1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành quản trị f&b khách sạn star city nha trang

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hành Quản Trị F&B
Tác giả Nguyễn Hà Nguyên
Người hướng dẫn ThS. Trương Thanh Quỳnh Thư
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du Lịch Và Ẩm Thực
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 8,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ STAR CITY HOTEL NHA TRANG, VÀ NỘI DUNG THỰC HÀNH TẠI DOANH NGHIỆP (8)
    • 1.1. GIỚI THIỆU VỀ STAR CITY HOTEL NHA TRANG (8)
      • 1.1.1. Cơ quan chủ quản; Lịch sử hình thành và phát triển (8)
      • 1.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng (9)
      • 1.1.3. Danh hiệu và giải thưởng (9)
      • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức (10)
    • 1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHỐI F&B CỦA STAR CITY HOTEL NHA TRANG (13)
  • CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI CÁC BỘ PHẬN CỤ THỂ (20)
    • 2.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG13 1. Quy trình vận hành của nhà hàng (20)
      • 2.1.2. Quy trình quản lý nhân sự (22)
      • 2.1.3. Quản lý cơ sở vật chất (24)
      • 2.1.4. An ninh, an toàn thực phẩm (26)
      • 2.1.5. Quản lý chất lượng dịch vụ (27)
      • 2.1.6. Kinh doanh và tiếp thị (28)
      • 2.1.7. Giải quyết sự cố, khiếu nại (29)
    • 2.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI CÁC BỘ PHẬN KINH (29)
      • 2.2.1. Quy trình phục vụ đồ uống (29)
      • 2.2.2. Quy trình quản lý nhân sự (32)
      • 2.2.3. Quản lý cơ sở vật chất (33)
      • 2.2.4. Quản lý chất lượng dịch vụ (34)
    • 2.3. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI CÁC BỘ TIỆC – HỘI NGHỊ (34)
      • 2.3.1. Quy trình vận hành của bộ phận tiệc – hội nghị (34)
      • 2.3.3. Quy trình phục vụ tiệc – hội nghị (40)
    • 2.4. Quy định về an ninh, an toàn trong bộ phận F&B (44)
  • CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (46)
    • 3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BỘ PHẬN F&B CỦA STAR CITY (46)
      • 3.1.1. Về hoạt động của khối F&B (46)
      • 3.1.2. Về các bộ phận của khối F&B (46)
    • 3.2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BỘ PHẬN F&B CỦA STAR CITY (47)
      • 3.2.1. Về hoạt động khối F&B (47)
      • 3.2.2. Về bộ phận F&B (48)
    • 3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (50)

Nội dung

Và cáchvận hành của các chuỗi dịch vụ và cách làm việc của những bạn nhân viên dưới góc nhìnlà một khách hàng.. Bếp phó điều hành Phối hợp điều hành hoạt động bộ phận bếp; Phân công, điề

TỔNG QUAN VỀ STAR CITY HOTEL NHA TRANG, VÀ NỘI DUNG THỰC HÀNH TẠI DOANH NGHIỆP

GIỚI THIỆU VỀ STAR CITY HOTEL NHA TRANG

1.1.1 Cơ quan chủ quản; Lịch sử hình thành và phát triển

Mở cửa khai trương từ ngày 15 tháng 1 năm 2016, StarCity Nha Trang là một trong số những khách sạn thuộc quản lý của Công ty cổ phần khách sạn và dịch vụ Đại Dương, tên giao dịch là Ocean Hospitality Cùng với thương hiệu Sunrise (tiêu chuẩn 5 sao quốc tế) và StarCity (tiêu chuẩn 4 sao quốc tế), Ocean Group đang dần khẳng định chỗ đứng của mình trong thị trường du lịch đầy cạnh tranh và biến động từng ngày.

Là thành viên của Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ OCH, Star City Nha Trang

Hotel là một khách sạn đẳng cấp và đang trong quá trình nâng cấp lên hạng 5 sao.

Tọa lạc ở trung tâm của thành phố Nha

Trang và nằm trên đường biển Trần Phú, khách sạn StarCity Nha Trang sở hữu vị trí thuận tiện và là một địa điểm hoàn hảo để nghỉ ngơi và giải trí Bãi biển Nha Trang chỉ cách khách sạn vài bước chân và Sân bay Quốc tế Cam Ranh chỉ cách đó 30 phút lái xe. Tại đây, du khách có thể thưởng thức các món ăn, tham gia các hoạt động giải trí buổi tối, cùng nhiều dịch vụ giải trí khác trong khu vực xung quanh khách sạn.

Với tiêu chuẩn của một khách sạn 4 sao, Starcity Nha Trang cao 21 tầng được xây dựng trên diện tích 2.454 m2 với 217 phòng khách sạn cho thuê và 92 phòng căn hộ condotel 2 tầng khối đế là khu tiện ích dịch vụ với khu mua sắm, bar, nhà hàng, bể bơi, trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa Từ tầng 3 đến tầng 15 là các phòng khách sạn dành cho khách du lịch Từ tầng 16 đến tầng 21 là các căn hộ khách sạn (Condotel) dành cho những chủ nhân vừa muốn sở hữu ngôi nhà thứ hai, vừa muốn khai thác đầu tư để kinh doanh sinh lời dịch

Hình 1.1 Star City Hotel Nha TrangNguồn: Star City Hotel

Nằm trong chuỗi các khách sạn 4 sao StarCity được tập đoàn đại dương đầu tư trên cả nước, dự án StarCity Nha Trang sở hữu địa thế đẹp nhất thành phố Nha Trang khi tọa lạc ngay mặt đường Trần Phú StarCity nằm trong bán kính 100m từ quán Sailing Club và 200m từ Bãi biển Nha Trang, chợ Đầm và chùa Long Sơn cũng chỉ cách đó khoảng 5km. Sân bay gần nhất là sân bay Quốc tế Cam Ranh, cách 25km từ StarCity Nha Trang

Và tiềm năng du lịch của Nha Trang rất lớn Khi năm 2019, Khánh Hòa đón hơn 7.2 triệu lượt khách, trong đó hơn 3.6 triệu du khách Chủ yếu du khách đến nghỉ dưỡng tại Nha Trang do dịch vụ du lịch tại đây đã hiện hữu Và con số du khách đến Nha Trang vẫn đang tăng đều hằng năm.

• Địa chỉ: 72 - 74 đường Trần Phú, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

• Công ty chủ quản: Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương

• Tên khách sạn: Star City Hotel & Condotel Beachfront Nha Trang

• Thời gian thành lập: Ngày 15 tháng 01 năm 2016

• Website của khách sạn: http://starcitynhatrang.com/

• Số điện thoại liên hệ: +84 258 3590 999

Bên cạnh mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn Đại Dương còn nỗ lực hết mình vươn ra quốc tế với nền tảng hoạt động bền vững. Xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua cam kết của từng cá nhân, thành viên trong tập đoàn bằng cách tạo ra và thúc đẩy sự sáng tạo, tinh thần tiên phong và tận tâm để phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm tốt nhất Vận dụng kinh nghiệm và năng lực tài chính vững mạnh khai thác những tiềm năng kinh tế cũng như cơ hội giao thương, nhằm mang lại cho khách hàng, đối tác, cổ đông và địa phương nơi tập đoàn hoạt động những giá trị, kết quả tuyệt vời nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ của cộng đồng Là một tổ chức mà người lao động muốn lựa chọn để làm việc vì luôn được tạo điều kiện học tập và phát triển, phát huy hết khả năng và năng lực.

1.1.3 Danh hiệu và giải thưởng

- Giải thưởng “Khách sạn có khách đặt phòng trực tuyển nhiều nhất năm 2018” từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

- Giải thưởng Loved By Guests 2019 từ Hotels.com.

- Giải thưởng Best Tourist Hotel 2019 từ giải thưởng thường niên APTTF sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực Du lịch và Quản trị Khách sạn ở Đông Nam Á.

- Giải thưởng Oucst Review Awards 2019 từ Agoda.

- Giải thưởng Traveller Revicw Awards 2021 từ Booking.com

Chức năng các bộ phận:

Tìm hiểu xu hướng và thị hiếu của khách hàng để cập nhật và lên menu cũng như các loại đồ uống, rượu cho nhà hàng.

Làm việc với đầu bếp từng khu vực để đảm bảo thực đơn các món ăn được làm theo đúng yêu cầu và danh sách được đưa lên.

Làm việc với nhà cung cấp thực phẩm, so sánh giá cả giữa các bên và ra quyết định sẽ hợp tác với nhà cung cấp nào.

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức Star City HotelNguồn: Star City Hotel Định giá món ăn hợp lý sao cho vừa mang lại lợi nhuận cho nhà hàng, vừa làm khách hài lòng.

Quản lý sát sao hoạt đông chung của nhà hàng cũng như quầy bar, đảm bảo tiến độ và có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận với nhau. Điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn, sai sót trong nội bộ nhà hàng.

Chịu trách nhiệm về nhân sự của bộ phận, đảm nhiệm nhiệm vụ tiến cử nhân viên, sa thải và kỷ luật nhân viên.

Trợ lý Giám đốc ẩm thực

Giúp việc cho Trưởng bộ phận ẩm thực thực hiện nhiệm vụ và thay thế xử lý công việc khi vị này vắng mặt, giám sát thường trực tất cả các hoạt động trong bộ phận ẩm thực. Giúp Trưởng bộ phận Ẩm thực giám sát việc tổ chức phục vụ ẩm thực đúng tiêu chuẩn, quy trình đề ra.

Giúp và làm việc với các Trưởng bộ phận trực thuộc như nhà hàng, quầy bar, bếp, phục vụ tại phòng… khi cần thiết.

Hỗ trợ các bộ phận trực thuộc khi cần thiết.

Giúp Trưởng bộ phận Ẩm thực dự đoán xu hướng, tình hình kinh doanh và tham mưu trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh.

Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm các công việc trong phòng bếp Bếp trưởng điều hành còn có nhiệm vụ trao đổi, báo cáo với công ty, tham gia các cuộc họp của công ty hay tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc, ý kiến phản hồi của thực khách….Vị trí này thường xuất hiện nhằm đảo bảo công tác vận hành trong bếp được hiệu quả và chuyên nghiệp.

Phối hợp điều hành hoạt động bộ phận bếp; Phân công, điều phối công việc; Giám sát và hướng dẫn nhân viên; Chế biến món ăn; Phối hợp lên menu cho nhà hàng; Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự; Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp; Các công việc khác. Bếp trưởng nhà hàng Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy cách vận hành gian bếp; Phụ trách lên thực đơn, đề ra quy cách & chất lượng món ăn; Quản lý hàng hóa trong bếp; Quản lý công việc bếp; Phụ trách đào tạo kỹ năng & lên kế hoạch đào tạo chung; Phụ trách kế hoạch chi tiêu và đặt hàng; Các công việc khác.

Phụ trách: khu vực chuyên nước sốt; chuyên món ăn về cá, chuyên các món rau, salad, chuyên món nướng- quay, chuyên bánh ngọt, tráng miệng…Hỗ trợ Bếp trưởng và Bếp phó, cung cấp món ăn chất lượng, xử lý các đơn đặt hàng và đảm bảo rằng các món được phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong công việc chuẩn bị hàng ngày, luôn bắt kịp và cập nhật các sản phẩm mới, công thức nấu ăn và kỹ thuật hiện đại.

Trực tiếp kiểm tra món ăn sau khi hoàn thành để đảm bảo chúng đã được chế biến theo đúng quy trình, công thức và đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Chịu trách nhiệm về vệ sinh chung trong khu vực bếp, từ nguyên liệu đến dụng cụ và toàn bộ gian bếp, về tài sản chung tại vị trí mà họ đảm nhận.

Hỗ trợ giám sát và điều hành công việc cho tổ trưởng tổ bếp khi tổ tưởng tổ bếp vắng mặt hoặc được yêu cầu.

Theo dõi kịp thời các vấn đề liên quan đến khu vực bếp, đảm bảo môi trường làm việc luôn an toàn và phòng ngừa các tai nạn xảy ra, đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường, đồng thời thực hiện triển khai các văn bản, thông báo có liên quan đến nhân viên của tổ trong khu vực bếp.

Sơ chế nguyên vật liệu, lau dọn dụng cụ chế biến và các công việc theo sự phân công của Đầu bếp, Bếp phó, Bếp trưởng.

Tổ chức - Quản lý điều hành Tổ Tạp vụ; Tổ chức thực hiện công việc làm vệ sinh của Tổ Tạp vụ; Tổ chức đào tạo và quản lý nhân sự Tổ Tạp vụ; Công việc khác.

GIỚI THIỆU VỀ KHỐI F&B CỦA STAR CITY HOTEL NHA TRANG

Sơ đồ tổ chức các bộ phận

Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của các bộ phận nhân sự thuộc khối F&B

 Giám đốc ẩm thực (F&B Director):Bao gồm 1 nhân sự

Là người giữ chức vụ cao nhất trong bộ phận ẩm thực và cũng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trong công tác xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định nhằm

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức các bộ phận của Star City Hotel

Nguồn: Star City Hotel đạt được mục tiêu cuối cùng mà Ban quản lý khách sạn đã đề ra là mang lại tối đa lợi nhuận cho khách sạn đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống.

 Trợ lý Giám Đốc Ẩm Thực (Assistant F&B):Bao gồm 1 nhân sự Đây là vị trí chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc ẩm thực xây dựng, tổ chức, và thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà hàng theo mục tiêu kinh doanh ngắn, trung, và dài hạn Chịu trách nhiệm kiểm soát, giám sát và chỉ đạo các cấp nhân sự dưới quyền thực hiện chỉ tiêu doanh số của toàn khối ẩm thực, đồng thời xây dựng các chương trình khuyến mại theo từng thời điểm trong năm để thúc đẩy doanh thu.

 Bếp trưởng điều hành (Executive Chef):Bao gồm 1 nhân sự Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao nhất trực thuộc bộ phận bếp, đóng vai trò điều hành chung tất cả các hoạt động của các bộ phận bếp bao gồm: bếp Âu, bếp Á, bếp nóng, bếp lạnh và bếp sơ chế,

 Bếp phó điều hành (Executive Sous Chef):Bao gồm 1 nhân sự Đây là vị trí làm việc dưới quyền trực tiếp của bếp trưởng điều hành có chức năng hỗ trợ cũng như nâng cao hiệu quả công việc liên quan trong phạm vi quyền hạn dưới sự chỉ đạo và phân công của bếp trưởng điều hành, đồng thời đây cũng là vị trí đảm nhiện vai trò ra quyết định và xử lí các vấn đề phát sinh ở cấp độ chiến lược khi bếp trưởng điều hành vắng mặt.

 Bếp trưởng nhà hàng (Outlet Chef):Bao gồm 2 nhân sự

Là vị trí đầu bếp chính trong nhà hàng, chịu trách nhiệm giám sát, chỉ đạo hoạt động của một nhóm các đầu bếp thuộc nhiều bộ phận khác nhau trong cùng một nhà hàng Bếp trưởng còn có nhiệm vụ phụ trách soạn thực đơn, nấu món ăn chính, đồng thời tham mưu cho bếp trưởng điều hành sáng tạo ra các món mới bổ sung vào menu nhà hàng Tại khách sạn Star City Nha Trang, số lượng bếp trưởng nhà hàng tường ứng với số lượng nhà hàng có trong khách sạn bao gồm: nhà hàng Ngon Bistro và nhà hàng Spice Garden

 Tổ trưởng bếp (Chef De Partie):Bao gồm 8 nhân sự

Vị trí đảm nhiệm vai trò quản lý khu vực bếp hoặc một nhóm nhân sự bếp nhất định trong các nhà hàng thuộc khách sạn Đồng thời, vị trí này còn chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm cũng như tiêu chuẩn vận hành và kỹ năng nghề trong nhóm bếp mà minh phụ trách.

 Tổ phó bếp (Demi Chef):Bao gồm 14 nhân sự

Là người quản lý một nhóm hoặc một khu vực bếp nhất định Là người chịu trách nhiệm chính trong ca làm việc và có nhiệm vụ phân chia công việc cho nhân viên bếp trong khu vực làm việc.

 Phụ bếp (Commis Chef):Bao gồm 36 nhân sự

Là người hỗ trợ bếp chính, đầu bếp trong việc chế biến món ăn Ngoài ra phụ bếp còn đảm nhiệm công việc giữ gìn vệ sinh, bảo quản thiết bị máy móc trong gian bếp.

 Trưởng tạp vụ (Chef Steward):Bao gồm 2 nhân sự

Trưởng tạp vụ bếp là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ vệ sinh trong khu vực bếp, quản lý, giám sát, phân công các vị trí công việc cho Steward Supervisor và Stewarding đảm bảo vệ sinh trong toàn khu vực.

 Giám sát tạp vụ (Steward Supervisor): Bao gồm 4 nhân sự

Là người chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp dưới quyền Trưởng tạp vụ, làm việc dưới sự chỉ đạo và điều hành của Trưởng tạp vụ, hỗ trợ Trưởng tạp vụ trong việc giám sát, phân công công việc cho các bộ phận nhân sự thấp hơn.

 Nhân viên tạp vụ bếp (Steward):Bao gồm 12 nhân sự

Là những người chuyên đảm nhận các công việc vệ sinh, dọn dẹp các khu vực trong bếp nhà hàng Nhân viên tạp vụ làm việc dưới sự chỉ đạo và phân công trực tiếp của Giám sát tạp vụ hoặc Trưởng tạp vụ.

 Quản lý khối ẩm thực (F&B Manager):Bao gồm 1 nhân sự

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mọi hoạt động nằm trong khối F&B của khách sạn, bao gồm các hoạt động thuộc khu vực nhà hàng, khu vực tiệc – hội nghị và các khu vực quầy Bar/ Lounge.

 Trợ lý quản lý khối ẩm thực (Assistant F&B Manager):Bao gồm 1 nhân sự Đây là vị trí chịu trách nhiệm hỗ trợ đắc lực cho Quản lý khối ẩm thực, phối hợp cùng các quản lý cấp dưới tổ chức, và thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà hàng heo mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, Chịu trách nhiệm, giám sát và thực hiện chỉ tiêu doanh số của nhà hàng do quản lý khối F&B đặt ra.

 Quản lý Nhà hàng (Restaurant Manager):Bao gồm 1 nhân sự

Là người phối hợp với Quản lý khối ẩm thực thực hiện các chế độ quản lý như: quản lý về lao động, kỹ thuật, tài sản và vật tư hàng hoá, vệ sinh,… đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt Do vậy, nhiệm vụ của quản lý Nhà hàng có thể bao gồm việc: lập bảng phân công lao động trong từng ca làm việc của bộ phận phục vụ, điều động và phối hợp giữa các nhân viên trong bộ phận, đảm bảo phục vụ các nhu cầu ăn uống của khách Phân công công việc cho từng nhân viên, trực tiếp điều phối toàn bộ công việc phục vụ khách trong nhà hàng.

 Quản lý Tiệc – Hội nghị (Banquet Manager):Bao gồm 1 nhân sự

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI CÁC BỘ PHẬN CỤ THỂ

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG13 1 Quy trình vận hành của nhà hàng

2.1.1 Quy trình vận hành của nhà hàng

- Kiểm tra các thiết bị, nguyên vật liệu.

- Quy trình kiểm tra các thiết bị, nguyên vật liệu sẽ được thực hiện bởi bếp trưởng, phụ bếp, hay quản lý dựa trên cơ cấu, yêu cầu nhân sự.

- Các thiết bị cần phải kiểm tra công việc vận hành bình thường, đẩy đủ nhiên liệu để chạy cả ngày Một số thiết bị cần thời gian khởi động phải được bật sẵn từ trước.

- Ngoài ra, công việc kiểm tra các cơ sở vật chất như bàn ghế, cửa sổ, cửa kính, đèn điện, kiểm kê nguyên vật liệu, nhận nguyên vật liệu tươi đầu ngày… cũng cần được hoàn thiện chỉn chu trước giờ mở cửa.

Cuộc họp họp nhân viên đầu ngày càng quan trọng Cuộc họp này chỉ cần ngắn trong khoảng 15-20 phút để điều chỉnh sẵn sàng về thái độ, tư thế, trang phục cũng như phổ biến các yêu cầu mới của ngày Ngoài ra, nếu có khách đặt bàn trước, đây cũng là thời điểm phù hợp để thông báo và lên tinh thần làm việc cho cả nhà hàng.

 Trong thời gian mở cửa

Một quy trình đón tiếp khách hàng từ lúc bước vào nhà hàng đến khi sử dụng xong dịch vụ về cơ bản có thể chia thành 5 bước như sau: đón khách, gọi đồ, phục vụ món ăn, thanh toán và tiễn khách.

+ Đón khách Đây là thời điểm đầu tiên khách hàng tiếp xúc với nhà hàng, vì vậy một ấn tượng tốt khi đón khách là một lợi thế Nhân viên thực hiện nhiệm vụ này cần chú ý về giọng nói, âm lượng, nụ cười, hành động cử chỉ niềm nở và đúng theo cung cách nhà hàng đã quy định Thông thường mỗi nhà hàng sẽ xây dựng một bộ nguyên tắc riêng để đón khách, từ câu chào, cách chào cũng như trang phục chuẩn bị.

Công việc gọi đồ thuộc nhiệm vụ của các nhân viên phục vụ bàn Tùy theo tính chất nhà hàng, công việc gọi đồ, phục vụ được thực hiện khác nhau Ở một số nhà hàng, nhân viên chỉ cần đưa menu và chờ khách chọn trong khi ở nơi khác, nhân viên cần giải thích, hướng dẫn nhiều hơn Tuy vậy, các nhân viên phục vụ luôn cần nhớ các chuẩn mực nhất định về thái độ, giọng nói, cách đưa menu, ghi chú order và quy trình đưa đến bếp.

Cũng giống như khi gọi đồ, nhân viên phục vụ cần duy trì thái độ ôn hòa, niềm nở với khách hàng, luôn luôn sẵn sàng đưa đồ theo đúng nguyên tắc phục vụ.

Bên cạnh đó, trong quá trình khách hàng dùng bữa, nhân viên cũng cần thường trực hỗ trợ lấy thêm đồ, rót thêm nước hay giải đáp các thắc mắc của khách Với các bữa nhiều món, nhân viên cũng cần chú ý thời điểm đưa đồ, cách thức dọn bớt món hay trình tự phục vụ cho hợp lý.

Sau khi khách hàng dùng bữa xong xuôi, ở giai đoạn tiễn khách, khách hàng thường làm công việc thanh toán và lấy xe ra về Chúng phải luôn tận tình với khách cho đến tiễn khách ra về, vì vậy cần chú ý giọng nói dễ nghe, ngôn ngữ vừa phải, sự tận tình cũng như những lời cảm ơn sẽ là điểm cộng cho một trải nghiệm khách hàng tốt.

- Công tác vệ sinh cuối ngày.

- Trước khi nhà hàng đóng cửa, từng bộ phận cần thực hiện việc dọn dẹp, tắt các thiết bị, bảo quản các nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu Với bộ phận bếp, các nhân viên cần dọn sạch không gian làm việc chung, vệ sinh chén bát, các dụng cụ và để đúng vị trí cần thiết Các loại máy móc thiết bị cần được vệ sinh đúng cách và đảm bảo tắt hết trước khi đóng cửa.

- Đặc biệt, với các ngày dự báo thời tiết có mưa, bão, sấm sét, các thiết bị, đồ dùng cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ riêng phù hợp.

 Kiểm tra và ghi chú những điều cần lưu tâm

Bước kiểm tra cuối cùng thường được thực hiện bởi trưởng bộ phận hay quản lý trước khi tất cả khóa cửa ra về Các quản lý cần đặc biệt chú ý đến các thiết bị điện, nước, gas, thông khí để tránh những vấn đề khó lường.

Bên cạnh đó, nếu có vấn đề chưa thể giải quyết luôn trong ngày, quản lý cần ghi chú lại để ngày tiếp theo có thể biết tình hình và giải quyết.

2.1.2 Quy trình quản lý nhân sự

- Lựa chọn và đào tạo nhân sự

Nhân viên là một phần quan trọng không thể thiếu trong nhà hàng của bạn Việc sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên môn cao từ đầu bếp đến người phục vụ, rửa bát có thể giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển vượt bậc Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc khi quản lý nhân viên của mình.

Nguồn: Seclectum Noa Resort 2 Hình 2.1 Biểu mẫu tham dự đào tạo của nhân viên

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI CÁC BỘ PHẬN KINH

2.2.1 Quy trình phục vụ đồ uống

Khi khách hàng vào cửa hàng, nhân viên phục vụ nên tiếp đón khách hàng và hỏi khách hàng muốn gì Việc tiếp đón khách hàng sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và tạo sự ấn tượng tốt đối với cửa hàng.

- Tiếp nhận đơn đặt hàng

Sau khi khách hàng chọn được đồ uống mình muốn, nhân viên phục vụ nên lấy đơn đặt hàng từ khách hàng và kiểm tra lại thông tin đơn hàng với khách hàng để đảm bảo không có sai sót.

Nếu cần, nhân viên nên giải đáp thắc mắc cho khách hàng Trong trường hợp hết đồ uống, nhân viên có thể xin lỗi và mong muốn khách hàng đổi sang món khác.

Nhân viên phục vụ nên chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết cho đồ uống, bao gồm thức uống, đá, đường, sữa và các loại topping nếu có Việc chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sẽ giúp cho việc phục vụ đồ uống được thực hiện nhanh chóng và chất lượng. Ngoài chuẩn bị nguyên liệu thì việc chuẩn bị dụng cụ pha chế cũng rất quan trọng Nhân viên cần chuẩn bị các đồ vật như ly, cốc nhựa, thìa,… Đồng thời chú ý trong vấn đề bảo đảm vệ sinh dụng cụ pha chế và dụng cụ để uống.

Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, nhân viên phục vụ tiến hành pha chế đồ uống cho khách hàng theo đơn đặt hàng của họ Khi pha chế, nhân viên nên lưu ý đến tỷ lệ pha chế và chất lượng đồ uống Nhân viên cần chú ý những điều khách yêu cầu như lượng đường, lượng đá,… Đồ uống nên được pha chế đúng và nhanh chóng để không làm chờ khách hàng quá lâu. Trong trường hợp có quá nhiều đơn pha chế, nhân viên cần lưu ý đến những khách hàng đến trước để đảm bảo quy trình hiệu quả và làm khách hàng hài long.

Hiện nay, nhu cầu của người uống không chỉ dừng lại ở việc đồ uống ngon mà khách hàng còn có yêu cầu cao hơn về tính thẩm mĩ Sau khi pha chế xong, nhân viên phục vụ nên trang trí đồ uống để tăng tính thẩm mỹ và thu hút khách hàng.

Trang trí đồ uống có thể bao gồm việc cho thêm topping, trang trí bằng hoa quả, kẹo hay đường phèn, hay thậm chí là viết tên khách hàng lên cốc đồ uống để tạo sự độc đáo và thân thiện với khách hàng.

Cuối cùng, nhân viên phục vụ nên giao đồ uống cho khách hàng, kèm theo lời cảm ơn và mong muốn khách hàng sẽ thích đồ uống Việc giao đồ uống nên được thực hiện nhanh chóng và đúng đơn hàng để khách hàng không phải chờ đợi lâu.

Có nhiều trường hợp phục vụ thức uống khác nhau:

- Nhân viên phục vụ thức uống: nói chung, công việc của nhân viên phục vụ thức uống tương tự như của nhân viên phục vụ thức ăn Họ thực hiện những trách nhiệm đóng và mở cửa theo yêu cầu, theo dõi quy trình kiểm soát doanh thu, bán hàng gợi ý, và thực hiện những quy tắc phục vụ phù hợp.

- Phục vụ nước uống trong sảnh Vì nhân viên pha chế có thể phải nhận order của khách giùm cho nhân viên phục vụ thức ăn và nước uống trong nhà hàng, và có khách ngồi tại quầy bar, nên họ không được rời khỏi quầy.

- Nếu một sảnh có phục vụ thức ăn, và đặt biệt khi đã nhận tiền của món ăn rồi, thì doanh thu của nó nên hài hoà với doanh thu trong nhà hàng Người quản lý phải soạn những chính sách dự thảo vể việc chuyển phiếu tính tiền cho dịch vụ thức uống ở sảnh vào nhà hàng để sau đó khách thanh toán chung.

- Phục vụ nước uống tại bar Nhân viên pha chế ở bar đưa thức uống cho nhân viên phục vụ để phục vụ cho khách Họ có thể được yêu cầu sử dụng những phiếu có đánh số, vận hành máy tính tiền, và viết tất cả những order của khách lên phiếu tính tiền.

- Phục vụ nước uống trong nhà hàng Hầu hết những hoạt động kinh doanh ẩm thực đều yêu cầu nhân viên phục vụ thức ăn ghi và phục vụ những order nước uống, những order này thường được ghi lại sau lưng phiếu tính tiền Ở nhiều nơi việc order phải ghi vào máy tính tiền trước nhằm lưu trữ thông tin kinh doanh Còn ở những nơi khác nhân viên phục vụ thức ăn dùng phiếu tính tiền riêng cho mỗi lần order nước uống Họ giữ tất cả các phiếu tính tiền của một bàn lại với nhau và cộng dồn lại tất cả thành một vào cuối buổi ăn.

- Phục vụ nước uống cho các buổi tiệc Khi có khách trong buổi tiệc không muốn dùng nước, chúng ta có thể bán riêng vé cho những ai có nhu cầu dùng nước Nhân viên phục vụ sau đó thu lại những vé này khi nhận order và phục vụ thức uống đã order đến những bàn tiệc Một phương pháp khác là thu tiền mặt những thức uống mà họ phục vụ Một cách thứ ba là giá nước uống có thể đưa vào giá tiền của buổi tiệc.

 Những nguyên tắc cụ thể khi phục vụ nước uống Ở một số đơn vị người phục vụ chuẩn bị thức uống tại bàn Đối với cocktail nói chung thì người phục vụ đem ly thủy tinh có đá và dụng cụ pha rượu ra bàn rồi đổ rượu từ jigger hay từ các loại đo rượu đúng tiêu chuẩn vào ly Những quy tắc phục vụ điển hình bao gồm:

1 Chào khách và thông báo cho khách những sự kiện đặc biệt mỗi ngày.

2 Ghi chú những order trên phiếu tính tiền theo cách là ghi rõ ai order cái gì (Không được để phiếu trên bàn khi đang ghi order).

3 Phục vụ thức uống trên khay cocktail (Không bao giờ được đặt khay lên bàn).

4 Phục vụ nước uống từ phía bên phải.

5 Hỏi khách liệu họ có muốn rót thêm khi ly nước chỉ còn khoảng một phần tư ly hoặc dọn ly ngay khi họ uống xong.

6 Thay gạt tàn thuốc lá thường xuyên bằng cách dùng gạt tàn sạch đậy lên và lấy gạt tàn dơ ra.

 Kỹ năng bán hàng gợi ý, chuẩn bị và phục vụ rượu, sau đây là những nguyên tắc điển hình:

- Người phục vụ bán rượu bằng cách gợi ý.

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁM SÁT TẠI CÁC BỘ TIỆC – HỘI NGHỊ

Sắp xếp, chia ca làm việc

 Hàng tuần thực hiện việc sắp xếp lịch làm việc, chia ca cho nhân viên bộ phận tiệc và thực hiện việc điều chỉnh khi có phát sinh.

 Liên hệ, điều động nhân viên thời vụ đảm bảo có đủ nhân sự cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc.

Giám sát, điều hành tiệc

 Phối hợp với bộ phận kho, bếp kiểm tra thực phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng và đủ số lượng phục vụ tiệc.

 Kiểm tra tất cả các vật dụng cần thiết phục vụ tiệc: đồ thủy tinh, đồ vải, đồ bạc… đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ.

 Tổ chức trang trí tiệc, sắp xếp bàn ghế và các dụng cụ ăn uống theo tiêu chuẩn của khách sạn – nhà hàng.

 Kiểm tra lại việc setup bàn tiệc, thực đơn buổi tiệc,…

 Theo dõi, giám sát quá trình phục vụ tiệc của nhân viên đảm bảo thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của khách sạn – nhà hàng và tiến hành điều động, luân chuyển nhân viên phù hợp.

 Giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình phục vụ tiệc.

Quản lý trang thiết bị, dụng cụ

 Tổ chức thực hiện việc vệ sinh các trang thiết bị, dụng cụ trước và sau phục vụ tiệc.

 Đảm bảo các trang thiết bị, dụng cụ được bảo quản đúng nơi quy định

 Phối hợp với bộ phận kỹ thuật thực hiện việc bảo trì các trang thiết bị theo định kỳ hoặc sửa chữa khi hư hỏng…

 Định kỳ thống kê, báo cáo số lượng các dụng cụ, trang thiết bị hư hỏng, mất mát.

 Lập kế hoạch mua mới các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ tiệc.

Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên

 Phối hợp với bộ phận liên quan tổ chức tuyển dụng nhân viên khi bộ phận tiệc thiếu nhân sự.

 Đào tạo nhân viên mới làm việc theo đúng tiêu chuẩn phục vụ của khách sạn – nhà hàng.

 Lập kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận.

 Phối hợp với quản lý lập kế hoạch hoạt động, phát triển bộ phận.

 Phối hợp lên ý tưởng menu đồ ăn và thức uống mới.

 Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý nhân sự của khách sạn – nhà hàng.

 Chủ động đề xuất những ý tưởng mới để phát triển dịch vụ tiệc, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận.

 Tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giám sát tiệc.

 Làm các báo cáo công việc theo quy định và tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận.

 Thực hiện các công việc khác khi được quản lý yêu cầu.

2.3.2 Quy trình lên kế hoạch

Lên ngân sách và tìm hiểu rõ về khách mời tham dự tiệc hội nghị

- Tiệc hội nghị yêu cầu tính sang trọng, tỉ mỉ và bắt mắt, do đó chi phí tiệc hội nghị cũng thường cao hơn chi phí các loại tiệc khai trương, tri ân, giải trí khác Khi tổ chức tiệc hội nghị, bạn cần tìm hiểu địa điểm tổ chức, trang trí hội trường không gian sân khấu, chi phí tiệc và nhân sự,

- Phần chi phí chi cho bữa tiệc trong hội nghị chiếm một khoản tương đối lớn, nên bạn hãy cân nhắc tính toán từ sớm để có sự chuẩn bị chu đáo Để có được dự toán sát nhất, bạn nên tìm hiểu trước các yếu tố sau:

- Đặc điểm khách mời tham gia hội nghị Nắm bắt số lượng khách mời tham gia hội nghị sẽ giúp bạn biết phải đặt bao nhiêu set Hãy luôn chuẩn bị phương án khách mời có thể phát sinh thêm để không bị thiếu tiệc hay trường hợp phòng bếp không chuẩn bị kịp Việc thống kê sai số lượng khách mời sẽ gây nên những xáo trộn về chỗ ngồi cũng như thực đơn tiệc hội nghị Ngoài ra, nắm bắt số lượng khách mời còn phục vụ việc xác định không gian tổ chức sẽ lớn bao nhiêu Nếu số lượng khách mời ít mà không gian quá rộng có thể dẫn đến tình trạng trống trải mất thẩm mỹ khi lên hình, gây lãng phí ngân sách Ngược lại khách mời đông nhưng không gian chật hẹp sẽ khiến cho những người tham dự cảm thấy bức bối, chật chội, khó vận động và gây khó khăn cho công tác tổ chức, phục vụ Chưa kể, hội trường hẹp có thể khiến cho khách mời khó quan sát sân khấu cũng như không thuận tiện khi dùng tiệc.

- Ngoài số lượng khách hàng, bạn cần lưu tâm đến đặc điểm khách mời là gì Nếu khách mời thuộc nhóm chính khách thì công tác trang trí sắp xếp sẽ khác với nhóm khách mời là doanh nhân Tương tự, khách mời trung niên sẽ có những đặc điểm khác với khách mời là thanh thiếu niên, giới trẻ Khách mời là nữ giới sẽ có những gu thẩm mỹ, sở thích ăn uống khác với nhóm khách mời nam giới.

Chuẩn bị không gian tổ chức tiệc

- Không gian tổ chức sự kiện ở đây bao gồm cả mặt bằng, decor sân khấu, hội trường.

Về không gian thì như trên đã nói, bạn cần phải căn cứ vào số lượng khách mời để tìm một không gian hợp lý nhắm tổ tiệc và hội nghị.

- Sau khi đã có mặt bằng, hãy tính toán bố cục để phân chia khu vực sân khấu, chỗ ngồi khách mời và bàn tiệc Khu vực tổ chức tiệc nên nằm tách riêng với khu vực hội nghị hoặc cũng có thể được sắp đặt ngay trên các bàn hội nghị Ban tổ chức nên sắp xếp hợp lý để không khí hội nghị diễn ra thoải mái, trang nghiêm nhưng phần tiệc cũng dễ dàng, thuận tiện.

- Công việc decor tiệc hội nghị cũng tương đối khác biệt so với các loại hình tiệc khác. Tùy vào chủ đề hội nghị, đặc điểm khách mời mà ban tổ chức sẽ có những cách decor riêng biệt Phần sảnh bên ngoài phòng hội nghị là nơi khách mời đứng giao lưu, hội họp và chờ đợi Vì vậy ở khu vực này, ban tổ chức cũng cần sắp xếp những bàn tiệc nhẹ thường là các loại hạt, trái cây, bánh ngọt để khách mời nhấm nháp trong thời gian chờ đợi Đối với các bàn tiệc, yêu cầu về decor tương đối khắt khe Thông thường mỗi bàn tiệc sẽ có một bình hoa tươi, rượu và ly Ngoài ra, các món ăn cũng được trang trí, trình bày cầu kỳ bắt mắt để không chỉ gây ấn tượng với khách mời về hương thơm, mùi vị mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ về cách trang trí.

Tổ chức tiệc trà trong hội nghị

- Đối với sự kiện hội nghị có số lượng khách hàng quá lớn mà chi phí tổ chức lại có hạn thì bạn nên lựa chọn hình thức tea break để vẫn giữ được sự trang trọng, chuyên nghiệp đồng thời tiết kiệm kinh phí Trường hợp bạn có tổ chức tiệc mặn nhưng phần hội nghị dài bạn vẫn nên sắp xếp một bữa tiệc trà để khách mời có thể tranh thủ thư giãn, giao lưu giữa nội dung chương trình.

- Khi lựa chọn tiệc tea break, bạn cần tìm hiểu kỹ các gói thực đơn cùng số lượng các món ăn để đưa ra quyết định phù hợp nhất Các món ăn thường được lựa chọn trong bữa tiệc tea break bao gồm: Trái cây, bánh ngọt, thạch, chè, sinh tố, rượu, cafe,

- Khi tổ chức tea break, bạn cần chú ý đến thời gian, địa điểm tổ chức tiệc Tiệc tea break cần được phục vụ nhanh và tức thời Do các loại trái cây để bên ngoài lâu dễ bị thâm, hỏng, chảy nước ảnh hưởng đến hương vị và mỹ quan Các món ăn khác như thạch, chè, bánh cũng không thể để bên ngoài lâu ảnh hưởng đến hương vị Đặc biệt, nếu bàn tiệc được sắp xếp bên ngoài hội trường hay trong điều kiện thời tiết nóng, gió thì sẽ rất nhanh ảnh hưởng đến chất lượng tiệc Vì vậy, để tránh những sự cố này, người tổ chức phải đặc biệt lưu ý về thời gian, khung chương trình, khảo sát và bố trí địa điểm sắp xếp bàn tiệc phù hợp để có được bữa tiệc tea break chất lượng nhất.

- Đội ngũ nhân sự phục vụ hỗ trợ trong bữa tiệc cũng là nội dung cần quan tâm chú ý. Để công việc trôi chảy, thuận tiện, ban tổ chức cần phân rõ đội ngũ chào đón khách mời, hướng dẫn khách dự tiệc, phục vụ trong bữa tiệc Chính vì vậy, quản trị nhân sự trong bữa tiệc cũng là việc làm cần quan tâm chú ý hơn cả.

Thực đơn trong tiệc hội nghị là phần vô cùng quan trọng Bạn có thể lựa chọn thực đơn món Âu, món Á, thực đơn hải sản, thực đơn phối hợp, Với mỗi loại thực đơn, hãy chú ý chuẩn bị đúng dụng cụ ăn và cách sắp xếp, phục vụ trong bữa tiệc.

 Với menu thực đơn Âu, các món ăn từ món khai vị, món chính đến món tráng miệng được phục vụ lần lượt từng món thay vì mang ra một lần Khi setup các dụng cụ ăn uống trên bàn tiệc kiểu Âu, cần lưu ý những nguyên tắc sau:

- Đĩa lớn đựng thức ăn chính được đặt trung tâm vị trí ngồi, đĩa nhỏ ăn salad được đặt ở trên đĩa ăn chính, đĩa ăn bánh mì được đặt ở phía góc cao chếch bên trái;

- Khăn ăn được gấp gọn, đặt phía bên trái hoặc phía trên đĩa ăn;

Quy định về an ninh, an toàn trong bộ phận F&B

1 Quy tắc Nấu nướng an toàn

- Đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu khi chế biến món ăn

Hình 2.3 Biểu mẫu tiệc – hội nghịNguồn: Star City Hotel

- Mở nắp vung nồi đun sôi nên cảnh giác hơi nóng có thể gây bỏng

- Miếng bắc nồi có thể là mồi châm lửa , nên dùng các loại chống được lửa.

- Để các vật dễ bắt lửa: tạp dề, bắc nồi, giấy, gỗ v.v xa khu vực bếp nấu và có nhiệt độ cao

- Luôn dùng khăn khô để cầm vật nóng nhằm tránh trơn trượt, gây đổ, làm bỏng chính mình và những người xung quanh

- Chỉ sử dụng những xoong, nồi, chảo có tay cầm chắc chắn Tuyệt đối không sử dụng khi chúng đã lung lay, dễ vỡ.

- Cảnh báo mọi người khi đang cầm trên tay đổ còn nóng, đồ dễ vỡ, dễ gây bỏng Cảnh báo nhân viên ửa bát đĩa với các loại nồi, chảo đang còn nóng.

2 Quy tắc tránh va chạm, rơi vỡ, tai nạn với vật sắc nhọn

- Bát đĩa sử dụng loại chịu được sức nặng, sức bền tốt làm giảm độ hư hại khi bị va chạm

- Khu vực cần đủ ảnh sáng để mọi người đề phòng và biết được khi đang đến gần các đồ dễ vỡ

- Sàn nhà luôn sạch, không trơn trượt, không gây ngã cho những người đi lại, khuân vác, bưng bê đồ.

- Nhặt đồ khi chúng vương vãi trên sàn nhà vì rất có thể sẽ gây trượt, vấp, cản trở mọi người đi lại, làm việc

- Những đồ dao kéo hoặc bất cứ đồ gì có khả năng sât thương, đều được chia ra ở vị trí riêng biệt, để không làm bừa, gây đứt tay, đồng thời không rửa chung chúng với các đồ khác.

- Đồ có lớp chất liệu mỏng, dễ vỡ hay đã sứt mẻ không nên sử dụng vì rất có thể sẽ gây tổn thương cho người dùng.

- Mũi nhọn của các vật có khả năng sát thương không được hướng vào người khác, mà hướng xuống đất, và đưa về phía người đối diện phần chuôi cầm.

3 Quy tắc tránh tai nạn hỏa hoạn

- Kiểm tra định kỳ, có kế hoạch bảo dưỡng kịp thời để không gây chập, hở điện vì thiết bị cũ, hỏng, không an toàn

- Bình chữa cháy được đặt ở nơi nhìn thấy được, mọi người đều dễ dàng tìm thấy và biết cách sử dụng chúng hiệu quả.

- Khu vực có ổ điện tuyệt đối tránh xa vùng có nước hay chất lỏng dẫn điện

- Dập lửa do điện, dầu mỡ, hay chất hóa học, đều không được dùng nước, sẽ phản tác dụng, làm lửa to hơn.

- Không sử dụng điện quá tải, tắt bớt các bóng điện không sử dụng đến và chia chúng ra các đường cắm khác nhau để đảm bảo không bị quá tải

4 Quy tắc an toàn hóa học

- Cần phải sử dụng chất tẩy rửa không có độc hại cho người sử dụng, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, độ an toàn của thực phẩm

- Các chất hóa học tuyệt đối không ở gần khu vực nấu nướng, chế biến món ăn, đồ uống.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BỘ PHẬN F&B CỦA STAR CITY

3.1.1 Về hoạt động của khối F&B

Nhà hàng được trang bị bàn ghế sang trọng, không gian được bày trí tạo cho tôi cảm giác của một bữa ăn gia đình Không gian thoáng mát, sang trọng; món ăn được trình bày rất đẹp mắt, ly, chén và đũa muỗng được setup sẵn một cách rất ngay ngắn Bộ phận phục vụ rất bài bản, chuyên nghiệp, món được lên đúng quy trình, nhân viên rất quan tâm đến thực khách Tuy nhiên, do có phần còn non nớt trong kinh nghiệm làm việc của mình, các nhân viên phục vụ bàn đôi khi quên, lên món chậm ở một số bàn do lượng khách quá đông.

Về các món ăn được phục vụ của khách sạn thì cảm nhận đầu tiên của tôi là trình bày đẹp. Đa số các món ăn đều rất thơm và ngon miệng Tuy nhiên, bàn của chúng tôi xuất hiện một cái xác bất động bên trong bông cải của món rau củ luộc Vấn đề phát hiện một con sâu trong món ăn được mang lên cho khách hàng khiến tôi đặt dấu hỏi cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của khách sạn này.

Bữa sáng là một bữa an quan trọng, nó giúp tạo ra nhiều năng lượng trong một ngày hoạt động trải nghiệm và học hỏi của tôi và còn gì tuyệt vời hơn một bữa tiệc buffet vào buổi sáng với rất nhiều món ăn được bày trí đẹp mắt cho bạn tha hồ chọn lựa Tuy nhiên, khi đến với tiệc Buffet buổi sáng tôi đã hơi hụt hẫn vì những món ăn tại đây không hề đa dạng như tôi vẫn nghĩ; đồng thời cách bố trí các món ăn chưa hợp lý và nhìn không đẹp mắt.

3.1.2 Về các bộ phận của khối F&B

Tại Star City Nha Trang, khối F&B có rất nhiều bộ phận khác nhau và có thể hoạt động, vận hành liên tục cùng lúc nhằm mục tiêu có thể cung cấp dịch vụ cho thực khách mọi lúc. Dưới đây là một số bộ phận tôi đã tìm hiểu:

Bộ phận quản lý: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của khối F&B Công việc của bộ phận này bao gồm: quản lí vận hành, đảm bảo cho các nhà hàng, quán coffee, quán bar,… hoạt động bình thường; quản lý nhân sự, điều động nhân viên làm việc, hỗ trợ những khu vực đông khách, tiếp nhận đơn nghỉ phép của nhân viên,…; quản lý tài chính là quản lí tiền bạc, tài sản của toàn bộ khối F&B Đồng thời, bộ phần này còn có trách nhiệm đảm bảo các quy trình, chương trình và sự kiện được thực hiện đúng như kế hoạch đề ra, lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh Bộ phận phục vụ khách hàng: Bộ phận này chịu trách nhiệm đáp ứng và phục vụ những yêu cầu của khách hàng trong các nhà hàng, quán cà phê, quầy bar và quầy thức ăn nhanh, Nhân viên trong bộ phận này đảm bảo rằng khách hàng được đón tiếp và phục vụ một cách chuyên nghiệp, giải đáp mọi thắc mắc và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.

Bộ phận đặt hàng và cung ứng: Bộ phận này quản lý việc đặt hàng, kiểm tra và cung ứng nguyên liệu, thực phẩm và đồ uống cho khối F&B Nhóm này phải đảm bảo rằng các nguyên liệu và sản phẩm được đáp ứng đúng chất lượng và số lượng yêu cầu, xử lý việc nhập khẩu và quản lý quan hệ với các nhà cung cấp.

Bộ phận nấu nướng và chế biến: Bộ phận này là nơi thực hiện quá trình sơ chế, nấu nướng và chế biến thực phẩm Đội ngũ đầu bếp và nhân viên nấu nướng chịu trách nhiệm chuẩn bị các món ăn và đồ uống khi được khách hàng yêu cầu.

Bộ phận kiểm soát chất lượng: Bộ phận này đảm bảo rằng các món ăn, đồ uống và quy trình nấu nướng tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng Các nhân viên trong bộ phận này thường kiểm tra và đánh giá chất lượng món ăn.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BỘ PHẬN F&B CỦA STAR CITY

Theo cảm nhận của tôi, khối F&B của Star City Nha Trang hoạt động rất mượt mà, các bộ phận của họ phối hợp với nhau rất nhịp nhàng Trong chuyến đi của mình, tôi đã được trải nghiệm một khu resort sang trọng với rất nhiều cảnh đẹp và những món ăn, đồ uống ngon lành đến từ bộ phận F&B Mọi yêu cầu của tôi và các thành viên trong đoàn đều được tiếp nhận và xử lý rất nhanh chóng và trôi chảy Những bữa ăn đặt trước cũng được chuẩn bị rất chu đáo Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện trong với chúng tôi.

Bộ phận F&B là một điểm cần phải sáng trong bất kỳ khu resort, nghỉ dưỡng nào Ở StarCity Nha Trang, bộ phận F&B của họ rất nổi trội khi sở hữu nhiều công thức ẩm thực độc đáo, mang nhiều nét đặc trực của Âu, Á và những công thức pha chế thức uống cũng rất tuyệt vời Đồng thời, nhân viên tại bộ phận này cũng rất chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc Bộ phận F&B cũng phối hợp rất tốt với các bộ phận khác để đáp ứng mục tiêu phục vụ khách hàng.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong chuyến đi thực tế tại Star City Nha Trang lần này, tôi đã được sử dụng cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại và được thưởng thức những món ăn tại nhà hàng Tôi cũng đã được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới cho bản thân trong quá trình trải nghiệm và trò chuyện với các quản lí tại đây Chúng tôi cũng được lắng nghe câu chuyện của quản lý chia sẻ về hành trình của bản thân anh ấy, về sự cố gắng nổ lực trong quá trình làm việc gian nan để có được vị trí như hiện tại Điều đó đã tiếp thêm động lực và tạo dựng niềm tin cho tôi theo đuổi mục tiêu và lí tưởng của mình Đồng thời cũng trang bị thêm cho tôi nhiều kiến thức và định hướng sau khi tốt nghiệp Sau chuyến đi, tôi thấy bản thân vẫn còn quá nhiều thiếu sót, tôi cần trang bị thêm ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của ngành F&B, học hỏi nhiều hơn bằng việc trải nghiệm, học từ những người đi trước Cần có sự kiên trì thái độ và đạo đức tốt khi theo ngành nghề, kĩ năng xử lí tình huống, kỹ năng sắp xếp thời gian, làm việc có nguyên tắc, kỹ năng thuyết minh trước đám đông, lưu loát trong giao tiếp,… Cần phải chủ động hơn trong mọi việc Đó là những gì tôi cần thiết để có thể vững bước chân vào công việc sau khi tốt nghiệp.

Kết thúc chuyến đi, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện để tôi có thể được trải nghiệm một chuyến đi đến Star CityNha Trang và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới Đây sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi và của nhiều bạn sinh viên khác.

Ngày đăng: 08/11/2024, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Star City Hotel Nha Trang Nguồn: Star City Hotel - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 1.1. Star City Hotel Nha Trang Nguồn: Star City Hotel (Trang 8)
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức Star City Hotel Nguồn: Star City Hotel - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức Star City Hotel Nguồn: Star City Hotel (Trang 10)
Sơ đồ tổ chức các bộ phận - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Sơ đồ t ổ chức các bộ phận (Trang 13)
Hình 1.4. Buffet tại Spice Garden - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 1.4. Buffet tại Spice Garden (Trang 17)
Hình 1.6. Pool Bar 1 - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 1.6. Pool Bar 1 (Trang 18)
Hình 1.9. Lobby bar & Coffee 2 Nguồn: Star City Hotel - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 1.9. Lobby bar & Coffee 2 Nguồn: Star City Hotel (Trang 19)
Hình 1.8. Lobby bar & Coffee 1 - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 1.8. Lobby bar & Coffee 1 (Trang 19)
Hình 2.2. Biểu mẫu các quyết định về nhân sự - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 2.2. Biểu mẫu các quyết định về nhân sự (Trang 24)
Hình 2.3. Biểu mẫu biên bản vi phạm Nguồn: Star City Hotel - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 2.3. Biểu mẫu biên bản vi phạm Nguồn: Star City Hotel (Trang 27)
Hình 2.3. Biểu mẫu tiệc – hội nghị Nguồn: Star City Hotel - Báo cáo thực hành quản trị f&b  khách sạn star city nha trang
Hình 2.3. Biểu mẫu tiệc – hội nghị Nguồn: Star City Hotel (Trang 44)
w