Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới giám sát Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới giám sát Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới giám sát
Trang 1
TAC DONG CUA CUA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ
TƯ TỚI GIÁM SÁT CỦA CÔNG ĐÂN ĐÔI VỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC
ThS.NCS Lương Văn Liệu Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện HCQG
1 Dẫn đề
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là một hiện tượng đang được chính phủ, đoanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới quan tâm Đã có nhiều
điễn dàn được tổ chức, nhiều tài liệu được xuất bản nhằm tìm hiểu bản chất, đánh giá
tác động và đề xuất các giải pháp thích ứng CMCN 4.0 tác động rất lớn đến quản trị nhà nước và việc giám sát của công đân đối với quản trị nhà nước dưới sự tác động của những thành tựu khoa học
Hoạt động quản trị nhà nước đã, đang và sẽ đang biến đổi sâu sắc dưới tác động của CMCN 4.0 Việc thay đối hệ thống pháp luật, phương thức quan lý, thắm quyển của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức để thích ứng với điều kiện mới là tất yếu và cần có sự giám sát của công đân Giám sát của công dân đối với hoạt động quản trị nhà nước được các văn kiện của Đáng, Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, là một trong những quyền cơ bản của công dân, là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả trong nhà nước pháp quyền CMCN 4.0 làm thay đổi nội dung, phương thức quản trị nhà nước; đặt ra yêu cầu và làm thay đổi khả năng, phương thức giám sát của công đân đối với quản trị nhà nước
2 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
2.1 Béi cảnh lịch sử
“Cuộc cách mạng” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt lịch sử thế giới khi các công nghệ mới và phương pháp mới nhận thức thế giới tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế và kết câu xã hội Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm
1760 đến khoảng năm 1840, được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại —- ký nguyên sân xuất cơ khí Tiếp theo, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sản xuất bàng loạt, được thúc đây bởi sự
ra đời của điện và dây chuyển lắp ráp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 và thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của CMƠCN 4.0
Vấn dé CMCN 4.0 được giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch điễn đàn kinh tế thé
giới (WBE), đặt ra trong quyền sách của mình ngay trước thêm Hội nghị thượng đỉnh của WET năm 2016 Sau khi định nghĩa ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là:
Trang 2cuộc cách mạng về sắn x
sẵn xuất hàng loạt vào ond thé ky 19, và cuộc cách mạng sô hoá vào nhữn n
Klaus Schwab nói về sự xuất hiện của CMCN 4.0 Mặc dù hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về CMCN 4.0 (có quan điểm coi CMCN 4.0 chi là cuộc cách mạng lần thứ 3 mở rộng, thậm chí có quan điểm cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn chưa diễn ra), Klaus Schwab cũng như rất nhiều học giả khác đều nhận định
rằng những thay đổi về tốc độ, phạm vi và ảnh hướng của những công nghệ mới nhất
xứng đáng được coi là một cuộc cách mạng công nghiệp mới
2.2 Một số biểu hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Hiện nay, các.công nghệ số hoá và kết nỗi không chỉ dừng lại ở việc kết nối nội dung thông qua các trang web, hệ thống email (Internet of content) ma da tiép tục phát triển để kết nối các dich vu (Internet of service) véi su ra đời của “Web 2:0” là các nền ˆ tang va dịch vụ công nghệ thông tin thông minh; để kết nối mọi người (Internet of people) voi sự ra đời của các mạng truyền thông xã hội (Soocial Media) và các điện thoại, ứng dụng thông minh; và mới nhất là để kết nỗi mọi vật (Internet of things —
IoT) cùng với các khái niệm thiết bị, dữ liệu, đối tượng thông minh Sự hội tụ của
những phát triển đột phá về công nghệ số hoá và kết nỗi cùng với với các thành tựu
khoa học, công nghệ trong vật lý, sinh học và năng lượng như In 3D, Công nghệ gen thé hệ mới, Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ nano, Công nghệ năng lượng tái tạo,
đang làm thay đổi bộ mặt của sản xuất và kinh doanh theo những cách khó có thể hình dung được Xu thế ứng đụng các công nghệ mới này trong sản xuất được gọi là Sản xuất Tiên tiễn (Advanced Manufacturing), tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong sản xuất và kinh đoanh, có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới Các hệ thống sản xuất toàn cầu sẽ được kết nối với nhau, kết nối với sức mạnh của những công nghệ tính toán, phân tích tiên tiến, kết nối với hệ thống cảm biến giá rẻ thông qua các phương thức kết nối mới đựa trên Internet Điều này, ngoài VIỆC giúp cắt giảm chỉ phi, con tao ra tốc độ, độ chính xác, sự hiệu quả và linh hoạt cho các công ty sản xuất Sự phát triển bùng phát của các hệ thống sản xuất tiên tiễn dựa trên số hoá và kết nối, hay còn được gọi là các “Hệ thống tích hợp số - vật lý” (Cyberphysical systems - CPS), sé mang lai nhitng sản phẩm va dịch vụ đủ tốt, rẻ, số lượng nhiều, phong phú phục vụ nhu cầu cá nhân hóa tức thời và tiết kiệm năng lượng, phù hợp môi trườngz-Đây được cho là những biểu hiện của CMCN 4.0 (theo quan điểm của giáo sư Klaus Schwab - đang được biết đến một cách rộng rãi) được xây dựng dựa trên cuộc Cách mạng Số hoá - được coi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Một số học giả khác cho rằng đây vẫn là những biểu hiện tiếp diễn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đang xảy ra Thậm chí một số khác còn cho rằng đây
mới chỉ là những biểu hiện ban đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đang
sắp điễn ra (cuộc cách mạng Số hoá chưa được coi là cách mạng công nghiệp) Tuy nhiên, dù đưới cái tên nào, thì xu thế này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, dẫn đến sự biến đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một
gia tăng đến Việt Nam, xét cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực
238
Trang 3
3 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến giám sát của công đân đối với quản trị nhà nước
Cuộc CMCN 4.0 có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội CMCN 4.0
làm thay đổi nội đung, phương thức quản trị nhà nước; đặt ra yêu cầu và làm thay đổi khả năng, phương thức giám sát của công dân đối với quản trị nhà nước Đối với quân
trị nhà nước, đó là những tác động tới chỉ đạo và điều hành trong thời đại SỐ, Sự tương
tác giữa chính quyền và người dân thể hiện trên cả hai phương diện: những lợi ích, cơ hội và những rào cản, thách thức
Cuộc CMCN 4.0 tạo ra những lợi ích và co hội rất lớn Tiêu biểu như việc các
cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức có thể sử dụng công nghệ để quản lý, điều hành được tốt hơn Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết dich
vụ công (địch vụ công trực tuyến) làm cho việc giải quyết các thủ tục hành chính của người dân, đoanh nghiệp được nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn, thuận lợi hơn và chính xác hơn Mặt khác việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại trong quản lý giúp cho hoạt động này được công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho sự giám sát của cả nhà nước và Nhân dân
Mặt khác, CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những rào rắn, sức ép đối với quản trị nhà
nước như lề lỗi làm việc, quán lý của bộ máy nhà nước cũng phải thay đổi; hoạt động quản trị nhà nước cần phải được công khai, minh bạch; hệ thống pháp lý cần phải sửa đổi, hoàn thiện theo yêu cầu mới Kỷ nguyên số với các công nghệ mới, nền tảng điều hành mới liên tục thay đổi cho phép người dân được tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động hoạch định chính sách, đồng thời, các cơ quan công quyền có thể dựa trên
hạ tầng công nghệ số để tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã hội theo
kiểu chính phủ điện tủ, đô thị thông mình Bộ máy hành chính nhà nước vì vậy buộc
phải cải tổ theo hướng minh bạch và hiệu quả Các nhà hoạch định chính sách và pháp luật cũng phải đổi mới tư duy, trau đồi năng lực, hợp tác chặt chẽ với khu vực doanh nghiệp và các lực lượng xã hội để có thể thích nghi và ứng biến linh hoạt với các thay đổi, thấu hiểu được bối cảnh mới thì mới có thể điều tiết được các thay đổi trong hoạt động kinh tế, xã hội cho phù hợp
3.1 Khó năng giảm sút của công dân Tính lưu động của đòng chảy thông tin và các hình thức truyền tin đa đạng, với
sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị công nghệ số như điện thoại thông minh (Smartphone) và các mạng truyền thông xã hội (Social Media) đã làm thay đổi các phương cách mà công dân có thể lựa chọn để tham gia giám sát hoạt động của cơ quan công quyền, giám sát hoạt động thực ti công vụ của công chức Trên nền tảng công nghệ, người đân có thể kết nối với nhau một cách thường xuyên và cập nhật thông tin
ở bất cứ không gian và thời gian nào Đồng thời, tính lưu động này cũng làm tăng
Trang 4động trong phạm vi quản trị nhà nước một cách giới hạn bởi truyền thanh - truyền hình nhà nước, các trang báo ïn có sự kiểm duyệt thông tin từ cơ quan quản lý, Điền này kéo theo các rào cân cho sự giám sát của công dân đối với quan trị nhà nước, thê hiện ở: (ï) hạn chế trong việc huy động sự tham gia giám sát của công dân bởi việc giám sát đòi hởi phải bỏ nhiều thời gian, công sức; (ii) hạn chế trong việc tiếp cận thông tin để giám sát; (1i) hạn chế trong việc kiểm chứng thông tin Trái lại, thành quả của CMƠNA.0 cho phép ngày càng huy động được nhiều tầng lớp công dân tham gia giám sát, phạm vi giám sát cũng không bị bó hẹp bởi các định hướng từ cơ quan công quyền, và thông tin giám sát có tính đa chiều Chẳng hạn, chúng ta vẫn quen coi báo chí là “quyện lực thứ tư”, và có chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động của nhà nước, thì với sự xuất hiện của mình, mạng xã hội lại đóng vai trò “quyền lực thứ năm” trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và chính các cơ quan truyền thông lâu nay vẫn chịu sự quản lý, định hướng từ nhà nước Ngoài ra, với tính tương tác cao
và mạng lưới kết nếi sâu rộng, các mạng xã hội (đặc biệt là mạng xã hội Facebook) đã thúc đây nhiều hơn tranh luận xã hội Điều này chứng tỏ sự ưu việt của giám sát thông qua mạng xã hội, bởi chỉ có thông qua tranh luận thì hiệu quả thông tin mới được kiểm chứng Nó cũng khiến người dân trở nên quan tâm hơn đến tình hình kinh tế - chính trị
- xã hội, và qua đó thúc đây hơn việc thực hiện được nguyên tắc dân chủ: “Dân biết, dan lam, dan ban, dân kiểm tra” do Đảng và Nhà nước đề ra
Gần đây, ở Việt Nam, tham gia tích cực vào việc đánh giá hiệu quả quản trị nhà
nước còn có các tố chức phi chính phủ (các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
các tổ chức quốc tế) Ở các nước phương Tây mà bắt đầu ở Mỹ còn có các tổ chức tư nhân, công ty tư nhân thực hiện nghiên cứu và đánh giá độc lập Điều này đưa đến sự
mở rộng đáng kế về phạm vi, đối tượng giám sát và sự tham gia của công dân - chủ thể trong giám sát quản trị nhà nước
3.2 Phương thức giám sát
Đánh giá về phương thức giám sát của công dân đối với quản trị nhà nước, nhiều người đồng ý rằng: “Hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của nhân dân déi voi co quan hành chính tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp đến các đạo luật, nghị định, thông tư hướng dan do nhiều cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành nên thiếu tính tập trung, thống nhất [ [Trong nhiều hoạt động, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các thành viên là chủ thể giám sat nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ hoặc được mời tham dự các phiên họp của Uỷ ban nhân dân khi bàn các vấn để có liên quan Như vậy cho thấy vai trò và trách nhiệm giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên còn mang tính hình thức, khuôn mẫu Ở một khía cạnh khác, pháp luật chưa có quy định bắt buộc, hoặc chưa có biện pháp chế tài thích hợp với các cơ quan hành chính và người có thâm quyền trong việc tiếp nhận và xử lý kết quả giám
sát do MTTQ kiến nghị Như vậy, có thể thấy rõ tính bất toàn của cơ chế giám sát từ
bên trong theo cách thức tổ chức của hệ thông chính trị Việt Nam Điều này cảnh báo
240
Trang 5
rằng công đân đang thiếu đi những phương thức giám sát mang tính trực tiếp hơn và hiệu quả hơn Với thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ
và thiết bị sẽ ngày cảng cho phép người dan tiếp cận gần hơn tới chính phủ để nêu ý kiến, để cùng phối hợp hoạt động Và xét về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày cảng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách thức tiếp cận hiện nay của họ đối với sự tham gia của công chúng ., sự phân phối lại và phân bổ quyền lực đưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Chỉ đấu này cho thấy gợi ý rằng việc sử dụng thành tựu của khoa học và công nghệ vào quá trình giám sát của công đân đối với quần trị nhà nước có thể là một hướng đi đúng đắn và tất yếu đối với cả công đân và chính phủ để hoạt động giám sát được phổ biến hơn, đạt hiệu quả hơn Với tính chất là tập hợp các nhận xét, quan điểm, thái độ của nhiều người, dư luận đánh giá quản trị nhà nước
một cách trực điện thông qua nhận thức và ý chí của mỗi người Trong đó thường có
sự so sánh, liên hệ mức độ và kết quả quản trị với nhu cau va loi ich Va mic du du luận về bản chất mang tính chủ quan, nhưng vì tính đại chúng nên có tính khách quan khi giám sát hiệu quả quan tri nha nước
Và cụ thể, có thế xem xét trường hợp áp đụng địch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên' là một ví du cho thấy sự thay đổi trong phương thức mà công dân có thé str dụng để giám sát quản trị nhà nước Triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên có nghĩa là công dân, đoanh nghiệp có thể giao tiếp với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ
và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí và
nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (đối với
mức độ 3) hoặc gửi trực tuyến hay qua đường bưu điện (đối với mức độ 4) Việc Ap dụng dịch vụ công điện tử theo các mức độ này giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được
áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn Qua đó, người dân vừa được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chỉ phí cũng như thời gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính Đặc biệt là tránh được tệ nạn những nhiều, quan liêu, phiền hà từ những cán bộ công quyền, tăng biệu quả của việc giám sát đối với quản trị nhà nước
3.3 Theo dõi, phân ứng việc xử [ý kết quả giảm sát
Giờ đây, hầu như mọi hoạt động của cơ quan công quyên, của công chức đều có thể, ngay lập tức, được đăng tái và truyền trực tiếp (live stream) trên một hệ thống kết nối rộng rãi nhiều tài khoản mạng xã hội Mặc đù bản chất của đạng thông tin này là khách quan hay không khách quan còn phụ thuộc vào cách tiếp cận của mỗi công dân,
và cách tiếp cận của mỗi công dân lại phụ thuộc vào quan điểm, lập trường, đôi khi cả
sự lựa chọn mang tính chính trị, nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng các sự
t Ở Việt Nam, dich vụ công trực tuyến được chia làm 04 mức độ tương ứng với khả năng thực hiện thuận tiện
ä mạng, Việc thanh toán các khoản phí, lệ phí có thé bằng hình thức trực tiếp (mức
c độ +)
Trang 6kiện diễn ra đã được truyền tải một c
được Thông qua các
ách nhanh chóng, kịp thời và có thể kiểm chứng
d lân tri We tiếp bày tổ mong muén nguyén vọng
T* 5 1 Ss
hoặc đưa ra các yêu cầu mà cơ quan công quyền phải xử lý trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của họ Kết quả xử lý những kiến nghị, yêu cầu này của công dân phản ánh năng lực, trình độ và tính liêm chính của công chức và cơ quan công quyền, được “đo”
ne
bằng các tiêu chí theo quy định của pháp luật và, quan trọng hơn, là đạt được sự đồng thuận của xã hội Sự đồng thuận này không thể được tạo ra bởi sức mạnh cưỡng chế,
mà cần được đặt trên nền tầng tương tác giữa cơ quan nhà nước - xã hội và tôn trọng tiếng nói của các tầng lớp Nhân dân Ở một góc độ hẹp hơn, có thể nói rằng, cơ quan nhà nước muốn chính sách mình ban hành và các hoạt động của mình nhận được sự
đồng thuận xã hội thì phải biết lắng nghe tiếng nói của người dân, thông qua cầu nối là
các tổ chức xã hội và phương thức ưu việt trên nền tảng công nghệ Quá trình này bao gồm cả việc tiếp thu, phản hồi các ý kiến trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật; chịu sự giám sát, phản biện của công dân
3.4 Thúc đây vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử
Với việc sử dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc giám sát của công dân đối với quản trị nhà nước thông qua cơ quan dân cử như Quốc hội,
Hội đồng nhân dân có thể được mô tả như sau!:
Ý kiến người dân
Phản hồi
Mang internet
Đại biểu Quốc Mang internet hộ/HĐND
Hoạt động Quản trị nhà nước
Xử lý, phân hồi
Ta thấy rằng, để có thể hoạt động hiệu quả, các thiết chế dân cử cần ít nhất 03
điều kiện sau đây: (1) Dai biểu dân cử phải chuyên nghiệp: đòi hỏi số lượng đại biểu
chuyên trách phải chiếm đa số và điều kiện làm việc phải được đảm bảo ở mức cao;
(2) Hoạt động của cơ quan dân cử phải diễn ra thường xuyên liên tục, bám sát mọi vấn
đề phát sinh của đời sống xã hội; (3) Cơ quan đân cử có khả năng áp dụng các hình
thức xử lý đối với các chức danh đứng đầu nền hành chính không đảm bảo tín nhiệm Soi chiếu vào điều kiện của thể của Việt Nam: () Quốc Hội Việt Nam có khoảng 100
đại biểu chuyên trách trong tổng số gần 500 đại biểu (chiếm tỷ lệ 20,2%) Như vậy,
!Ì Mặc đù Mạng internet đã là cơ sở nền tảng quan trọng xuất hiện từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, song, chỉ đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự kết nối “internet vạn vat” (Internet of Things — IoT) mới đưa đến khả năng tương tác một cách trực tiếp giữa người với người
242
Trang 7
phần lớn các đại biểu Quốc hội hiện nay không đành toàn bộ thời gian làm việc cho
công tác đại biểu, mà phải chia sẻ với công tác mà họ đang kiêm nhiệm, dẫn đến hoạt động Quốc Hội không nhận được sự toàn tâm toàn ý của các đại biểu (ii) Đồng thời,
Quốc hội hợp phiên toàn thể 02 lần mỗi năm, mỗi kỳ hợp kéo dải khoảng 01 tháng
Phần lớn nội đung hoạt động trong mỗi kỳ họp là thông qua các dự án luật, do đó, thời lượng cho hoạt động giám sát không nhiều Kết quả là nhiều vẫn đề bức xúc trong đời
sống xã hội có một độ trễ nhất định, khi đặt lên bàn nghị sự của Quốc Hội, khiến sự
đòi hỏi của dư luận chưa được đáp ứng kip thoi (iii) “Uy ban thường vụ Quốc hội tự
mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trình Quốc hội
bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ đo Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” Quy định trên, xét trên đặc thù chính trị Việt Nam cùng với thiếu những quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện, đã trở nên không khả thi trên thực tế
Tuy nhiên, công nghệ mới và các nên tâng của nó giúp công đân ngày càng có khả năng tham gia giám sát quản trị nhà nước, đồng thời cũng làm cho các thiết chế
đại diện của công dân phải thích nghi với điều kiện mới Các vấn đề lớn về kinh tế - xã
hội, thậm chí là các vụ việc chỉ ảnh hưởng đến một vải cá nhân (nhưng phán ánh những “lỗi hệ thống” của quản trị nhà nước), giờ đây luôn có thể được gửi đến đại biển dân cử một cách nhanh chóng, đời hỏi người đại biểu phải luôn làm tốt hơn nữa chức năng đại điện của mình Mặt khác, công dân cũng qua đó mà có thêm cơ sở để giám sat hoạt động của người đại biểu và cơ quan đân cử
4 Một số kiến nghị
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về khoa học, pháp lý cho công dân để có thể ứng dụng công nghệ thông tin tiến hành hoạt động giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức Chính phủ cần cải thiện môi trường cạnh tranh kinh đoanh để thúc đây sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây đựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà soát, bãi
bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩn theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính
Thứ hai, tà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng
kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thé phat trién cha
CMCN 4.0 Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông mỉnh, ưu tiên phát
triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông mình, đô thị thông mình Rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới
đễ tập trung đầu tư phát triển hay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dụng, phương pháp
Trang 8công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đây đào tạo về khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học frong chương trình giáo
dục phổ thông: đây mạnh tự chủ dai hoc, đạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề,
đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù Biến thách thức dân số cùng giá trị dân
số vàng thành lợi thể trong hội nhập và phân công lao động quốc tế
Thứ ba, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về CMCN 4.0 Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bán chất, đặc trưng, các cơ hội và
thách thức của CMCN 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp phủ hợp, hiệu quả
Tiếp tục đành ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chú trọng
nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quán lý, quản trị doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích chuyển dịch lao động trình độ cao từ các viện nghiên cứu, trường đại học sang khu vực doanh nghiệp; tăng cường chất lượng đào tạo
đại học, cao đẳng, dạy nghề, bảo đảm cung cấp đầu vào về lao động chất lượng cao
cho các doanh nghiệp
Thứ tư, đối mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật cao để giảm thiểu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bảo
đâm mỉnh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước Cần đầu tư tới ngưỡng và
kiên quyết triển khai Đề án Chính phủ điện tử để giảm chỉ phí xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
Thứ năm, hiện thực hoá quyển của công dân (cử trì) đối với đội ngũ cán bộ, công chức Công dân (cử tri) có vai trò quyết định đối với việc hình thành nên bộ máy nhà nước Pháp luật hiện hành quy định nhiều chức đanh phải bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội (Thủ tướng Chính phủ) hoặc đại biểu HĐND (Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND; Chủ tịch UBND) Tuy nhiên trên thực tế qua các nhiệm kỳ, tuyệt đại đa số các thành viên của Chính phủ, UBND đều là đại biểu của cơ quan đân cử cùng cấp Trong khi đó, Hiến pháp 2013 vẫn khẳng định
“Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bị cử tri hoặc Quốc hội, HĐND bãi nhiệm khi
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân đân” Như vậy, được hiểu, Đại biểu Quốc hội và HĐND (và các chức đanh bắt buộc phải là đại biểu dân cử, ví đụ Chủ tịch UBND) sẽ đương nhiên phải thôi nhiệm vụ khi bị Quốc hội/HĐND/cử tri bãi nhiệm Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta chưa tiến hành bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội, HĐND bởi cử trí mà giao cho Quốc hội, HĐND các cấp thực hiện quyền này Điển hình như
nhiệm kỳ 2011-2016: bãi nhiệm 02 đại biểu Quốc hội và 1.400 đại biểu hội đồng nhân dân (có 6 đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 160 đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện ở 32 tỉnh, thành phố và 1.240 đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã)
Như vậy, về bản chất công dân (cử trï) có quyền quyết định ai là người trúng cử làm đại biểu (và gián tiếp quyết định ai là người đứng đầu cơ quan hành chính) của mình nhưng lại không được trực tiếp quyết định “số phận” tư cách đại biểu đó Việc
244
Trang 9
trao quyền đó cho cơ quan đại điện của công đân có thể giảm được thời gian, chỉ phí,
đảm báo được sự định hướng nhưng có thể chưa thể hiện hết hoặc đúng dan ý chí của
Nhân dân Quan trọng hơn, làm cho quyền của công đân để bị hình thức hoá
Thiết nghĩ, cần phải trao cho công dân được quyền quyết định bãi nhiệm hay không bãi nhiệm tư cách đại biểu dân cử Quan trọng không kém, đó là trao cho công
dân quyền được tham gia vào quá trình đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, kỷ luật cán bộ,
công chức ngay cả khi họ không phải là đại biểu đân cử Vấn đề nằm ở quan điểm chính trị và xây dựng cơ chế để công dân tham gia thực hiện quyền này trên thực tế
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (2017);
2 Nguyễn Khắc Giang (Viện nghiên cứu kinh tế - chính sách, VERP): “Ảnh hướng
của truyền thông xã hội đến môi trường báo chỉ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
DHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 1 (2015);
3 Hoàng Minh Hội (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), “7Jực trạng pháp luật về giảm sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30,
Số 2 (2014);
4 PGS.TS Nguyễn Đăng Thành (chủ biên), “Đo lường và đánh giá hiệu quả quản
lý hành chính nhà nước - Những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam”, NXB Lao Động (2012)
5 Cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư, tác giả: KlausSchwab, Người dịch:
Đồng Bich Ngoc, Tran Thi Mỹ Anh
6 hftp:⁄/vneconomy.vn/thoi-su/5-nam-bai-nhiem-1400-dai-bieu-hoi-dong-nhan-dan-
20160202025225154.htm