1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đến việc bảo Đảm quyền của người khuyết tật

15 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc bảo đảm quyền của người khuyết tật Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc bảo đảm quyền của người khuyết tật

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ ĐẾN VIỆC BẢO DAM QUYEN CUA NGUOI KHUYET TAT

NCS Neuyén Tha Trang — PGS.TS Va Céng Giao

Việt Nam và thế giới đang đứng trước bình minh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 hoặc công nghiệp 4.0) Một vấn đề đặt ra là cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động như thế nào đến việc bảo đảm quyền của người khuyết tật Bài viết này có mục đích giải quyết những vấn đề sơ khai về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc bảo đảm quyền của người khuyết tật Theo đó, bài viết được chia thành bốn phần như sau: Phần thứ nhất trình bày khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phần thứ hai trình bày khái quát về quyền của người khuyết tật, phần thứ ba trình bày những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với việc bảo đảm quyền của người khuyết tật và phần thứ tư trình bày các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của người khuyết tật trong thời đại công nghiệp 4.0

1.Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Lịch sử loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bat đầu từ năm 1784 với vai trò của máy hơi nước trong sản xuất hàng hoá Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ năm 1870, trong thời đại công nghiệp lần thứ hai, hàng hoá được sản xuất hàng loạt với vai trò của năng lượng điện Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ năm 1969 với việc ứng đụng điện tử và công nghệ thông tin trong sản xuất tự động hoá Hiện nay, lịch sử loài người đang ở trong thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Theo quan điểm của PriceWaterHouseCoopers,cách mạng công nghiệp lần thứtư tập trung đến số hoá (mã hoá) tất cá các tài sản hữu hình và tích hợp trong hệ thống kinh té sé (digital ecosystems) voi cdc chudi giá trị, Theo quan điểm của Bộ Công nghiệp Cộng hoà Indonesia thì điểm mấu chết trong khái niệm công nghiệp 4.0 là nâng cao hiệu quá sản xuất bằng việc sử dụng sự kết nối và công nghệ thông tin (information & communieation technology}.Theo quan điểm của Delloite, cách mạng công nghiệp 4.0 được dựa trên nền tảng hệ thống kết nối không gian số - thực thể (CPPS} Bộ công nghiệp Australia có một định nghĩa tương đối đầy đỏ về cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

“Tương tự như internet đã tạo ra giá trị vô cùng to lớn bằng việc kết nỗi con người thực tại, thì trong thời đại công nghiệp lần thứ tư, sẽ có sự kết nối vật (Internet of Things), theo đó các vật sẽ được kết nối với nhau Hệ thống kết nối không gian SỐ -

1PWC (2016), 2016 Global Industry 4.0 Survey, Industry 4.0: Building the digital enterprise, www.pwe.com/industry40, tr 6

> Ministry of Industry of Republic of Indonesia (2017), Chances and Challenges of Industry 4.0 Workforce, tr 3 ‘Dello

industry 4.0 Challenges and solutions for the digital transformation and use of exponential

Na —

Trang 2

thực thé sé tạo ra sản xuất thông mỉnh, ở đó các sản phẩm trí tuệ, máy móc, mạng lưới, hệ thống độc lập tương tác và kết nối với nhau trên một quy trình sản xuất thống nhất

— giảm thiểu sự can thiệp của con người.”!

Có thê thấy rằng, các khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 có sự khác nhau

về ngôn ngữ diễn đạt Tuy nhiên, về mặt nội dung các khái niệm đều thể hiện rõ cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền táng số hoá và kết nối Các thông tin

của các thực thể và con người đều được mã hoá và đưa vào hệ thông chung Đồng thời, các vật, thiết bị được kết nối với nhau tạo ra một hệ thống thông tin không lồ Đây là cơ sở cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo Trong nền công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo đần thay thế trí tuệ con người trong sản xuất, cung cấp địch vụ Sự tham gia của các robot cũng làm giảm đáng kế sự can thiệp của con người vào quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ Từ các định nghĩa nêu trên, có thể khái quát các đặc điểm cơ bản của cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

Trướctiên, trong thời đại công nghiệp 4.0, mọi thứ được mã hoá và kết nối với nhau (digital transformation) Như vậy, các vật sẽ được gắn chip và bộ cảm biến thông mình và như vậy chúng được kết nối với nhau Theo nghiên cứu của PriceWaterHouseCoopers thì số hoá (mã hoá) mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp với kỳ vọng là giảm 3,6% chỉ phí hoạt động và hiệu quả tăng 4,19% Cũng theo PriceWaterHouseCoopers, các doanh nghiệp đang dần phát triển hệ thống xây dựng kế hoạch sản xuất tích hợp Theo đó, hệ thống này sẽ tích hợp các đữ liệu trong nội bộ đoanh nghiệp, từ tất cả các bộ cảm biến dẫn đến hệ thống ERP - với thông tin từ các đối tác trong chuỗi giá trị ngang, như sự thay đỗi về nhu cầu tiêu ding.’

Sự kết nối dẫn đến nhiều thay đổi, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh

chóng, mọi thứ được kết nối trong một chỉnh thể, những ý niệm cũ về riêng tư bị phá vỡ, nhường chỗ cho những quan niệm mới về thông tin chung và thông tin riêng tư Tuy nhiên, sự kết nối này không đồng nghĩa với yếu tố cá nhân bị mất đi Ví dụ, khách hàng có thể được chào mời bới hàng nghìn, hàng triệu nhà cung cấp, nhưng những nhu cầu cá nhân của khách hàng vẫn phải được thoả mãn và khách hàng sẽ chọn sản phẩm, dich vụ nào phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình nhất

Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư, internet of things phát triển Theo đó, các thiết bị chứa nguồn thông tin được kết nối với nhau Với cách này, dữ liệu ở các thiết bị sẽ được kết nối Kết quả là thông tin được trao đổi dễ đàng, thuận lợi và nhanh chóng Con người được tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ, tiệm cận với

! Prime Minister°s Industry 4.0 Taskforce (2017), Industry 4.0 Testlabs in Australia Preparing for the Future, Australian Government, Swinburne ResearchL], tr 6

?PWC (2016), 2016 Global Industry 4.0 Survey, Industry 4.0: Building the digital enterprise, www.pwe.com/industry40, tr 13

3PWC (2016), 2016 Global Industry 4.0 Survey, Industry 4.0: Building the digital enterprise, www.pwe.com/industry40, tr 13

Trang 3

vô hạn Với thời đại mà thông tin được mã hoá, phân tích thông tin và an ninh thông tin là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, các nền kinh tế, khu vực và toàn cau

Hệ thống kết nối không gian số - thực thể (CPPS) dẫn đến hình thành mạng lưới

sản xuất thông minh dọc (the vertical networking of smart production systems) Với khả năng tiếp cận và xứ lý thông tin nhanh chóng, nhạy bén thì các doanh nghiệp ngay lập tứceó phân ứng với những thay đổi của thị trường Với nền sản xuất được mã hoá, nguyên liệu, vật liệu và các tư liệu sản xuất khác luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận ở bất kỳ địa điểm và thời điểm nào Như vậy, những nhược điểm của nền sản xuất cũ như thiếu tư liệu sản xuất, nguồn lực, được khắc phục hiệu quả trong thời đại công

nghiệp 4.0 Hệ thống kết nối không gian số - thực thể (CPPS) cũng dẫn đến sự phát

triển của mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu Nguồn đữ liệu không lồ được kết nối và tích hợp làm cho chuỗi giá trị toàn cầu minh bạch và linh hoạt hơn

Trí tuệ nhân tạo dần dần được sử đụng để thay thế con người trong các công việc ngày càng phức tạp hơn Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot, các công việc chân tay dan dan sé do robot dam nhiệm Ngoài ra, đối với một số công việc đòi hỏi phải sử dụng trí tuệ thì trí tuệ nhân tạo và robot sẽ có thé thay thế được con người Thực ra, hiện nay, chúng ta đã chứng kiến những trí tuệ nhân tạo thế hệ đầu Ở nhiều nước đã có xe tự lái, trợ lý ảo, phần mềm dịch thuật Trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp tạo ra những phương tiện tự lái trong các nhà máy và kho hàng, tiết kiệm thời gian và chi phi trong chuỗi quản lý (SCMI), làm tăng sự độ tin cậy của sản phẩm, phân tích khối lượng đữ liệu khổng lồ mà còn có thê giúp có nhiều giải pháp xây dựng và thiết kế hoặc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa người và máy trong cung cấp dịch vụ' Trong tương lai, các cuộc chiến tranh nếu có xây ra sẽ là cuộc chiến tranh của tự động hoá, với sự tham gia của nhiều “binh sĩ robot”.Trong đời sống hôn nhân, những người cô đơn cũng đã có cơ hội tìm được bạn tình của mình là những robot tình dục Thậm chi, robot tỉnh dục đang là kẻ thứ ba chen vào cuộc sống hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng

ở nhiều nước trên thế giới

2 Khái quát về quyền của người khuyết tật

Theo con số của B6 LD-TB&XH, tinh đến tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7.8% dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng

chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 28,3% người khuyết tật là

trẻ em, 10,2% người khuyết tật là người cao tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo”.Số liệu trên cho chúng ta thấy người khuyết tật là một bộ phận trong tổng dan sé cia Viet Nam

'Delloite (2015), Industry 4.0 Challenges and solutions for the digital transformation and use of exponential

technologies, tr 8

249

Trang 4

Rõ ràng, những người có khiếm khuyết về thể chất! hoặc tỉnh thần? luôn gặp khó khăn hơn so với những người không khuyết tật trong cuộc sống và công việc Ví dụ, người bị liệt chân phải ngồi xe lăn gặp khó khăn hơn so với người không khuyết tật khi tham gia giao thông Người bị khiếm thính gặp khó khăn hơn người không khuyết tật trong giao tiếp nếu như không có máy trợ thính Trẻ em bị khiếm khuyết phát triển gặp nhiều khó khăn trong học tập so với trẻ em bình thường Trong lao động, người bị liệt tay gặp nhiều cản trở về thể chất để tham gia dây chuyển sản xuất,

người bị khiếm thị, khiếm thính hoặc bị liệt chỉ gặp nhiều khó khăn trong công việc

bảo vệ, an ninh, lái xe, Có thể thấy rằng, người khuyết tật gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong học tập, lao động và cuộc sống so với những người không khuyết tật từ chính những khiếm khuyết đó Những khiếm khuyết về y học của người khuyết tật có thể được khắc phục bằng công nghệ y học hiện đại, như máy trợ thính đành cho người

khiếm thính, chữ nổi đành cho người khiếm thị, phương tiện dành cho người bị liệt

chân, chân giả, tay giả,

Tuy nhiên, sự kỳ thị, thái độ thương hại, sự thiếu tin tưởng của xã hội đối với người khuyết tật mới là rào cân lớn đối với người khuyết tật Trong môi trường học tập, trẻ em bị khiếm khuyết về trí tuệ khó có cơ hội tham gia học tập tại các trường học đành cho trẻ em bình thường Trong lớp học, trẻ em bị khuyết tat dé bi ban bè chế giễu, bạo lực hoặc cô lập Theo một nghiên cứu thì những khó khăn mà gia đình

có trẻ khuyết tật phát triển gặp phái là: khó khăn lớn nhất (chiếm 53.3 % ý kiến trả

lời) mà cha mẹ gặp phải là “Tìm kiếm trường/“trung tâm có thể cho trẻ đi học”; Khó

khăn thứ 2 mà cha mẹ gặp phái (chiếm 45.7% ý kiến trả lời) là “Tìm kiếm nhà

chuyên môn giáo dục”; Khó khăn xếp hạng 3 (với 41% ý kiến trả lời) 1a “Tim kiếm các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của trế” và khó khăn thứ 4 (với 24.8% ý kiến trả lời) là “Tìm kiếm nhà chuyên môn về y tế, chăm sóc, nuôi dưỡng”Š.Các nhà tuyển đụng cũng dè đặt trong việc tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc Người khuyết tật cũng gặp khó khăn trong kết hôn

Người khuyết tật cũng là con người Họ không may mắn như những người bình thường, vì lý do bam sinh, bệnh tật, tai nạn hay rủi ro khác mà họ bị khiếm khuyết về thé chất hoặc tỉnh thân Vì vậy, sẽ thực sự vô lý và bất công nếu như người khuyết tật bị cô lập trong xã hội của loài người, bị phân biệt đối xử, phải chịu cảnh nghèo đói, Người khuyết tật là con người nên họ phải được cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội đối xử như một con người bình thườngvới đầy đủ các quyền của con người Bên !Trong phạm vì bài viết này, “khiếm khuyết về thể chất” dùng để chỉ những khiếm khuyết của cơ thể, như bị

thiếu, liệt, hỏng hoặc mất một hoặc một số bộ phận cơ thể hoặc một hoặc một số bộ phận cơ thể bị suy giảm

hoặc mắt chức năng hoặc các khiếm khuyết khác không liên quan đến thần kinh, tâm thần, trí tuệ

?Trong phạm vi bài viết này, “khiếm khuyết về tỉnh thần” dùng để khiếm khuyết về thần kinh, tâm thần, trí tuệ,

các khuyết tật khác liên quan đến năng lực tư duy, nhận thức

“Đỗ Hạnh Nga (2011), Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầu của họ đối với địch vụ xã hội, Ki yếu Hội thảo Khoa học Công tác xã hội-kết nối và chia sẻ, Trường Đại học KHXH&NV TpHCM tổ chức, 11/11/2011, tr 4

Trang 5

cạnh đó, họ cũng cần có cơ hội gia nhập một cách trọn vẹn vào toàn bộ đời sống, học tập, lao động của loài người, Có thể thấy rằng triết lý của việc xây đựng các quy định của pháp luật về quyền của người khuyết tật là nhằm bảo đảm người khuyết tật được đối xử theo đúng nghĩa là con người với đầy đủ những quyền mà Hiến pháp và pháp luật thừa nhận

Vì lẽ đó, trước hết, khái niệm “người khuyết tật” cần được xây dựng theo hướng chú trọng vào những rào cân về thái độ và môi trường xã hội đối với việc thực biện quyền con người Như vậy, định nghĩa “người khuyết tật" tối thiểu cần bao quát tất cả những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất hoặc tỉnh thần.Đây là cách tiếp cận của Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật: “Người khuyết tật bao gồm người bị khiếm khuyết đài hạn về thể chất, tỉnh thần, tư duy hoặc cảm giác và với sự tương tác với nhiều rào cần có thể cản trở họ tham gia đầy đủ và hiệu quả một cách bình đẳng với những người khác trong xã hội.” (Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tậU) Điều 2.1 Luật người khuyết tật năm 2010 của Việt

Nam định nghĩa người khuyết tật: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một

hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” Về cơ bán, mặc dù vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện nhưng bên cạnh đókhái niệm người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam đã gần tương thích với cách tiếp cận của quốc tế về người khuyết tật

Như phần trên đã phân tích, các quy định của pháp luật về quyền của người khuyết tật có mục tiêu bảo đảm người khuyết tật có được đối xử như một con người bình thường, có cơ hội tham gia trọn vẹn, đầy đủ vào xã hội của loài người Vì vậy, quyền của người khuyết tật được chia thành bến nhóm quyền chính Nhóm thứ nhất các quyền cơ bản của con người, nhóm thứ hai là quyền được đối xử bình đẳng và không phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, nhóm thứ ba là quyền tiếp cận và nhóm thứ

tư là quyền được hỗ trợ

Nhóm thứ nhất, các quyền cơ bản của con người Vì người khuyết tật cũng là con người, nên họ cũng có những quyền cơ bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc Người khuyết tật là công dân của một quốc gia thì cũng có các quyền công đân như quyền bầu cử, quyền ứng cử và các quyền khác Người khuyết tật cũng có quyền tự do kinh doanh, quyền có việc làm và các quyền

khác như những người không khuyết tật

Nhóm thứ hai, quyền được đối xử bình đẳng và không phân biệt đối xử vì lý do

khuyết tật Điều 5.2 Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật quy định: “Quốc gia thành viên phải câm mọi sự phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật va bao đâm người khuyết tật có công cụ pháp lý hiệu quả chống lại sự phân biệt đối xử dựa

‘United Nations, From Exclusion to Equality — Realizing the rights of persons with disabilities, Handbook for ữ is with Đisabilifles and Its Optional Protocol, No 14

251

Trang 6

trên bất kỳ cơ sở nào.” Như vậy, người khuyết tật được bảo vệ chống sự phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật Ở các nước common law, tồn tại khái niệm phân biệt đối xử

trực tiếp hoặc phân biệt đối xử gián tiếp Phân biệt đối xử trực tiếp là trường hợp

người khuyết tật được đối xử kém thuận lợi hơn người không khuyết tật trong khi đó phân biệt đối xử gián tiếp liên quan đến các chính sách hoặc hành vi áp đặt những yêu cầu bất hợp lý lên người khuyết tật' Ví dụ, việc yêu cầu tất cả những người lao động phải có khả năng sử dụng điện thoại là phân biệt đối xử đù người sử dụng lao động không cố ý phân biệt đối xử trừ khi người sử dụng lao động chỉ ra rằng bản chất của công việc đòi hỏi tất cả người lao động phải có khả năng sử dụng điện thoại, ví dụ kinh doanh bán hàng qua điện thoại” Pháp luật Việt Nam cũng cấm kỳ thị và phân biệt đối

xử đối với người khuyết tật Như vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đều cắm phân biệt đối xử với người khuyết tật

Nhóm thứ ba, quyền tiếp cận Quyền tiếp cận của người khuyết tật được hiểu là quyền được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng địch vụ xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội, thực hiện các quyền một cách bình đẳng với người không khuyết tật phù hợp với dạng khuyết tật Người khuyết tật có đầy đủ các quyền con người và quyền công dân như một người không khuyết tật Tuy nhiên, do khiếm khuyết về thể chất hoặc tỉnh thần nên họ không có khả năng thực hiện các quyền này một cách đầy đủ như người bình thường Ví dụ, người ngồi xe lăn không thể tự mình trèo cầu thang có các bậc như người bình thường, người bị khiếm thị không thể tự mình qua đường, trẻ em khiếm thính không thể ngồi nghe giảng trên lớp học bình thường nếu không có phương tiện hỗ trợ Vì vậy, quyền tiếp cận là điều kiện tiên quyết để người khuyết tật sống tự lập và tham gia đầy đủ và bình đẳng trong xã hội” Trước hết, người khuyết tật có nhu cầu tiếp cận môi trường sống, học tập, lao động thực tế của xã hội, được tham gia giao thông, được tiếp cận thông tin, được giao tiếp, được cống hiến cho xã hội, được tham gia các hoạt động xã hội, được sử dụng các dịch vụ xã hội và được sử đụng các cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng và các tiện tích công cộng khác trong xã hội một cách đầy đủ và bình đẳng như người không khuyết tật Nhưng vì họ không có khả năng tiếp cận những thứ đó một cách đầy đủ và bình đẳng như người không khuyết tật Nên nếu không thừa nhận những nhu cầu đó thành quyền của người khuyết tật thì mọi quy định về quyền của người khuyết tật chỉ mang ý nghĩa ly thuyết mà không có tính thực tế Vì lẽ đó, pháp luật cần thừa nhận đây là quyền của người khuyết tật và tương ứng với nó là nghĩa vụ của Nhà nước, tô chức, cá nhân cần phải bảo đấm quyền tiếp cận của người khuyết tật Ví dụ, theo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật năm

' Lelia Helms (2010), Disability Litigation and Universities in Universities in Australia and the United States: A Comparative Perspective, International Journal of Law & Education, 1836-9030 Vol 15, No 1, 2010, pp 79-107,

tr 80, 81

*Bonnie Poitras Tucker (1995), The Disability Discrimination Act: Ensuring Rights of Australians With Disabilities, Particularly Hearing Impairments, Monash University Law Review [Vol 21, No | '95], tr 23, 24 3Committee on the Rights of Persons with Disabilities, General comment No 2 (2014), CRPD/C/GC/2, 22 May 2014, doan 1

Trang 7

cho hưởng những tu đãi nhất định nhằm giảm bớt những khó khăn mà họ phải gánh

chịu do sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tỉnh thần Chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia VÍ dụ, người khuyết tật có thể được miễn, giảm các loại thuế, phí và nghĩa vụ tài chính khác; người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng Đây là những hỗ trợ trực tiếp đành cho người khuyết tật Bên cạnh đó, các quốc gia còn có thê phát triển các chính sách hỗ trợgián tiếp cho người khuyết tật Ví dụ chính sách ưu đãi thuế và nghĩa vụ tài chính khác cho các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có việc làm nuôi sống bản thân và gia đình Các sản phẩm sản xuất dành riêng cho người khuyết tật như xe lăn, máy trợ

thính, cũng được hưởng ưu đãi thuế

3 Tác động (tích cực, tiêu cực) của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc bảo đảm quyền của người khuyết tật

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng nhất định đến con người nói chung và đến người khuyết tật nói riêng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng là công nghệ số và internet of things đã xoá nhoà khoảng cách về không gian và thời gian và người hướng lợi lớn nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là người tiêu dùng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với sự phát triển của công nghệ SỐ, công nghệ nano, công nghệ sinh học và các công nghệ tiết kiệm năng lượng làm cho các sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đang đạng hơn “Chúng ta có thể đặt taxi, vé máy bay, mua sản phẩm, thanh toán, nghe nhạc, xem phim hoặc chơi game từ khoảng cách xa." Chúng ta có thể thấy Uber hay Grab là những ví dụ điển hình của vai trò của công nghệ đếi với tiêu dùng Trước đây, khi di taxi truyền thống, người tiêu dùng phải gọi điện thoại và chưa chắc chắn là có taxi Ngày nay, với sự có mặt của Uber và Grab, người tiêu dùng hoàn toàn có thể fìm được chiếc xe phù hợp với giá hợp lý và biết trước được các thông tin cần thiết của chuyến đi như tài xế, thời gian di chuyển, tiền, chỉ phí phát sinh Ngày nay, sinh viên hay các nhà khoa học đang dân dần không phải đến thư viện để tìm sách, thư viện số đã giúp họ có thê tiếp cận và đọc tài liệu ở bất kỳ đâu Trong giáo dục, Topica là một ví đụ điển hình của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo Người học không cần phải đến lớp mà có thể đăng ký học online tại bất kỳ thời điểm nào, không gian nào Như vậy, tác

' Điều 5, 15(4), 16(3)(b), 1721(b), 180) 7 của luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật năm 1992

cla Uc (Disability Discrimination Act 1992)

“Klaus se bwab, The Fourth Industrial Revolution: what it means and how to respond, World Economic Forum, v.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond,

253

Trang 8

động đầu tiên của thế giới số là người tiêu dùng có thể đặt mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở bất kỳ đâu Vì vậy, khoảng cách và đi lại không còn là trở ngại đối với việc tiếp cận và sử đụng địch vụ Điều này mang những tín hiệu vui cho người khuyết tật Họ không nhất thiết phải đến trường, đi siêu thị, vào rạp chiếu bóng, Họ chỉ cần ngồi nhà hay ở bất kỳ đâu mà vẫn có thể tham gia học tập, nghiên cứu, đặt mua hàng và sử dụng dịch vụ

Kỷ nguyên số đẫn đến số hoá tất cả các doanh nghiệp Việc sử dụng các thiết bị thông minh, internet of things, cùng với hệ thống thông tin được mã hoá và kết nổi toàn điện dẫn đến việc sử dụng lao động cũng thay đổi Người lao động có thể làm việc cho nhiều đoanh nghiệp ở những nơi khác nhau Thậm chí, một người Việt Nam sống ở Việt Nam có thể làm việc cho một công ty ở Mỹ Văn phòng thực không phải là một vẫn đề quan trọng Việc quản lý, điều hành, trao đối công việc, trả kết quả công

việc, tiếp khách hàng có thể được thực hiện trên môi trường số mà không nhất thiết

phải có gặp gỡ mặt đối mặt (face to face) Thanh toán cũng được thực hiện hoàn toàn qua mạng internet Đây cũng là một tín hiệu vui cho những người khuyết tật có bất lợi trong việc di chuyến, đi lại Họ hoàn toàn có thể ở nhà hoặc ở đâu đó mà vẫn làm việc và có thu nhập

Như vậy, kỷ nguyên số sẽ giúp xoá nhoà những trở ngại về khả năng di chuyển, đi lại của người khuyết tật bị hạn chế về khả năng đi lại Những người này hoàn toàn có thể quản lý, điều hành, làm việc, tiêu dùng mà không phải đi lại Có thể thấy rằng, quyền tiếp cận, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh của người khuyết tật sẽ được bảo đám tốt hơn trong thời đại công nghiệp 4.0 khi mà những cản trở về mặt thể chất không còn ý nghĩa trong thế giới áo

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển của các thế hệ robot mới có khả năng thay thế con người cho các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp như xe tự lái, thiết bị tự vận hành, đến khả năng trả lời các câu hỏi khó như giải toán, đánh giá hiệu quả đầu tư, trả lời câu hỏi về vấn đề pháp lý không quá phức tạp, soạn thảo hợp đồng không quá phức tạp, Như vậy, công nghệ hỗ trợ tối đa cho con người trong học tập, lao động và sinh hoạt Vì vậy, những khó khăn của người khuyết tật có thể được khắc phục và giải quyết một cách đễ dàng Ví dụ, với xe tự lái, người khuyết tật có khá năng đi chuyển bằng phương tiện này mà không cần thiết phải sử dụng chân, tay điều khiển Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng có thể được chăm sóc y tế bởi những robot y tế thông minh qua đó làm giảm chi phí nhân lực trong chăm sóc y tế cho người khuyết tật và cũng giảm gánh nặng cho người thân thích của người khuyết tật

Nói tóm lại, cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp đẩy lùi những cản trở đếi với người khuyết tật trong học tập, lao động và sinh hoạt Trong thể giới số, những cản trở về thê chất không còn là vấn đề lớn Có thể khẳng định rằng cách mạnh công nghiệp lần thứ tư tăng cơ hội để cho người khuyết tật thực hiện được quyền học tập, quyền lao động, quyền kinh đoanh và các quyền khác một cách bình đẳng với người

Trang 9

không khuyết tật Tuy phiên, bên cạnh những tác động tích cực, cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho người khuyết tật Đây là những vấn đề mà các Nhà nước cần nghiêm túc đánh giá và có chính sách phù hợp nhằm bảo đâm quyền của người khuyết tật

Thứ nhất, không phải tất cá những người khuyết tật cũng đều có khả năng thụ hưởng những lợi ích mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại Một điều khó có thể phủ định là tỷ lệ người khuyết tật sống trong cảnh nghèo đói, thất nghiệp cao hơn so với người không khuyết tật Một nghiên cứu cho thấy:

“Khoảng 20% người khuyết tật trong độ tuổi lao động (18 đến 60 tuổi) không làm việc Lư đo chính khiến người khuyết tật không làm việc là do sức khỏe kém ý lư do khuyết tật Người khuyết tật thường làm việc trong khu vực nông nghiệp hay làm

kinh tế gia ảnh nhiều hơn so với người không khuyết tật; người không khuyết tật

thường làm việc trong khu vực kinh tế công và tư nhân Tỷ lệ người khuyết tật có thu nhập, bao gồm lương, trợ cấp, phúc lợi ngoài lương, thấp hơn rất nhiều sơ với người không khuyết tật Người khuyết tật làm việc trong các cơ sở lao động thường nhận mức lương thấp hơn so với người không khuyết tật làm cùng một loại công việc Ở cấp độ gia đnh, thu nhập hộ có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ khuyết tật Người khuyết tật thường thuộc những hộ nghèo hơn so với người không khuyết tật.”

Rõ ràng, có một tỷ lệ không nhỏ người khuyết tật khó khăn trong việc tiếp cận và thụ hưởng những lợi ích của cách mạng công nghiệp lần thứ tư Họ là nhóm người sẽ bị đây lại phía sau và càng bị đẩy xa hơn so với những nhóm người khác Đương nhiên, nhóm người này khó có thể tự mình bảo đảm được những quyền của người khuyết tật mà pháp luật đã ghi nhận Với sự cô lập khỏi thế giới số, những người này vẫn tiếp tục sống trong tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, bị kỳ thị, phân biệt đối xử

Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cấu trúc quan hệ lao động theo hướng quyền của người lao động bị suy giảm Như trên đã phân tích, việc thuận tiện trong việc tiếp cận, xử lý thông tin làm cho cơ hội các công ty tìm kiếm được các ứng viên làm việc bán thời gian tăng lên Việc sử dụng không gian ảo khiến cho các công ty không còn nhiều nhu cầu sử dụng lao động đài hạn Các quan hệ lao động ngắn hạn trở lên phổ biến ở nhiều nước Những quyền, lợi ích của một người lao động đài hạn không còn được chú trọng “Trong xu hướng đó, công đoàn, thoả ước lao động tập thể sẽ ngày cảng mờ nhạt vai trò: khó mà thiết lập những thiết chế này khi mà lực lượng lao động ngắn hạn và luôn thay đối, hơn nữa, người lao động phải cạnh tranh với máy móc.”? Như vậy, với xu hướng hợp đồng ngắn hạn, thậm chí là hợp đồng theo ngày, theo giờ, theo dự án cụ thể được ta chuộng, quan hệ lao động truyền thống bị

tViện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2013), Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, tr 18

“Sherif Elsayed-Ali (2016), Our hurnar

World Economic F Attps:/h future-ofhuman-rigt 3

Trang 10

phá vỡ Các quy định có lợi cho người lao động nói chung và người lao động khuyết

tật nói riêng khó có khả năng phát huy tác dụng Bởi vì, với các hợp đồng ngắn hạn, có

tính chất khoán việc, các bên sẽ tránh việc áp đụng Bộ luật lao động, thay vào đó các quy định của Bộ luật đân sự sẽ được các bên lựa chọn Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nói chung và người lao động khuyết tật nói riêng không còn được bảo đảm bởi các quy định khắt khe của luật lao động

Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 với quá trình tự động hoá và robot thay thế con người diễn ra nhanh chóng sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động Trong tương lai, phần lớn công nhân các ngành đệt may, chế biến và một số ngành khác sẽ được thay thế bằng máy móc Lao động cổ cồn trắng cũng không phải là ngoại lệ Các vị trí công việc như trợ lý pháp lý, nhà báo, đại lý du lịch, trợ lý tài chính, quan tric vién, cd nguy co bi de doa thay thế bởi trí tuệ nhân tạo “Theo các phân tích của Đại học

Oxford và Ngân hàng Thế giới, 35% việc làm ở UK sẽ được thay thế bởi tự động hoá;

ở nước OECD, 57% việc làm bị đe đoạ, ở Trung Quốc, tỷ lệ việc làm bị đe đoạ là 77% và Ethiopia là 85% Điều này sẽ xảy ra nhanh chóng: theo báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu thị trường company Forrester thì đến năm 2021, 6% việc làm ở Hoa Kỳ được tự động hoá.” Đây là thực tế sẽ xây ra không xa Như vậy, một số lượng rất lớn người lao động bị mất việc làm Vậy những người khuyết tật thì sao? Đương nhiên, những người lao động khuyết tật cũng sẽ bị mất việc làm trong xu thế chung của toàn

cầu Như vậy, quyền có việc làm của con người nói chung và người khuyết tật nói

riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong thời đại mà nhu cầu lao động còn cao mà người khuyết tật đã khó khăn trong việc tìm kiếm

việc làm để ôn định cuộc sống thì trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 khi mà nhu

cầu sử dụng lao động chân tay, thậm chí là lao động trí óc không phức tạp sụt giảm lớn thì cơ hội có việc làm của người khuyết tật càng khó khăn hơn Có thể đự đoán hệ quả của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc bảo đắm quyền lao động, quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử của người khuyết tật như sau:

Một là, những người có khiếm khuyết về tỉnh thần có nguy cơ mắt việc làm và

không có việc làm cao nhất, Trong thời đại công nghệ số, đòi hỏi lao động phải có trình độ cao, sự khiếm khuyết vé tinh thần có thể sẽ là những lý do để người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng hoặc chấm dứt quan hệ lao động với người khuyết tật

Hai là, những người khuyết tật về thể chất nhưng không có trình độ chuyên môn cao cũng có nguy cơ mất việc làm Sự thay đổi của công nghệ, dẫn đến nhu cầu lao động giản đơn hoặc trung cấp giảm đi Đây là lý do để người sử dụng lao động

chấm dứt quan hệ lao động với người khuyết tật

Như vậy, người có khiếm khuyết vẻ tinh thần và người khuyết tật không có

'Sherif Elsayed-Ali (2016), Our human rights need to adapt, and fast, if they're to keep up with technology, World Economic Forum, _ https://www.weforum.org/agenda/2016/12/five-ways-technology-is-shaping-the- future-of-human-rights, tr 6/13,

Ngày đăng: 26/08/2024, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w