Đánh giá tác Động tích hợp các tai biến khu vực cửa sông hậu và Đề xuất giải pháp thích Ứng Đánh giá tác Động tích hợp các tai biến khu vực cửa sông hậu và Đề xuất giải pháp thích Ứng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Nguyễn Doanh Khoa
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍCH HỢP CÁC TAI BIẾN KHU VỰC CỬA SÔNG HẬU VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Nguyễn Doanh Khoa
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍCH HỢP CÁC TAI BIẾN KHU VỰC CỬA SÔNG HẬU VÀ ĐỀ XUẤT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Doanh Khoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình, PGS.TS Nguyễn Tài Tuệ người đã truyền cho tôi tri thức, cảm hứng để học tập và nghiên cứu về lĩnh vực Địa chất Môi trường Đồng thời thầy luôn tận tình định hướng, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Địa chất, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi Khí hậu đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp khoa học và công nghệ bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, ổn định bờ sông, bờ biển, công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” đã tạo điều kiện để khai thác các dữ liệu, thông tin,… để thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn tin tưởng, động viên, chia sẻ và tiếp sức cho tôi trong suốt thời gian qua để
có thể hoàn thiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên Nguyễn Doanh Khoa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Địa hình, địa mạo 4
1.1.3 Địa chất 7
1.1.4 Khí hậu 8
1.1.5 Thủy văn – Hải văn 9
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10
1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 10
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 11
CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 13
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13
2.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 17
2.2 HƯỚNG TIẾP CẬN 21
2.2.1 Tiếp cận hệ thống: hệ thống tự nhiên, xã hội, con người 21
2.2.2 Tiếp cận hệ sinh thái 21
2.2.3 Tiếp cận kế thừa - phát triển - áp dụng 22
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích và thu thập dữ liệu 22
2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu: 23
2.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ nguy hiểm 25
2.3.4 Phương pháp đánh giá mức độ nhạy cảm 27
2.3.5 Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương 27
Trang 62.3.6 Phương pháp đánh giá tác động tích hợp 31
2.3.7 Ứng dụng phương pháp xử lý và thành lập bản đồ 32
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TAI BIẾN VÀ BĐKH TẠI KHU VỰC
CỬA SÔNG HẬU 34
3.1 KỊCH BẢN BĐKH, NƯỚC BIỂN DÂNG Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 34
3.2 THỰC TRẠNG TAI BIẾN, BĐKH KHU VỰC CỬA SÔNG HẬU 36
3.2.1 Thực trạng của xâm nhập mặn khu vực cửa sông Hậu 37
3.2.2 Thực trạng xâm thực bờ sông, bờ biển khu vực cửa sông Hậu 40
3.2.3 Thực trạng lũ lụt khu vực cửa sông Hậu 45
3.2.4 Thực trạng hạn hán khu vực cửa sông Hậu 48
3.2.5 Thực trạng ảnh hưởng của bão khu vực cửa sông Hậu 51
3.2.6 Nhận xét về thực trạng tai biến, BĐKH khu vực cửa sông Hậu 53
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍCH HỢP CÁC TAI BIẾN KHU VỰC CỬA SÔNG HẬU 55
4.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM DO TAI BIẾN, BĐKH 55
4.1.1 Xâm nhập mặn 55
4.1.2 Hạn hán 56
4.1.3 Lũ lụt 57
4.1.4 Xói lở bờ sông, bờ biển 58
4.1.5 Bão 58
4.1.6 Đánh giá mức độ nguy hiểm tổng hợp do tai biến, BĐKH 60
4.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI TAI BIẾN, BĐKH 60
4.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI TAI BIẾN, BĐKH
KHU VỰC CỬA SÔNG HẬU 65
4.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VỚI TAI BIẾN, BĐKH 66
4.5 ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP TAI BIẾN KHU VỰC CỬA SÔNG HẬU 70
4.5.1 Đánh giá tác động của tai biến, BĐKH đến kinh tế khu vực
cửa sông Hậu 70
4.5.2 Đánh giá tác động của tai biến, BĐKH đến xã hội khu vực
cửa sông Hậu 73
4.5.3 Đánh giá tác động của tai biến, BĐKH đến môi trường khu vực
cửa sông Hậu 76
4.5.4 Đánh giá tác động tích hợp của tai biến, BĐKH đến kinh tế, xã hội,
môi trường ở khu vực cửa sông Hậu 79
Trang 7CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO KHU VỰC
CỬA SÔNG HẬU 81
5.1 BỐI CẢNH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 81
5.2 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ PTBV, ỨNG PHÓ BĐKH 82
5.3 CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BĐKH, PHÒNG CHỐNG TAI BIẾN
THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 85
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 98
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các địa phương nghiên cứu khu vực cửa sông Hậu 5
Hình 1.2 Đặc điểm phân dị địa hình khu vực cửa sông Hậu 6
Hình 1.3 Đặc điểm phân dị địa mạo khu vực cửa sông Hậu 7
Hình 1.5 Lưu lượng trung bình tháng, năm tại một số trạm trên sông Hậu (m3/s) 9
Hình 2.1 Khảo sát hiện trường khu vực cửa sông Hậu tháng 05/2020 24
Hình 2.2 Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội 29
Hình 2.3 Phương pháp đánh giá tác động tích hợp tai biến đến kinh tế,
xã hội, môi trường 31
Hình 3.1 Diễn biến độ mặn tại các trạm quan trắc trong tháng 3/2020 38
Hình 3.2 Bản đồ dự báo phân bố độ mặn khu vực ĐBSCL 38
Hình 3.3 Hiện trạnh sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực cửa sông Hậu 41
Hình 3.4 Tốc độ sạt lở bờ sông, bờ biển của các tỉnh cửa sông Hậu 41
Hình 3.5 Đường ven sông và nhà cửa của người dân tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh bị sạt lở nghiêm trọng 42
Hình 3.6 Xói lở bờ sông nghiêm trọng khu vực cửa sông Hậu tỉnh Sóc Trăng 44
Hình 3.7 Sạt lở bờ sông Cái Côn, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách vào cuối
tháng 6/2019 44
Hình 3.8 Kịch bản ngập khu vực cửa sông Hậu năm 2020 (NBD 9cm) 46
Hình 3.9 Sơ đồ dự báo mức độ rủi ro do tai biến hạn hán 48
Hình 3.10 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và số hộ thiếu nước sinh hoạt
do ảnh hưởng từ hạn hán và xâm nhập mặn 50
Hình 3.10 Sơ đồ nguy cơ xảy ra hạn rất nặng khu vực cửa sông Hậu 50
Hình 3.12 Các cơn bão đổ bộ vào ĐBSCL từ năm 1884 đến 2019 52
Hình 4.1 Sơ đồ mức độ nguy hiểm do tai biến nhiễm mặn 55
Hình 4.2 Sơ đồ mức độ nguy hiểm do hạn hán 56
Hình 4.3 Sơ đồ mức độ nguy hiểm do ngập lụt 57
Hình 4.4 Sơ đồ mức độ nguy hiểm do tai biến sạt lở bờ sông, bờ biển 58
Hình 4.5 Sơ đồ mức độ nguy hiểm của bão khu vực cửa sông Hậu 59
Hình 4.6 Mức độ nhạy cảm về nguy cơ thiếu nước mùa khô 61
Hình 4.7 Mức độ nhạy cảm về Khu vực sạt lở chưa được bảo vệ 61
Hình 4.8 Sơ đồ phân vùng mức độ nguy hiểm tổng hợp do tai biến, BĐKH
khu vực cửa sông Hậu 62
Trang 9Hình 4.9 Sơ đồ mức độ nhạy cảm với tai biến, BĐKH khu vực cửa sông Hậu 63
Hình 4.10 Sơ đồ khả năng chống chịu tự nhiên 67
Hình 4.11 Sơ đồ khả năng chống chịu xã hội 67
Hình 4.12 Sơ đồ khả năng chống chịu tổng hợp khu vực cửa sông Hậu 68
Hình 4.13 Mức độ tổn thương tổng hợp khu vực cửa sông Hậu 69
Hình 4.14 Sơ đồ phân vùng tác động của tai biến, BĐKH đến kinh tế 72
Hình 4.15 Sơ đồ phân vùng tác động của tai biến, BĐKH đến xã hội 75
Hình 4.16 Sơ đồ phân vùng tác động của tai biến, BĐKH đến môi trường 76
Hình 4.17 Tác động của xâm nhập mặn đến môi trường đất, môi trường nước 78
Hình 4.18 Tác động của xâm nhập mặn đối với thủy sản tự nhiên và thảm
thực vật ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 78
Hình 4.19 Thống kê số lượng xã/phường có mức độ tác động tổng hợp thấp
(A), trung bình (B) và cao (C) do tai biến, BĐKH khu vực cửa sông Hậu 79
Hình 4.20 Phân vùng tác động tích hợp của tai biến, BĐKH đến kinh tế, xã hội, môi trường khu vực cửa sông Hậu 80
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phương pháp quan trắc hiện trường được áp dụng 24
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nguy hiểm tích hợp của tai biến 25
Bảng 2.3 Bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương khu vực cửa sông Hậu 29
Bảng 3.1 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở 35
Bảng 3.2 Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở 35
Bảng 3.3 Nguy cơ ngập vì NBD do BĐKH đối với ĐBSCL 36
Bảng 3.4 Mức nước dâng do bão ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ 36
Bảng 3.5 Thống kê diện tích sạt lở các tỉnh cửa sông Hậu qua các giai đoạn (ha) 40
Bảng 4.1 Các xã chịu mức độ tác động trung bình của tai biến, BĐKH 71
Bảng 4.2 Các xã chịu mức độ tác động cao của tai biến, BĐKH đến kinh tế 72
Bảng 4.3 Danh sách các xã chịu mức độ tác động trung bình của tai biến,
BĐKH đến xã hội 73
Bảng 4.4 Danh sách các xã chịu mức độ tác động cao của tai biến, BĐKH 75
Bảng 4.5 Danh sách các xã chịu mức độ cao của tác động của tai biến, BĐKH 77
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 12MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thế kỷ 21 và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất [45] Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là một vùng châu thổ màu mỡ, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, du lịch sinh thái, đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước Tuy nhiên, ĐBSCL được dự báo là một trong những đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của nước biển dâng (NBD), trong đó có khu vực cửa sông Hậu Khu vực cửa sông Hậu đang chịu tác động mạnh của tai biến, BĐKH và các hoạt động của con người Các tai biến như xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ lụt và nguy cơ bão ngày càng khốc liệt hơn [15,16,18,19,21,22,23]
Ngày nay, trong bối cảnh các tác động của tai biến và BĐKH đã và đang diễn
ra, tuy nhiên chúng không gây ra những tác động rời rạc mà hòa nhập và cộng hưởng lẫn nhau Tại Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tai biến như xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở bờ, và tác động của chúng tới con người trong khu vực ĐBSCL nói chung cũng như khu vực cửa sông Hậu nói riêng,
đã mang lại nhiều kết quả khoa học quan trọng, trên nhiều phương diện khác nhau Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu đi trước thường chỉ tập trung vào một số chiều cạnh cụ thể, rời rạc mà chưa chú trọng nghiên cứu tích hợp và lồng ghép tác động của nhiều yếu tố với nhau: tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh, bao gồm hoạt động nhân sinh ở thượng nguồn được khẳng định là ngày càng gia tăng và ngày càng phức tạp tạo nên những tác động đa chiều, bao gồm cả tiêu cực lẫn tích cực
Do đó, đánh giá tích hợp các tác động của tai biến, BĐKH và các hoạt động của con người, qua đó phân vùng các khu vực có mức độ nguy hiểm khác nhau, chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó là hết sức cần thiết và cấp bách trong việc xây dựng các chương trình thích ứng với BĐKH và giảm thiểu rủi ro do tai biến gây ra Đánh giá tác động tích hợp trong nghiên cứu này có thể được hiểu là quá trình xác định,
dự đoán, đánh giá và giảm thiểu tác động của tai biến, BĐKH, đề xuất những quyết định chính sách thích ứng, hướng tới PTBV
Cửa sông là nơi dòng sông là nơi dòng sông chảy ra và đổ vào biển hoặc hồ lớn Trong nghiên cứu này, khu vực cửa sông Hậu bao gồm các huyện: huyện Long Phú, huyện Vĩnh Châu, huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc
Trang 13Trăng), huyện Tiểu Cần, huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải, T.X Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) Đây là khu vực có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với bờ biển giàu tài nguyên, đất đai bằng phẳng, được phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn thủy sản dồi dào với nhiều giống loài, hệ sinh thái ven biển phát triển mạnh, kinh tế chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, khu vực này đang thường xuyên chịu những tác động của tai biến và biến đổi khí hậu như dâng cao mực nước biển và thủy triều, hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, xói lở bờ sông bờ biển, bão và lũ lụt, Diện tích lúa rất thấp nhưng năng suất lúa cũng thấp nhất, do ảnh hưởng của nước mặn và độ phì của đất thấp [59] Sự phân dị khác nhau theo không gian của các yếu tố tự nhiên tự nhiên, xã hội và con người cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), định hướng phát triển bền vững (PTBV) của các địa phương Môi khu vực khác nhau tương ứng với các mức độ nhạy cảm khác nhau đối với tai biến, BĐKH Nội dụng của luận văn này tập trung nghiên cứu tại khu vực cửa sông Hậu Các tai biến như xói lở bờ sông, xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt và bão đang ngày càng khốc liệt, gây tác động mạnh tới môi trường, kinh
tế, và cuộc sống của người dân nơi đây
Từ những thực tiễn kể trên, học viên lựa chọn đề tài: “ Đánh giá tác động tích
hợp các tai biến khu vực cửa sông Hậu và đề xuất giải pháp thích ứng” làm đề
tài nghiên cứu với các mục tiêu và nhiệm vụ như sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá được thực trạng các tai biến xâm nhập mặn, xói lở, lũ lụt, hạn hán,
sự thay đổi mực nước sông Hậu và NBD,… ở khu vực cửa sông Hậu
- Đánh giá được mức độ nguy hiểm do tai biến, khả năng chống chịu và mức độ
tổn thương tại khu vực cửa sông Hậu
- Đánh giá tích hợp các tác động của tai biến với kinh tế, xã hội và con người tại khu vực cửa sông Hậu
- Đề xuất giải pháp và mô hình thích hợp giảm thiểu rủi ro tai biến và thích ứng với BĐKH tại khu vực cửa sông Hậu
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập và xử lý các tài liệu, dữ liệu liên quan đến tai biến, đánh giá tích hợp
và giảm thiểu rủi ro tại khu vực cửa sông Hậu
Trang 14- Điều tra khảo sát và cập nhật các dữ liệu cần thiết về điều kiện tự nhiên, xã hội, tai biến, BĐKH … tại khu vực nghiên cứu
- Thực hiện nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tác động và tác động tích hợp của tai biến, BĐKH và mối tương quan giữa chúng tới sự PTBV trong khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong quy hoạch sử dụng đất, khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững,… cho khu vực cửa sông Hậu
Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện thành công các mục tiêu của luận văn, các nội dung nghiên cứu cần thực hiện gồm:
1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tai biến khu vực cửa sông Hậu 2) Đánh giá hiện trạng các tai biến khu vực cửa sông Hậu
3) Đánh giá mức độ nguy hiểm, khả năng chống chịu, mức độ tổn thương do tai biến khu vực cửa sông Hậu
4) Đánh giá tác động tích hợp các tai biến, BĐKH với kinh tế, xã hội, môi trường khu vực cửa sông Hậu
5) Đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp cho khu vực cửa sông Hậu
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực cửa sông Hậu, bao gồm 8 huyện ven sông và ven biển của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh: huyện Long Phú, huyện Vĩnh Châu, huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng); huyện Tiểu Cần, huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải, T.X Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh)
Phạm vi thời gian đánh giá từ năm 2018 – 2020
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Sông Mê Công trước khi đổ vào Việt Nam đã chia thành hai phân lưu là sông Hậu, hay Hậu Giang và một phân lưu khác gọi là sông Tiền Sông Hậu chảy vào lãnh thổ Việt Nam với tổng chiều dài từ thượng nguồn đến cửa sông là khoảng từ
200 - 250 km và chảy qua địa phận 07 tỉnh từ biên giới Campuchia đến biển
Khu vực nghiên cứu là vùng đồng bằng ven biển cửa sông Hậu, bao gồm các huyện ven biển: huyện Long Phú, huyện Vĩnh Châu, huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), huyện Tiểu Cần, huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải, T.X Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) (Hình 1.1) Đây là khu vực có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với bờ biển giàu tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn thủy sản dồi dào với nhiều giống loài, các hệ sinh thái ven biển phát triển mạnh, hệ thống rừng ngập mặn phát triển, tốc độ bồi tụ mở rộng về phía biển vào khoảng 16 m/năm [44], hoạt động phát triển kinh tế chính của khu vực chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, đây cũng là khu vực chịu tác động mạnh mẽ của sóng Theo báo cáo của IPCC (2007), khu vực cửa sông Hậu nằm trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên thế giới
do BĐKH [45]
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Sông Hậu chảy theo hướng Bắc Nam, chảy trên vùng châu thổ có địa hình bằng phẳng, tại khu vực nghiên cứu, lòng sông được mở rộng dần về phía biển Đáy sông
có độ sâu biến đổi đổi từ 10-30 m, có nơi sâu nhất đến 40 m Khu vực cửa sông Hậu
có địa hình khá bằng phẳng, phần lớn có độ cao trung bình từ 0,7 – 1,2 m Tuy nhiên, do sự phát triển của hệ thống cồn cát ven biển nên địa hình khu vực nhô cao hơn các khu vực lân cận ở các huyện như Trà Cú, Trần Đề, Cù Lao Dung, Kế Sách Ngoài ra, một số khu vực ven biển có độ cao thấp, trung bình từ 0-2 m
Địa hình khu vực Trà Vinh mang tính chất của địa hình đồng bằng châu thổ ven biển, chịu ảnh hưởng bởi tác động giao thoa giữa sông và biển Kết quả tác động này đã hình thành nên các vùng trũng xen với các giồng cát ven biển Độ cao trung bình 1-3m, trong đó đại bộ phận có độ cao từ 0,4 - 1,0m (chiếm 60% diện tích toàn
Trang 16tỉnh) Nhìn chung trong toàn tỉnh, các huyện phía bắc có địa hình bằng phẳng hơn
so với các huyện phía Nam Dọc theo hai bờ sông thường có địa hình cao và thấp dần về phía nội đồng Vùng nội đồng tương đối bằng phẳng, nhưng bị chia cắt bởi
hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong đó có những ô trũng cục bộ Khu vực ven biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3m đến 5m Khu vực có địa hình cao nhất (hơn 4m) gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (huyện Cầu Ngang), Ngọc Biên (Trà Cú), Long Hữu (Duyên Hải) Khu vực có địa hình thấp dần (0,4m) tập trung tại các cánh đồng trũng thuộc các xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú), Thanh Mĩ (Châu Thành), Mĩ Hòa, Mĩ Long, Hiệp Mĩ (Cầu Ngang), Long Vĩnh (Duyên Hải) [13]
Hình 1.1 Các địa phương nghiên cứu khu vực cửa sông Hậu
Tỉnh Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng Độ cao tuyệt đối từ 0,4-1,5 m Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và Biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc Địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao
và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn Đó là những dấu vết trầm tích của thời
Trang 17kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện
Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường [12]
Hình 1.2 Đặc điểm phân dị địa hình khu vực cửa sông Hậu
Đặc điểm địa mạo của khu vực cửa sông Hậu được phân biệt khá rõ rệt với các khu vực khác của ĐBSCL Đây là khu vực đồng bằng thấp chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ sóng và thủy triều, có sự phát triển của hệ thống giồng cát chạy song song với bờ biển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao từ 3,0 - 10,0 m, xen giữa các giồng cát là các vùng trũng có độ cao 1,5-2,5 m, khu vực này gồm các phần ven biển 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng [49] Khu vực ven biển chịu tác động mạnh của chế độ sóng, có tốc độ mở rộng về phía biển là khoảng 16 m/năm
Độ cao trung bình của khu vực ĐBSCL được xác định là < 2m so với trung bình mực nước biển [58]
Trang 18Hình 1.3 Đặc điểm phân dị địa mạo khu vực cửa sông Hậu
1.1.3 Địa chất
Diện tích tỉnh Trà Vinh nằm trọn trong ĐBSCL, trên bản đồ địa chất tỉnh chỉ gặp trầm tích Đệ tứ, trong các lỗ khoan còn gặp thêm các trầm tích Neogen ở dưới sâu [14] Trầm tích Đệ tứ chiếm diện tích chủ yếu và đóng vai trò quan trọng, không những là vùng đất nông nghiệp giá trị cao mà đồng thời là nguồn khoáng sản sét gạch ngói, cát cuội sỏi xây dựng , bao gồm các thành tạo như:
- Trầm tích sông gồm cát cuội sỏi màu xám có độ chọn lọc tốt tuổi Pleistocen sớm, hệ tầng Bình Minh, chỉ gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu 200m trở xuống;
- Trầm tích sông biển cát hạt mịn, xen nhiều lớp hoặc thấu kính bột, sét tuổi Pleistocen sớm, hệ tầng Mỹ Tho, gặp trong lỗ khoan ở độ sâu 130m trở xuống;
- Trầm tích biển cuội, sỏi, cát thạch anh màu xám tro xen nhiều lớp cát bột màu nâu chứa di tích thực vật; cát lẫn ít cuội, sỏi màu xám phớt tím; sét bột màu tím
hệ tầng Long Toàn, tuổi Pleistocen trung, gặp trong lỗ khoan từ 80m trở xuống;
- Trầm tích biển hệ tầng Long Mỹ tuổi Pleistocen muộn gồm cát lẫn sạn, cát bột sét, gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu 25m trở xuống;
Trang 19- Trầm tích biển hệ tầng Hậu Giang, tuổi Holocen trung gồm cát, bột, sét màu xám xanh lơ, gặp ở độ sâu 4-5m trở xuống, dày 15m;
- Trầm tích biển lộ ra trên mặt kiểu giồng cát có dạng cánh cung lưng quay ra phía biển; trâm tích sông biển gồm sét bột lẫn ít cát màu nâu vàng lộ ra trên phần đồng bằng thấp tuổi Holocen muộn Các thành tạo này là các thành tạo khoáng sản chính của tỉnh: cát xây dựng, cát san lấp, sét gạch ngói…
- Trầm tích biển, sông - biển, sông đầm - lầy, sông hiện đại, trong đó, cát sông kiểu bãi bồi, lòng sông có thể sử dụng làm cát san lấp; cát biển gió dạng cồn,
gò nằm trên các giồng vùng Long Toàn có thể sử dụng làm cát xây dựng
Tỉnh Sóc Trăng được hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000m ở gần bờ biển Các dạng trầm tích có thể chia thành các những tầng chính sau: Tầng Holocene: nằm trên mặt thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát Thành phần hạt từ mịn tới trung bình; Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển; Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình; Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình
1.1.4 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với quanh năm nóng ẩm, nền nhiệt độ cao và có sự biến đổi nhỏ trong năm Hàng năm, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11 [9,10]
Nhiệt độ giai đoạn từ 1990- 2010 của khu vực nghiên cứu có giá trị thay đổi trong khoảng từ 20,6 đến 35,9 oC, với giá trị trung bình 27,58 oC Đồ thị phân bố nhiệt độ qua nhiều năm cho thấy khu vực nghiên cứu có hai khoảng phân bố nhiệt
độ, một phân bố xung quanh đỉnh 25 oC và một dải nhiệt độ phân bố xung quanh khoảng 33 oC
Nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm cũng có sự biến đổi và phụ thuộc vào chế độ mùa Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5, các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 12 Dữ liệu thu thập trong giai đoạn 1990-
2010, thì không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 20 oC
Trang 20Nhiệt độ cũng có sự phân bố theo không gian và có xu thế tăng dần theo chiều
từ biển vào sâu lục địa tại khu vực nghiên cứu Các địa phương ở phía gần biển có nền nhiệt trung bình khoảng 27,3 oC Càng vào sâu vào đất liền, nhiệt độ trung bình tăng dần trong khoảng từ 27,6 o
C - 28,0 oC Số giờ nắng rất cao, dao động trong khoảng từ 2200 đến 2400 giờ mỗi năm Trung bình mỗi ngày có 6-7 giờ mỗi ngày
và có xu thế tăng lên số giờ nắng vào mùa giờ
1.1.5 Thủy văn – Hải văn
Chế độ thủy văn tại khu vực nghiên cứu phụ thuộc trực tiếp vào dòng chảy từ thượng nguồn, chế độ triều Biển Đông và chế độ mưa trên toàn vùng đồng bằng Theo báo cáo của Lê Hữu Thuần, tổng lượng dòng chảy của sông Mê Công chảy vào ĐBSCL là khoảng 500 km3/năm Tổng lượng dòng chảy năm trung bình thời kỳ
1993 - 2012 của sông Mê Công khoảng 394,5 km3 [31]
Số liệu quan trắc lưu lượng nước tại trạm Châu Đốc và Cần Thơ cho thấy, lưu lượng nước đổ vào sông Hậu tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mưa, lưu lượng tại Châu Đốc có thể lên đến 6000 m3/s, trong khi ở trạm Cần Thơ có thể lên đến 14.000 m3/s (Hình 1.4) Dòng chảy sông Hậu có sự biến đổi theo mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng từ tháng VII đến tháng XI, mùa cạn kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng XII đến tháng VI Tổng lưu lượng dòng chảy trong mùa cạn và mùa lũ có sự biến động giữa các năm, phụ thuộc vào chế độ mưa, dòng chảy
từ thượng nguồn Tổng lưu lượng nước mùa lũ chiếm đến 70% tổng lưu lượng
Hình 1.4 Lưu lượng trung bình tháng, năm tại một số trạm trên sông Hậu
Trang 21Chế độ hải văn ở khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai nguồn triều Biển Đông và Vịnh Thái Lan Triều Biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều và triều Vịnh Thái Lan có chế độ nhật triều không đều Chu kỳ triều ngày trung bình khoảng 24,5 giờ; biên độ triều khoảng 3 - 4 m; mực nước chân triều dao động khoảng 1,6 - 3,0 m Một chu kỳ triều trung bình khoảng 15 ngày với 1 kỳ triều cường và 1 kỳ triều kém; mực nước đỉnh triều trung bình và cao nhất thường xuất hiện vào các IX - XI, thấp nhất vào các tháng IV - VI; chênh lệch triều (biên độ triều) lên và triều xuống giảm dần từ cửa sông vào sâu trong sông Chênh lệch mực nước lớn nhất giữa 2 thời kỳ triều khoảng 1,5 - 2,0 m, trung bình khoảng 0,5 - 0,6
m Triều cũng có các dao động rất nhỏ theo chu kỳ nhiều năm (18 năm và 50 - 60 năm) Trên sông Hậu, chênh lệch triều lên lớn nhất trong tháng IV khoảng 315 cm tại Đại Ngãi, 231 cm tại Cần Thơ
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 44 về số dân (năm 2021) Dân số đạt 1.018.630 người [33], GRDP đạt 51.994 tỉ Đồng (tương ứng với 2,2366 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người ước đạt 63,150 triệu đồng (tương ứng với 2.771 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP âm 3,92% (6 tháng đầu năm tăng trưởng 5,32% ), xếp thứ 12/13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL [42]
Giai đoạn 2016-2020, trong bối cảnh thế giới có những diễn biến phức tạp, tình hình phức tạp trên Biển Đông, thiên tai, dịch bệnh… đã có những tác động lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Theo thống
kê, trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân tỉnh Trà Vinh đạt 11,22 %/năm, khá cao so với cả nước và vùng ĐBSCL [41] Trong đó:
- Nông lâm thủy sản tăng 1,43% Tổng giá trị sản xuất trong 5 năm ước đạt 133.391 tỷ đồng, tăng bình quân 2,41%/năm
- Công nghiệp, xây dựng tăng cao ở mức 34,03% Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2020 ước đạt 44.163,7 tỷ đồng., tăng trưởng bình quân 23,5%
- Ngành dịch vụ phát triển khá, tăng 6,78% Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, một số khu, điểm du lịch có tiềm năng như khu du lịch biển Ba Động, khu
du lịch cộng đồng Cồn Chim, điểm du lịch sinh thái Cù Lao Long Trị,… Tổng mức
Trang 22bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 34.416 tỷ đồng (năm 2020), tăng trưởng bình quân đạt 13,22%/năm
Tính tới tháng 12/2021, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh ước đạt 27.863 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 32.015 tỷ đồng (do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết đều không đạt kế hoạch đề ra), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước 31.910 tỷ đồng, thu ngân sách ước 16.459,086 tỷ đồng
Về văn hóa-xã hội: cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư, đến tháng 12/2021 toàn tỉnh có 7.860 phòng học và phòng chức năng, xóa bỏ hoàn toàn phòng học tạm, phòng học kiên cố chiếm tỷ lệ 88,16% Năm 2021 đã đưa 400 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạo việc làm mới cho 19.643 lao động, giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 9.200 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,58%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 96% Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Đến hết năm 2021, có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới, 6 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tình hình trong vùng đồng bào dân tộc được giữ vững, ổn định Tiến độ cấp căn cước công dân có gắn chíp điện tử đạt 71% chỉ tiêu được giao [42]
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu thuộc ĐBSCL, Việt Nam Tính đến năm 2021, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt 1.199.653 người, xếp thứ 36 trên cả nước, mật độ dân số đạt 366 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 391.400 người, chiếm 32,43% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 815.400 người, chiếm 67,57% dân số Sóc Trăng là địa bàn
cư trú của ba dân tộc chính là dân tộc Kinh (774.807 người), Hoa, Khmer cùng với nhiều dân tộc khác Toàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt 688.461 người, nhiều nhất là Phật giáo có 662.990 người [33]
Năm 2019, tỉnh đạt và vượt 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt Nghị Quyết, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,3% Các địa phương gieo trồng 61.004 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng 2,62% so cùng kỳ; diện tích
Trang 23sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng 11,6 ha Diện tích cây ăn trái 31.370 ha, tăng 6,37 Trên địa bàn tỉnh có 302 trang trại chăn nuôi; trong đó có 2 trang trại nuôi gà và 1 trang trại nuôi heo ứng dụng công nghệ cao Toàn tỉnh có trên 687 ha diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với mật độ khoảng 200-500 con/m2 Tổng sản lượng thủy sản 281.352 tấn, tăng 7,81%, trong đó sản lượng tôm nước lợ
là 150.350 tấn, tăng 12,4%
Tính tới tháng 12/2021, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ước đạt 47,33 triệu đồng/người (tương đương khoảng 2.031 USD/người) Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 4.452 tỷ đồng, tăng 2,51% trong đó thu nội địa 4.232 tỷ đồng Vốn huy động trên địa bàn tính đến 31/12/2021 đạt 35.247,9 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2020 Tổng dư nợ 49.500 tỷ, tăng 9% so với năm 2020, nợ xấu ước tính là 1.005 tỷ đồng Nợ xấu chủ yếu tập trung vào các đối tượng cho vay, nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm), chế biến thủy sản, chăn nuôi gia súc và các hộ nghèo Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước tính năm 2021 là 12.433,71 tỷ đồng, tăng 17,92% so với 2020 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tương đối thuận lợi về thời tiết và điều kiện sản xuất Tuy nhiên, do dich Covid-19 xuất hiện trong cộng đồng nên gây không ít khó khăn về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thủy sản [34]
Trang 24CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
BĐKH đã và đang gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến hệ thống tự nhiên,
xã hội và con người ở mọi nơi trên Trái Đất Các tác động này xảy ra nghiêm trọng nhất ở các vùng đất thấp thuộc khu vực ven biển và các đồng bằng châu thổ trên thế giới [48] Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra sự biển đổi các hệ sinh thái, suy giảm các chức năng sinh thái, lương thực, thực phẩn và nguồn cấp nước, đe dọa sự PTBV Các tai biến liên quan đến khí hậu như lũ lụt, bão, giông tố, lốc,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các cộng đồng dân cư, do phải chịu tác động trực tiếp đến sinh kế, sản xuất và cơ sở hạ Vì lẽ đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện ở các lưu vực sông lớn và đồng bằng châu thổ để có được các giải pháp ứng phó hiệu quả với BĐKH và hướng đến PTBV
James PM Syvitski và nnk (2009) đã phân tích về các tác động của BĐKH và hoạt động nhân sinh đến các vùng đồng bằng châu thổ, qua đó chỉ ra các đồng bằng châu thổ có mức độ tổn thương khác nhau do tai biến lũ lụt và nước biển dâng Trong
đó, có khoảng 50% diện tích các đồng bằng châu thổ sẽ bị tác động nghiêm trọng của tai biến ngập lụt do NBD vào cuối thế kỷ 21 [64] Phù sa là yếu tố quan trọng cung cấp cho các vùng đồng bằng châu thổ phát triển, tuy nhiên trong bối cảnh bị thiếu hụt lớn lượng nước và phù sa vận chuyển đến khiến cho các vùng đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới đang gặp phải tình trạng báo động Margaret A Palmer (2008) đã chỉ ra
sự tác động của BĐKH và các hoạt động nhân sinh đã tác động đến suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái các hệ sinh thái và đe dọa phát triển kinh tế - xã hội và PTBV, nghiên cứu này đã chỉ ra ảnh hưởng của BĐKH, hoạt động của hệ thống đập thủy điện và thủy lợi đã gây thay đổi mạnh dòng chảy trong các lưu vực sông chính trên thế giới như sông Colorado ở Bắc Mỹ, sông San Juan ở Trung Mỹ, sông Sao Francisco và Mearim ở Nam Mỹ, các sông Senegal, Volta và Niger ở Châu Phi, sông Tigris-Euphrates ở Trung Á, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc [60] Nghiên cứu của PB Parajuli (2016) cũng cho thấy các dòng sông Nile, sông Indus, sông Mississippi và sông Danube khối lượng phù sa đã bị suy giảm cao đến rất cao, có nơi lên tới 94% - 98% sau khi có các đập xây dựng ở thượng nguồn [61]
Trang 25Trong báo cáo tổng quan về tác động tại đồng bằng châu thổ của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH đã nêu ra bằng chứng rất tin cậy của sự tác động kép của suy giảm lượng trầm tích, thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi phương thức quản lý lưu vực sông đã gây ra sự suy thoái của các đồng bằng châu thổ Kết quả nghiên cứu dự báo sự tác động của BĐKH, đặc biệt là mưa lớn và dâng cao mực nước biển
sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng, gia tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở các đồng bằng châu thổ
Gần đây, khung phân tích đánh giá mức độ tổn thương hệ thống sinh thái - xã hội cho các đồng bằng châu thổ do BĐKH và các hoạt động nhân sinh đã được xây dựng Khung phân tích gồm 236 chỉ thị trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu tại các đồng bằng châu thổ Mekong, Ganges - Brahmaputra - Meghna và Amazon [65] Ngoài ra, các mô hình toán học, GIS và viễn thám tích hợp được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về BĐKH Thông qua việc sử dụng dữ liệu viễn thám để xác định
xu hướng NBD và tích hợp viễn thám - GIS với các mô hình toán học để lượng hóa những thay đổi của bề mặt đất (lớp phủ thực vật,…), các hoạt động nhân sinh ảnh hưởng đến BĐKH Ravankhah, 2019 đã đề xuất phương pháp liên ngành để đánh giá tích hợp các nguy cơ tự nhiên, bao gồm cả các ảnh hưởng của BĐKH đối với các vùng di sản văn hóa tại Rethymno, Hy Lạp [62] Quy trình đánh giá bao gồm các dự báo về mô hình khí hậu, mô hình hóa và lập bản đồ không gian GIS, và cuối cùng là ma trận phân tích các mối nguy hiểm
Cho đến nay, các chương trình KH&CN của các quốc gia đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề tác động của BĐKH đến các hợp phần tự nhiên, hệ sinh thái, môi trường, tiến hóa của các đồng bằng châu thổ trong mối tương quan với phát triển kinh tế - xã hội Một số kết quả chính thực hiện ở các quốc gia trên thế giới như:
Tại Hoa Kỳ
Nghiên cứu tác động của BĐKH đến chế độ thủy văn và tài nguyên nước của lưu vực sông Colorado, Hoa Kỳ đã chỉ ra lưu vực sông có tính nhạy cảm cao với các điều kiện tăng lên của nhiệt độ và lượng mưa [57] Có thể nói, đây là một trong những công trình nghiên cứu đánh giá tác động tích hợp của BĐKH đến hệ thống tự nhiên (dòng chảy, tài nguyên nước, nhiễm mặn) và kinh tế - xã hội (lượng nước tích trữ, lượng điện sản xuất) Việc quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông đóng vai trò rất quan trọng đối với các thành phố, đặc biệt là nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu của nước mặn vào các tầng chứa nước [68]
Trang 26Nghiên cứu tác động của BĐKH đến lưu lượng dòng chảy sông Mississippi được thực hiện dựa trên các mô hình mô phỏng các kịch bản BĐKH [51] Trong kịch bản lượng mưa tăng lên 21% thì lưu lượng dòng chảy trung bình năm tăng lên khoảng 50% với biên độ lớn nhất xảy ra vào mùa xuân và mùa hè Do thiếu hụt lượng trầm tích vận chuyển bởi sông nên đồng bằng châu thổ Mississippi đang bị xâm thực bởi biển Trong vòng mấy trăm năm, khoảng 25% diện tích đồng bằng châu thổ đã bị mất Dự báo đến năm 2100, đồng bằng châu thổ này sẽ mất thêm từ 10.000 - 13.500 km² [46]
Đánh giá tác động của BĐKH đến 20 lưu vực sông chính có diện tích từ 15.000
- 70.000 km² tại Hoa Kỳ đã được đánh giá trong công trình nghiên cứu của T Johnson và nnk (2015) Các tác giả đã chỉ ra tác động của BĐKH là khác nhau ở các lưu vực do các điều kiện tự nhiên, đặc điểm BĐKH và mức độ phát triển kinh tế
- xã hội Các kết quả mô hình hóa đã chỉ ra có sự biến động của lưu lượng dòng chảy, chất dinh dưỡng và trầm tích lơ lửng theo các kịch bản của BĐKH ở các lưu vực sông [52]
Tại Châu Âu
Một số nghiên cứu tại đồng bằng châu thổ Danube đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và duy trì đa dạng sinh học trong khu vực Theo dự báo, nhiệt độ ở đồng bằng châu thổ sẽ tăng khoảng từ 1-1,5℃, có thể gia tăng các sóng nhiệt và mùa đông ấm Các yếu tố BĐKH này sẽ gia tăng quá trình bốc hơi và làm giảm số ngày có tuyết rơi Nước biển dâng với tốc độ 1,9 - 2,2 mm/năm trong giai đoạn từ 1958-1984; thậm chí tăng lên đến 6,9 - 9,8 mm/năm trong giai đoạn 1985-2010, có thể gây nguy cơ ngập lụt trên diện rộng ở khu vực ven biển BĐKH
và NBD có thể gây tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội gồm: khu dân
cư và cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, năng lượng, du lịch và sức khỏe cộng đồng [54]
Tại Ấn Độ và Bangladesk
Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở lưu vực sông xuyên biên giới Jhelum giữa Pakistan và Ấn Độ (2016) đã được thực hiện để dự báo
sự thay đổi dòng chảy sông trong các giai đoạn 2011-2040, 2041-2070 và
2071-2099 Các kết quả mô phỏng dòng chảy được so với giai đoạn 1971-2000 để phát hiện sự thay đổi về các giá trị lưu lượng dòng chảy Kết quả chỉ ra có sự tăng lên
Trang 27của các dòng chảy trung bình năm từ 4-15% theo các kịch bản A2 và B2 vào năm
2020 và đạt giá trị cao nhất vào năm 2080 Sự tăng lên về các dòng chảy có thể gây
ra các tai biến lũ lụt và xói lở bờ sông trong tương lai Các kết quả này khá tương đồng với các kết quả trong nghiên cứu mô phỏng biến đổi đặc trưng thủy văn của sông Godavari, Ấn Độ trong giai đoạn 2011-2100 do sự thay đổi lượng mưa [55]
Có rất nhiều nghiên cứu đã tập trung đánh giá tác động của BĐKH và hoạt động nhân sinh đến các hợp phần của đồng bằng châu thổ Ganges-Brahmaputra Điển hình là nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tai biến lũ lụt được thực hiện bởi M Monirul Qader Mirza và nnk [56], ảnh hưởng của dâng cao mực nước biển đến đồng bằng châu thổ [53], nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH
và các hoạt động phát triển KT-XH đến chất lượng và dòng chảy sông [67],… Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho quy hoạch PTBV, cung cấp các minh chứng khoa học trong các diễn đàn về sử dụng bền vững tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp,…
Tại Trung Quốc
Các nghiên cứu đã chỉ ra đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có mức độ đa dạng sinh học cao với các khu bảo tồn thiên nhiên và là điểm dừng chân của nhiều loài chim di cư Tuy nhiên, đây
là khu vực có mức độ tổn thương cao với BĐKH, NBD và suy giảm nghiêm trọng khối lượng trầm tích vận chuyển khoảng 0,15 Gt/năm [66] Sự thiếu hụt nguồn nước
và trầm tích vận chuyển bởi sông đe dọa PTBV của đồng bằng châu thổ này Ngoài
ra, nghiên cứu về tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà chỉ ra lưu lượng nước trong sông có thể giảm 11,6% khi nhiệt độ tăng khoảng 1,6℃ và lượng mưa giảm 2,6% [69] Sự giảm về lưu lượng nước có sự khác nhau giữa các vùng địa lý Mặt khác, trong giai đoạn từ 2001-2030 đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà có thể đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên nước nghiêm trọng trong bối cảnh BĐKH Hậu quả có thể gây ra xung đột về sử dụng tài nguyên nước giữa các hợp phần kinh tế - xã hội
Nhận xét: Các đồng bằng châu thổ có đặc điểm chung là đang chịu tác động mạnh mẽ từ các tai biến, BĐKH, NBD và các hoạt động nhân sinh Hoạt động xây dựng hồ chứa, đập trữ nước gây ra sự thiếu hụt trầm tích, biến đối dòng chảy, suy giảm nguồn nước tại các con sông lớn ở châu Mỹ, Châu Âu và châu Á, đồng thời đã cường hóa các tai biến xói lở, nhiễm mặn và ngập lụt Song song với đó là hoạt
Trang 28động như khai thác nước ngầm, khí đốt,… không hợp lý đã làm cho các đồng bằng châu thổ có tốc độ sụt lún nhanh hơn Để nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH để PTBV, các quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKH, đánh giá mức độ tổn thương, phân vùng nguy hiểm do tác động kép từ BĐKH và hoạt động nhân sinh Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách và chiến lược PTBV cho các đồng bằng châu thổ trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhanh và khó dự đoán Một số giải pháp và mô hình đã được đề xuất để giảm thiểu tác động của tai biến, BĐKH và hướng đến PTBV Để đạt được các cơ sở khoa học tin cậy cần thực hiện các nghiên cứu liên ngành và hợp tác của các nhà khoa học trong đa lĩnh vực Trái Đất, môi trường, khoa học xã hội, kinh tế học và BĐKH
2.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực kinh tế -
xã hội và con người Nhận thức được các đe dọa của BĐKH đối với PTBV, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình hành động để ứng phó với BĐKH Đồng thời, nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu ở các cấp khác nhau đã được triển khai để thu thập các cơ sở khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKH, làm cơ sở xây dựng các chiến lược PTBV
Báo cáo “Kịch bản biến đổi khí hạ u, nu ớc biển da ng cho Viẹ t Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012, 2016 và bản cập nhật năm 2020 là những
cơ sơ quan trọng để nghiên cứu các tác động của BĐKH và NBD ở Việt Nam [6,7,8] Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam năm 2016 sử dụng số liệu quan trắc khí tượng thủy văn và mực nước biển cập nhật đến năm 2014, bản đồ số địa hình quốc gia cập nhật đến năm 2016, các mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao, đã cung cấp những thông tin mới nhất về diễn biến, xu thế BĐKH và NBD trong thời gian qua và kịch bản trong thế kỷ 21 ở Việt Nam Kịch bản BĐKH năm 2020 đã được cập nhật cho Việt Nam, trong đó nêu lên sự biến đổi trong thế kỷ 21 của các yếu tố như nhiệt
độ (nhiệt độ trung bình năm, mùa và nhiệt độ cực trị), lượng mưa và một số hiện tượng khí hậu cực đoan (bão và áp thấp nhiệt đới, số ngày rét đậm, rét hại, ) Về tổng quát, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5℃ trên phạm vi
cả nước, lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ Khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung
Trang 29bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm Nếu nước biển dâng 1m thì có đến 39% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập Do vậy, sẽ có đến 35% dân
số ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng trực tiếp khi nước biển dâng 1m
Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015 (KHCN-BĐKH/11-15) đã được thực hiện với mục tiêu chính là nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đánh giá được xu thế, diễn biến của BĐKH; tác động của BĐKH đến các ngành, các lĩnh vực; tính dễ bị tổn thương do BĐKH; đề xuất được các giải pháp từ cụ thể đến tổng thể nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo sự PTBV của đất nước Các nhóm nghiên cứu đã tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu về BĐKH và tác động của nó với một số ngành, lĩnh vực (môi trường nước, khí tượng thủy văn, đê điều, biển đảo) Trong đó:
Bên cạnh đó, các chương trình khoa học và công nghệ khác của Nhà nước cũng
có các đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên - xã hội Đề tài cấp Nhà nước KC 08.29/06-10: “Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó” đã tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể sau:1) nghiên cứu mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam và đánh giá được tác động của BĐKH toàn cầu đến sự biến đổi đó; 2) Nghiên cứu xây dựng, lựa chọn các mô hình thống kê thích hợp để
dự báo mùa một số yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam và thử nghiệm ứng dụng; 3) Nghiên cứu lựa chọn các mô hình khí hậu khu vực thích hợp
có khả năng mô phỏng điều kiện khí hậu cực đoan ở Việt Nam và thử nghiệm ứng dụng; 4) Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng các mô hình khí hậu khu vực để dự báo mùa và xây dựng qui trình dự báo mùa các trường khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam; 5) Nghiên cứu thử nghiệm mô phỏng và dự tính điều kiện khí hậu cực đoan trong tương lai bằng mô hình khí hậu khu vực dựa theo các kịch bản BĐKH; và 6) Nghiên cứu xây dựng và đề xuất giải pháp chiến lược ứng phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan cho một số lĩnh vực và vùng địa lí trên lãnh thổ Việt Nam [29]
Đề tài Nghiên cứu xác định các điểm khô hạn nhạy cảm và dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH toàn cầu bằng công nghệ địa - tin học ở khu vực Nam Trung Bộ (Nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Ninh Thuận) đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng hạn hán, hoang mạc hóa ở Ninh Thuận là sự tác động tổng hợp của
Trang 30yếu tố địa hình, địa mạo, điều kiện khí tượng thủy văn, các lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật [43] Trên cơ sở đó đề xuất được giải pháp công trình để ứng phó với BĐKH là hệ thống các hồ chứa và kênh thủy lợi, cùng với các giải pháp bổ cập nước đất từ các nguồn khác nhau (nước mưa, nước mặt )
ĐBSCL được xác định là khu vực có mức độ tổn thương cao với BĐKH và NBD Nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện nhằm có được cơ sở khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKH đối với hệ thống tự nhiên - xã hội, hệ thống xã hội - sinh thái, Báo cáo tác động của BĐKH và hoạt động nhân sinh đến dòng chảy sông
Mê Công vào năm 2009 đã chỉ ra nhiệt độ trung bình có thể tăng lên khoảng 0,7℃ cho toàn lưu vực thấp, bao gồm cả ĐBSCL [50] Lượng mưa ở toàn bộ vùng hạ lưu sông Mê Công sẽ tăng lên khoảng 5% so với giai đoạn 1985-2000, lưu lượng dòng chảy sông Mê Công được dự báo là sẽ tăng lên trong cả mùa khô và mùa mưa Sự tăng lên về lưu lượng nước có thể làm tăng rủi ro do tai biến lũ lụt ở vùng hạ lưu [47]
Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH ở vùng ĐBSCL đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở khu vực ven sông Hậu là dòng chảy từ thượng nguồn và phân phối dòng chảy giữa các nhánh sông, thủy triều, lượng mưa mùa cạn và bốc hơi nội đồng, tình hình khai thác sử dụng nước cho sản xuất và đời sống Từ đó đánh giá được xu thế diễn biến mặn theo không gian và thời gian [31]
Đề tài Nghiên cứu, đánh giá biến động đường bờ biển các tỉnh Nam Bộ dưới tác động của BĐKH và mực nước biển dâng đã làm sáng tỏ hiện trạng biến động bờ biển, nguyên nhân cơ bản gây ra và xu thế biến động bờ biển trong mối quan hệ với mực nước biển dâng [24] Trong giai đoạn 1965-2010, xét về mặt diện tích, thì bờ biển các tỉnh Nam Bộ vẫn được bồi, nhưng tốc độ này bị giảm rất nhiều Từ năm
2011 đến nay bờ biển vẫn bị xói lở mạnh Bồi tụ chỉ xảy ra trên khoảng 1/3 chiều dài đường bờ Nam Bộ (khoảng 300 km) Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong phục
vụ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quản lý môi trường đới bờ biển các tỉnh ven biển các tỉnh Nam Bộ trong đó có Trà Vinh và Sóc Trăng
Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước ĐBSCL đã đánh giá được diễn biến dòng chảy vào và diễn biến mặn ở tại khu vực [30] Các tác động của BĐKH tác động đến ĐBSCL gồm: diễn biến hạn hán, ngập lụt, dự báo dao động mực nước biển
Trang 31Đề tài Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho khu vực ĐBSCL đã xây dựng thành công mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH cho công đồng dân cư trong khu vực [32]
Đề tài Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước ĐBSCL ứng phó với BĐKH đã xác định được các vấn đề bất cập trong quản
lý tài nguyên đất và tài nguyên nước ở ĐBSCL Đề tài này cũng nghiên cứu tích hợp các kịch bản BĐKH để đánh giá ảnh hưởng của ngập lụt từ thượng lưu đổ về và đánh giá ảnh hưởng của BĐKH và NBD gây ngập lụt đến năm 2050 [37]
Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học phân vùng sinh thái thích nghi với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản tại vùng ĐBSCL đã xác định được cơ sở khoa học về đánh giá tổn thương do BĐKH trong nuôi trồng thủy sản [35] Kết quả đánh giá tổn thương cho các huyện thuộc vùng ĐBSCL đã xác định được các huyện ven biển của các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh có chỉ số lớn nhất Các huyện này thuộc những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ của khu vực ĐBSCL
Nhìn chung, đã có nhiều đề tài nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam về tác động của BĐKH, tai biến và hoạt động nhận sinh đến đến tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế - sinh kế Các nghiên cứu về hiện trạng BĐKH, các tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên - xã hội được thực hiện trên nhiều đối tượng và khu vực khác nhau đã thu được hệ thống các số liệu, cơ sở khoa học, hệ phương pháp nghiên cứu, góp phần đánh giá, dự báo các tác động của BĐKH, NBD; đưa ra những giải pháp giảm thiểu, thích ứng, ứng phó với BĐKH tại Việt Nam Các công trình nghiên cứu khoa học cho ĐBSCL đã tập trung làm rõ một số khía cạnh chính như: đặc điểm tiến hóa địa chất, địa mạo; đặc điểm tài nguyên và môi trường, tác động của BĐKH và ảnh hưởng của tai biến như xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở bờ, tới con người tại khu vực Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đánh giá trên các khu vực khá rộng khác nhau và thường mỗi công trình nghiên cứu lại tập trung đánh giá trên một khía cạnh riêng biệt Chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng của BĐKH, các tác động của tai biến, BĐKH và các hoạt động nhân sinh tại khu vực cửa sông Hậu Hầu hết các nghiên cứu đi trước chưa chú trọng nghiên cứu tích hợp và lồng ghép tác động của nhiều yếu tố với nhau: tai biến, hoạt động nhân sinh xã hội và BĐKH đặc biệt là ở khu vực cửa sông sông Hậu Trong khi đó, tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh được khẳng định là ngày càng gia tăng và ngày càng phức tạp tạo nên những tác động đa chiều, bao gồm cả tiêu cực lẫn tích cực
Trang 322.2 HƯỚNG TIẾP CẬN
2.2.1 Tiếp cận hệ thống: hệ thống tự nhiên, xã hội, con người
Khu vực cửa sông Hậu có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, các loại hình tài nguyên thiên nhiên, tạo điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, NTTS, du lịch - dịch vụ, Trong những năm gần đây, khu vực có sự phát triển kinh tế - xã hội tương đối nhanh Tuy nhiên, nguồn nhân lực của các địa phương còn chưa theo kịp được tốc độ phát triển và diễn biến của các biến đổi tự nhiên và môi trường Trong bối cảnh đó, mục tiêu của phương pháp tiếp cận hệ thống là giúp phân tích được các thông tin về các chức năng của một hệ thống phức tạp để phát hiện các điểm quan trọng Phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ đóng vai trò quan trọng trong định hướng nghiên cứu Đây là cách tiếp cận đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học bền vững trên thế giới và ở Việt Nam Áp dụng các tiếp cận này sẽ giúp nhà nghiên cứu việc xem xét, đánh giá dưới góc nhìn đa chiều Để đánh giá tích hợp các tai biến khu vực cửa sông Hậu, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hệ thống tự nhiên -
xã hội - con người để xác định các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên; hệ thống xã hội;
hệ thống con người ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của tai biến, BĐKH khu vực cửa sông Hậu
2.2.2 Tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận hệ sinh thái chú trọng việc quản lý tích hợp đất, nước, và các loại động vật và thực vật nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững, công bằng các nguồn tài nguyên Tiếp cận hệ sinh thái quan tâm đến sự tương tác giữa sinh vật sống và môi trường, trong đó nhấn mạnh rằng con người với văn hóa đa dạng của mình là một thành tố thiết yếu của hệ sinh thái Áp dụng cách tiếp cận này không chỉ đánh giá được các yếu tố sinh thái tự nhiên mà còn hiểu được vai trò của con người, của phong tục tập quán, của văn hóa trong quá trình đánh giá tác động của tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh đến kinh tế, xã hội, môi trường ở khu vực Mặt khác, PTBV thực chất là bền vững về sinh thái Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các hợp phần của hệ sinh thái và lên toàn hệ sinh thái nói chung Ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của hệ sinh thái, làm tăng cường sức khỏe hệ sinh thái Vì vậy, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ứng phó với
Trang 33BĐKH và PTBV theo hướng tăng cường sức khỏe/tính chống chịu của các hệ trong
hệ sinh thái - xã hội Khu vực ven biển sông Hậu giàu có về các nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập nước Các nguồn tài nguyên này đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược phát triển KT-XH Do vậy, nghiên cứu sử dụng tiếp cận hệ sinh thái để tiếp cận vấn đề nghiên cứu
2.2.3 Tiếp cận kế thừa - phát triển - áp dụng
Để đánh giá tích hợp các tai biến tại khu vực cửa sông Hậu trong bối cảnh BĐKH, học viên sử dụng cách tiếp cận từ xây dựng cơ sở khoa học trên cơ sở nghiên cứu và chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về đánh giá tác động tích hợp tai biến Trên cơ sở khoa học đã có, tiến hành thu thập số liệu, tài liệu về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tác động của tai biến, BĐKH và hoạt động nhân sinh, từ đó lựa chọn các yếu tố tai biến, các chỉ tiêu ảnh hưởng và xây dựng khung nghiên cứu phù hợp với đặc điểm khu vực nghiên cứu tại cửa sông Hậu Sau đó lựa chọn, xác định phương pháp tính toán thích hợp để có thể chuẩn hóa hệ cơ sở dữ liệu, thành lập các bản đồ GIS và đánh giá phù hợp
Sau khi xây dựng được bộ khung nghiên cứu và tiến hành thu thập các loại dữ liệu cần thiết, tiến hành chuẩn hóa, tính toán và đánh giá thực trạng các tác động của tai biến theo công thức được lựa chọn Kết quả tính sẽ giúp đánh giá quá trình, xu hướng của tai biến, so sánh và đưa ra giải pháp phù hợp để giảm thiểu thiệt hại do tai biến gây ra trong tương lai cho khu vực cửa sông Hậu
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích và thu thập dữ liệu
Thu thập các số liệu, kết quả nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan đến luận văn từ các Chương trình khoa học và công nghệ các cấp: Chương trình KH&CN trọng điểm về chủ động ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Chương trình KH&CN về Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ phục vụ phòng tránh tai biến, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ PTBV vùng Tây Nam Bộ; Các chương trình khoa học, công nghệ khác liên quan
Trang 34Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các nguồn thông tin khác nhau: từ các trang web, các thông tin, báo cáo thường xuyên về thiên tai, phòng chống thiên tai
và ứng phó với BĐKH của các tổ chức, cơ quan chuyên môn trong địa bàn tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng Phương pháp thu thập những dữ liệu có s n ở các địa phương được nghiên cứu Cụ thể là thu thập nhiều loại tài liệu khác nhau, bao gồm:
- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân về KT-XH, QP-AN của các xã, phường
- Các báo cáo tài liệu về xây dựng nông thôn mới
- Các tài liệu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội, môi trường của các địa phương Những tài liệu này là cơ sở quan trọng để xây dựng các nội dung nghiên cứu phản ánh những đặc điểm kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường, tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh ở các địa phương được nghiên cứu
Từ các dữ liệu đã thu thập kết hợp với các kết quả khảo sát trên thực địa, việc phân tích dữ liệu được tiến hành Ngoài việc phân tích mẫu hiện trạng môi trường, việc phân tích dữ liệu thu thập từ thực địa và các dữ liệu định tính từ quan sát, phỏng vấn người dân cũng được kết hợp để phục vụ việc đánh giá Đối với các dữ liệu định tính, cần trích xuất những thông tin, số liệu từ các tài liệu có s n hay các phỏng vấn để làm dữ liệu phục vụ các nội dung của nghiên cứu Đối với việc xử lý
dữ liệu định lượng, quá trình này sẽ được xử lý trên chương trình SPSS phân tích tần suất, phân tích tương quan, phân tích hồi quy
2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu:
Ngoài việc thu thập các dữ liệu có s n, việc thu thập dữ liệu trên thực địa là hoạt động then chốt phục vụ quá trình đánh giá Thời gian thực hiện điều tra, khảo sát thực địa được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 Nhìn một cách tổng thể quy trình thu thập dữ liệu được thực hiện qua những bước cụ thể sau:
+) Khảo sát tự nhiên: Tiến hành thu thập và phân tích mẫu nước mặt Những
dữ liệu này là một phần quan trọng phục vụ việc đánh giá tác động của tai biến, BĐKH và hoạt động nhân sinh ở khu vực Tiến hành khảo sát và lấy 12 mẫu nước sông theo chiều dọc 2 bên bờ cửa sông Hậu thuộc khu vực nghiên cứu Các thông
số quan trắc gồm: Nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy hòa tan (D ), Độ đục, Độ dẫn điện (EC), Tổng chất rắn hòa tan (TDS, hàm lượng KLN (Bảng 2.1)
Trang 35Bảng 2.1 Phương pháp quan trắc hiện trường được áp dụng
1 Lấy mẫu nước mặt TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006)
Hình 2.1 Khảo sát hiện trường khu vực cửa sông Hậu tháng 05/2020
+) Phỏng vấn xã hội: Tiến hành thu thập dữ liệu qua các phương pháp: Thu thập
số liệu có s n tại các địa phương; phương pháp phỏng vấn các câu hỏi về xã hội Thông qua đó đã thu thập được các dữ liệu định tính liên quan đến: (1) Thực tế tác động của tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh đến kinh tế, xã hội, môi trường ở
Trang 36khu vực cửa sông Hậu; (2) Xu hướng tác động của tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh đến kinh tế, xã hội, môi trường ở khu vực cửa sông Hậu; (3) Quan điểm của người dân và những người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở về giải pháp, chính sách, mô hình phù hợp, hiệu quả nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực của tai biến, BĐKH, hoạt động nhân sinh đến kinh tế, xã hội, môi trường ở khu vực Phỏng vấn người dân được thực hiện tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Ngoài ra, các phỏng vấn cũng được thực hiện với cán bộ lãnh đạo địa phương, người dân địa phương và một số nhà khoa học, những người có chuyên môn sâu và am hiểu vấn đề nghiên cứu
2.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ nguy hiểm
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của tai biến cần xem xét và phân tích lịch sử tác động và tiềm năng tác động tương lai của các tai biến; đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại tai biến; mức độ nguy hiểm tổng hợp của các tai biến Các bước được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định lịch sử, hiện trạng tai biến tác động đến khu vực cửa sông Hậu
- Bước 2: Đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại hình tai biến trên cơ sở phân tích, đánh giá tần suất, phạm vi và cường độ tai biến (Bảng 2.2)
- Bước 3: Đánh giá mức độ nguy hiểm tổng hợp của tai biến ở khu vực
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nguy hiểm tích hợp của tai biến
Trang 37Các thông số liên quan đến tai biến thiên nhiên được sử dụng các phương pháp địa thống kê để xác định và đánh giá mức độ, phạm vi ảnh hưởng của từng tai biến Các phép thống kê phổ biến là nội suy theo khoảng cách, nội suy mật độ và tính toán mức độ tương quan các chỉ số của các tai biến Đối với các tai biến địa hóa và
các tai biến có dạng điểm, phương pháp địa thống kê (Kriging) tích hợp trong phần
mềm ARCGIS nhằm chi tiết hoá sự phân bố và biến động về mặt không gian Sau khi xử lý địa thống kê, do các chỉ tiêu về mức độ nguy hiểm do tai biến có nhiều đơn vị khác nhau nên cần áp dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu về giá trị phi đơn
vị và thuộc vào khoảng từ 0 ÷ 1 [73] Điều này nghĩa là khi giá trị chỉ số mức độ nguy hiểm do tai biến càng gần 1 thì chỉ tiêu thể hiện mức độ nguy hiểm cao và ngược lại, nếu giá trị chỉ số càng gần 0 thì mức độ nguy hiểm thấp
Phương pháp chuẩn hóa số liệu dựa vào khoảng dao động tự nhiên của dữ liệu (min – max) hoặc giá trị xu hướng của dữ liệu (ví dụ, giá trị trong quy chuẩn môi trường) Dựa trên các tập số liệu này và giá trị các chỉ tiêu xác định được, khoảng giá trị chuẩn hóa của từng chỉ tiêu được tính theo các phương trình sau:
+ Đối với các chỉ tiêu làm tăng mức độ nguy hiểm do tai biến:
Xi = (Xn - Xmin)/(Xmax- Xmin) (1) + Đối với các chỉ tiêu làm giảm mức độ nguy hiểm do tai biến:
Xi = (Xmax- Xn)/(Xmax - Xmin) (2) Trong đó: Xn: là giá trị của chỉ tiêu n; Xmax: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu n; Xmin: giá trị nhỏ nhất của chỉ tiếu n
Trên cơ sở đó, chỉ số mức độ nguy hiểm do tai biến khu vực cửa sông Hậu với từng hợp phần được tính theo công thức sau:
1
n i i
X C
n
(3) Trong đó: X1, X2,…Xn là giá trị chỉ tiêu sử dụng đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến
Giá trị tổng hợp mức độ nguy hiểm do tai biến (H)s được xác định bằng công thức:
1
n i i
(4)
Trang 38Trong đó: C1, C2,…Cn là giá trị chỉ số sử dụng đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến của từng hợp phần tại khu vực nghiên cứu Trên cơ sở đó, đánh giá được mức độ nguy hiểm do tai biến khu vực cửa sông Hậu
2.3.4 Phương pháp đánh giá mức độ nhạy cảm
Mức độ nhạy cảm với tai biến, BĐKH tại tại khu vực cửa sông Hậu được đánh giá thông qua các tham số: (1) Khoảng cách từ khu dân cư đến bờ sông, 2) Khoảng cách từ điểm nhiễm mặn trên sông, 3) Khu vực có nguy cơ thiếu nước mùa khô, 4) Khu vực sạt lở chưa được kè bờ Trong đó:
- Tiêu chí (1) “Khoảng cách từ khu dân cư đến bờ sông” được đánh giá thông qua việc xử lý và phân tích lớp phủ thực vật, phân tích không gian trong khu vực nghiên cứu
- Tiêu chí (2) “Khoảng cách từ điểm nhiễm mặn trên sông” được đánh giá dựa trên dữ liệu các khu vực xuất hiện tai biến xâm nhặp mặn
- Tiêu chí (3) “Khu vực có nguy cơ thiếu nước mùa khô” được đánh giá thông qua việc phân tích, chuẩn hóa dữ liệu về mực nước sông Hậu mùa khô và dữ liệu địa hình, địa mạo, cơ sở hạ tầng, trong khu vực nghiên cứu
- Tiêu chí (4) “Khu vực sạt lở chưa được bảo vệ” được đánh giá thông qua phân tích và xử lý các dữ liệu về hoạt động xây dựng đê kè bảo vệ ven biển, ven sông Hậu Bao gồm cả các khu cực đã có kế hoạch dự kiến xây dựng
2.3.5 Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương
Nghiên cứu và dự báo Mức độ tổn thương (MĐTT) là cơ sở cho giảm thiểu thiệt hại tai biến, bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên và xây dựng mô hình PTBV theo cách tiếp cận tiên đoán và ngăn chặn những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người thay cho cách tiếp cận phản ứng và chữa trị truyền thống Hiện nay, các phương pháp, quy trình và mô hình đánh giá tổn thương đã được nhiều tác giả xây dựng và đánh giá Tuy nhiên, các phương pháp và mô hình dự báo MĐTT vẫn chủ yếu chỉ được xây dựng cho các tai biến riêng lẻ
Khả năng thích ứng là “sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại” [5], khả năng thích ứng bao hàm khả năng chống chịu Quy trình và
Trang 39mô hình đánh giá tổn thương của Cutter và nnk [70] được đánh giá là phù hợp với điều kiện nghiên cứu tổn thương ở Việt Nam Dựa trên phương pháp đánh giá tổn thương của Cutter, nghiên cứu này đánh giá MĐTT của hệ thống tự nhiên, xã hội, của cộng đồng do các tác động từ tai biến (xói lở, lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn,…) Cùng với đó, các chỉ số dễ bị tổn thương được tính toán từ các chỉ số thành phần theo mô hình của IPCC (2007) [63] Các tiêu chí được đề xuất trong luận văn đặc trưng cho khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, do đó nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “khả năng chống chịu” thay cho “khả năng thích ứng” trong mô hình của IPCC (2007) Các bước đánh giá MĐTT trước tác động của tai biến, BĐKH gồm:
+ Bước 1 - Xác định, đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến, BĐKH: Xác định các loại tai biến xảy ra trong khu vực; Xác định các tai biến dựa vào mức độ nghiêm trọng của các tai biến (cường độ, quy mô, tần suất, mức độ gây hại) và các yếu tố gây cường hóa tai biến
+ Bước 2 - Phân tích tai biến: Xác định mức độ nguy hiểm mỗi tai biến trên bản
đồ tai biến
+ Bước 3 - Phân tích mức độ nhạy cảm của hệ thống tự nhiên, xã hội với tai biến: Xác định và mô tả các mức độ nhạy cảm với các tai biến xói lở, nhiệm mặn, hạn hán
+ Bước 4 - Phân tích khả năng chống chịu của hệ thống xã hội và tự nhiên: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống chịu tự nhiên gồm: địa hình, thực vật ven sông, ven biển; mạng lưới thủy văn; Xác định khả năng chống chịu xã hội gồm: hệ sinh thái nông nghiệp (trồng cây ăn quả, khu vực trồng lúa, khu vực nuôi trồng thủy sản, hệ thống đê kè, cống thủy lợi và xã nông thôn mới
+ Bước 5 - Phân tích mô hình định lượng MĐTT:
Trang 40- Mức độ nguy hiểm do tai biến, BĐKH (E) gồm mức độ nguy
hiểm của các tai biến có tác động mạnh nhất đến khu vực nghiên cứu, bao gồm: xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển và nguy cơ bão;
- Mức độ nhạy cảm với tai biến (S) gồm các chỉ tiêu khoảng cách
từ khu dân cư đến bờ sông, khoảng cách từ điểm nhiễm mặn trên sông, khu vực có nguy cơ thiếu nước mùa khô, khu vực sạt lở chưa được kè bờ;
- Khả năng chống chịu (AC) gồm Khả năng chống chịu tự nhiên
(Độ cao địa hình, Thảm thực vật ven sông, ven biển, Mạng lưới thủy văn); Khả năng chống chịu xã hội: Hệ sinh thái nông nghiệp (Khu vực trồng cây ăn quả, Khu vực trồng lúa và Khu vực NTTS), Hệ thống đê, kè; Cống thủy lợi; Nông thôn mới
Hình 2.2 Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội Bảng 2.3 Bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương khu vực cửa sông Hậu
E Mức độ nguy hiểm do tai biến (E)
4 Xói lở bờ sông, bờ
Dữ liệu phân loại mật độ đối tượng