbảo nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty PT đối với khoản nợ của Ngânhàng với hạn mức là 5.000.000.000 đồng
- Đối với hạn mức vay 10.000.000.000 đồng, phía Ngân hàng cũngkhông có tài liệu, chứng cứ để chứng minh ông T, bà H đồng ý kýnâng hạn mức vay tín dụng này
- Theo đó, Toà xác nhận được nguyên đơn Ngân hàng Liên doanh Vthừa nhận Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tíndụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014 Vì vậy, việc thếchấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1Điều 357 BLDS năm 2005 và khoản 1 Điều 327 BLDS năm 2015
Câu 1.13: Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên
đã chấm dứt có thuyết phục không? Vì sao?
- Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt làthuyết phục và phù hợp với quy định của pháp luật
+ Căn cứ theo Khoản 1 Điều 317 BLDS năm 2015 quy định: “Thếchấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tàisản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và khônggiao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).” Theo
đó, trong tình huống, để đảm bảo cho khoản vay 1.500.000.000đồng của Công ty PT theo Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày14/4/2014, Ông T và bà H đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất
có diện tích là 120,75m2 và căn nhà 02 tầng gắn liền với đất có diệntích sử dụng là 214,62m² đất thuộc thửa số 392; tờ bản đồ số 3, tại
số 40, đường Đ, Phường 13, quận T, Thành phố H do ông Trần T và
bà Trần Thị H đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 14+ Tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng thế chấp mà 2 bên đã thỏathuận có ghi:“ Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ đã, đang và sẽ hình thành trong tương lai theo toàn bộ các Hợpđồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên vay trong giớihạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp ” Tuy nhiên, không
hề có ý kiến của người thế chấp là ông Trần T và bà Trần Thị H,Ngân hàng đã tự nâng hạn mức vay từ 1.500.000.000 đồng lên10.000.000.000 đồng đã vượt quá giá trị tài sản thế chấp Điều này
là trái với quy định hợp đồng hai bên đã thỏa thuận
+ Trên thực tế, Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồngtín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014 Vì vậy,việc thế chấp tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy địnhkhoản 1 Điều 327 BLDS năm 2015
Câu 1.14: Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có thuyết phục không? Vì sao ?
- Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bênnhận thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất là thuyết phục Trênthực tế, Công ty PT đã tất toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng
số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các ngày 15/10/2014;ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014 Vì vậy, việc thế chấp tài sảncủa ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định khoản 1 Điều 357 BLDSnăm 20005 Căn cứ theo khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 và khoản 1
Điều 327 BLDS 2015 về chấm dứt thế chấp tài sản : “ 1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt ”
VẤN ĐỀ 2: Đăng ký giao dịch bảo đảm
* Tóm tắt bản án :
Tóm tắt bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Tòa
án nhân dân TP Hà Nội
- Nguyên đơn: Ngân hàng N (Kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng củaCông ty TNHH MTV Q)
- Bị đơn: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại V
Trang 15- Nội dung bản án: Theo hợp đồng mua bán giữa Công ty VAMC vớiNgân hàng Ngân hàng bán khoản nợ của Công ty V cho VAMC, sau
đó VAMC khởi kiện đòi nợ Công ty V và ủy quyền cho Ngân hàngmua lại khoản nợ của Công ty V từ VAMC Ngân hàng tiếp tục giahạn cho công ty thêm 12 tháng với hạn mức tín dụng như cũ Quátrình thực hiện hợp đồng này Ngân hàng chưa giải ngân mà chỉ theodõi phần dư nợ chuyển sang giữa Ngân hàng với Công ty V Quátrình thực hiện hợp đồng, Công ty V không thanh toán được khoảntiền gốc và lãi vay theo thỏa thuận trong các Hợp đồng tín dụng
- Tại Hợp đồng thế chấp ngày 7/9/2009, ông Q, bà V tự nguyện dùngtài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho Công ty V, nhưng chữ
ký của ông Q, bà V trong đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất ngày 30/9/2009 là giả mạo Do đó khôngchấp nhận yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu kê biên, phát mại tàisản thế chấp nhà đất Tuy nhiên đơn đăng ký thế chấp ngày30/9/2009 thì bên nhận thế chấp là Ngân hàng có ký đóng dấu vàođơn này nên đơn đăng ký vẫn đúng quy định và phát sinh hiệu lực
- Quyết định của Tòa án: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngânhàng, buộc Công ty V phải thanh toán Ngân hàng nợ gốc, lãi và lãichậm trả phát sinh từ hợp đồng tín dụng
Câu 2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng
ký giao dịch bảo đảm.
- Điều 323 BLDS 2005 đề cập tới vấn đề đăng ký giao dịch bảo đảm,còn BLDS 2015 thì quy định đăng ký biện pháp bảo đảm Biện phápbảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định củapháp luật Còn giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bênthoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảođảm Do đó theo định nghĩa thì việc sử dụng cụm từ “đăng ký biệnpháp bảo đảm” sẽ phù hợp hơn
- Bên cạnh đó việc thay thế cụm từ “pháp luật” tại khoản 2 điều 323BLDS 2005 bằng “luật” tại khoản 1 điều 298 BLDS 2015 cho thấy có
sự thay đổi tư duy luật pháp, phù hợp với Hiến pháp và các quy địnhliên quan khác