1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Đoàn Trung Hiếu
Người hướng dẫn Trần Tất Thành, TS
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Dữ liệu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Nội dung chính (14)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THAM NHŨNG (15)
    • 1. Tham nhũng và hậu quả của tham nhũng (15)
    • 2. Bài toán nghiên cứu (15)
    • 3. Kiến thức cơ sở (16)
  • CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (21)
    • 2.1. Giới thiệu bài toán (21)
    • 2.2. Một số tài liệu và giả thuyết liên quan (22)
    • 2.3. Một số cách tiếp cận cụ thể về đánh giá tác động của chiến dịch chống tham nhũng đến doanh nghiệp (24)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (28)
    • 2.5. Hướng tiếp cận đề xuất (31)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Thu thập và xử lý dữ liệu (33)
    • 3.2. Kết quả kiểm nghiệm mô hình (39)
      • 3.2.1. Kết quả thống kê mô tả (39)
      • 3.2.2. Kết quả phân tích khác biệt trong khác biệt (43)
      • 3.2.3. Kết quả phân tích độ nhạy mô hình (46)
      • 3.2.4. Kết quả phân tích dựa trên Chỉ số tin tức AACI (50)
      • 3.2.5. Phân tích chuyên sâu (51)

Nội dung

Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam

Lý do lựa chọn đề tài

Tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện, tham nhũng đã ra đời và gắn liền với sự tồn tại, phát triển của các hình thái nhà nước trong lịch sử Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tham nhũng trở thành một căn bệnh cố hữu của mọi quốc gia Cho đến nay, trên toàn thế giới, chưa phát hiện được quốc gia nào không có tham nhũng Tham nhũng đang hiện diện ở mọi quốc gia, không phân biệt sắc tộc, văn hóa và chế độ xã hội Tuy nhiên, tính chất, mức độ, loại hình tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là khác nhau và phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và chế độ chính trị

Tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước nghèo Do đó, nhiều quốc gia coi tham nhũng là tội phạm nguy hiểm, trực tiếp phá hoại sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gây bất ổn xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ Việt Nam đã quyết liệt phòng, chống tham nhũng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội Nghiên cứu này đánh giá tác động của phòng, chống tham nhũng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đề xuất chỉ số mới đánh giá tác động này dựa trên tin tức báo chí chính thống, có ứng dụng trong quản lý kinh doanh, chính sách công tại Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra những thành tựu kinh tế đạt được trong các chiến dịch phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu tác động của chiến dịch phòng, chống tham nhũng của Chính Phủ Việt Nam đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước và DNTN Nhằm đạt được các mục tiêu trên, đề tài nhắm tới đo lường mức độ ảnh hưởng này bằng việc xây dựng chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức từ các trang báo điện tử chính thống, uy tín của Việt Nam như Dân trí, Vnexpress và Nhân dân.

Nội dung chính

Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm một số luận điểm chính như sau:

 Hệ thống lý luận, cơ sở lý thuyết về tham nhũng và chống tham nhũng

 Các kiến thức cơ sở về mô hình phân tích

 Tình hình thực tiễn việc đánh giá tác động của chiến dịch phòng, chống tham nhũng tới các doanh nghiệp tại Việt Nam và bài toán đặt ra

 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng trong đề tài

 Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu

 Tổng hợp tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa, đóng góp của đề tài.

TỔNG QUAN VỀ THAM NHŨNG

Tham nhũng và hậu quả của tham nhũng

Theo định nghĩa theo Luật Phòng, Chống tham nhũng Việt Nam tham nhũng được định nghĩa là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Khoản 2, Điều 1 của Luật Phòng chống tham nhũng Việt Nam - Số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018) Các hành vi tham nhũng gồm 12 hành vi được quy định theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam như: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi…

Tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và xã hội Vấn nạn này làm suy yếu ngân sách nhà nước, gây kém hiệu quả trong chi tiêu công, quản lý tài sản và uy tín của chính quyền Điều này tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước Ngoài ra, tham nhũng còn làm thay đổi chuẩn mực đạo đức, tha hóa cán bộ, công chức nhà nước, gây đảo lộn xã hội.

Bài toán nghiên cứu

Lợi ích của phòng, chống tham nhũng ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam là điều không cần bàn cãi tuy nhiên bài toán đặt ra là chiến dịch chống tham nhũng có ảnh hưởng, tác động cụ thể như thế nào đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện

Tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây về chủ đề đánh giá tác động của tham nhũng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp tại Trung Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa với Việt Nam Dựa trên các lập luận và các nghiên cứu đã thực hiện tại Trung Quốc để đánh giá tác động của chiến dịch phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam tới các doanh nghiệp, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H1: Chiến dịch phòng, chống tham nhũng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DNTN

Giả thuyết H2: Chiến dịch phòng, chống tham nhũng có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các DNNN

Các giả thuyết đặt ra được kiểm nghiệm bằng mô hình hồi quy tuyến tính áp dụng kết hợp phương pháp phân tích khác biệt trong khác biệt (Difference in Differences -DiD) và ghép điểm xu hướng (PSM) nhằm phân tích chiều hướng tác động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt động của 2 nhóm doanh nghiệp được đề cập trong giả thuyết.

Kiến thức cơ sở

Trong lĩnh vực kinh tế học, một số phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá tác động của chính sách lên các nhóm đối tượng nghiên cứu gồm có: (1) Thí nghiệm ngẫu nhiên (Randomization), (2) Khác biệt trong khác biệt (Difference in Difference - DiD), (3) Biến công cụ (Instrument variable), (4) Ghép điểm xu hướng (Propensity score matching - PSM), (5) Hồi quy cắt (Regression discontinuity design) Trong đó 2 phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay cho các nghiên cứu là DiD và PSM

3.1 Phân tích khác biệt trong khác biệt (DiD) Ước lượng khác biệt trong khác biệt (Difference in Difference hay viết tắt là DiD) là một phương pháp phổ biến trong thí nghiệm tự nhiên để đánh giá tác động của chính sách lên 2 nhóm đối tượng áp dụng Ước lượng DiD tính tới hai khác biệt: (1) khác biệt theo thời gian trước và sau khi thi hành chính sách và (2) khác biệt chéo giữa nhóm tham gia (treated group) và nhóm kiểm soát (control group) Để áp dụng phương pháp này ta cần số liệu bảng trong đó vừa chứa thông tin chéo về các đối tượng khác nhau, vừa có thông tin theo thời gian Đồ thị dưới đây mô tả khái quát phương pháp này:

Với D là biến giả xác định quan sát có thuộc diện chi phối của chính sách hay không (D=1 nếu đối tượng chịu chi phối của chính sách hay là nhóm tham gia, D=0 nếu đối tượng không bị chi phối bởi chính sách hay là nhóm kiểm soát) Một giả định phải đưa ra để áp dụng phương DID là nếu như không có chính sách công thì nhóm tham gia và nhóm kiểm soát sẽ có cùng xu thế vận động theo thời gian

Nhóm Trước khi thi hành chính sách, t = 0

Sau khi thi hành chính sách, t = 1 Khác biệt Nhóm kiểm soát Y 0 [D = 0] Y 1 [D = 0] Y 1 [D=0] – Y 0 [D=0] Nhóm tham gia Y 0 [D = 1] Y 1 [D = 1] Y 1 [D=1] – Y 0 [D=1] Khác biệt trong khác biệt: (Y 1 [D=1] – Y 0 [D=1]) – (Y 1 [D=0] – Y 0 [D=0])

Ta có thể ước lượng DiD bằng cách chạy mô hình hồi quy OLS sau đây:

 D là biến giả, D = 1 là nhóm tham gia, D = 0 là nhóm kiểm soát

 T là biến giả thời gian, T = 1 là sau khi thi hành chính sách, T = 0 là trước khi thi hành chính sách

 DT là biến tương tác của hai biến giả D và T

Nhóm Trước khi thi hành chính sách, t = 0

Sau khi thi hành chính sách, t = 1 Khác biệt Nhóm kiểm soát E[Y 0 [D = 0]] =  0 E[Y 1 [D = 0]]

E[Y 1 [D=1]] – E[Y 0 [D=1]] Khác biệt trong khác biệt:

Như vậy, sau khi chạy hồi quy ước lượng tác động của chính sách theo phương pháp DiD sẽ là ̂ Trong thực tế biến Y còn có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khác ngoài tác động của chính sách và thời gian do đó ta có thể đưa thêm các biến giải thích khác X vào mô hình hồi quy

Khi đó ̂ vẫn là ước lượng khác biệt trong khác biệt

3.2 Phương pháp ghép điểm xu hướng (PSM)

Ghép điểm xu hướng (Propensity Score Matching - PSM) là một phương pháp bán thực nghiệm, trong đó sử dụng kỹ thuật thống kê để xây dựng một nhóm đối chứng nhân tạo bằng cách đối sánh từng đơn vị tham gia chương trình với đơn vị không tham gia chương trình có các đặc điểm tương tự dựa vào xác suất tham gia chương trình (hay còn gọi là điểm xu hướng) dựa trên các đặc tính quan sát được

Bản chất của PSM là tìm nhóm tham gia (treatment group) và nhóm kiểm soát (control group) bằng các phương pháp thống kê để xây dựng một chỉ số gọi là điểm xu hướng (propensity score) dựa vào các đặc tính quan sát được Điểm xu hướng chính là xác suất thể hiện quan sát có tham gia chính sách hay không Các bước để thực hiện ghép điểm xu hướng có thể mô tả ngắn gọn như sau:

- Bước 1: Ước lượng mô hình xác xuất tham gia hay không tham gia chính sách bằng hồi quy logit hay probit, với các biến giải thích là các đặc tính quan sát được có ảnh hưởng đến khả năng tham gia chính sách:

- Bước 2: Xác định vùng hỗ trợ chung (region of common support) và thực hiện các kiểm định đảm bảo các điều kiện cân bằng được thỏa mãn Các nhóm có cùng một giá trị điểm xu hướng cần có các thuộc tính không quá khác biệt Vùng hỗ trợ chung là vùng có ước lượng xác suất (hoặc điểm xu hướng) của cả nhóm tham gia và nhóm kiểm soát

- Bước 3: So sánh nhóm tham gia với nhóm kiểm soát trong vùng hỗ trợ chung Một số phương pháp so sánh hay ghép điểm có thể thực hiện bao gồm (các phương pháp có thể sử dụng dưới đây nói chung đều cho ra kết quả giống nhau, mặc dù có độ chính xác khác nhau):

- Ghép theo quan sát gần nhất (nearest neighbor matching): với mỗi nhóm đối tượng tham gia lựa chọn n quan sát có chỉ số xu hướng gần nhất làm nhóm kiểm soát (Min ||p i -p j ||)

- Ghép theo khoảng giá trị (radius matching): với mỗi nhóm đối tượng tham gia lựa chọn n quan sát có chỉ số xu hướng không lớn hơn một giá trị cho trước làm nhóm kiểm soát (||pi-p j ||  r)

- Ghép phân tầng (stratification or interval matching): phân tầng và so sánh trong từng khoảng giá trị cho trước

- Ghép điểm bằng hàm hồi quy nội tại sử dụng phương pháp phi tham số

(kernel and local linear matching)

Phương pháp ghép điểm xu hướng là phương pháp ngày càng được sử dụng phổ biến trong phân tích tác động của chính sách lên 2 nhóm đối tượng và có thể kết hợp với phương pháp phân tích DiD được trình bày ở phần trên.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Giới thiệu bài toán

“Một năm lò nóng, củi tươi cũng phải cháy" Trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tham nhũng là vấn đề phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển Dù có nền kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam đứng ở thứ hạng cao về tham nhũng theo Tổ chức Minh bạch quốc tế Năm 2013, chiến dịch "Đốt lò" đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống tham nhũng, xử lý nghiêm các cơ quan tham nhũng ở Việt Nam.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập vào năm 2013, do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì, là cơ quan phòng chống tham nhũng tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong giai đoạn 2013-2020 Uỷ ban đã chỉ đạo điều tra, truy tố hơn 800 vụ án tham nhũng cũng như các vụ án có hành vi, dấu hiệu phân bổ sai tài sản nhà nước Cơ quan Kiểm sát Trung Ương và địa phương đã khởi tố 14.300 vụ án vi phạm, với khoảng 24.410 bị can, trong đó các bị can vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước là 22.600 bị can Đặc biệt có 31 nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương bị điều tra, xử lý kỷ luật hoặc truy tố trong suốt chiến dịch

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này cho thấy tham nhũng có tác động đáng kể về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp Các lập luận về tác động của tham nhũng đối với kết quả của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế có thể được phân loại thành hai quan điểm đối lập Lập luận thứ nhất ủng hộ quan điểm cho rằng tham nhũng có tác động làm tổn thương đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của các DNTN trong khi lập luận còn lại cho rằng tham nhũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các DNTN trong môi trường thể chế thiếu hiệu quả

Nghiên cứu này điều tra chiều hướng tác động của chiến dịch chống tham nhũng đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các DNTN và các thành phần kinh tế công tại Việt Nam Khác với chiến dịch chống tham nhũng được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Trung Quốc như nghiên cứu của Kong và cộng sự, 2017; Xu và Yano, 2017; Zhang, 2018; Gan và Xu, 2019; Zhou và cộng sự, 2020, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đáng ngạc nhiên lại không thu hút được chú ý của các nhà nghiên cứu và bằng chứng về tác động của nó lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hầu như không có trong tài liệu Khi chiến dịch chống tham nhũng của Chính Phủ Việt Nam không có dấu hiệu chậm lại, nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp một đánh giá về cách chiến dịch này ảnh hưởng đến chiều hướng tăng trưởng kinh tế của các DNNN và DNTN.

Một số tài liệu và giả thuyết liên quan

Có rất nhiều tài liệu học thuật nghiên cứu các tác động kinh tế của tham nhũng Tuy nhiên, trong tổng quan nghiên cứu đang tồn tại những mâu thuẫn trong các phát hiện về việc tham nhũng sẽ có lợi hay có hại như thế nào đối với giá trị và hiệu quả hoạt động của công ty Lui (1985) hay Gomez và Jomo (1997), Jiang và Nie (2014), và Pan và Tian (2020) đều cho rằng tham nhũng có thể nâng cao hiệu quả thị trường và thúc đẩy hiệu quả dưới sự hiện diện của các thể chế kém hiệu quả Các nghiên cứu khác trong dòng nghiên cứu này cho thấy rằng các công ty có mối liên kết chính trị với quan chức hoặc chính quyền thông qua hối lộ có thể được tiếp cận với các khoản vay ngân hàng ưu đãi từ các ngân hàng quốc doanh, được nhận nhiều gói cứu trợ của Chính Phủ hơn, trả chi phí thấp hơn các khoản vay ngân hàng công, và có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các đối tác của họ Hối lộ là một cách phổ biến để các công ty tư nhân có được sự liên hệ gắn kết về chính trị và giành được các hợp đồng với Chính Phủ, do vậy chống tham nhũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty tư nhân

Tuy nhiên, các nghiên cứu về tham nhũng công ở Việt Nam lại cho thấy một câu chuyện khác Nguyen và Dijk (2012) chỉ ra rằng tham nhũng cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân ở Việt Nam Nghiên cứu của Malesky và cộng sự (2020) chỉ ra rằng tùy thuộc vào môi trường kinh doanh, hành vi hối lộ của công ty có thể là bị ép buộc hoặc thông đồng Do đó, chiều hướng tác động của việc chống tham nhũng có thể khác nhau nếu doanh nghiệp chịu ảnh hưởng một cách bị động bởi các

“tiêu chuẩn” tham nhũng trong cộng đồng và phải thực hiện hối lộ để phù hợp với môi trường kinh doanh hơn là vì động cơ thu lợi cho doanh nghiệp Tương tự, Rand và Tarp (2012) nhận thấy rằng các công ty Việt Nam dường như coi việc đưa hối lộ là một phần của chi phí hoạt động kinh doanh Những hành động tập thể như vậy được phản ánh vào việc gia tăng chi phí hoạt động và các khoản thanh toán “mềm” của doanh nghiệp (Nguyen và Dijk, 2012; Nguyen và cộng sự, 2016) Theo góc nhìn này, tham nhũng làm giảm hiệu quả hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân (Fisman và Svensson, 2007; Nguyen và Dijk, 2012) Tương tự, Vu và cộng sự (2018) nhận thấy rằng tham nhũng có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp đối với các DNTN vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam Do đó, chống tham nhũng có thể làm giảm "chi phí mềm" và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNTN tại Việt Nam

Không giống như các DNTN sử dụng hối lộ để đạt được sự kết nối về chính trị, các DNNN về bản chất đã được kết nối chính trị thông qua vốn thuộc sở hữu nhà nước Do đó, các doanh nghiệp này có ít động lực hơn để thực hiện hành vi hối lộ nhằm trục lợi so với các DNTN Theo quan điểm này, các DNNN thường xuất hiện các hành vi vi phạm dẫn đến thất thoát vốn đầu tư của nhà nước, chuyển nhượng tài sản nhà nước trái pháp luật Các khoản thất thoát tài sản đó cần được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới hình thức dự phòng tài sản có khả năng mất mát hoặc dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi và nợ xấu, hoặc ghi nhận lỗ do đánh giá lại giá trị tài sản cố định cũng như các khoản điều chỉnh thu nhập khác để bù đắp chênh lệch tài sản trong thực tế so với số đã báo cáo các năm trước đó Ghi nhận các khoản lỗ và thất thoát này có thể khiến lợi nhuận ròng của DNNN giảm đi, thậm chí có thể dẫn tới lợi nhuận ròng âm Do đó, việc chống tham nhũng có thể có tác động tiêu cực đến báo cáo kết quả hoạt động của DNNN

Tóm lại, các tổng quan nghiên cứu về tham nhũng ở Việt Nam chỉ ra rằng chống tham nhũng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhưng lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Một số cách tiếp cận cụ thể về đánh giá tác động của chiến dịch chống tham nhũng đến doanh nghiệp

2.3.1 Cách tiếp cận của Dongmin Kong, Li Wang và Maobin Wang

Chiến dịch chống tham nhũng toàn diện của Trung Quốc được triển khai từ năm 2013 Mặc dù nỗ lực này đã cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trung ương, nhưng nó lại gây tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (non-DNNN) Do đó, tham nhũng có thể vừa là con dao hai lưỡi, tạo ra động lực tích cực cho DNNN nhưng lại kìm hãm sự phát triển của non-DNNN.

Giả thuyết nghiên cứu của Kong và cộng sự (2017) là chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải DNNN Họ sử dụng mô hình Phân tích khác biệt trong khác biệt (D.i.D) kết hợp với phương pháp Ghép điểm xu hướng (PSM).

Perf it = ꞵ 0 + ꞵ 1 Inspection it + ꞵ 2 Inspection_Time it + ∑Controls + it

 i: là chỉ số của doanh nghiệp, t: là chỉ số thời gian

 Time it : là biến giả được xác định dựa trên năm của quan sát, nhận giá trị 0 nếu quan sát từ trước năm 2013 và bằng 1 nếu ngược lại

 Biến phụ thuộc được nhóm tác giả sử dụng trong trong mô hình là là biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gồm ROE và ROS

 Inspection it : là biến giả được xác định dựa trên nhóm doanh nghiệp i, nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm tham gia (treatment group) và bằng 1 nếu ngược lại

 Controls: là một bộ các chỉ số có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gồm quy mô doanh nghiệp, BM, đòn bẩy tài chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến dịch phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc có tác động tích cực trong ngắn hạn đối với hiệu quả hoạt động của các DNNN Trung ương nhưng lại có tác dụng tiêu cực đối với các Doanh nghiệp ngoài nhà nước

2.3.2 Cách tiếp cận của Xiaofei Pan, Gary Gang Tian

Nghiên cứu của Pan và Tian cho rằng các vụ tham nhũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội đầu tư tốt hơn Các quan chức nhận hối lộ đã tạo điều kiện cho các công ty tham nhũng vào danh sách các nhà thầu đủ điều kiện và thậm chí còn tạo điều kiện cho các công ty này thành công trong việc giành được một số dự án mua bán và sáp nhập cũng như hàng loạt các dự án tại địa phương tiếp theo Các giả thuyết được nhóm tác giả Pan và Tian đưa ra là:

 Giả thuyết H1: Sau khi bãi nhiệm các quan chức Chính Phủ tham nhũng, các doanh nghiệp có kết nối chính trị bị sụt giảm đáng kể trong đầu tư so với các doanh nghiệp không có kết nối chính trị trong các DNTN

 Giả thuyết H2: Sau khi bãi nhiệm các quan chức Chính Phủ tham nhũng, đầu tư trở nên hiệu quả hơn đối với các DNNN có kết nối chính trị so với các DNNN không có kết nối chính trị, và kém hiệu quả hơn đối với các DNTN có kết nối chính trị so với các DNTN không có kết nối chính trị

 Giả thuyết H3: Những thay đổi trong đầu tư và hiệu quả đầu tư đối với các doanh nghiệp có quan hệ chính trị sau khi bãi nhiệm các quan chức Chính Phủ tham nhũng là đáng kể hơn kể từ chiến dịch chống tham nhũng gần đây Để kiểm chứng giả thuyết này trong thực tế, nhóm tác giả thực hiện thu thập dữ liệu thủ công bằng cách tìm kiếm thông tin do Uỷ ban kiểm tra kỷ luật Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc công bố, từ Baidu (www.baidu.com), từ các trang tìm kiếm Google (www.google.com) và thu thập được 104 vụ án tham nhũng từ đầu năm 2003 đến quý 3/2014 Nhằm phân tích ở cấp độ chi tiết doanh nghiệp, nhóm tác giả cũng xác định các doanh nghiệp có liên quan đến các vụ án tham nhũng (doanh nghiệp hối lộ) hoặc có mối liên hệ với các quan chức tham nhũng thông qua các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè (doanh nghiệp được kết nối), gọi chung là các doanh nghiệp sự kiện

Pan và Tian sử dụng phương pháp Ghép điểm xu hướng (PSM) để xây dựng mẫu thực nghiệm bao gồm cả các doanh nghiệp sự kiện và các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp sự kiện Mỗi doanh nghiệp sự kiện được coi là “cùng xu hướng" nếu không được xác định là doanh nghiệp hối lộ hoặc doanh nghiệp được kết nối trong cùng một tỉnh, cùng một ngành nghề, cùng Hội đồng quản trị Trong tập hợp các doanh nghiệp “cùng xu hướng", doanh nghiệp có giá trị tổng tài sản gần nhất với giá trị của doanh nghiệp sự kiện của cuối mỗi quý Các doanh nghiệp phù hợp được giữ lại, trường hợp không có sự tương đồng thì doanh nghiệp sự kiện và doanh nghiệp kiểm soát phải có cùng ngành nghề nếu không thì sẽ loại trừ các doanh nghiệp sự kiện này khỏi mẫu

Mô hình được Pan và Tian sử dụng để phân tích thực nghiệm là D.i.D:

 Investment: là chi phí đầu tư của doanh nghiệp được tính bằng Chi phí đầu tư tài sản cố định/Tổng tài sản quý hiện tại

 Corruption: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu là doanh nghiệp hối lộ hoặc doanh nghiệp được kết nối, bằng 0 nếu ngược lại

 Post: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu quan sát xảy ra sau khi quan chức tham nhũng bị bắt và bằng 0 nếu ngược lại

 Corrupt Post: là biến tương tác được thêm vào để nắm bắt những thay đổi trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sự kiện so với các doanh nghiệp kiểm soát

 Leverage: là tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản

 Q: là hệ số q của Tobin

 Cashflow: là tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của doanh nghiệp

 Size: là logarit giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp

 Sale: là tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản của doanh nghiệp

 Tangibility: là tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp

Mô hình này được dùng để kiểm tra giả thuyết H1 với cả nhóm DNNN và doanh nghiệp ngoài nhà nước với kỳ vọng Corrupt Post sẽ có tác động trái chiều đáng kể với nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước Để kiểm tra hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, Pan và Tian sử dụng độ nhạy của chi phí đầu tư với cơ hội đầu tư để đo lường hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư được phản ánh bởi mối quan hệ mật thiết giữa chi phí đầu tư và cơ hội đầu tư Cụ thể mô hình được đưa ra như sau:

Mô hình này được xây dựng nhằm mục đích kiểm định giả thuyết H2 đối với tập mẫu bao gồm cả DNNN và doanh nghiệp ngoài nhà nước, với hy vọng hệ số Corrupt Post Q sẽ mang giá trị dương đối với nhóm DNNN và âm đối với nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước Để chứng minh thực nghiệm, Pan và Tian đã so sánh mức chi phí đầu tư trung bình giữa hai nhóm thông qua bài kiểm tra đơn biến, áp dụng cho ba tập mẫu: mẫu đầy đủ, mẫu chỉ bao gồm DNNN và mẫu không bao gồm DNNN Kết quả cho thấy chi phí đầu tư giảm đáng kể sau khi các quan chức tham nhũng bị bắt giữ, đặc biệt là đối với nhóm doanh nghiệp không phải DNNN.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên những tài liệu phân tích liên quan và các giả thuyết nghiên cứu đã được thực hiện trước đây liên quan đến việc đánh giá tác động của việc chống tham nhũng đến doanh nghiệp, đề tài này tập trung nghiên cứu chiều hướng tác động của chiến dịch phòng, chống tham nhũng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam dựa trên 2 giả thuyết được đưa ra như sau:

 Giả thuyết 1: Chiến dịch phòng, chống tham nhũng có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các DNTN

 Giả thuyết 2: Chiến dịch phòng, chống tham nhũng có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của các DNNN Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) và phương pháp phân tích khác biệt trong khác biệt (DiD) kết hợp với phương pháp ghép điểm xu hướng (PSM) để kiểm định 2 giả thuyết Các biến được đưa vào để xây dựng mô hình là các biến đại diện cho 2 nhóm đối tượng nghiên cứu cũng như các chỉ số tài chính có thể thu thập được từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đại diện cho hiệu quả hoạt động, chỉ số về cơ cấu tài chính, dòng tiền, quy mô doanh nghiệp và các biến kiểm soát vĩ mô có tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây Mô hình đánh giá được đưa ra như sau:

- ROA i,t là tỷ suất Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản, được sử dụng đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp i trong năm t

- CAMPAIGN i,t là biến giả sử dụng đại diện cho sự hiện diện của chính sách chống tham nhũng CAMPAIGN = 1 nếu năm quan sát nằm từ năm 2013 trở đi, và nhận giá trị 0 nếu trước năm 2013 Năm 2013 là năm BCĐTW PCNT được thành lập đánh dấu một giai đoạn quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng

- PRIVATE i,t là các biến giả thể hiện mức độ sở hữu của tư nhân tại doanh nghiệp i trong năm t Biến này nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp không có vốn sở hữu nhà nước và nhận giá trị 0 nếu ngược lại

- STATE i,t là các biến giả thể hiện mức độ sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp i trong năm t Biến này nhận giá trị 1 nếu nhà nước sở hữu 5% cổ phần trở lên của doanh nghiệp và nhận giá trị 0 nếu ngược lại Mức 5% đại diện được lấy trên cơ sở quy định của luật doanh nghiệp về sở hữu nhà nước

- PRIVATE CAMPAIGN: là biến tương tác giữa hai biến PRIVATE và CAMPAIGN

- STATE CAMPAIGN: là biến tương tác giữa hai biến STATE và CAMPAIGN

- CONTROL i,t là biến đại diện cho các biến kiểm soát của mô hình, gồm có: o SIZE: là biến thể hiện quy mô của doanh nghiệp, được tính toán dựa trên giá trị sổ sách của Tổng tài sản của doanh nghiệp o LEVERAGE: là biến thể hiện chỉ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, được tính bằng tỷ lệ Nợ chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính có vai trò thúc đẩy lợi nhuận sau thuế dựa trên một đồng vốn của chủ sở hữu, đồng thời là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó o CASHFLOW: là biến thể hiện dòng tiền hay lượng tiền mặt doanh nghiệp nắm giữ, được tính bằng giá trị dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ lệ này đo lường dòng tiền hoạt động mà doanh nghiệp ra cho mỗi giá trị tài sản mà doanh nghiệp sở hữu Tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản càng hiệu quả o INVESTMENT: là biến thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp, tính bằng giá trị thay đổi chi phí vốn chia cho tổng tài sản Biến này thể hiện bất kỳ loại chi phí nào được hiển thị trên bảng cân đối kế toán dưới dạng một khoản đầu tư thay vì trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dưới dạng một khoản mục chi phí o PPE: là tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, chỉ số này giúp nắm được tình hình tài sản của doanh nghiệp o GDP: là tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, đây là chỉ số để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức độ phát triển của Việt Nam o INFLATION: là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, chỉ số này thể hiện tốc đọ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế và là thước đo tỷ lệ giảm sức mua của đồng tiền o ROL: là chỉ số pháp quyền của Việt Nam, chỉ số này thể hiện sự bình đẳng của mọi đối tượng trước pháp luật, chỉ số pháp quyền càng cao thể hiện môi trường thể chế càng tốt o RIR: là lãi suất thực hàng năm của Việt Nam, được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát, chỉ số này thể hiện tỷ lệ gia tăng của hiện vật sau 1 năm o CRISIS: là biến giả đại diện cho thông tin giai đoạn khủng hoảng, biến này nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát đang trong giai đoạn khủng hoảng 2008–2011, ngược lại nhận giá trị 0 o ELECTION: là biến giả đại diện cho thông tin năm bầu cử lập pháp, biến này nhận giá trị bằng 1 nếu có cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức trong năm (2007, 2011, 2016), ngược lại nhận giá trị 0.

Hướng tiếp cận đề xuất

Sử dụng phương pháp DiD, chúng tôi đo lường tác động của chiến dịch chống tham nhũng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hai hướng: (1) tác động theo thời gian và (2) sự thay đổi trong tác động đó sau khi chiến dịch bắt đầu vào năm 2013 Mô hình DiD ban đầu được áp dụng là mô hình rút gọn, loại trừ các biến kiểm soát và hiệu ứng cố định.

Thứ hai, mô hình nghiên cứu sẽ gồm thêm hiệu ứng cố định của doanh nghiệp (firm fixed effect) để kiểm soát những yếu tố không đổi theo thời gian ở từng doanh nghiệp, giúp loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp.

Thứ ba, để kiểm tra độ nhạy của mô hình nghiên cứu các phương pháp bổ sung sau được áp dụng để chạy mô hình hồi quy: (1) sử dụng biến MTB trung bình làm thước đo hiệu suất thị trường của công ty và thay thế cho ROA trong mô hình hồi quy MTB là biến thể hiện giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của doanh nghiêp, MTB lớn hơn 1 có nghĩa là giá trị thị trường của công ty cao hơn so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và ngược lại; (2) vì chiến dịch chống tham nhũng là một cú sốc ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trong nước, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll-Kraay nhằm kiểm soát hiện tượng phụ thuộc theo chiều ngang giữa các sai số; (3) nghiên cứu sử dụng một ngưỡng sở hữu nhà nước thay thế để xác định các doanh nghiệp có quyền sở hữu nhà nước Ngưỡng 10% (STATEBLOCK) trong đó nhà nước có thể đề cử hai giám đốc cho hội đồng quản trị và ngưỡng 36% (STATEVETO) khi nhà nước có quyền phủ quyết theo Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản Luật Doanh nghiệp trước đó được sử dụng thay thế cho ngưỡng sở hữu nhà nước 5% (STATE); (4) phương pháp ghép điểm xu hướng được sử dụng để tạo ra các mẫu phù hợp giúp cân bằng giữa nhóm tham gia và nhóm kiểm soát nhằm tạo ra các ước lượng chính xác hơn Các mô hình hồi quy được ước lượng lại bằng cách sử dụng các mẫu phù hợp để xác nhận kết quả cơ sở; (5) Cuối cùng, các biến kiểm soát vĩ mô bao gồm lãi suất thực (RIR), chỉ báo giai đoạn suy thoái kinh tế ở Việt Nam (RECESSION) và chỉ báo năm bầu cử (ELECTION) được sử dụng để ước lượng lại các mô hình

Thứ tư, một lần nữa để kiểm nghiệm lại tính chính xác của kết quả nghiên cứu, một biến giả mới là chỉ số tin tức chống tham nhũng (AACI) thay thế cho biến

CAMPAIGN được sử dụng Chỉ số này được mô tả để đo lường mức độ chống tham nhũng của Chính Phủ Việt Nam và được xây dựng trên các thông tin thể hiện việc kỷ luật/truy tố/xét xử các vi phạm tham nhũng, vi phạm quản lý kinh tế, quản lý nhà nước theo từng năm, sau đó được tổng hợp thành chỉ số theo tần suất xuất hiện của nhóm từ khóa hàng năm Vì đây là một chỉ số dựa trên tin tức, nó phản ánh chiến dịch chống tham nhũng của Chính Phủ Việt Nam và là chỉ số ngoại sinh đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp nên chỉ số này đóng vai trò là một biến công cụ của mô hình nghiên cứu Chỉ số này càng cao, càng cho thấy mức độ chống tham nhũng của chính quyền càng cao Dữ liệu xây dựng chỉ số này được thu thập dựa trên các tin tin tức được công bố trên 3 trang báo điện tử lớn, uy tín của Việt Nam là Báo Dân trí, Báo Nhân Dân, Báo Vnexpress trong giai đoạn từ 2006 - 2019 bằng ngôn ngữ lập trình Python.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu sử dụng bao gồm nhóm dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và nhóm dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam được thu thập trong giai đoạn từ năm 2006 - 2019 Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 2006 do phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu tin tức trên các trang báo điện tử của Việt Nam và không xem xét đến thời gian sau 2019 để loại trừ những tác động phức tạp của đại dịch Covid 19 đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam Nguồn dữ liệu được thu thập và xử lý bao gồm:

1 Nhóm dữ liệu vi mô về tài chính doanh nghiệp được thu thập từ các nguồn dữ liệu của Bloomberg

2 Nhóm dữ liệu về vốn sở hữu được thu thập từ nguồn dữ liệu của FiinPro

3 Nhóm dữ liệu về kinh tế vĩ mô như lạm phát, GDP được thu thập từ nguồn dữ liệu mở của World Bank

4 Dữ liệu về chỉ số pháp quyền được thu thập từ website của Global Economics

5 Nhóm dữ liệu tin tức để xây dựng chỉ số AACI được thu thập từ 3 trang báo điện tử của Việt Nam là Nhân Dân, Dân Trí và VnExpress

6 Nhóm các biến giả được xử lý bằng code theo nguyên tắc mô tả các biến tại Chương 2 - Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 1 dưới đây mô tả chi tiết các biến và nguồn thu thập dữ liệu tương ứng

Bảng 1 Bảng mô tả các biến và nguồn thu thập dữ liệu

Biến Nguồn dữ liệu Biến Nguồn dữ liệu

MTB Bloomberg GDP World Bank

SIZE Bloomberg INFLATION World Bank

LEVERAGE Bloomberg RIR World Bank

CASHFLOW Bloomberg ROL The Global

3.1.1 Nhóm dữ liệu tài chính và vốn sở hữu doanh nghiệp

Dữ liệu vi mô của doanh nghiệp được thu thập từ nguồn dữ liệu của Bloomberg và FiinPro từ năm 2006 - 2019 dựa trên tài khoản truy cập cá nhân được cấp phép, dữ liệu sau khi truy vấn được lưu trữ dưới dạng file Excel Dữ liệu sau khi thu thập được bao gồm 8.852 quan sát của 635 doanh nghiệp

Nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố ngoại vi (outliers) đến kết quả việc phân tích dữ liệu, nhóm dữ liệu tài chính được xử lý các điểm ngoại vi bằng kỹ thuật winsorization, bằng cách thay thế các giá trị của từng biến số thấp hơn bách phân vị thứ nhất (1 st percentile) và lớn hơn bách phân vị cuối cùng (99 th percentile) lần lượt bằng giá trị của biến số đó tại bách phân vị thứ nhất và tại bách phân vị cuối cùng Các quan sát thiếu dữ liệu để tính toán các biến số sẽ bị loại khỏi mẫu nghiên cứu Mẫu cuối cùng sau khi được xử lý bao gồm 5.190 quan sát năm của

633 doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2019

Trong nhóm dữ liệu này, dữ liệu quy mô doanh nghiệp (SIZE) được thực hiện logarit hóa để giảm bớt độ lệch (skewness) của dữ liệu quy mô doanh nghiệp

3.1.2 Nhóm dữ liệu về kinh tế vĩ mô

Nhóm dữ liệu về chỉ số lạm phát, GDP, lãi suất thực được thu thập từ nguồn dữ liệu mở của WorlBank trên website, dữ liệu được thu thập theo phạm vi thời gian nghiên cứu từ 2006 - 2019 và lưu trữ dưới dạng file excel sau đó được ghép với bộ dữ liệu tài chính và vốn sở hữu doanh nghiệp tương ứng theo chỉ số năm

3.1.3 Chỉ số pháp quyền của Việt Nam

Tương tự nhóm dữ liệu về kinh tế vĩ mô, chỉ số pháp quyền của Việt Nam được thu thập từ website của Global Economics theo năm từ 2006 -2019 và lưu trữ dưới dạng file excel, sau đó cũng được ghép với bộ dữ liệu tài chính và vốn sở hữu doanh nghiệp tương ứng theo chỉ số năm

3.1.4 Chỉ số phòng, chống tham nhũng

Chỉ số phòng, chống tham nhũng dựa trên tin tức được thu thập bằng cách

“cào dữ liệu” (crawl data) trên 3 trang báo điện tử uy tín của Việt Nam Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu để xây dựng chỉ số này được thực hiện như sau:

Toàn bộ tin tức liên quan đến phòng, chống tham nhũng trên các trang báo Nhân Dân, Dân Trí và VnExpress từ năm 2006 đến 2019 được thu thập và lưu trữ dưới dạng file CSV Tập hợp các tổ hợp từ được xây dựng dựa trên luật phòng, chống tham nhũng để xác định xem tin tức thu thập có liên quan đến phòng, chống tham nhũng hay không Các tổ hợp từ được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1 Tin tức được đánh dấu kết quả phòng, chống tham nhũng nếu chứa ít nhất một tổ hợp từ được xây dựng và tần suất xuất hiện các tổ hợp từ được đếm trên mỗi bài báo để nghiên cứu mở rộng về sau.

Hình 1 – Các bước thực hiện, xử lý dữ liệu

Chỉ số phòng, chống tham nhũng tổng hợp (AACI) được tổng hợp bằng tổng số các bài báo được đánh dấu là kết quả của chiến dịch phòng, chống tham nhũng theo từng năm sau đó được logarit hoá và cũng được ghép vào bộ dữ liệu chung

Sau khi crawl 3 trang báo, kết quả thu thập được 5.113 bài báo có chứa tổ hợp từ chống tham nhũng từ năm 2006 - 2019 Kết quả cụ thể được trình bày tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3 Tần suất xuất hiện của các tổ hợp từ khóa chống tham nhũng trên 3 trang báo điện tử lớn của Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2019

Year VnExpress Dantri Nhandan Total

Total 2.194 2.080 839 5.113 Đáng chú ý là có sự gia tăng về tổng tần suất tin tức chống tham nhũng trong năm 2007 trước khi giảm mạnh và tăng trở lại vào năm 2013 Nhìn chung, kết quả cho thấy tần suất tin tức chống tham nhũng trên các báo VnExpress, Dantri và Nhandan trong giai đoạn 2006–2019 có xu hướng tương tự nhau

Chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức phản ánh số lượng bài báo liên quan đến tham nhũng ở Việt Nam Từ năm 2007, chỉ số này tăng mạnh do Luật Phòng chống tham nhũng được sửa đổi và các vụ bê bối tham nhũng lớn bị khởi tố Năm 2012 đánh dấu sự thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, mở đầu cho chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ Trong giai đoạn 2012-2019, số lượng tin tức về xử lý tham nhũng tăng liên tục, với đỉnh cao vào năm 2017 khi Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố trong vụ Ethanol Phú Thọ và nhiều lãnh đạo cấp cao bị kết án vì nhận hối lộ.

Hình 2 Thay đổi chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức

 VNE_ACI là chỉ số tham nhũng dựa trên tin tức với dữ liệu thu thập từ VnExpress

 DT_ACI là chỉ số tham nhũng dựa trên tin tức với dữ liệu thu thập từ Dantri

 ND_ACI là chỉ số tham nhũng dựa trên tin tức với dữ liệu thu thập từ Nhandan

 Aggregated_ACI là chỉ số tham nhũng dựa trên kết quả tổng hợp của ba chỉ số VNE_ACI, DT_ACI và ND_ACI nói trên.

Kết quả kiểm nghiệm mô hình

3.2.1 Kết quả thống kê mô tả

Mục A, Bảng 2, trình bày kết quả thống kê mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu này Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam bình quân vào khoảng 6,5%, Giá trị MTB trung bình là 1,226, thể hiện các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn 1,226 lần so với mệnh giá vốn chủ sở hữu để mua cổ phiếu doanh nghiệp Đánh giá từ giá trị trung bình của các biến giả PRIVATE, STATE, STATEBLOCK và STATEVETO tương ứng ở mức 0,331 – 0,651 – 0,633 và 0,491 cho thấy rằng các DNTN chiếm 33,1% mẫu tổng thể, trong khi số lượng doanh nghiệp có chủ sở hữu nhà nước chiếm 65,1% mẫu Trong số 65,1% DNNN đó, phần lớn là doanh nghiệp mà nhà nước là cổ đông có quyền phủ quyết (nhà nước sở hữu từ 36% cổ phần của doanh nghiệp trở lên) thể hiện mức độ tập trung sở hữu nhà nước ở các doanh nghiệp Việt Nam là khá cao

Mục B, Bảng 2, trình bày kết quả kiểm thử so sánh trung bình về hiệu quả hoạt động và các chỉ số khác của doanh nghiệp giữa hai nhóm: Nhóm DNTN (PRIVATE=1) và Nhóm DNNN (STATE=1) là hai nhóm chiếm khoảng 98,2 % mẫu tổng thể Kết quả cho thấy mặc dù chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên giá trị sổ sách (ROA) không có sự khác nhau đáng kể giữa hai nhóm tuy nhiên chỉ số hiệu quả hoạt động được đo lường dựa trên giá trị thị trường (MTB) của các DNNN lại cao hơn so với các DNTN (sự khác biệt là 0,134 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) Điều thú vị là quy mô trung bình của các công ty thuộc sở hữu tư nhân dường như cao hơn so với của các DNNN (sự khác biệt là 0,293 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%); tuy nhiên, tăng trưởng đầu tư của các DNNN có vẻ cao hơn trung bình của các DNTN (chênh lệch là 0,067, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) Những đặc điểm này gợi ý vấn đề về hiệu quả đầu tư vào các DNNN ở Việt Nam

Mục C, Bảng 2 trình bày kết quả ma trận tương quan giữa các biến cho thấy các cặp tương quan đều ở mức yếu ngoại trừ cặp CAMPAIGN-AACI, STATE- STATEVETO-STATEBLOCK có tương quan chặt nhẽ Điều này cũng hợp lý vì đây các các cặp biến được sử dụng thay thế cho nhau để kiểm tra độ nhạy và tính vững của mô hình nghiên cứu.

Bảng 2 Bảng thống kê mô tả và Ma trận tương quan

Mục A Kết quả thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Mục B Kết quả kiểm thử so sánh trung bình

Firms with state ownership (STATE = 1)

Bảng thống kê so sánh hiệu quả hoạt động tài chính giữa doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và doanh nghiệp có vốn nhà nước cho thấy: DNTN có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và biên lợi nhuận gộp cao hơn đáng kể so với doanh nghiệp nhà nước Ngược lại, doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí lãi vay trên doanh thu cao hơn DNTN Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức tương ứng 1%, 5% và 10%.

Mục C Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Ma trận thể hiện hệ số tương quan theo cặp của các biến được sử dụng trong nghiên cứu này ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê tương ứng là 1, 5 và 10 phần trăm.

3.2.2 Kết quả phân tích khác biệt trong khác biệt

Bảng 4 tổng hợp kết quả hồi quy phân biệt Cột 1-2 hiển thị hồi quy của mô hình (1) với và không có biến kiểm soát và hiệu ứng cố định; tương tự, cột 3-4 cho thấy hồi quy của mô hình (2) với và không có các yếu tố này.

Kết quả cho thấy hệ số biến tương tác PRIVATE CAMPAIGN dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% ở cột 1 và cột 2 cho thấy chiều hướng tác động tích cực của chiến dịch chống tham nhũng đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các DNTN Đánh giá mức độ ảnh hưởng kinh tế bằng cách chuẩn hóa hệ số biến tương tác PRIVATE CAMPAIGN cho thấy rằng ROA trung bình của các DNTN tăng 3,72% trong chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam Mặt khác, hệ số biến tương tác STATE CAMPAIGN lại âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong cột 3 và cột 4 cho thấy chiều hướng tác động ngược chiều của chiến dịch chống tham nhũng đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty có quyền sở hữu nhà nước Việc chuẩn hóa hệ số biến tương tác

STATE CAMPAIGN cho thấy ROA trung bình của khối các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước từ 5% trở lên giảm 5,36% trong chiến dịch chống tham nhũng

Tóm lại, kết quả chạy hồi quy DiD cho thấy 2 chiều hướng tác động ngược nhau của chiến dịch chống tham nhũng đến hiệu quả hoạt động tài chính của nhóm DNTN và DNNN, ủng hộ cả 2 giả thuyết nghiên cứu đưa ra ban đầu

Bảng 4 Kết quả phân tích ƣớc lƣợng khác biệt trong khác biệt

VARIABLES ROA ROA ROA ROA

Firm fixed effect No Yes No Yes

Phụ lục này thể hiện kết quả hồi quy khác biệt trong khác biệt của các thông số kỹ thuật của mô hình cơ sở Cột 1 và cột 3 hiển thị kết quả hồi quy

Kết quả phân tích phù hợp với các nghiên cứu trước đây rằng tham nhũng cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam vì tham nhũng tạo lợi thế cho các doanh nghiệp khu vực công từ các chi phí không chính thức phát sinh của khối doanh nghiệp tự nhân (De Jong và cộng sự, 2012; Nguyen và Dijk, 2012; Ying và Liu, 2018) Các phát hiện ủng hộ quan điểm xã hội cho rằng các DNTN là những người thụ động trong “trò chơi hối lộ” Do đó, chống tham nhũng có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNTN đồng thời gây ra những cú sốc nhất định đối với hoạt động của các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước Điều này cho thấy đặc điểm “tiếp tay” của tham nhũng đối với các doanh nghiệp có quyền sở hữu nhà nước và “bàn tay tiếp sức” của tham nhũng cản trở sự phát triển của các DNTN Một cách giải thích khả thi khác cho việc giảm lợi nhuận ở các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước trong chiến dịch chống tham nhũng đó là các doanh nghiệp này trích lập nhiều khoản dự phòng hơn hoặc điều chỉnh thu nhập để bù đắp cho các khoản chênh lệch tài sản do các hành vi tham nhũng trước đó gây ra và do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Phát hiện của nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Kong và các cộng sự (2017), người nghiên cứu mối quan hệ này trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc Nghiên cứu của Kong và cộng sự (2017) nhận thấy tác động tiêu cực của việc chống tham nhũng đối với hoạt động của các DNTN và ủng hộ quan điểm cho rằng các doanh nghiệp tích cực thực hiện hối lộ nhằm được hưởng các ưu đãi và lợi ích bất thường so với các doanh nghiệp cùng ngành khác Sự khác biệt giữa phát hiện của nghiên cứu này với phát hiện của Kong và cộng sự (2017) cho thấy sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của tham nhũng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam và Trung Quốc Mặc dù hai quốc gia có nhiều đặc điểm chung và đang trải qua các chiến dịch chống tham nhũng trong cùng thời kỳ, nhưng những phát hiện dùng mẫu nghiên cứu Trung Quốc không nhất định có thể áp dụng vào bối cảnh của Việt Nam

3.2.3 Kết quả phân tích độ nhạy mô hình

Kết quả phân tích độ nhạy mô hình cho tháy hệ số biến tương tác

PRIVATE CAMPAIGN vẫn dương và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các bài kiểm tra độ nhạy Tương tự, kết quả chính không thay đổi về mặt định tính đối với hệ số biến tương tác STATE CAMPAIGN ngay cả khi các ngưỡng quyền sở hữu nhà nước khác nhau được sử dụng Kết quả hồi quy của các mô hình (1) rút gọn và mô hình (2) rút gọn trong Cột 7 và Cột 8 vẫn ủng hộ phát hiện ban đầu với giả thuyết các yếu tố khác không đổi Hơn nữa, kết quả trong Cột 9 và 10 cho thấy rằng các kết quả phát hiện ban đầu vẫn được được duy trì tốt sau khi bổ sung các biến kiểm soát liên quan đến kinh tế vĩ mô và một số yếu tố gây nhiễu theo thời gian

Tóm lại, các kết quả thực nghiệm sau khi kiểm tra độ nhạy của mô hình vẫn ủng hộ hai giả thuyết 1 và 2 rằng chiến dịch chống tham nhũng do chính phủ Việt Nam thực hiện có tác động tích cực đến hoạt động tài chính của các DNTN và gây tác động, ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động của các DNNN

Kết quả kiểm tra độ nhạy được trình bày trong Bảng 5

Bảng 5 Bảng kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình

Using MTB as an alternative dependent variable

Treatment for cross- sectional dependence caused by the large-scale anti-corruption campaign

Using an alternative state ownership threshold – 10%

Using the veto threshold of state ownership – 36%

Using a propensity score matching sample

Additional control variable at macro-level and time dimension

VARIABLES MTB MTB ROA ROA ROA ROA ROA ROA ROA ROA

Using MTB as an alternative dependent variable

Treatment for cross- sectional dependence caused by the large-scale anti-corruption campaign

Using an alternative state ownership threshold – 10%

Using the veto threshold of state ownership – 36%

Using a propensity score matching sample

Additional control variable at macro-level and time dimension

VARIABLES MTB MTB ROA ROA ROA ROA ROA ROA ROA ROA

Firm fixed effect Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes

Phụ lục này thể hiện kết quả hồi quy của các bài kiểm tra độ nhạy Cột 1 và 2 hiển thị kết quả hồi quy bằng cách sử dụng hiệu quả thị trường làm đại lượng cho hiệu quả tài chính của công ty Cột 3 và 4 thể hiện kết quả hồi quy của ước lượng Driscoll-Kraay như một phương pháp xử lý cho sự phụ thuộc chéo tiềm ẩn do chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn ở Việt Nam gây ra Cột 5 hiển thị kết quả hồi quy sử dụng một ngưỡng thay thế của quyền sở hữu nhà nước trong công ty làm thước đo tính đại diện của nhà nước Cột 6 và 7 thể hiện kết quả hồi quy dạng rút gọn sử dụng mẫu so khớp điểm xu hướng Các số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors) ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5% và 10%

3.2.4 Kết quả phân tích dựa trên Chỉ số tin tức AACI

Bảng kết quả phân tích hồi quy dựa trên chỉ số tin tức AACI được trình bày trong Bảng 6 dưới đây:

Bảng 6 Kết quả hồi quy sử dụng chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức

Firm fixed effect Yes Yes

Phụ lục thể hiện kết quả hồi quy bình phương tối thiểu hai giai đoạn sử dụng chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức làm biến công cụ Các số trong ngoặc đơn là sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors) ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê tương ứng là 1, 5 và 10 phần trăm

Ngày đăng: 08/10/2024, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ades, A., & Di Tella, R. (1999), "Rents, competition, and corruption", American Economic Review, 89, 982-993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rents, competition, and corruption
Tác giả: Ades, A., & Di Tella, R
Năm: 1999
2. Bai, J., Jayachandran, S., Malesky, E.J., & Olken, B.A. (2019), "Firm growth and corruption: empirical evidence from Vietnam", The Economic Journal, 129(618), 651-677 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Firm growth and corruption: empirical evidence from Vietnam
Tác giả: Bai, J., Jayachandran, S., Malesky, E.J., & Olken, B.A
Năm: 2019
3. Baker, S.R., Bloom, N., & Davis, S.J. (2016), "Measuring economic policy uncertainty", The Quarterly Journal of Economics, 131(4), 1593-1636 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring economic policy uncertainty
Tác giả: Baker, S.R., Bloom, N., & Davis, S.J
Năm: 2016
4. Cai, H., Fang, H., & Xu, L.C. (2011), "Eat, drink, firms, government: an investigation of corruption from the entertainment and travel cost of Chinese firms", Journal of Law and Economics, 54(1), 55-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eat, drink, firms, government: an investigation of corruption from the entertainment and travel cost of Chinese firms
Tác giả: Cai, H., Fang, H., & Xu, L.C
Năm: 2011
5. Charoensukmongkol, P. (2016), "The interconnections between bribery, political network, government supports, and their consequences on export performance of small and medium enterprises in Thailand", Journal of International Entrepreneurship, 14, 259-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The interconnections between bribery, political network, government supports, and their consequences on export performance of small and medium enterprises in Thailand
Tác giả: Charoensukmongkol, P
Năm: 2016
6. De Jong, G., Phan, A.T., & van Ees, H. (2012), "Which entrepreneurs bribe and what do they get from it? Exploratory evidence from Vietnam", Entrepreneurship Theory and Practice, 36(2), 323-345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Which entrepreneurs bribe and what do they get from it? Exploratory evidence from Vietnam
Tác giả: De Jong, G., Phan, A.T., & van Ees, H
Năm: 2012
7. Faccio, M., Masulis, R.W., & McConnell, J.J. (2005), "Political connections and corporate bailouts", Journal of Finance, 61, 2597-2635 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Political connections and corporate bailouts
Tác giả: Faccio, M., Masulis, R.W., & McConnell, J.J
Năm: 2005
8. Fisman, R., & Miguel, E. (2007), "Corruption, norms, and legal enforcement: Evidence from diplomatic parking tickets", Journal of Political Economy, 115(6), 1020-1048 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corruption, norms, and legal enforcement: Evidence from diplomatic parking tickets
Tác giả: Fisman, R., & Miguel, E
Năm: 2007
9. Fisman, R., & Svensson, J. (2007), "Are corruption and taxation really harmful to growth? Firm level evidence", Journal of Development Economics, 83, 63-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Are corruption and taxation really harmful to growth? Firm level evidence
Tác giả: Fisman, R., & Svensson, J
Năm: 2007
10. Gan, W., & Xu, X. (2019), "Does anti-corruption campaign promote corporate R&D investment? Evidence from China", Finance Research Letters, 30, 292- 296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does anti-corruption campaign promote corporate R&D investment? Evidence from China
Tác giả: Gan, W., & Xu, X
Năm: 2019
11. Gomez, E.T., & Jomo, K.S. (1997), "Malaysia’s Political Economy: Politics, Patronage and Profits", First edition. Cambridge: Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malaysia’s Political Economy: Politics, Patronage and Profits
Tác giả: Gomez, E.T., & Jomo, K.S
Năm: 1997
12. Hassan, T.A., Hollander, S., van Lent, L., & Tahoun, A. (2019), "Firm-level political risk: Measurement and effects", The Quarterly Journal of Economics, 134(4), 2135-2202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Firm-level political risk: Measurement and effects
Tác giả: Hassan, T.A., Hollander, S., van Lent, L., & Tahoun, A
Năm: 2019
13. Hoang, K., Tran, T.T., Tran, H.T.T., & Le, A.Q. (2021), "Do different political connections affect financial reporting quality differently? Evidence from Malaysia", Managerial and Decision Economics.https://doi.org/10.1002/mde.3395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Do different political connections affect financial reporting quality differently? Evidence from Malaysia
Tác giả: Hoang, K., Tran, T.T., Tran, H.T.T., & Le, A.Q
Năm: 2021
14. Houston, J.F., Jiang, L., Lin, C., & Ma, Y. (2014), "Political connections and the cost of bank loans", Journal of Accounting Research, 52(1), 193-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Political connections and the cost of bank loans
Tác giả: Houston, J.F., Jiang, L., Lin, C., & Ma, Y
Năm: 2014
15. Iqbal, U., Gan, C., & Nadeem, M. (2020), "Economic policy uncertainty and firm performance", Applied Economics Letters, 27(10), 765-770 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic policy uncertainty and firm performance
Tác giả: Iqbal, U., Gan, C., & Nadeem, M
Năm: 2020
16. Jiang, T., & Nie, H. (2014), "The stained China miracle: corruption, regulation, and firm performance", Economics Letters, 123, 366-369 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The stained China miracle: corruption, regulation, and firm performance
Tác giả: Jiang, T., & Nie, H
Năm: 2014
17. Kong, D., Wang, L., & Wang, M. (2017), "Effects of anti-corruption on firm performance: Evidence from a quasi-natural experiment in China", Finance Research Letters, 23, 190-195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of anti-corruption on firm performance: Evidence from a quasi-natural experiment in China
Tác giả: Kong, D., Wang, L., & Wang, M
Năm: 2017
18. Li, H., Meng, L., Wang, Q., & Zhou, L.-A. (2008), "Political connections, financing and firm performance: Evidence from Chinese private firms", Journal of Development Economics, 87(2), 283-299 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Political connections, financing and firm performance: Evidence from Chinese private firms
Tác giả: Li, H., Meng, L., Wang, Q., & Zhou, L.-A
Năm: 2008
19. Luellen, J.K., Shadish, W.R., & Clark, M.H. (2005), "Propensity scores: An introduction and experimental test", Evaluation Review, 29(6), 530-558 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Propensity scores: An introduction and experimental test
Tác giả: Luellen, J.K., Shadish, W.R., & Clark, M.H
Năm: 2005
20. Lui, F.T. (1985), "An equilibrium queuing model of bribery", Journal of Political Economy, 93(4), 760-781 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An equilibrium queuing model of bribery
Tác giả: Lui, F.T
Năm: 1985

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1  Các bước thực hiện, xử lý dữ liệu  34 - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Hình 1 Các bước thực hiện, xử lý dữ liệu 34 (Trang 11)
Bảng 1. Bảng mô tả các biến và nguồn thu thập dữ liệu - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng 1. Bảng mô tả các biến và nguồn thu thập dữ liệu (Trang 34)
Hình 1 – Các bước thực hiện, xử lý dữ liệu - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Hình 1 – Các bước thực hiện, xử lý dữ liệu (Trang 36)
Hình  2  minh  họa  chỉ  số  chống  tham  nhũng  dựa  trên  tin  tức  được  xây  dựng  bằng dữ liệu từ 3 trang báo điện tử lớn của Việt Nam - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
nh 2 minh họa chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức được xây dựng bằng dữ liệu từ 3 trang báo điện tử lớn của Việt Nam (Trang 37)
Hình 2. Thay đổi chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Hình 2. Thay đổi chỉ số chống tham nhũng dựa trên tin tức (Trang 38)
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả và Ma trận tương quan - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả và Ma trận tương quan (Trang 40)
Bảng thống kê thể hiện kết quả so sánh trung bình về hiệu quả hoạt động tài chính giữa DNTN và doanh nghiệp có sở hữu  nhà nước - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng th ống kê thể hiện kết quả so sánh trung bình về hiệu quả hoạt động tài chính giữa DNTN và doanh nghiệp có sở hữu nhà nước (Trang 41)
Bảng 4. Kết quả phân tích ƣớc lƣợng khác biệt trong khác biệt - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng 4. Kết quả phân tích ƣớc lƣợng khác biệt trong khác biệt (Trang 44)
Bảng 5. Bảng kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng 5. Bảng kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình (Trang 47)
Bảng kết quả phân tích hồi quy dựa trên chỉ số tin tức AACI được trình bày  trong Bảng 6 dưới đây: - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng k ết quả phân tích hồi quy dựa trên chỉ số tin tức AACI được trình bày trong Bảng 6 dưới đây: (Trang 50)
Bảng 7. Kết quả phân tích chuyên sâu - Tác Động của chiến dịch chống tham nhũng tới hiệu quả hoạt Động của doanh nghiệp việt nam
Bảng 7. Kết quả phân tích chuyên sâu (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN