Tác Động của hội nhập cộng Động kinh tế asean (aec) Đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (nhtmvn)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Tên đề tài : Tác động của hội nhập Cộng động kinh tế ASEAN
(AEC) đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN)
Mã số đề tài : QG.17.34
Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn
Hà Nội, 2019
Trang 2PHẦN I THÔNG TIN CHUNG
1.1 Tên đề tài:
Tiếng Việt : Tác động của hội nhập Cộng động kinh tế ASEAN (AEC) đến
năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
6 TS Nguyễn Đức Trung Ngân hàng nhà nước Việt Nam Thành viên
7 TS Nguyễn Thị Nhung Khoa Tài chính – Ngân hàng, ĐHKT -
9 ThS Trần Long NHTMCP Đầu tư và Phát triển VN Thành viên
10 ThS Nguyễn Bích Thủy NHTMCP Ngoại thương VN Thành viên
1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG HN
1.5 Thời gian thực hiện:
1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 05 năm 2017 đến tháng 05 năn 2019
1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng… năm…
Trang 31.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không[NN1]
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 400 triệu đồng
Trang 4PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó phải kể đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) AEC là một thị trường và không gian sản xuất thống nhất trong khu vực ASEAN bao hàm sự tự do của năm yếu tố: lưu chuyển hàng hóa, lưu chuyển dịch vụ, đầu tư, lưu chuyển vốn và dịch chuyển lao động có tay nghề Theo đó, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện bốn khuôn khổ hội nhập: (1) Cam kết về thuận lợi hóa thương mại dựa trên Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); (2) Cam kết về thương mại dịch vụ dựa trên Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong ngành dịch vụ; (3) Đầu tư dựa trên Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); (4) Hội nhập tài chính ASEAN
Trong nội dung về cam kết hội nhập tài chính, các nước ASEAN đã xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết (AEC Blueprint) để hỗ trợ và nâng cao nhận thức cho các NHTM và các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong khu vực nhằm đạt đến bốn mục tiêu: (i) Tự do hóa tài chính; (ii) Tự do hóa tài khoản vốn; (iii) Phát triển và hội nhập các thị trường vốn; (iv) Phát triển các dịch vụ thanh toán
Giai đoạn 1 của hội nhập tài chính trong AEC đã được hoàn thành vào năm 2010, khuôn khổ cho các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN - QABs đã được thành lập và ghi nhận sự phát triển của thị trường trái phiếu ASEAN Những ngân hàng đạt chuẩn ASEAN sẽ có điều kiện được phép mở rộng hoạt động tại các nước thành viên khác và được đối xử như ngân hàng trong nước của nước đó Trong số các tiêu chí để được cấp chứng nhận QABs có hai tiêu chí bắt buộc là mức vốn đủ lớn và quản lý tốt
Hai mốc thời gian quan trọng được lựa chọn để xác định lộ trình hội nhập tài chính ASEAN cho các giai đoạn tiếp theo là 2015 và 2020 Cụ thể, hết năm 2015, cơ bản ASEAN sẽ dỡ bỏ các giới hạn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tự do hóa đa
số các dòng lưu chuyển vốn, các sản phẩm dịch vụ tài chính, tiêu chuẩn hóa và phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán bù trừ giữa các thành viên
Tính đến tháng 12/2015 các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 6 gói cam kết về dịch vụ tài chính Gói mới nhất – gói 6 được ký ngày 20/3/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia Tuy nhiên, do lĩnh vực tài chính là một trong những lĩnh vực nhạy cảm không chỉ đối với Việt nam mà đối với nhiều nước ASEAN, nên các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính trong các gói cam kết tài chính của AFAS vẫn còn tương đối hạn chế, thường thấp hơn hoặc ngang bằng cam kết trong WTO Tuy nhiên, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã hướng tới mục tiêu hội nhập ngành ngân hàng, theo đó, ASEAN chính thức hội nhập tài chính khu vực, các ngân hàng được tự do gia nhập các
Trang 5thị trường, tất cả các dòng vốn được tự do lưu chuyển, thị trường chứng khoán hội nhập và hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ ASEAN Như vậy, tới năm 2020, xóa
bỏ mọi rào cản và khác biệt trong ngành giữa các quốc gia trong khối để tạo ra một hệ thống ngân hàng mở cho phép các ngân hàng ASEAN được hoạt động một cách bình đẳng với ngân hàng sở tại của bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khối
Các học giả đã chỉ ra rằng cơ hội dành cho các HTNH Việt Nam là rất lớn khi tham gia AEC1 Tuy nhiên, AEC cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt với ngành nghề mang tính đặc thù và nhạy cảm như NH Các điều kiện tiếp cận thị trường sẽ dần được xóa bỏ Việc mở “room” tuy giúp các NH nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm hay chi phối cũng tăng cao Ngoài ra, các nước tham gia phải cho phép việc cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới, nghĩa là các nhà cung cấp tài chính được phép cung cấp dịch vụ tài chính cho các khách hàng ở các quốc gia khác trong khối mà không cần phải thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh tại các quốc gia này Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài cũng được phép cung cấp mọi dịch vụ tài chính mà các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước được phép, kể cả các dịch vụ tài chính mới Như vậy có thể thấy, các NHTM Việt Nam sẽ đối đầu với những thách thức lớn do sự gia tăng sức ép cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài Bài toán tìm kiếm và giành thị phần sẽ trở thành mối quan tâm lớn tại các NHTM Việt Nam Cuộc chiến giành giật nguồn nhân lực chất lượng cao cũng trở nên gay gắt hơn khi nguồn nhân lực này có xu hướng dịch chuyển tới những NH lớn, có tiềm năng phát triển
Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang hoạt động trong môi trường vĩ mô khá thuận lợi với các chính sách ưu tiên ổn định vĩ mô của Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực dịch vụ tài chính và ngân hàng trước khi phải thực hiện đầy đủ các quy định để chủ động đón nhận các cơ hội và hạn chế các thách thức trong tương lai Chính vì vậy, nghiên cứu về tác động của AEC đến ngành ngân hàng đã trở thành chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Tóm lại, một mặt, AEC đưa ra các điều khoản, điều kiện hỗ trợ và tạo lập ổn định tài chính cho các quốc gia, nhờ vậy các NH Việt Nam có thể khai thác hiệu quả tiềm năng quốc tế của ngành, đồng thời phát huy tối đa nội lực của bản thân để nâng cao sức mạnh, khả năng cạnh tranh và vị thế của NH Mặt khác, AEC cũng đặt ra yêu cầu cao về mức độ mở cửa và tự do hóa các giao dịch vốn, theo đó làm thay đổi đáng kể
1 Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào VN sẽ tăng trưởng mạnh tạo thuận lợi cho các NH Việt Nam tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh Các NH Việt Nam có điều kiện đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các DN khi thương mại trong nước được dự báo có mức tăng trưởng mạnh mẽ Lĩnh vực TC-NH được mở rộng hơn nữa theo các cam kết chung với việc mở “room” cho các đối tác chiến lược nước ngoài Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các
NH nội địa
Trang 6những yêu cầu đặt ra đối với việc ổn định hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung cho Việt Nam, đặc biệt hội nhập quốc tế thúc đẩy quá trình cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NH trong nước và quốc tế, giữa các NH trong nước, giữa các NH và các TCTD, tài chính khác… Các NHTM Việt Nam muốn mở rộng thị trường dịch vụ tài chính trong nước và ở các nước thuộc AEC buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đáp ứng các tiêu chí của một NH đạt chuẩn Vì vậy, vấn để năng lực cạnh tranh của HTNH Việt Nam được quan tâm hơn bao giờ hết bởi đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, từng bước hội nhập và phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và khi Việt Nam tham gia AEC nói riêng
Đề tài có mục tiêu là xác định và lượng hóa các yếu tố của AEC tác động đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN, thông qua các khía cạnh: năng lực tài chính, thị phần, mức độ phát triển sản phẩm, dịch vụ xuyên biên giới, trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực Từ đó, đề tài đề xuất được giải pháp chính sách nhằm tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của AEC đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN
Cụ thể, đề tài xác định các mục tiêu chi tiết như sau: (i) Xây dựng khung phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; (ii) Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung vào các ảnh hưởng của hội nhập AEC đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN – tập trung vào năng lực tài chính và cung cấp các dịch
vụ tài chính; (iii) Sử dụng mô hình và khung phân tích xây dựng, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM và lượng hóa tác động của hội nhập AEC đến năng lực cạnh tranh đó; (iv) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của hội nhập AEC đến hệ thống NHTM VN
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đánh giá tình hình hiện tại của việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cũng như khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bằng cách thực hiện khảo sát với các ngân hàng và quản lý doanh nghiệp Từ các bản khảo sát, nhóm nghiên cứu cố gắng xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch
vụ xuyên biên giới Do đó, có hai cuộc khảo sát được thực hiện cho hai nhóm người được phỏng vấn như người quản lý trong ngân hàng và người quản lý trong công ty
Trang 7Để đảm bảo tính hiệu quả của bảng câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thí điểm 2 loại bảng câu hỏi được phân phối cho 20 nhà quản lý ở cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp được đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu chính của thử nghiệm thí điểm là hỏi người trả lời xem họ có câu hỏi về bảng hỏi hoặc nếu
có bất kỳ ý kiến nào về cả nội dung và hình thức khảo sát hoặc bất kỳ đề xuất nào để làm cho khảo sát rõ ràng và có ý nghĩa hơn Dựa trên phản hồi mẫu về cách hiểu cũng như những nhận xét của các đối tượng được hỏi, nhóm nghiên cứu tiến hành điều chỉnh và sửa đổi cần thiết để đảm bảo rằng các câu hỏi có giá trị Sau đó, các tác giả đã gửi 100 bảng câu hỏi cho các nhà quản lý tại các ngân hàng thương mại và 200 bảng câu hỏi cho các nhà quản lý tại các công ty ở Việt Nam
Một bảng câu hỏi dành cho đối tượng là các nhà quản lý trong ngân hàng có cấu trúc gồm ba phần: (i) Thông tin chung về người được phỏng vấn với 8 câu hỏi đơn giản về tên, ngân hàng làm việc, vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc v.v.; (ii) Khả năng cạnh tranh của ngân hàng với 08 câu hỏi; (iii) Dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới với 15 câu hỏi Để đảm bảo tính chính xác của câu trả lời, nghiên cứu đã sử dụng các loại câu hỏi khác nhau bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở cũng như câu hỏi theo thang đo Likert với thang điểm năm từ 1 đến 5 cho phép người được hỏi thể hiện mức
độ đồng ý với ý kiến đưa ra Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng được ước tính dựa trên 3 trụ cột chính mà Cetindamar D và Kilitcioglu H (2013) đã đề cập, bao gồm: (1) hiệu quả/thu nhập cạnh tranh (output), (2) nguồn lực của DN (input) và (3) khả năng cũng như quá trình quản lý cho phép các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả nhất Hiệu quả/thu nhập cạnh tranh được đo lường qua các dữ liệu về tăng trưởng, xuất khẩu, lợi nhuận, khách hàng Nguồn lực của DN chính là nguồn lực về con người, tài chính và công nghệ Khả năng cũng như quy trình quản lý bao gồm quy trình và hệ thống trong DN, khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược Theo đó, tình hình cung cấp dịch vụ xuyên biên giới được đánh giá thông qua một số các tiêu chí như sau: (i)
Độ sâu của dịch vụ xuyên biên giới; (i) Quản lý rủi ro cho các dịch vụ xuyên biên giới; (Iii) Năng lực tài chính; (iv) Chính sách tiếp thị; (v) Cơ sở hạ tầng; (vi) Nhân lực; (vii) Sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ; (viii) Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu
và phát triển; (ix) Công nghệ
Có 31 câu hỏi trong bộ câu hỏi dành cho các nhà quản lý trong các công ty Nội dung nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của các công ty về các dịch vụ này, cũng như ước tính tình hình hiện tại của việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trong các công ty và để hỏi những yếu tố nào có tác động đến quyết định của họ về việc lựa chọn ngân hàng Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát chuyên gia thông qua các nhà quản lý ngân hàng Việt Nam cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của một công ty - đưa ra lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới Kết quả là, có 7 yếu tố khác nhau được xem xét, như: (i) Khả năng tài chính của ngân hàng; (ii) Chính sách tiếp thị của ngân
Trang 8hàng; (iii) Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng; (iv) Nhân lực của ngân hàng; (v) Sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp; (vi) Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các ngân hàng cho các sản phẩm mới; (vii) Hệ thống công nghệ Và quyết định của công ty - quyết định lựa chọn yếu tố phụ thuộc vào ngân hàng (MD), được ước tính
bởi 03 khía cạnh bao gồm: (MD1) Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới đáp ứng khách hàng ' yêu cầu; (MD 2) Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt, đáp ứng khách hàng; (MD 3) Ngân hàng luôn quan tâm đến việc cải thiện các dịch vụ xuyên biên giới, cả về chất lượng và số lượng, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
3.1 Dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát gửi đến các nhà quản lý tại các ngân hàng thương mại và khách hàng của công ty ngân hàng tại Việt Nam, những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới Nghiên cứu nhận được 57 phản hồi từ các nhà quản lý ngân hàng và 153 phản hồi của các nhà quản lý doanh nghiệp Hầu hết các phản hồi từ các doanh nghiệp là CFO và CEO có trung bình hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong khi các phản hồi của các nhà quản lý ngân hàng có kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm và tối đa 22 năm
Để ước tính khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu trích xuất từ bảng câu hỏi có cấu trúc dành cho các nhà quản lý trong các ngân hàng Các biến được thu thập từ khảo sát trong các doanh nghiệp được
sử dụng để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới Ngoài ra, để đánh giá tình hình hiện tại cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại các ngân hàng tại Việt Nam, nghiên cứu tìm hiểu kết quả của cả hai loại khảo sát
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Để đo lường khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng như đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại các ngân hàng tại Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert với thang điểm năm từ 1 đến 5 cho phép cá nhân để thể hiện mức độ họ đồng ý hoặc không đồng ý với một tuyên bố cụ thể Có 07 giả thuyết cần được xác minh, bao gồm:
ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
Trang 9- Giả thuyết H3: Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng (IR) có tác động đến việc ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
sản phẩm mới (RD) có tác động đến việc ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty trong việc lựa chọn ngân hàng khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ xuyên biên giới, phương pháp nghiên cứu Phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong SPSS
Thứ nhất, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam đạt mức trung bình
với mức trung bình 3,57/5 Đặc biệt, dễ thấy rằng các chỉ số kết quả vẫn còn rất khiêm tốn Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Hellman, Murdock và Stiglitz (2000)
và Keeley (1990) Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đã cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong vòng 10 năm, tuy nhiên, dịch vụ xuyên biên giới đã không được cải thiện nhiều, cả về chất lượng và số lượng, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp ở thị trường trong nước so với các đối thủ nước ngoài
Thứ hai, dịch vụ xuyên biên giới đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân
hàng nhưng theo các nhà quản lý doanh nghiệp, chất lượng của dịch vụ chưa làm hài lòng các khách hàng chính, nói cách khác các công ty không hài long với các dịch vụ
do NHTM cung cấp Các kết quả khảo sát mẫu 57 nhà quản lý ngân hàng khẳng định chất lượng dịch vụ vẫn ở mức trung bình 3,44, thấp hơn mức mong đợi của khách hàng doanh nghiệp Những phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Zulfiqar và cộng sự (2014) khi nghiên cứu quyết định chọn 6 tiêu chí chính bao gồm: (i) Loại hình ngân hàng, (ii) Chất lượng dịch vụ, (iii) Công nghệ / Danh tiếng, (iv) Tiện lợi, (v) Quảng cáo và Fontinelle (2018) khi nghiên cứu liệt kê 4 tiêu chí chính cần xem xét khi chọn nơi mở tài khoản, bao gồm (i) Tính hợp pháp và danh tiếng, (ii) Dịch vụ trực tuyến, (iii) Vị trí và (iv) Quy mô và phí Điều đó có nghĩa, mặc dù ngành ngân hàng
Trang 10Việt Nam chưa được phát triển tốt, nhưng khách hàng đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao từ các ngân hàng
Thứ ba, 03 giả thuyết đầu tiên như H1, H2 và H3 được khẳng định trong khi giả
thuyết H4, H5, H6 và H7 thì không có ý nghĩa thống kê Điều này có nghĩa là Chính sách tiếp thị, cơ sở hạ tầng và năng lực tài chính của các ngân hàng là ba yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cân nhắc nhiều nhất trong quyết định lựa chọn dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới Các yếu tố như nguồn nhân lực của ngân hàng, sản phẩm và dịch vụ, hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như hệ thống công nghệ không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp Việt Nam khi họ muốn chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngân hàng thương mại Việt Nam có mức độ cạnh tranh trung bình, với các chỉ số kết quả rất khiêm tốn so với các đối thủ nước ngoài Theo các khách hàng doanh nghiệp, chính sách tiếp thị, cơ sở hạ tầng và năng lực tài chính của các ngân hàng được coi là ba yếu
tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới
Theo hiểu biết của nhóm nghiên cứu, đây là đề tài đầu tiên nhấn mạnh về các dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu vào hiệp hội kinh tế khu vực và toàn cầu Những phát hiện của đề tài sẽ góp phần đánh giá về phát triển dịch vụ xuyên biên giới của các ngân hàng trong nước trước sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài trong các hiệp định thương mại tự do và hội nhập kinh tế của ngành tài chính Việt Nam Hơn nữa, những phát hiện của nghiên cứu sẽ cung cấp các tài liệu tham khảo tốt trong việc tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng thương mại việt nam Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất một
số khuyến nghị như sau:
- Ngân hàng thương mại Việt Nam nên thực hiện các biện pháp thích hợp để cải thiện các dịch vụ, đặc biệt là về công nghệ và độ sâu của dịch vụ ngân hàng Ngoài ra, các NHTM cần tích cực cải thiện vị thế của mình, tăng thị phần, duy trì thị trường truyền thống cũng như tìm thị trường mới để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài Các NHTM nên tìm kiếm và phát triển thị trường mới ở nước ngoài, đặc biệt là
ở các nước ASEAN, để tăng dần sự đa dạng hóa cũng như chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng xuyên biên giới Những đề xuất này được đưa ra từ kết quả nghiên cứu cũng như được hỗ trợ bởi những phát hiện của Almudena de la Mata Muñoz (2010) để
đề nghị các nước châu Âu sử dụng dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới là để tạo điều kiện cho việc thành lập các tổ chức tài chính ở các nước thành viên EU
Trang 11- Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng vì hội nhập quốc tế, các ngân hàng Việt Nam cần chú ý hơn đến cả ba trụ cột như quy trình quản lý rủi ro và quản lý, nguồn lực ngân hàng và các chỉ số kinh doanh
- Để phát triển các dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên tập trung nhiều hơn vào các hoạt động chăm sóc khách hàng bằng cách phát triển các ứng dụng hữu ích hơn trên các thiết bị thông minh, tạo mối liên kết giữa các ngân hàng và người dùng cuối, phát triển tiếp thị kỹ thuật số thay vì các biện pháp tiếp thị truyền thống
- Nhiều khách hàng doanh nghiệp được khảo sát đã không hiểu về các dịch vụ xuyên biên giới, vì vậy họ không sử dụng Điều này cho thấy ngân hàng nên cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng để họ có kiến thức tốt hơn về các dịch vụ này, khi nhận thức của họ được cải thiện, họ sẽ có thể dễ dàng truy cập các dịch vụ này và giúp giảm thiểu rủi ro vốn có
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan hữu quan cần quan tâm nhiều hơn đến các ngân hàng Việt Nam khi các ngân hàng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới
ra khỏi các quốc gia để giúp họ giảm thiểu rủi ro chính trị, rủi ro quốc gia bằng cách cung cấp các kênh thông tin cũng như hỗ trợ các cơ quan pháp lý ra khỏi đất nước
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá các dịch vụ xuyên biên giới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế từ góc độ của khách hàng Các tác giả đã sử dụng Phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong SPSS từ khảo sát 153 khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng Việt Nam năm 2018 để đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cũng như khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy từ quan điểm của khách hàng,
có ba yếu tố chính bao gồm chính sách tiếp thị, cơ sở hạ tầng và năng lực tài chính của các ngân hàng là những yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới tại Việt Nam Kết quả khảo sát cho thấy khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam đang đạt mức trung bình nhưng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của khách hàng Do đó, các tác giả đề xuất với hệ thống ngân hàng Việt Nam một số kiến nghị bao gồm: (i) Cải thiện chất lượng của các dịch vụ, đặc biệt là về mặt công nghệ và chiều sâu của dịch vụ ngân hàng qua biên giới; (ii) Tập trung nhiều hơn vào các hoạt động chăm sóc khách hàng bằng cách phát triển các ứng dụng hữu ích hơn trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính, tạo mối liên kết giữa các ngân hàng và người dùng cuối, phát triển tiếp thị kỹ thuật số thay vì phương thức tiếp thị truyền thống; (iii) Duy trì thị trường trong nước cũng như tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước ASEAN, nhằm tăng dần sự đa dạng hóa cũng như chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng xuyên biên giới
Trang 12Abstract: This project focuses on assessment of cross-border services in the
Vietnam banking system in the context of international integration from customer’s perspective The authors used Exploratory Factor Analysis (EFA) in SPSS from survey of 153 corporate clients of Vietnamese banks in 2018 to evaluate the current situation of offering cross-border services as well as competitiveness of banking system in Vietnam Research results show that from customers’ perspective three key factors relating to marketing policy, infrastructure and financial capacity of banks are the most important factors in selection of using cross-border banking services in Vietnam Survey results show that competitiveness of Vietnamese banks is reaching medium level but much lower than the expectation of customers Therefore, the authors propose to Vietnam banking system some recommendations including: (i) Improving the services’ quality, especially in terms of technology and depth of cross- border banking services; (ii) Focusing more on customer care activities by developing more useful applications on smartphones, tablets and computers, create the linkage among banks and end-users, develop digital marketing instead of traditional marketing methods; (iii) Maintaining domestic market as well as finding new markets abroad, especially in the ASEAN countries, in order to gradually increase the diversification as well as the quality of cross-border financial and banking services
Trang 13PHẦN III SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Kết quả nghiên cứu
1 Bài báo quốc tế “Đánh
giá tác động của hội
và bảng IO được xây dựng năm 2012, đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN, thông qua bộ chỉ số xác đinh mức độ “mở cửa” của các dịch vụ ngân hàng Các phát hiện của bài viết sẽ là cơ sở để các NHTM lựa chọn đầu tư vào các ngành xuất nhập khẩu có mức độ lan tỏa đến tăng trưởng GDP cao nhất
x
2 Bài báo quốc tế “Đánh
giá năng lực cạnh tranh
của hệ thống HTMVN
theo chuẩn quốc tế”
01 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín Trên cơ sở khảo sát điều tra và phỏng vấn sâu hơn 100 NH và 100 DN, bài viết đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
hệ thống NHTMVN trên các khía cạnh: cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, thị phần, mức độ thỏa mãn của KH về các dịch vụ xuyên biên giới và năng lực tài chính của NHTMVN trong bối cảnh hội nhập
x
Trang 14Bài viết 1 tập trung nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chiến lược của NHTM trên thế giới,
đề xuất xây dựng chiến lược của 1 NHTM điển hình theo chuẩn quốc tế và các giải pháp để thực hiện chiến lược đó
Bài viết 2 tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh, chỉ số xây dựng độ mở cung cấp dịch vụ xuyên biên giới của các quốc gia, doanh nghiệp và ngân hàng Từ đó, đề xuất xây dựng bộ chỉ số đo lường độ mở cung cấp dich vụ xuyên biên giới của các NHTMVN, và thí điểm đánh giá với 1 NHTM điển hình
1 Chương 1 Hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định AEC đối với hệ thống NH–kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh Việt nam
2 Chương 2 Đánh giá tác động của hội nhập
và AEC đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM VN
3 Chương 3 Đề xuất xây dựng chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong bối cảnh hội nhập
4 Chương 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của
hệ thống NHTMVN trong bối cảnh hội nhập
Trang 156 Báo cáo kiến nghị
Nâng cao năng lực
xác nhận sử dụng sản
phẩm)
Ghi địa chỉ và cảm
ơn sự tài trợ của ĐHQGHN đúng quy định
Đánh giá chung
(Đạt, không đạt)
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus
1.1 Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn
Thị Nhung, Bùi Trinh,
Nguyễn Phương Thảo (2019),
“Impact of Bank credit on
export to ASEAN countries:
Empirical study of Vietnam”,
Asia and The Pacific Policy