Khái niệm cho vay được đề cập tại “Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010” như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một k
Trang 1BÙI THÙY DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2024
Trang 2BÙI THÙY DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN:
TS LÊ NGỌC LÂN
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của thầy giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Ngọc Lân - giảng viên hướng dẫn luận văn cho tôi, giảng viên đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn
đề một cách khoa học, logic, qua đó đã giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình, các khách hàng và các đồng nghiệp đã giúp tôi nắm bắt được thực trạng, cũng như những vướng mắc và đề xuất trong phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình
Ngoài ra, bên cạnh sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn, các đồng nghiệp, tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn thành luận văn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Ngọc Lân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Một số vấn đề cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 6
1.1.1 Khái niệm Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 6
1.1.2 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân 6
1.1.3 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 9
1.1.4 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 10
1.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 11
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 16
1.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 16
1.3.2 Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn 17
1.3.3 Thị phần cho vay khách hàng cá nhân 18
1.3.4 Sự đa dạng sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân 18
1.3.5 Hệ thống kênh phân phối 18
1.3.6 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân 19
1.3.7 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 20
1.3.8 Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo 21
1.3.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 21
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân 22
1.4.1 Nhân tố chủ quan 22
1.4.2 Nhân tố khách quan 29
1.5 Kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại một số Chi nhánh NHTM tại Việt Nam 32
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Agribank CN Thái Nguyên 32
Trang 61.5.2 Kinh nghiệm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank CN
Thanh Hóa 33
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Bắc Thái Bình 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC THÁI BÌNH 36
2.1.Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình 36
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 37
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022: 40
2.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại AgriBank CN Bắc Thái Bình: 44
2.2.1 Quy trình cho vay KHCN tại AgriBank Chi nhánh Bắc Thái Bình 44 2.2.2 Quy mô và cơ cấu cho vay KHCN tại AgriBank CN Bắc Thái Bình 49 2.2.3 Số lượng khách hàng cá nhân 53
2.2.4 Thị phần cho vay khách hàng cá nhân 54
2.2.5 Hệ thống kênh phân phối 55
2.2.6 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 56
2.2.7 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 57
2.2.8 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo 58
2.2.9 Thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân 59
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank CN Bắc Thái Bình 60
2.3.1 Kết quả đạt được 60
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3 68
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 68
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM – 68
CN BẮC THÁI BÌNH 68
3.1 Định hướng phát triển cho vay Khách hàng cá nhân tại AgriBank Chi nhánh Bắc Thái Bình 68
3.1.1 Định hướng phát triển của AgriBank CN Bắc Thái Bình 68
Trang 73.1.2 Định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng
AgriBank CN Bắc Thái Bình 70
3.2 Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgriBank Chi nhánh Bắc Thái Bình 71
3.2.1 Bám sát chặt chẽ quy trình cho vay 71
3.2.2 Đẩy mạnh liên kết trong cho vay 72
3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên ngân hàng 74
3.2.4 Nâng cao hiệu quả truyền thông ngân hàng 76
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng 79
3.2.6 Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu 81
3.2.7 Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát khoản cho vay 82
3.3 Kiến nghị 84
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam 84
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 AgriBank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1 Cơ cấu, trình độ nhân sự tại AgriBank CN Bắc Thái Bình 47
2 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của AgriBank CN Bắc Thái Bình 50
3 Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của AgriBank CN Bắc Thái Bình 52
4 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của AgriBank CN Bắc
5 Bảng 2.5 Danh mục sản phẩm cho vay KHCN tại AgriBank và một
6 Bảng 2.6 Tỷ trọng dư nợ KHCN tại AgriBank CN Bắc Thái Bình
7 Bảng 2.7 Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm tại AgriBank CN
9 Bảng 2.9 Số lượng KHCN tại AgriBank CN Bắc Thái Bình giai
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
2 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức AgriBank CN Bắc Thái Bình 48
3 Sơ đồ 2.2: Quy tình cho vay KHCN tại AgriBank CN Bắc
4 Biểu đồ 2.3 Dư nợ cho vay KHCN tại AgriBank CN Bắc Thái
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động cho vay luôn đóng góp phần lớn trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Giai đoạn trước, các ngân hàng thường tập trung vào việc cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp để cung ứng vốn cho nền kinh tế Tuy nhiên nhiều năm gần đây, các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến đối tượng khách hàng cá nhân, liên tục đưa ra các khẩu hiệu về “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu” Việc cho vay đối tượng khách hàng cá nhân thường giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, do đa dạng hóa được danh mục đầu tư, và đa phần khách hàng cá nhân đều có tài sản bảo đảm đầy đủ Hơn nữa, lợi nhuận đến từ nhóm khách hàng này tương đối cao, do chính sách lãi suất cao hơn khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh
đó, các khách hàng cá nhân đa số sử dụng hầu hết các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp như: thẻ, tài khoản, bảo hiểm
Thực tế hiện nay tại tỉnh Thái Bình, 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trưởng Đến ngày 30/6/2023, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đạt 115.598,2 tỷ đồng, tăng 10,6% so với 31/12/2022, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 4,4%, đứng tứ 5/9 các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 88.628,9 tỷ đồng, tăng 2,81% so với 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,71% tổng dư nợ cho vay Trong đó dư nợ vay đối với khách hàng cá nhân chiếm đến xấp
xỉ 60% tổng dư nợ trên địa bàn
Trong quá trình công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình tôi nhận thấy, hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân của Chi nhánh chiếm tỷ trọng ngày càng cao, hàng năm đều duy trì chiếm
tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ Công tác cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh cũng ngày càng phát triển, cả về quy mô, số lượng khách hàng cũng như chất lượng
nợ Đồng thời, địa bàn tỉnh Thái Bình cũng là tỉnh có truyền thống nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp nhưng lại có tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa rất nhanh, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh hộ gia đình, cá thể ngày càng phát triển Tiềm năng khai thác phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình là rất lớn
Trang 12Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình” để làm luận văn tốt nghiệp
2 Tổng quan nghiên cứu:
Ở nước ta chủ đề nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại không còn quá hiếm hoi trong nghiên cứu Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu lại đứng ở những góc nhìn khác nhau, được thể hiện qua các đề tài sau;
Nguyễn Lê Quỳnh Như (2016) đã nghiên cứu về Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An Dựa trên thực tế tình hình tại địa phương, cũng như hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietcomBank Chi nhánh Long An, tác giả đã đưa ra các nhóm kế hoạch giải pháp cụ thể để mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại đây
cả về chất và lượng
Lê Thị Hải Yến (2019) đã nghiên cứu về Tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long Bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ
sở lý luận và thực tiễn, luận văn này đã khái quát tổng quan, đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại đây đến năm 2020
Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 11/2019, đã có bài báo về Cho vay cá nhân của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam của tác giả Đỗ Đoan Trang Bài báo nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của 14 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018, từ đó phân tích các kết quả đạt được cũng như các mặt hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, bài báo nhận định về xu hướng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng Việt Nam hiện đại và đưa ra các kiến nghị, giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Nguyễn Thị Thúy (2020) đã nghiên cứu về chủ đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Gia Lâm Bài viết tập trung
Trang 13đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ việc phân tích thực trạng hoạt động này tại BIDV chi nhánh Gia Lâm giai đoạn 2016-2018
Nguyễn Hữu Hà (2019) đã nghiên cứu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín – Chi nhánh
Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu những lý luận chung về hoạt động cho vay và việc phát triển hoạt động cho vay của một Ngân hàng thương mại Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín đến năm 2025
Về mặt thực tiễn, lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn có sự vận động thay đổi liên tục Giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn khi phục hồi sau dịch bệnh Covid 19, đồng thời đối mặt với chu kỳ suy thoái chung của kinh tế thế giới Điều này làm cho tính thời sự, tính thực tiễn của các nghiên cứu giai đoạn trước giảm đi đáng kể Mặt khác, hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình
Qua đó, tác giả có thể khẳng định chủ đề “Hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình” vẫn còn khoảng trống để nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Một là; Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại là
gì? Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động này như thế nào và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này là gì?
Hai là; Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình, kết quả đạt đuợc và hạn chế như thế nào?
Ba là; Giải pháp nào để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình hiệu quả hơn trong thời gian tới?
Trang 143 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu chung: Đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
cá nhân cho giai đoạn 2023-2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp đến từ một số nguồn như:
- Các giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến cơ sở lý thuyết của luận văn
Trang 15- Các văn bản, hướng dẫn cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, các báo cáo nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình
- Các tạp chí, ấn phẩm, thông tin internet liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: phương pháp tổng hợp
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Tác giả lập phiếu khảo sát đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình về dịch vụ vay vốn
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng, tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình
- Phương pháp điều tra theo bảng hỏi: Tác giả đã khảo sát bằng bảng hỏi với đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Thái Bình về dịch vụ cho vay
- Phuơng pháp phân tích: Tác giả dựa trên số liệu để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động này
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những thông tin đã thu thập sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu và đưa ra giải pháp
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thái Bình
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thái Bình
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Một số vấn đề cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất Các NHTM có hai hình thức cho vay chính là cho vay KHCN và cho vay khách hàng doanh nghiệp (KHDN)
Khái niệm cho vay được đề cập tại “Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010” như sau:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, cho vay KHCN được hiểu như sau:
“Cho vay KHCN là hình thức cấp tín dụng mà trong đó NHTM giao cho khách
hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh một khoản tiền để sử dụng trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích đáp ứng nhu cầu vay vốn để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh”
Cho vay KHCN đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao
để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình
1.1.2 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân
- Đối với nền kinh tế và xã hội:
Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
“Cho vay KHCN là kênh hỗ trợ vốn cho dân cư giúp họ có được cuộc sống
ổn định, trang trải các khoản chi phí sinh hoạt, học tập… phát sinh trong cuộc sống
để thỏa mãn từ nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng buộc các thành phần
Trang 17kinh tế đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp người dân an
cư lạc nghiệp, ổn định kinh tế, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập
Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội
Là một bộ phận của tín dụng nói chung, tín dụng thể nhân cũng có vai trò tích cực đối với xã hội Tín dụng thể nhân góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao Tín dụng thể nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội
- Đối với ngân hàng:
Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng
Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng phát triển tín dụng thể nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng thể nhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hiện nay, Việt Nam có 97 triệu người, thị trường KHCN là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để ngân hàng khai thác Bên cạnh đó, họ còn cung cấp một nguồn vốn tự tiết kiệm cá nhân đáng kể và ổn định cho ngân hàng Vì vậy, tạo dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng này rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế NHTM
Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rộng nên việc phát triển tín dụng thể nhân sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp Thông qua tín dụng thể nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận
Trang 18lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành– thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính thể nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
- Đối với khách hàng cá nhân: Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn, bắt đầu từ những hàng hoá thiết yếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ cùng với sự phát triển của nền kinh tế Nhưng việc thỏa mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại Ở một chừng mực nào đó, việc vây vốn giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những trường hợp mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay chi tiêu cấp bách như ốm đau, bệnh tật,
ma chay, cưới hỏi Trong những trường hợp này, thay vì bế tắc hoặc phải tìm đến những khoản vay nóng ngoài ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưởng, thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay hợp lý Điều này được thể hiện rõ nét nhất tại các nước phát triển vì thông qua các khoản cấp tín dụng của ngân hàng nhanh chóng và thuận tiện thì khách hàng hầu như được đáp ứng các nhu cầu thể nhân thiết yếu của cuộc sống như mua nhà, mua ô tô, học tập,
du lịch , từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Ngoài ra, cho vay KHCN còn là kênh để NHTM tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng thể nhân phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối tượng này.”
Trang 191.1.3 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
Đối tượng cho vay: Trong nền kinh tế tại Việt Nam khách hàng cá nhân có số
lượng lớn hơn doanh nghiệp và nhu cầu vay vốn của KHCN rất đa dạng như vay tiêu dùng hay vay sản xuất kinh doanh…
Thời hạn vay vốn: Phụ thuộc vào mục đích vay và giá trị vay vốn mà thời
hạn của khoản vay cá nhân có thể ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn Đặc điểm này không thể hiện rõ sự khác biệt giữa hai loại hình tín dụng cá nhân và doanh nghiệp Tuy nhiên trên thực tế, các khoản vay trung, dài hạn của khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ lệ thấp hơn so với khách hàng tổ chức nhưng thời hạn vay vốn trung dài hạn của khách hàng cá nhân thường dài hơn
Quy mô và số lượng các khoản vay: khách hàng vay cá nhân thường vay vốn
quy mô nhỏ hơn so với khoản vay của khách hàng doanh nghiệp Trong khi tín dụng doanh nghiệp có thể phát sinh hàng ngày với quy mô vốn vay tương đối lớn thì các đối tượng khách hàng cá nhân thường thực hiện vay trả nhanh gọn, với quy mô nhỏ hơn
Chi phí cho vay: các ngân hàng thường phải bỏ nhiều chi phí (chi phí về
nhân lực, thời gian và công cụ quản lý khoản vay) để có thể thẩm định, quản lý và đưa ra phê duyệt cho vay đối với một món vay cá nhân Thông thường việc thẩm định các khoản vay của khách hàng cá nhân không mất quá nhiều thời gian và chi phí so với khách hàng doanh nghiệp, hồ sơ vay của đối tượng này cũng đơn giản hơn so với tín dụng doanh nghiệp
Lãi suất cho vay: Tùy thuộc vào chính sách khách hàng của từng ngân hàng
Nhìn chung, nếu xét đến tính hiệu quả kinh tế của các khoản vay thì lợi ích mang lại
từ các khoản vay cá nhân thường thấp hơn so với khách hàng tổ chức kinh tế và khả năng xảy ra rủi ro của đối tượng khách hàng cá nhân thường cao hơn so với khách hàng tổ chức kinh tế bởi khách hàng tổ chức mang tư cách pháp nhân còn khách hàng cá nhân mang tư cách thể nhân, vì vậy, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao hơn với đối tượng khách hàng cá nhân
Hồ sơ xét duyệt cho vay: Hồ sơ của đối tượng khách hàng cá nhân thường
đơn giản và có tính đảm bảo về mặt pháp lý thấp hơn so với đối tượng khách hàng doanh nghiệp Nguyên nhân là do đối tượng khách hàng tổ chức kinh tế có điều lệ
Trang 20riêng, quy chế hoạt động riêng, cơ cấu tổ chức chặt chẽ và hoạt động dưới sự giám sát của pháp luật (luật doanh nghiệp, luật thuế …) trong khi đối tượng khách hàng
cá nhân ít chịu sự giám sát hơn (chỉ chịu sự chi phối của luật dân sự)
1.1.4 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
Tùy theo từng mục đích sử dụng và tiêu thức phân loại, cho vay KHCN có thể phân thành nhiều loại Cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay
Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá một năm, dùng để
bổ sung phần vốn lưu động còn thiếu trong quá trình kinh doanh của các cá nhân,
hộ gia đình hoặc được sử dụng để mua sắm đồ dùng phục vụ nhu cầu cá nhân
Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên một năm đến dưới năm năm và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc sửa chữa nhà cửa
Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường áp dụng đối với các khoản vay cá nhân mua nhà đất, nhà chung cư Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn bởi thời hạn càng dài thì những biến động không thể dự tính có thể xảy ra càng lớn
Thứ hai, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay KHCN bao gồm: Vay tiêu dùng và vay SXKD
- Vay tiêu dùng: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: nhận quyền sử dụng đất, xây nhà, sửa nhà, mua xe ô tô, du học, mua sắm vật dụng gia đình…
- Vay SXKD: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn SXKD, đầu
tư của cá nhân, hộ gia đình như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động SXKD
Thứ ba, căn cứ vào phương thức cho vay
Theo tiêu thức này, cho vay KHCN chủ yếu bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay từng lần: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và Ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Đây là hình
Trang 21thức cho vay theo món khi khách hàng có nhu cầu
- Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay mà Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả
nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên số dư tài khoản thanh toán của khách hàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà Ngân hàng và khách xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức tín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế
Thứ tư, căn cứ biện pháp đảm bảo khoản vay
Theo tiêu thức này, cho vay KHCN chủ yếu bao gồm: cho vay có TSĐB và cho vay không có TSĐB (tín chấp) Trong cả hai hình thức cho vay đều có kì hạn linh hoạt: ngắn hạn hoặc trung và dài hạn
- Cho vay có TSĐB: Là loại cho vay mà Ngân hàng đưa ra điều kiện khách hàng vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba
- Cho vay không có TSĐB: Là loại cho vay mà Ngân hàng không yêu cầu TSĐB, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa trên uy tín của bên thứ ba Đây là phương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với các khách hàng truyền thống, lâu năm và có uy tín
1.2 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
“Quy trình cho vay là trình tự các bước mà Ngân hàng thực hiện cho vay đối
với khách hàng, phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng”
Trang 22Đối với một ngân hàng, việc xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện một quy trình cho vay là vấn đề ưu tiên hàng đầu Xét về tính hiệu quả, một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay Xét về mặt quản lý, quy trình cho vay là cơ sở để lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn, việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động cho vay
Về cơ bản, quy trình CVKHCN cũng giống như quy trình cho vay thông thường: CBTD sẽ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, trải qua quá trình đánh giá, thẩm định, đưa ra quyết định cho vay, cuối cùng là tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng Mỗi ngân hàng sẽ xây dựng một quy trình cho vay riêng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng Tuy nhiên, một quy trình cho vay cơ bản gồm các bước sau:
a) Thiết lập hồ sơ cho vay
“Hồ sơ tín dụng của một Ngân hàng là tài liệu bằng văn bản, biểu hiện mối quan hệ tổng thể của Ngân hàng với khách hàng vay vốn” Chất lượng tín dụng phụ
thuộc rất nhiều vào sự chính xác và hoàn cỉnh của hồ sơ cho vay Các yếu tố sau cần được đảm bảo khi lập một hồ sơ cho vay:
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố của một hồ sơ cho vay
Trang 23Sau khi nắm bắt được nhu cầu vay vốn và đánh giá sơ bộ về nhu cầu vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, tùy vào từng loại cho vay, kỹ thuật cho vay
và quy mô của các khoản vay mà các NHTM có quy đinh riêng về việc thiết lập bộ
hồ sơ cho phù hợp Bộ hồ sơ cho vay thường gồm những hồ sơ sau:
- Hồ sơ pháp lý: Thường bao gốm: Giấy phép kinh doanh (với hộ kinh doanh), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Tài liệu chứng minh năng lực dân sự (sổ hộ khẩu, căn cước công dân…), hồ sơ pháp lý khác…
- Hồ sơ vay vốn: Thường bao gồm một số hồ sơ như: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn, Xác nhận của cơ quan đang công tác, Giấy tờ xác minh thu nhập, Báo cáo tài chính các năm liền kề của hộ kinh doanh…
- Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có)
b) Phân tích cho vay
Lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các NHTM, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở hài hòa các yếu tố liên quan đến HĐKD Quá trình cho vay của các NHTM luôn gặp phải một “rào cản” - rủi ro Để hạn chế, phòng ngừa rủi ro, các NHTM luôn ưu tiên số một vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, quan trọng nhất là đánh giá và phân tích một cách tổng quan và toàn diện khách hàng trước khi quyết định cho vay Các nội dung cần phân tích bao gồm:
Phân tích, đánh giá khách hàng
Sau quá trình thu thập, tổng hợp hồ sơ chứng từ, xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu khách hàng cung cấp và thu thập tài liệu từ quá trình thẩm định trực tiếp, các NHTM sẽ tiến hành thẩm định về khách hàng vay vốn
Thẩm định phương án vay vốn
Nếu nội dung thẩm định được tiến hành cẩn thận, chi tiết, việc đánh giá phân tích khách hàng khách quan và chính xác thì sẽ giúp giảm rủi ro trong việc quyết định cho vay, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và làm giảm rủi ro cho Ngân hàng Khi ngân hàng tiếp nhận một hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi tới, đặc biệt
là khách hàng lần đầu vay của ngân hàng, CBTD phải điều tra, đánh giá kỹ lưỡng, chi tiết những tài liệu do khách hàng cung cấp Khi phân tích đánh giá khách hàng, CBTD cơ bản phải làm rõ được hai vấn đề là xác nhận tính trung thực trong thông tin do khách hàng cung cấp và đưa ra đánh giá, nhận định mới
Trang 24Khi thẩm định, tuỳ vào từng khách hàng và phương án vay vốn, CBTD có thể kết hợp sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau: gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng, xem xét hồ sơ, xuống kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế của khách hàng, thu thập từ các nguồn thông tin bên ngoài như: đối thủ cạnh tranh; bạn hàng; các cơ quan quản lý; qua CIC; các Ngân hàng khác để đánh giá một cách chính xác, khách quan đối tượng cho vay
CBTD là người trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, do đó họ có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định của ngân hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ Sau đó, họ báo cáo cấp trên trực tiếp phụ trách tín dụng (trưởng phòng tín dụng, kiểm soát tín dụng…) Tùy vào mô hình, cách thức hoạt động, phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của mỗi ngân hàng, bộ
hồ sơ vay sẽ được chuyển sang các bộ phận khác như: Thẩm định hay tái thẩm định, quản lý rủi ro… để thẩm định, đánh giá điều kiện vay vốn và quyết định khách hàng
có được vay hay không
c) Quyết định cho vay
Trải qua quá trình đánh giá, phân tích, ngân hàng sẽ quyết định khách hàng
có được vay hay không Với những khoản vay có giá trị lớn, quyền quyết định thuộc về phòng quản lý rủi ro, với một số ngân hàng có thể là hội đồng tín dụng Với khoản vay có giá trị nhỏ, CBTD và trưởng phòng tín dụng thường sẽ được quyền tự quyết Dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và tờ trình của CBTD, hội đồng tín dụng kiểm tra và xem xét lại những tài liệu trên để đưa ra quyết định Trong trường hợp đối tượng cho vay có nhiều phức tạp, CBTD có thể làm tờ trình lên Ban Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc thuê các cơ quan tư vấn thực hiện việc thẩm định
Đối với CVKHCN, dù quyết định cho vay là của CBTD hay hội đồng tín dụng, thì quyết định cũng phải được đưa ra trong thời gian sớm nhất, đảm bảo cho khách hàng được tiếp cận nguồn vốn kịp thời Nếu hồ sơ vay vốn của khách hàng bị
từ chối thì phải thông báo cho khách hàng lý do từ chối cho vay Nếu yêu cầu vay vốn được thông qua thì CBTD cùng khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng
và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có) Trong một số trường hợp, sau quá trình thẩm định, tái thẩm định hồ sơ vay vốn, quyết định cho vay được thông qua nhưng
Trang 25thời hạn cho vay, số tiền cho vay… có thể bị thay đổi Nếu trường hợp này xảy ra, CBTD sẽ phải liên lạc với khách hàng, thông báo về các nội dung thay đổi và thực hiện các khâu tiếp theo
d) Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết Trong khâu này, như đã thỏa thuận trong hợp đồng, ngân hàng sẽ cấp vốn hoặc thanh toán tiền hàng cho khách hàng “Ngân hàng xem xét cẩn thận để lựa chọn cách giải ngân sao cho đồng vốn được sử dụng có hiệu quả nhất Cách thức giải ngân góp phần kiểm tra kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích không.Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa, dịch vụ đối ứng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này Tuy nhiên ngân hàng
không nên khắt khe quá gây khó khăn cho khách hàng.”
e) Kiểm tra, giám sát sau giải ngân
Quá trình giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng đến khi khách hàng trả khoản vay nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện theo đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Nội dung kiểm tra như sau:
Sau khi cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định, CBTD sẽ tiến hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo các điều khoản, nội dung đã thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng đã được ghi trong hợp đồng Ngân hàng sẽ theo dõi các khế ước còn dư nợ, quản lý, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn
Định kỳ, CBTD phải kiểm tra và đánh giá tình hình thực tế của khách hàng
để phát hiện nợ quá hạn, nợ khó đòi, qua đó đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp nhằm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng Để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn vốn vay, ngân hàng nên chú ý kiểm tra TSĐB của khoản vay như tài sản thế chấp, cầm
cố và bảo lãnh của khách hàng Mặt khác, đối với cho vay SXKD, căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của khách hàng và các tài liệu thu thập được, Ngân hàng kiểm tra giá trị vật tư của hàng hóa nhận làm đảm bảo khoản vay
Trang 26f) Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu cuối cùng trong quy trình cho vay Thanh lý hợp đồng tín dụng diễn ra khi khoản vay đã đến hạn hoặc trường hợp xấu hơn là khách hàng vi phạm hợp đồng
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
1.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
“Dư nợ cho vay KHCN là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho hoạt động cho vay đối với KHCN tại một thời điểm Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay đồng thời phản ánh uy tín của ngân hàng Nếu dư nợ cho vay đối với KHCN càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng phát triển về lượng Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện ngân hàng chưa mở rộng được mạng lưới khách hàng
Hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN cao chính là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với KHCN cho biết một phần về chất lượng hoạt động cho vay Tuy nhiên, không có nghĩa dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay vốn càng cao Tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm
Mức tăng tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa mức dư nợ cho vay kỳ báo cáo với dư nợ kỳ gốc
Mức tăng dư nợ = Dư nợ kỳ báo cáo – Dư nợ kỳ gốc
Việc đo lường, đánh giá dư nợ cho vay KHCN thông qua tỷ lệ tăng trưởng
dư nợ cho vay KHCN Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với KHCN là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tín dụng về quy mô Mức tăng trưởng dư nợ cao chứng tỏ ngân hàng phục vụ được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng; chất lượng cho vay của ngân hàng cao và ngược lại, mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức
Trang 27Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN
Tỷ lệ tăng trưởng
dư nợ cho vay KHCN =
Dư nợ cho vay KHCN năm nay -
Dư nợ cho vay KHCN năm trước *100%
Dư nợ cho vay KHCN năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của cho vay KHCN để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KHCN:
Tổng dư nợ
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN so với các loại hình cho vay khác như cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động phát triển cho vay KHCN của NHTM Khi tỷ tọng dư nợ cho vay KHCN tăng lên, trong khi tỷ trọng các loại hình cho vay khác giảm đi, hoặc tỷ lệ dư
nợ cho vay KHCN năm nay so với năm ngoái tăng lên với một tỷ lệ phần trăm nhiều hơn so với tỷ lệ tương ứng của các loại hình cho vay khác, thì hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt được kết quả tốt ”
1.3.2 Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn
- “Số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay KHCN
Đây là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, được tính theo đơn vị lượt hoặc lần Chi tiêu này phản ánh tổng số lượng KHCN có quan hệ vay mượn NHTM trong một khoảng xác định Thông thường chỉ tiêu này được tính toán trong vòng 01 năm của dãy biến động thời kỳ khảo sát
- Gia tăng số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay KHCN: Là hiệu số giữa hai số lượng khách hàng trong cho vay KHCN (sau đây gọi là số lượng khách hàng) trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi số lượng khách hàng qua hai thời gian khác nhau
Trang 28Đây là hiệu số lượng khách hàng giữa các kỳ (thường gọi là một năm) trong khoảng thời gian nghiên cứu Công thức tính như sau:
Lượng tăng tuyệt đối số
Số lượng khách hàng vay càng lớn và mức tăng số lượng khách hàng vay cá nhân dương, năm sau lớn hơn năm trước sẽ phản ánh được sự phát triển của cho vay KHCN tại ngân hàng đó Việc phân tích, đánh giá khách hàng mục tiêu để giới thiệu sản phẩm phù hợp, thực hiện các tiếp cận, bán chéo sản phẩm cho KHCN giúp các NHTM thu hút, mở rộng thêm đối tượng khách hàng ”
1.3.3 Thị phần cho vay khách hàng cá nhân
“Thị phần cho vay KHCN là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của cho vay KHCN.Đây là tiêu chí để đánh giá quy mô, mức độ thành công của một Ngân hàng trong cho vay KHCN trên thị trường.Thị phần cho vay KHCN càng lớn chứng tỏ độ phủ của chi nhánh trên địa bàn càng cao và ngược lại
Thị phần cho vay KHCN càng lớn chứng tỏ sự phát triển cho vay KHCN càng cao và ngược lại ”
Thị phần cho vay
Quy mô cho vay KHCN của một ngân hàng
x 100% Tổng quy mô KHCN trên địa bàn
1.3.4 Sự đa dạng sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân
“Đây là tiêu chí phản ánh việc phát triển của hoạt động cho vay KHCN.Với danh mục các sản phẩm cho vay KHCN càng nhiều thì chi nhánh càng dễ dàng phát triển hoạt động cho vay với đối tượng này Ngược lại, việc phát triển cho vay KHCN chỉ đạt kết quả tốt khi ngân hàng gia tăng số lượng các danh mục sản phẩm cho vay KHCN, nhằm mục đích thu hút nhiều đối tượng KHCN đến với ngân hàng
1.3.5 Hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng Kênh phân phối truyền thống: thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị
Trang 29trực thuộc, sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý
Đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn Kênh phân phối hiện đại: kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị
hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại
Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốn được đáp ứng nhu cầu ngay tại nhà, văn phòng… bằng những thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại với các chương trình cho vay trực tuyến Vì vậy việc triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp
1.3.6 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân
“Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình đánh giá, phân tích chất lượng cho vay KHCN của một ngân hàng Nợ quá hạn cho vay KHCN là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi đến ngày đáo hạn khoản vay KHCN không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc lãi của mình
Nợ quá hạn cho vay KHCN là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và (hoặc) lãi không được hoàn trả đúng hạn theo hợp đồng Một cách tiếp cận khác,
nợ quá hạn cho vay KHCN là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Khi một món nợ không trả được vào ngày đáo hạn khoản vay, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng
sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay KHCN và tổng dư nợ cho vay KHCN của NHTM tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm
Trang 30Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại ”
1.3.7 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
“Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và
bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các khách hàng đã tuyên bố phá sản hoặc không có khả năng trả nợ Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá
ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp
Phát triển hoạt động cho vay KHCN phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng cho vay KHCN Chất lượng cho vay KHCN một phần được thể hiện ở mức độ an toàn, vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, đánh giá khả năng thu hồi nợ ”
Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ
Trang 31xấu Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn Với các khoản
nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thể Do vậy làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
1.3.8 Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo
“Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN có TSĐB cho thấy khả năng đáp ứng các điều kiện khi cho vay của khách hàng.Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN có TSĐB thể hiện mức độ đảm bảo trong tổng dư nợ của KHCN Tỷ số này cao sẽ có lợi cho ngân hàng vì trong số dư nợ cho vay KHCN, số có thể phát mại TSĐB để thu hồi được khi KHCN gặp khó khăn là cao ”
Tỷ lệ dư nợ vay KHCN
Dư nợ cho vay KHCN có TSĐB
x 100%
Dư nợ cho vay KHCN
1.3.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
“Hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN được phản ánh thông qua thu nhập
từ cho vay KHCN hoặc tỷ trọng thu lãi từ cho vay KHCN trên tổng thu lãi từ hoạt động cho vay Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động cho vay với thu lãi đầu ra
Chi phí = Trả lãi + Chi phí khác + Chi phí dự phòng
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay KHCN trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng Từ đó có định hướng
rõ ràng trong phát triển cho vay KHCN nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoặch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai
Cho vay KHCN có chi phí cao là vì quy mô của từng khoản vay không lớn,
số tiền cho vay nhỏ; trong khi số lượng các khoản vay lại nhiều khiến cho chi phí hành chính, quản lý tín dụng lớn ”
Trang 321.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân
1.4.1 Nhân tố chủ quan
Nguồn i lực i tài i chính i của i ngân i hàng
Năng ilực itài ichính icủa ingân ihàng iđược ixác iđịnh itґên inhiều iyếu itố inhư: iQuy imô ivốn, icơ icấu ivốn
+Quy imô ivốn: iQuy imô ivốn ilà ichỉ itiêu ituyệt iđối ithể ihiện itổng inguồn ivốn icủa ingân ihàng ithương imại itại imột ithời iđiểm inhất iđịnh
Chỉ itiêu inày iđược ixác iđịnh inhư isau: iQuy imô ivốn i= iVốn itự icó i+ ivốn ivay Vốn itự icó: iLà inhững igiá itґị itiền itệ ido ingân ihàng itạo ilập ivà ithuộc iquyền isở
ithương imại icó itỷ ilệ ivốn itự icó ilớn iđiều iđó icó inghĩa iNgân ihàng ithương imại icó ilợi ithế
ivà ingược ilại
Vốn iđi ivay
iđộng idựa itґên inguyên itắc iđi ivay iđể icho ivay; iNguồn ivốn icủa iNgân ihàng ithương imại icó iđược ichủ iyếu ido ihuy iđộng ivốn inhàn iґỗi itừ inền ikinh itế iNếu ivốn iđi ivay ichiếm itỷ itґọng iquá ilớn isẽ ikhông ithể ithực ihiện imục itiêu iphát itґiển icho ivay ivà icho ivay ikhách ihàng icá inhân ivà ingược ilại
+ iCơ icấu ivốn:
Cơ icấu ivốn ilà ichỉ itiêu itương iđối iphản iánh ithành iphần ivà itỷ itґọng icủa itừng iloại ivốn itґong itổng ivốn icủa ingân ihàng itại imột ithời iđiểm inhất iđịnh
Năng ilực itài ichính ilà imột itґong inhững iyếu itố iđược icác inhà ilãnh iđạo ingân
ingân ihàng icó isức imạnh itài ichính ithì icó ithể iđầu itư ivào icác idanh imục imà imình iquan
Trang 33ithương imại ichỉ icó ithể iphát itґiển iđược ihoạt iđộng icho ivay ikhách ihàng icá inhân ikhi
imô ivốn icủa ingân ihàng ilớn, ingân ihàng isẽ icó iđủ iđiều ikiện imở iґộng icấp itín idụng icho
ikhách ihàng icá inhân, ingân ihàng icần icó inguồn itài ichính ivững imạnh iđể iđầu itư icho icơ
iảnh ihưởng itґực itiếp itới iphát itґiển icho ivay ikhách ihàng icá inhân
Định i i hướng i i phát i i tґiển i i cho i i vay i i khách i i hàng i i cá i i nhân i i của i Ngân
hàng i thương i mại
Tґong imột ithời ikỳ inhất iđịnh itất icả icác ihoạt iđộng icủa ingân ihàng iđều inhằm iđạt iđược imột imục itiêu, ichiến ilược ikinh idoanh inào iđó iđã iđược iđặt iґa iDo iđó iđể iphát itґiển icho ivay ikhách ihàng icá inhân ithì iphải icăn icứ ivào imục itiêu ihoạt iđộng ichung icủa
inhân ibao inhiêu itỷ iđồng, itốc iđộ iphát itґiển ibao inhiêu iphần itґăm iĐối ivới inhân itố iảnh
ihợp icủa iđịnh ihướng iphát itґiển icho ivay ikhách ihàng icá inhân ivới ixu ihướng iphát itґiển
iđịa ibàn, iphù ihợp ivới iđiểm imạnh ivà iđiểm iyếu icủa itừng ingân ihàng
iNgân ihàng iphải ixây idựng iđịnh ihướng, ichiến ilược icho ivay ikhách ihàng icá inhân imột
iđộng ilớn itới isự iphát itґiển icho ivay ikhách ihàng icá inhân
Chính i sách i tín i dụng i cá i nhân
Các itiêu ichí iđánh igiá ichính isách itín idụng icá inhân
Trang 34+Giới ihạn imức icho ivay iđối ivới imột ikhách ihàng: iĐây ilà ichỉ itiêu iđịnh ilượng
iđược ingân ihàng iquy iđịnh
+Kỳ ihạn ikhoản ivay: iĐây ilà ichỉ itiêu iphản iánh ikhoảng ithời igian icấp itín idụng
inhau itùy ithuộc ivào inhu icầu ivà ichính isách icấp itín idụng icủa ingân ihàng
+Lãi isuất icho ivay, imức ilệ iphí icho ivay: iLãi isuất ivà imức iphí ilà imột ichỉ itiêu itương iđối iTґong iđó, ilãi isuất iphản iánh itỷ ilệ iphần itґăm igiữa ikhoản ilãi iphải itґả iso ivới
ikhoản ivốn igốc
+Phương ithức icho ivay, ihướng igiải iquyết iphần ikhách ihàng ivay ivượt igiới ihạn, ixử ilý icác ikhoản ivay icó ivấn iđề iĐây ilà itiêu ichí iđịnh itính
Tất icác icác iyếu itố iđó icó itác idụng itґực itiếp ivà imạnh imẽ iđến iviệc iphát itґiển
ivốn ithì iNgân ihàng iđó isẽ ithành icông iNgược ilại, inhững iyếu itố inày ibất ihợp ilý, icứng
ihoạt isẽ itạo iđiều ikiện inâng icao isự ihài ilòng icủa ikhách ihàng iđối ivới idịch ivụ itín idụng icá inhân icủa ingân ihàng iTґên icơ isở inày isẽ igiúp ingân ihàng icó ithể inhanh ichóng itiếp icận itới ikhách ihàng ivà imở iґộng iđối itượng icho ivay
Năng i lực i điều i hành i của i ban i lãnh i đạo
Yếu itố inày icó ivai itґò ikhá iquan itґọng iNếu icán ibộ iđiều ihành ilãnh iđạo ikhông
ihàng isẽ idự iđoán ichính ixác inhững ithay iđổi itґong imôi itґường ikinh idoanh itương ilai itừ
Trang 35iđó ihoạch iđịnh ichính ixác icác ichiến ilược, ixác iđịnh icác ichính isách, ikế ihoạch ikinh idoanh iphù ihợp iTừ iđó icó ithể iphát itґiển icho ivay ikhách ihàng icá inhân
Tiêu ichí iđặc itґưng icủa inhân itố inày ihể ihiện itґên icác imặt:
+ iTґình iđộ ichuyên imôn: iThể ihiện iở inăng ilực iquản ilý ivà iđiều ihành, ivì ikiến
icấu itґình iđộ ichuyên imôn icủa iban ilãnh iđạo
+Khả inăng, inghệ ithuật iứng ixử: iLà ikhả inăng igiao itiếp icũng inhư ikhả inăng itổ
iquyết iđoán icông iviệc
+Kinh inghiệm icủa iban ilãnh iđạo ingân ihàng iTiêu ichí inày iđược iđo ilường ibở iđộ ituổi itґung ibình icủa iban ilãnh iđạo iĐây ilà ichỉ itiêu itương iđối iphản iánh isố ibình iquân ivề iđộ ituổi itґung ibình icủa inguồn inhân ilực ilàm icông itác ilãnh iđạo icủa ingân ihàng
Tґình i độ i nguồn i nhân i lực
iđặc ibiệt ilà itґong ilĩnh ivực ingân ihàng
Chỉ itiêu ivà itiêu ichí iđặc itґưng icủa inhân itố inày ibao igồm:
imột ithời iđiểm inhất iđịnh iĐây ilà ichỉ itiêu ituyệt iđối
+ iTґình iđộ icán ibộ inhân iviên iTґình iđộ icủa icán ibộ inhân iviên iđược ithể ihiện iở
itґọng icủa itừng inhóm inhân iviên icó icùng itґình iđộ ichuyên imôn
+ Phẩm ichất, iđạo iđức icủa icán ibộ icông inhân iviên iĐối ivới ihoạt iđộng icấp itín idụng icá inhân, inếu inhư icán ibộ, inhân iviên ikhông icó iđạo iđức itốt ithì iґủi iґo ivề imặt iđạo
ilường itiêu ichí inày icó ithể isử idụng itới ichỉ itiêu isố ivụ ivi iphạm iđạo iđức, ipháp iluật icủa
Trang 36icán ibộ icông inhân iviên ilàm icông itác itín idụng ikhách ihàng icá inhân itґong imột ithời ikỳ inhất iđịnh
ihiện iđại icủa icác iNHTM ilớn itґên ithế igiới
Việc itổ ichức isử idụng icác icán ibộ iNgân ihàng iґa isao iđể ibộ imáy iđó ihoạt iđộng imột icách ihiệu iquả ilà imột iyêu icầu icần ithiết iNếu isắp ixếp iđúng ingười iđúng iviệc, icác
ikhách ihàng icá inhân iSự iliêm ichính, iminh ibạch icủa icán ibộ iNgân ihàng icũng ilà imột
iđộng inày
Công i tác i thông i tin i Ngân i hàng
Thông itin iđang ingày itґở ithành ivấn iđề ikhông ithể ithiếu iđược iđối ivới iNgân
iTґong ihoạt iđộng icho ivay ikhách ihàng icá inhân, iNgân ihàng icho ivay ichủ iyếu idựa itґên
ithông itin ivề ikhách ihàng, inhững ibiến iđổi icủa imôi itґường ikinh itế, idân isố, ivăn ihóa, ixã
ichính ixác igiúp iNgân ihàng icho ivay ihợp ilý ivà ichủ iđộng ihơn itừ iđó igóp iphần ithúc iđẩy
Trang 37imại icần iphải icung icấp ithông itin itín idụng icá inhân imột icách iґộng iґãi, iphổ ibiến ithông iqua ihoạt iđộng iMaґketing icó ihiệu iquả
Nhân itố inày iđược iđo ilường ibởi icác itiêu ichí inhư iviệc ingân ihàng icó ikho ithông
ihay ikhông? iPhương ithức ithu ithập ithông itin inhư ithế inào?,
Nhân i tố i công i nghệ i Ngân i hàng
Việc iứng idụng ikhoa ihọc icông inghệ ivào icác ihoạt iđộng ingân ihàng inói ichung ivà ihoạt iđộng icho ivay ikhách ihàng icá inhân inói iґiêng isẽ ithúc iđẩy inhanh ichóng iquá itґình ithu
igiảm iđược isự ican ithiệp icủa icon ingười itừ iđó itạo iґa iđược ilợi ithế icạnh itґanh
itґên ihệ ithống imột icách ibài ibản ithông iqua ihệ ithống ixếp ihạng iTDCN igiúp ingân ihàng icó ithể itiết ikiệm iđược inhân icông icũng inhư ichi iphí iquản ilý, igóp iphần igiảm igiá ithành idịch ivụ ivà idễ idàng ihơn itґong iviệc iґa iquyết iđịnh icho ivay iĐó ilà inền itảng iquan itґọng igiúp ingân ihàng iphát itґiển iTDCN
Nhân itố inày iđược iđánh igiá ithông iqua icác itiêu ichí ivà ichỉ itiêu isau:
+Mức ivốn iđầu itư icho icông inghệ ithông itin icủa ingân ihàng: iđây ilà ichỉ itiêu
ithông itin icủa imình itính itґong imột ithời ikỳ inhất iđịnh
imột ithời iđiểm inhất iđịnh
+Tґình iđộ inhân ilực icông inghệ ithông itin iĐây ilà ichỉ itiêu itương iđối iphản iánh itỷ itґọng, icơ icấu icủa inguồn inhân ilực icông inghệ ithông itin itheo itґình iđộ ichuyên imôn
+Cơ isở ivật ichất ikỹ ithuật icông inghệ ithông itin itiên itiến ivà ihiện iđại
Cơ i sở i vật i chất i của i ngân i hàng
Trang 38Cơ isở ivật ichất ithiết ibị icũng iảnh ihưởng itґực itiếp iđến iviệc iphát itґiển icho ivay ikhách ihàng icá inhân icủa iNgân ihàng iChỉ itiêu ivà itiêu ichí iđặc itґưng icho inhân itố inày ithể ihiện iở:
+Số ilượng ichi inhánh, iphòng igiao idịch: iĐây ilà ichỉ itiêu ituyệt iđối iphản iảnh isố ilượng ichi inhánh, iphòng igiao idịch icủa ingân ihàng itại imột ithời iđiềm inhất iđịnh
+Chất ilượng icơ isở ivật ichất icủa icác ichi inhánh: iCác itґang ithiết ibị iphù ihợp ivới
ivà isố ilượng ivăn iphòng igiao idịch icủa iNgân ihàng
+Số ilượng iATM, iPOS, iEDC: iĐây ilà ichỉ itiêu ituyệt iđối iphản iảnh isố ilượng icác ithiết ibị iphục ivụ ithanh itoán ithẻ icủa ingân ihàng itại imột ithời iđiểm inhất iđịnh
+Nếu ivăn iphòng iđược iđặt iở iđịa iđiểm iđông idân icư, itґung itâm isẽ igóp iphần ithu ihút iđược ikhách ihàng iđến ivay ivốn itừ iđó ithực ihiện iđược imục itiêu iphát itґiển icho
ithời icó isự iquản ilý ihoạt iđộng ichặt ichẽ ithì ihọ icó ithể ităng itiện iích icho ikhách ihàng inhờ
ikhoản ithì icó ithể ikết ihợp itiếp ithị icho ivay icác isản iphẩm ithấu ichi, ithẻ itín idụng ibằng iphương ithức icho ivay itґực ituyến
Uy i tín i và i thương i hiệu i của i ngân i hàng
Danh itiếng ivà iuy itín ilà inhững inguồn ilực ivà itài isản ivô ihình isong ilại icó igiá itґị ilớn ilao itґong iviệc itạo inên isức imạnh icạnh itґanh icủa ingân ihàng iCơ isở iđể ikhách ihàng iquyết iđịnh igiao idịch ivới ingân ihàng ihoàn idựa itґên iuy itín ivà idanh itiếng icủa ingân ihàng
Uy itín ivà idanh itiếng icủa ingân ihàng iđược itạo ibởi imức iđộ ithoả imãn icủa ikhách
iDanh itiếng ivà iuy itín idễ idàng ibị imất iđi itґong ikhoảng ithời igian ingắn ido itính ichất ilan
iquyết iđịnh itґong iviệc ithu ihút ikhách ihàng
Trang 39 Hoạt i động i maґketing:
Đây ilà ihoạt iđộng iґất iquan itґọng inhằm ithu ihút ikhách ihàng icá inhân isử idụng
ithương ihiệu, iuy itín icủa iNHTM icũng isẽ igia ităng iTґên icơ isở inày, ingân ihàng icó ithể igia ităng isố ilượng ikhách ihàng, igia ităng ithị iphần icủa imình
1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
“Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng phát triển cho vay KHCN của ngân hàng Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thì ngân hàng mới có điều kiện phát triển cho vay đối với KHCN
- Nhu cầu vốn của khách hàng
Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng Nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng KHCN của ngân hàng là các cá nhân và hộ gia đình với các nhu cầu vay vốn rất đa dạng, từ các nhu cầu phục vụ tiêu dùng đến các nhu cầu vay phục vụ SXKD Tuỳ từng giai đoạn, thời điểm mà sẽ xuất hiện các nhu cầu nổi bật cần tài trợ Vấn đề là ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất
để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng đến với mình Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau Ví
dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20- 30 tuổi) năng động, trẻ trung ưa thích các sản phẩm thẻ dụng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng…Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN
- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng
Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, TSĐB của khách hàng thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoản cho vay
Trang 40Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ mà cái quan trọng hơn là ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi chỉ có đáp ứng những nhu cầu có khả năng thanh toán mới đem lại thu nhập cho ngân hàng Nhu cầu có khả năng thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai được đảm bảo
Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để phát triển cho vay KHCN
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng
1.4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
- Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN
Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa
sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích SXKD của họ Từ
đó, sẽ tạo điều kiện phát triển cho vay KHCN một cách có hiệu quả Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn để sản SXKD, từ đó sẽ hạn chế việc phát triển cho vay KHCN của ngân hàng Ngoài ra, nếu ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có trình
độ phát triển cao và tiên tiến thì hoạt động cho vay KHCN cũng đa dạng và phát triển hơn ở các nước đang phát triển ”